Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - PHÁP TU “HẠNH NHẪN NHỤC”

04 Tháng Chín 202112:05 SA(Xem: 4034)
Thích Nữ Hằng Như - PHÁP TU “HẠNH NHẪN NHỤC”

PHÁP TU “HẠNH NHẪN NHỤC”

-----------------------------------------

Thích Nữ Hằng Như

 

I. DẪN NHẬP

Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công. Khi đạt được mục đích rồi, vẫn phải tiếp tục nhẫn nhục, bởi vì ở đời, đâu phải người ta chỉ chịu nhẫn nhục trên con đường xây dựng sự nghiệp không thôi, mà còn phải đối đầu với những ganh tỵ phá rối của những kẻ xấu hãm hại mình trên nhiều phương diện khác. Nếu không nhẫn nhục chịu đựng thì mình rất dễ dàng có những hành động không kiểm soát đưa tới nguy hại cho chính bản thân mình và những người liên hệ. Cho nên có thể nói đức tính nhẫn nhục cần đi theo với mình suốt cả cuộc đời.

Trong đạo cũng thế! Từ khi bước vào đường tu, hành giả hết lần này đến lần khác phải chịu đựng nhiều thử thách khó khăn, phải trải qua nhiều giai đoạn bị bức bách về thể xác lẫn tinh thần. Những khó khăn đó không phải do cuộc đời ập xuống mà do tự thân mình hay tự trong đoàn thể gây nên. Nguyên do dễ hiểu là người tu cũng là một người bình thường như người sống ngoài đời với bao xúc cảm hỷ-nộ-ái-ố. Trên đường tu tập, họ phải học nhận diện và buông bỏ những tánh xấu để hoàn thiện thân tâm của mình, trong đó họ phải tập nhẫn chịu những nỗi khổ do nghiệp đổ tới từ những sự ganh tỵ, chèn ép của người khác, hoặc chịu đựng vượt qua những thử thách của bậc Thầy lớn dạy dỗ trui rèn mình. Vì thế, muốn thành tựu đạo nghiệp, nhẫn nhục là hạnh tu căn bản cần thiết không thể thiếu, vì nó là áo giáp bảo vệ người tu vượt qua những trở ngại lớn nhỏ hầu tiếp tục con đường tâm linh mà mình đã phát tâm chọn lựa từ lúc ban đầu.

 

II. “NHẪN NHỤC” LÀ GÌ?

Nhẫn: Là nhịn, là nín chịu những điều bất như ý trong mọi trường hợp, mà tâm không giận hờn, phiền não.

Nhục: Là điều sỉ nhục, lăng mạ, xấu hổ… gây tổn thương đến tự ái của một người…

Nhẫn nhục: Là khả năng nhận chịu những điều trái ý nghịch lòng, như việc bị người khác sỉ nhục, lăng mạ, gây tổn thương, gây đau khổ; hay do môi trường khí hậu bên ngoài ảnh hưởng đến thân tâm. Có khi phải chịu đựng những cơn đau nhức hay khó chịu khắp châu thân, do tứ đại trong người mình không hài hoà gây nên. Trước những nghịch cảnh này, người tu hạnh nhẫn nhục đối diện mà trong tâm không có một ý niệm giận hờn, than van, oán trách.

Nhẫn nhục luôn trái ngược với sự nóng giận, oán thù, hiểm ác. Nhẫn nhục cũng không phải là sự bi lụy, yếu đuối, hèn hạ. Nhẫn trong nhà Phật là một thái độ tích cực sáng suốt khi gặp phải những thất bại, không chán nãn tuyệt vọng, khi đạt được thành công không kiêu căng tự mãn. Nhẫn nhục ở người đời, thông thường là thứ nhẫn nhục hình thức. Chẳng hạn như đứng trước sự bất công, bị đàn áp, sỉ nhục… vì sức yếu thế cô không tiện phản kháng nên buộc lòng phải chịu nhẫn nhịn từ cử chỉ đến lời nói, nhưng trong lòng không phục. Ví dụ như một người chiến sĩ không may bị quân địch cầm tù, thà chịu bị đánh đập hành hình hết sức tàn nhẫn có khi đến chết, chứ không hở miệng khai báo bất cứ điều gì có hại cho đồng đội. Đây là sự nhẫn nhục cao quý được người đời ca ngợi, được anh em đồng đội tri ân, nhưng cũng không phải là sự nhẫn nhục trong nhà Phật, vì tuy người tù binh đó cắn răng chịu nhẫn nhục, nhưng trong lòng vẫn nuôi mối hận thù.

Theo giáo lý nhà Phật, nhẫn nhục phải bao gồm đủ ba yếu tố thân, khẩu, ý, nghĩa là thân nhẫn, khẩu nhẫn và ý cũng phải nhẫn. Thân cam chịu đau đớn mà không có hành động hay cử chỉ đối phó trả thù. Miệng không thốt ra những lời nguyền rủa ác độc. Và nhất là trong thâm tâm không vì chịu đau đớn mà nuôi cơn tức giận, nỗi oán thù. Ba yếu tố này rất khó, không dễ gì thực hiện được cả ba cùng một lúc nhất là sự oán hận trong tâm, cho nên muốn nhẫn nhục đúng nghĩa cần phải tu luyện.

 

III. PHÁP TU “HẠNH NHẪN NHỤC”

Trong giáo lý nhà Phật, Nhẫn nhục là pháp tu rất quan trọng, là một trong sáu mật hạnh tu tập của hàng Bồ-tát gọi là Lục độ Ba-la-mật tức sáu hạnh rốt ráo hoàn hảo. Đó là (1) Bố thí Ba-la-mật, (2) Trì giới Ba-la-mật, (3) Nhẫn nhục Ba-la-mật, (4) Tinh tấn Ba-la-mật, (5) Thiền định Ba-la-mật, (6) Trí huệ Ba-la-mật. Trong mỗi độ Ba-la-mật đều bao hàm năm độ kia. Thực hành pháp Nhẫn nhục mà thiếu trí huệ, từ bi, định lực…  thì khó mà giữ được tâm bình tĩnh khi đối diện với sự áp bức, hành hạ, hủy nhục… của kẻ khác đối với mình. Nhờ định lực vững chắc mà hành giả có thể giữ được sự bình tĩnh không vội buông lời trách móc hay có hành động nóng nảy bất lợi cho cả đôi bên. Nhờ có lòng từ bi mà hành giả cảm thấy thương xót cho kẻ ác, biết rằng sớm muộn gì người ác cũng gặp quả xấu. Nhờ có trí huệ dẫn dắt mà hành giả có quyết định khôn ngoan sáng suốt v.v… Như vậy lòng từ bi càng lớn, lòng bao dung càng rộng, thì đức Nhẫn nhục càng dày.

Tu tập pháp Nhẫn nhục Ba-la-mật là phải luyện tập cho đến trình độ “tam luân không tịch” nghĩa là: “- không thấy người làm khổ mình; - không thấy có nỗi khổ nhục; - cũng không thấy có người chịu khổ nhục” giống như trong pháp Bố thí Ba-la-mật: “- không thấy có người bố thí; - không thấy có vật bố thí; - cũng không có người nhận bố thí”.

Trên đây là nói đến pháp tu Nhẫn nhục Ba-la-mật là pháp tu của các bậc Bồ-tát trên đường tu thành Phật. Nhẫn nhục Ba-la-mật chính là  pháp phục của người tu, pháp phục đó chứa đựng tình thương, định lực, và trí huệ, xem như là vũ khí từ bi sáng suốt cần thiết khi các vị Bồ-tát dấn thân vào cõi Ta Bà giáo hóa chúng sanh giúp họ mau giác ngộ giải thoát sinh tử.

 

IV. GƯƠNG “NHẪN NHỤC” CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA

          Nói về hạnh Nhẫn nhục thì đức Phật Thích Ca là bậc Nhẫn nhục không ai bằng. Ngài là gương sáng cho chúng đệ tử noi theo về hạnh Nhẫn nhục. Kể từ khi Thái tử rời bỏ cung vàng điện ngọc, rời xa nếp sống nhung lụa xa hoa. Trên đường tìm thầy học đạo, ngài đã nhẫn chịu cuộc sống không nhà, nhẫn chịu những cơn nóng lạnh vì mưa gió. Là một vị Thái tử đương triều, tương lai sẽ là một vị vua đứng đầu thiên hạ, vậy mà ngài từ chối tất cả, để mỗi ngày đầu trần chân đất đi xin ăn, chịu sự khinh bỉ xem thường của người khác. Hành động này cho thấy sự kham nhẫn của ngài thật quá lớn.

Sau sáu năm dài tu khổ hạnh, nhận thấy pháp tu hành xác không khai mở được trí huệ, không giúp được gì cho con đường giải thoát nên ngài quyết định từ bỏ. Hành động này của ngài bị anh em Kiều-Trần-Như miệt thị xa lánh. Ngài nhẫn chịu không hề oán giận, vẫn tiếp tục con đường tu tập của mình. Sau khi thành đạo, các vị này được ngài tìm đến hóa độ và kết quả cả năm vị đều đắc quả A-la-hán.

Trong thời gian hoằng pháp độ chúng sanh, đức Phật nhiều lần bị bọn người ngoại đạo đổ oan làm nhục. Có lần họ dàn cảnh giết chết một phụ nữ rồi vùi thây ở gần tịnh thất của Ngài. Xong việc, họ bêu rếu và tố cáo rằng ngài đã xâm phạm tiết hạnh, giết chết người phụ nữ đó để phi tang. Trong thời gian người ta điều tra cho đến khi tìm ra thủ phạm thực sự, đức Phật đã không có thái độ phẫn nộ hay phiền trách những người đã gây ra tội ác và đổ oan cho ngài.  

Về việc Đề-Bà-Đạt-Đa là em họ cũng là đệ tử của đức Phật, vì muốn đoạt quyền điều khiển giáo đoàn của đức Phật, mà đã nhiều lần ra tay hãm hại ngài. Trước sự bất bình của các đệ tử về hành vi tàn độc của Đề-Bà-Đạt-Đa đối với đức Phật. Ngài đã trấn an mọi người bằng câu nói: “Đề-Bà-Đạt-Đa là thiện hữu tri thức của Ta, nhờ ông ấy mà Ta mau thành Chánh quả”.

Ngoài ra, trên đường đi giáo hóa đức Phật nhiều lần bị ngoại đạo sai người nhục mạ ngài giữa đại chúng, ngài vẫn lặng thinh cho kẻ ấy nhiếc mắng. Khi cần ngài chỉ trả lời một câu nhẹ nhàng bao hàm ý nghĩa thâm thúy khiến cho kẻ kia cảm thấy xấu hổ. Sau đó tự động đi tìm ngài bày tỏ lòng sám hối.

Cuộc đời đức Phật trước và sau khi thành đạo, đã nhiều lần bị hủy nhục, oan ức, nhưng ngài vẫn bình thản chịu đựng và vẫn nuôi lớn lòng từ bi vô hạn nơi ngài. Nhờ Nhẫn nhục mà ngài thấy rõ công dụng lớn lao của nó là diệt trừ được tam độc tham sân si. Vì thế trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật dặn dò các đệ tử: “Nếu có người đến chặt tay chân các ông, hoặc xẻo mũi, cắt tai v.v… các ông phải nhiếp tâm, chớ nên móng niệm sân hận mà làm trở ngại đạo Bồ-đề của các ông, và chớ thốt ra lời hung ác, mà bị lửa sân hận đốt thiêu rừng công đức của các ông…”

 

               V. GƯƠNG “NHẪN NHỤC” CỦA TÔN GIẢ PHÚ-LÂU-NA

Câu chuyện nổi tiếng về hạnh Nhẫn nhục của tôn giả Phú-Lâu-Na là một trong mười vị đại đệ tử của Phật Thích Ca được ghi lại trong kinh như sau:

Kinh kể rằng khi đức Phật còn tại thế, một trong mười vị đại đệ tử của ngài là tôn giả Phú-Lâu-Na (Punna), người được Phật khen là đệ nhứt về thuyết pháp. Tôn giả Phú-Lâu-Na xin Phật đi truyền đạo ở xứ Du-Lô-Na (Sunãparanta), nơi mà người dân ở đó nổi tiếng vô cùng hung dữ.

Đức Phật hỏi tôn giả Phú-Lâu-Na: Ông phát nguyện đem đạo pháp của Ta đến truyền bá cho người xứ Du-Lô-Na hung dữ kia. Nếu họ không muốn nghe mà còn nặng lời xua đuổi thì ông làm sao?

Tôn giả trả lời: Bạch Thế Tôn, con sẽ nhẫn nại, vì họ chỉ nói nặng lời xua đuổi thôi, chứ chưa dùng cậy đánh đập con.

Đức Phật hỏi tiếp: Nếu họ đánh đập ông thì sao?

Tôn giả: Bạch Thế Tôn, con vẫn chịu đựng được, vì họ chưa làm thân con chảy máu, chưa khiến tứ chi con tàn phế.

Đức Phật: Nhưng nếu họ giết ông thì sao?

Tôn giả: Bạch Thế Tôn, con không có gì oán than, khi thân xác huyễn hóa này đã nằm xuống để Chánh pháp được lưu truyền, để đền đáp ân đức Thế Tôn đã một đời khai ngộ. Con chỉ thương cho người sát hại con, sẽ sa vào ác đạo mà thôi!

Đức Phật khen: Hay lắm! Này Phú-Lâu-Na, ông hãy lên đường. Ta tin chắc ông sẽ thành công ở xứ  Du-Lô-Na đó!

Khi đến xứ Du-Lô-Na, trong thời gian đầu tôn giả Phú-Lâu-Na dò thăm dân cho biết sự tình. Thấy người dân thường đau yếu, hằng ngày tôn giả vào rừng tìm hái các loại lá mang về làm thuốc chữa bệnh cho dân. Thấy dân cơm ăn không đủ no, tôn giả làm nông dân dạy dân chúng trồng trọt, cày cấy. Thấy trẻ con dốt nát, tôn giả làm thầy dạy học. Người dân Du-Lô-Na dù cực kỳ hung dữ nhưng đối một người tốt bụng như ngài, thì phát sinh thiện cảm. Sau thời gian ổn định tình thế, tôn giả Phú-Lâu-Na mới bắt đầu dạy họ chút ít về giáo lý căn bản đạo Phật như Nhân Quả báo ứng, ngũ giới, thập thiện. Không bao lâu, dân chúng xứ ấy đều quay về với Phật pháp không còn hung dữ nữa.

Nhẫn nhục như ngài Phú-Lâu-Na mới thật đúng là Nhẫn nhục Ba-la-mật.  Người Nhẫn nhục Ba-la-mật là người có đầy đủ định lực, trí huệ và lòng đại bi. Còn như cố gắng Nhẫn nhục cho qua nạn dữ, thì Nhẫn nhục này chỉ là sự đè nén mà trong tâm thì luôn nuôi chí phục thù.

 

VI. CÔNG NĂNG CỦA “NHẪN NHỤC”

Bệnh sân hận là căn bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng hệ thống tim mạch của con người. Nó khiến người ta dễ bị đứt mạch máu não, liệt nửa người, có khi bị bất tỉnh mê man sống đời thực vật. Đó là trên mặt sinh lý. Còn trên mặt tâm lý thì đức Phật đã từng khuyến cáo: “chỉ cần một cơn sân nổi lên là có thể đốt cháy một rừng công đức”. Cho nên, chúng ta có thể nói tánh sân hận oán thù, là một mối đe dọa nguy hiểm đối với bất cứ những ai sống trên cõi đời này. Cũng may tánh Nhẫn nhục có công năng dập tắt lửa sân hận, nên Nhẫn nhục có thể mang sự lợi ích đến cho loài người trên nhiều phương diện như:

- Về phương diện cá nhân: Người Nhẫn nhục thường có thái độ bình tỉnh, cử chỉ khoan thai, lời nói từ tốn khiêm cung. Những thứ này biểu lộ trên gương mặt hiền hòa, ánh mắt từ bi, dễ chiếm cảm tình của những người xung quanh. Khi cần giải quyết vấn đề gì, nhờ không nóng nảy, vội vả, nên quyết định của người này sáng suốt, chừng mực không mắc phải sai lầm đáng tiếc. Tánh Nhẫn nhịn khiến cho thân tâm con người luôn được an lạc nhẹ nhàng. Do vậy người có tánh Nhẫn nhục dễ thành tựu mọi công việc trong đời sống hằng ngày.

- Về phương diện gia đình: Nhờ Nhẫn nhục mà gia đình hòa thuận, tin yêu, hạnh phúc. Người xưa thường nói: “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” hay “Con hơn cha là nhà có phúc”. Điều này nói lên tinh thần nhường nhịn, tôn trọng lẫn nhau, không hề sân hận vì tranh đua hơn kém. Những đức tánh này có mặt là do nơi Nhẫn nhục mà có. Cho nên ngắn gọn Nhẫn nhục mang hạnh phúc đến cho mọi thành viên trong gia đình.

- Về phương diện xã hội: Nhẫn nhục giúp cho mỗi người tự dẹp bớt cái ta khiến cho sự giao tế được êm đẹp hài hòa, không tranh giành thắng thua, không sân hận thù oán, không chiến tranh, không gây đau thương, đổ máu. Được như vậy thì nơi con người đang sống chính là cõi tịnh độ cần tìm đâu xa!

- Về phương diện tu hành: Trên con đường tu hành đi tới giác ngộ giải thoát. Nhẫn nhục là phương pháp cần thiết cho người tu dẹp đi cái bản ngã ích kỷ chứa đầy tham sân si. Nhẫn nhịn giống như lò luyện thép, nó nhắc nhở người tu hành luôn giữ chánh niệm, đề phòng trước những nghịch cảnh, không cho những cơn giận dữ oán hờn xuất hiện. Nó bắt buộc người tu hành phải luôn luôn vận dụng lòng từ bi, ánh sáng trí tuệ, tinh thần bình đẳng, dẹp dần ngã mạn, ngã ái, chứng được quả Vô ngã Vô sanh khi thành trì cuối cùng của chúng sanh là cái Ta bị đốn ngã.

 

VII. NGƯỜI PHẬT TỬ NUÔI DƯỠNG

     TÁNH “NHẪN NHỤC” NHƯ THẾ NÀO?

Muốn tu tập hạnh Nhẫn nhục, chúng ta tu tập từ từ. Nhẫn nhục ở đây không phải chỉ nói đến sự chịu đựng những lời mắng chửi, cách đối xử tệ bạc của người đời đối với mình, mà Nhẫn ở đây là chịu đựng trong mọi trường hợp. Chẳng hạn như:

1) Nhẫn nhục do chính mình gây ra:

- Đối với tâm: Khi nội tâm đòi hỏi thỏa mãn ngũ dục: Tài, sắc, danh, thực, thùy, tức mong muốn có nhiều tiền bạc của cải, thỏa mãn nhục dục thân xác, mong được nổi tiếng, phục vụ miếng ăn, giấc ngủ. Nếu suốt đời chỉ lo thỏa mãn những ham muốn này, không sớm thì muộn, con người cũng tiến tới bờ vực thẳm của hư đốn và khổ đau. Vì thế phải nhịn bớt cho qua.

- Đối với thân: Ở đời có ai mà không đau bệnh. Khi nội tạng không hài hòa thì thân ngã bệnh. Bất cứ bệnh gì? Đau tim, đau phổi, đau bao tử, đau ruột, gan, thận v.v… Đau bệnh thì uống thuốc chữa trị. Trong thời gian chờ hết bệnh, chúng ta phải kiên nhẫn chịu đựng. Bởi dù có than van, càm ràm thì căn bệnh cũng không hết liền. Vậy than van vô ích, kiên nhẫn chịu đựng là tốt nhất!

2) Nhẫn nhục do môi trường bên ngoài gây ra:

          Môi trường bên ngoài tác động đến con người trên nhiều phương diện như:

          - Tác động từ Nhiệt độ: Mùa đông thì lạnh cóng, mùa hè thì nóng bức. Khi mùa lạnh tới thì mặc áo ấm. Nếu không đủ ấm thì phải nhẫn chịu. Vào mùa hè, nóng quá thì tắm gội bằng nước mát. Nếu vẫn cảm thấy còn nóng nực, thì tập nhẫn chịu. Ngoài ra, thân thể con người không phản ứng kịp trước sự thay đổi bất chợt của thời tiết sinh bệnh. Bệnh nhẹ thì nhẫn chịu vài ngày sẽ khỏi. Bệnh nặng thì chữa trị bằng thuốc men, trong thời gian chữa bệnh phải nhẫn chịu. Nếu không nhẫn chịu tâm trạng bực bội đưa đến sân si. Hễ sân si thì có hành vi và lời nói sai lầm tạo nghiệp xấu. Do vậy, chúng ta buộc phải Nhẫn.

          - Tác động do thất bại, thua lỗ trong công ăn việc làm: Trong công việc làm ăn thương mại, dù nhỏ hay lớn. Có khi thành công nhưng cũng có lúc thất bại. Nếu đã thua lỗ rồi, chẳng lẽ chúng ta ôm mãi nỗi buồn rầu từ ngày nầy qua ngày khác vì tiếc rẻ đồng tiền đã mất để sinh bệnh trầm cảm. Gặp trường hợp này, chuyện chúng ta cần làm là phải cam tâm nhẫn chịu, lấy đó làm bài học, rút kinh nghiệm để làm lại từ đầu. Thua keo này ta bày keo khác!

          - Tác động từ người và vật xung quanh gây ra: Trong đời sống hằng ngày, chúng ta phải tiếp xúc với mọi người, từ thân nhân trong gia đình đến những người ngoài cộng đồng xã hội. Chúng ta gặp người hiền lương cũng nhiều, mà đối đầu với kẻ hiểm ác không phải là hiếm. Đối với những người xấu ác khó chịu này, đôi khi chúng ta không làm gì họ, chúng ta cũng không thoát khỏi bị họ dòm ngó gây khó dễ, nói xấu, vu khống sau lưng. Có khi họ hung dữ kiếm chuyện gây thẳng với mình. Bị đụng độ như vậy, nếu không thực tập bài học Nhẫn nhịn, thì chúng ta sẽ nổi  khí xung thiên. Giận quá mất khôn, chúng ta sẽ một đáp hai, hai đáp bốn… cho người đó bài học“đừng thấy ta đây nhịn mà làm tới!”.

Nhưng mà ở đây, chúng ta đang tu tập hạnh Nhẫn nhục. Ngay lúc này, chúng ta cần giữ nội tâm bình thản trước những lời mạ lỵ của người đối diện. Muốn tâm bình thản hằng ngày chúng ta cần tu thiền để huân tập định lực vững chắc. Có định lực vững chắc thì mình mới Nhẫn nhịn được ngay lúc bị người khác mạ lỵ mình.

Chúng ta cũng có thể Nhẫn nhịn, nhờ đã học và hiểu giáo lý duyên khởi, nhân quả, biết rằng chuyện gì cũng có nhân có duyên, biết đâu mình cũng có chút khó ưa nào đó, hay là mình với người đó là oan gia từ đời nào bây giờ gặp lại. Nếu hôm nay mình nhất quyết hơn thua với họ, mai mốt họ lại tìm cách trả đủa mình, thì chuyện ân oán hiềm thù này tiếp diễn hoài khó dứt. Thôi thì Nhẫn nhịn khi đối diện sự kiện không vui này là quyết định tốt nhất!

Đó là đối với những phiền phức do con người mang tới. Còn đối với những con vật như ruồi muỗi chó mèo thì sao? Chẳng hạn như trong lúc tọa thiền, bị ruồi muỗi vo ve trước mặt, mèo kêu, chó sủa, hay những tiếng động của ai đó phá tan không gian yên tĩnh, hay chính mình bị tê chân nhức mỏi thì sao? Lúc này cũng là lúc mình thực tập hạnh Nhẫn. Phải Nhẫn chịu, không để cơn sân nổi lên làm hỏng thời thiền của mình.

 

VIII. PHƯƠNG THỨC TU TẬP

Muốn sống với hạnh Nhẫn nhục, trước hết chúng ta cần phải tu luyện, ban đầu là các pháp tự kỷ ám thị, tự mình nhắc nhở mình, thực hành hoài sẽ thành thói quen. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp “lấy đá đè cỏ”. Tu hạnh Nhẫn nhục trong nhà Phật là chúng ta phải hướng đường tu của mình đến chỗ vô lậu chứ không còn hữu lậu, nghĩa là “chịu đựng, mà không chịu đựng, đó mới là chịu đựng”. Sau đây là một vài pháp tu tập để hỗ trợ hành giả thực hành pháp Nhẫn nhục.

- Tu Quán: Vào lúc Sadi La-hầu-la khoảng mười tuổi, đức Phật đã dạy ngài bài học quán tâm như đất, nước, gió, lửa và hư không. Bây giờ chúng ta cũng tập quán tâm mình như đất, nước, gió, lửa… Chúng ta hiểu rằng, nếu tâm mình như đất, thì khi gặp chuyện không vừa ý, tâm mình vẫn bình thản không dao động. Tại sao? Vì khi người ta quăng đồ sạch sẽ hay đồ phế thái như rác rến, phân uế, máu mủ, hay khi người ta nhổ nước miếng hoặc xả nước tiểu lên đất. Đất vẫn thản nhiên nhận chịu không hề phản đối. Đất là địa đại to lớn có thể dung chứa mọi thứ và có khả năng chuyển hóa những thứ  dù sạch hay dơ. Khi quán tâm mình như đất, thì tâm không bị vướng mắc với những thứ tốt hay xấu, sạch hay dơ, do người ta quăng đến cho mình, những thứ đó tự nó tan biến không tồn tại nơi tâm của mình.

Cũng vậy, chúng ta quán tâm mình như nước, gió, lửa hay hư không. Kết quả cũng khiến tâm không bị dính mắc với những lời gièm pha, chửi bới, mạ lỵ. Vì những thứ đó bị thủy đại cuốn mất, bị phong đại thổi bay đi, bị hỏa đại đốt cháy sạch và bị tan biến trong hư không rộng lớn.

Đất, nước, gió, lửa hay hư không nhận chịu tất cả mọi thứ do người đời quăng vào không phản kháng. Nếu quán tâm mình như đất, nước, gió, lửa hay hư không thì tâm mình cũng chịu đựng những gì thiên hạ quăng vào mình một cách bình thản không giận hờn hay thù oán.

- Tu tập thiền Định: Nhờ tâm định vững chắc, nên khi gặp chuyện không hay xảy đến, tâm không dao động, giữ được sự bình tĩnh, không phản ứng  nóng nảy gây nghiệp xấu trước sự hiếp đáp bức bách của người khác.

- Tu tập nuôi dưỡng tánh từ bi hỷ xả: Tâm Từ là tâm thông cảm thương mến mọi chúng sanh không phân biệt. Vì vậy người có tâm Từ khó mà thù ghét những kẻ đối xử tệ bạc với mình. Chính vì thế lòng Từ được xem như là một phương thuốc giải độc trừ khử ác tâm. Tâm Bi giúp mình vượt thắng sự tàn ác, keo kiệt, sẵn sàng tha thứ và giúp đỡ người đã hại mình. Tâm Hỷ là tâm vui vẻ, nó có công năng thuần phục những điều mình không toại nguyện. Tu tập tâm Xả để có được tâm bình thản trước mọi sóng gió của cuộc đời.

Người có được bốn tâm Từ Bi Hỷ Xả sẵn sàng chịu đựng bất cứ chuyện gì xảy ra mà không cảm thấy khó chịu phiền não.

- Tuệ tri về Vô thường, Khổ, Vô ngã, Duyên khởi, Duyên sinh v.v… : Biết rõ những nguyên lý này, khi gặp chuyện bất như ý, chúng ta hiểu rằng mọi chuyện xảy ra đều có nguyên do tức có Nhân mới trổ quả. Ở đời đâu phải chuyện gì hợp ý với mình sẽ mãi mãi ở lại với mình, và cũng đâu phải chuyện bất như ý lúc nào cũng ở lỳ một chỗ mà không biến đi. Cho nên mới nói hiện tượng thế gian đều Vô thường, Vô ngã, người nào không Nhẫn chịu thì người đó khổ! Tóm lại nhờ có tuệ tri về những nguyên lý trên thì mình dễ dàng Nhẫn chịu khi bị thất bại trên đường đời mà trong lòng không cảm thấy bất mãn hay tuyệt vọng.

 

IX. KẾT LUẬN

Hạnh Nhẫn nhục rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Trong gia đình, bậc làm cha mẹ hay con cái nhờ nhẫn nhịn mà gia đình được êm ấm hạnh phúc. Ngoài xã hội nếu mọi người, không ai nhẫn nhịn ai, thì gây ra lắm đổ vỡ oán thù và chiến tranh. Là học trò, là thầy giáo, là lương y, là người buôn gánh bán bưng v.v… ai ai cũng cần có đức tính Nhẫn. Nhẫn để vượt qua những khó khăn thất bại, vượt qua những đau đớn, buồn khổ của chính mình. Nhẫn trong lúc bị chửi bới nhục mạ khởi lòng từ bi hứng chịu. Nhẫn để cảm thông trong lúc phục vụ, lấy nỗi khổ của người làm nỗi khổ của mình mà tận tâm tận lực cứu giúp. Người có đức Nhẫn nhục là người có tu tập, có trí tuệ, có sức mạnh tinh thần và tấm lòng từ bi cao thượng. Nhẫn bao gồm nhiều phẩm chất tốt nên mọi người không thể không thực hành.

Tóm lại, chúng ta đang sống trong thế giới luân hồi, nhân quả, là thế giới của va chạm, khổ nhiều hơn vui… nên thỉnh thoảng chúng ta chạm trán với những khó khăn, phiền toái và thất vọng là điều khó tránh. Những khó khăn thất vọng này, nếu không tu tập hạnh Nhẫn nhục, chúng ta sẽ dễ dàng phản kháng lại bằng lời nói hay hành vi xấu chứa đựng đầy những tham sân si. Hoặc không đủ sức chống trả thì tâm chúng ta vô cùng bất an vì nuôi dưỡng lòng bực tức oán hận lâu dài. Tâm bất an thì thật là khổ sở. Làm sao khắc phục được nỗi khổ này để chúng ta không bị thối lui Bồ-đề tâm trên con đường tâm linh? Câu trả lời, hẳn chỉ có sự Nhẫn chịu và buông xả thì tâm chúng ta mới được an ổn. Tâm có ổn định, thì đức tu của chúng ta mới rộng lớn thêm theo ngày tháng. Chính vì thế, pháp tu Nhẫn nhục là pháp tu cần thiết vì nó tạo nhiều công đức thiện lành, nó theo chúng ta từ đời này sang đời khác,  đến khi chúng ta thành tựu quả Bồ-đề, nó vẫn còn theo./.

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

Chân Tâm Thiền thất

(28-8-2021)

 

Tài liệu:

Kinh Trung Bộ, Số 62: Đại Kinh Giáo Giới La-Hầu-La; Cố HT Minh Châu dịch

Kinh Trung Bộ, Số 145: Kinh Giáo Giới Phú-Lâu-Na; Cố HT. Minh Châu dịch

Phật Học Phổ Thông: Công năng của Nhẫn nhục; Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa biên soạn.

 

24 Tháng Giêng 2015(Xem: 26715)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21850)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29398)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
11 Tháng Chín 2014(Xem: 37664)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36069)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30140)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 21720)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 38744)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16148)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39258)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 13989)
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50189)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 28513)
Có nhiều hình thức phản biện lại một xã hội tùy theo hoàn cảnh mỗi người và tùy hoàn cảnh xã hội và ngày nay tùy thuộc vào tình hình thế giới nói chung.
30 Tháng Tư 2013(Xem: 31286)
Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực
19 Tháng Tư 2013(Xem: 90310)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
06 Tháng Tư 2013(Xem: 69723)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
29 Tháng Ba 2013(Xem: 95335)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
22 Tháng Ba 2013(Xem: 102565)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 138862)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 153539)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120080)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159114)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 148334)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 164306)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 157181)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 159606)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
04 Tháng Năm 2012(Xem: 168039)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 163491)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
23 Tháng Tư 2012(Xem: 27591)
Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42332)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 43635)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
15 Tháng Tám 2010(Xem: 38822)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
28 Tháng Năm 2010(Xem: 29988)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 42768)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 86568)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 96926)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 66761)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 92549)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32295)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 77577)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 74211)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 38916)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39185)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 46757)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 45830)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
01 Tháng Mười Một 2008(Xem: 146731)
Ngô Quyền ( chữ Hán : 吳權 ; 898 – 944 ) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô . Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng,
26 Tháng Năm 2008(Xem: 23309)
Nếu không tính nền giáo dục duới thời phong kiến thì Truờng tiểu học Nguyễn Du, Truờng trung học Ngô Quyền, Truờng bá nghệ Biên Hòa là những ngôi truờng đầu tiên trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.