Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - Làm Thế Nào Để Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc ?

14 Tháng Sáu 20201:16 SA(Xem: 5867)
Thích Nữ Hằng Như - Làm Thế Nào Để Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc ?

Làm Thế Nào Để Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc?

SC HangNhu

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

----------------------------------------------

 

DẪN NHẬP

                 Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Nhưng chết rồi cũng chưa hết khổ. Vì tâm thức của con người sẽ bị nghiệp lực dẫn đi tái sanh. Nếu đời sống hiện tại, con người biết tu hành, làm việc thiện lành tránh việc hung ác, thường tạo nhiều phước báo,  thì khi chết được tái sanh làm người. Ngược lại sống ở đời với tâm địa ác độc, xấu xa, luôn gây phiền não khổ đau cho người khác, thì sau khi chết bị đọa vào một trong ba đường khổ: súc sanh, ngạ quỷ hay địa ngục. Và cứ thế hết đời này qua đời khác, chúng sanh cứ như vậy chịu trôi lăn, lặn ngụp, đắm chìm trong bể khổ đường mê, không bao giờ thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.

         Mô tả về nỗi khổ của con người, Đức Phật giảng rất rõ trong bài kinh Tứ Diệu Đế. Con người khổ là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do tham dục, khát ái về các món: tài, sắc, danh, thực, thùy… nhằm phục vụ thỏa mãn sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.  Vì lòng tham lam khao khát không bờ bến, nên nó luôn thúc đẩy con người có những hành động bất kể tốt hay xấu, ngay cả việc hại người cũng không từ nan,  miễn sao đạt mục đích thì thôi. Chính lòng tham vô đáy đó, khiến con người lúc nào cũng dằn vặt lo âu phiền não cho dù thành công hay thất bại.

          Sau khi chứng ngộ Tam Minh đặng quả vị A-La-Hán Vô Thượng Chánh Giác, hoàn thành con đường giải thoát. Đức Phật đã xác định con người bị luân hồi sanh tử là do lậu hoặc. Chấm dứt lậu hoặc là chấm dứt luân hồi sanh tử. Như vậy bậc A-La-Hán là những bậc không còn luân hồi sanh tử nữa. Nghĩa là đã đoạn trừ mọi lậu hoặc. Chúng ta là người phàm phu đang gánh chịu nhiều phiền não khổ đau. Nay đi tìm chân lý giải thoát, cần phải hiểu rõ lậu hoặc là cái gì? Và làm thế nào để đoạn trừ các lậu hoặc đó?

 

                                                          LẬU HOẶC LÀ GÌ?

         “Lậu hoặc” dịch theo âm tiếng Hán. Chữ  gốc là “Ãsava” (Pãli) hay “Ãsrava” (Sanskrit).  Lậu có nghĩa đen là chất mủ rỉ chảy từ thân cây. Hoặc có nghĩa là dơ bẩn, ô uế hay là mê mờ, mê lẩn.

          Trong giáo pháp nhà Phật, hai từ “lậu hoặc” nhằm ám chỉ những chất dơ bẩn, như là những dòng máu mủ hôi tanh dơ dáy, không ngừng rỉ chảy làm ô nhiễm tâm trí chúng sanh. Chất dơ bẩn đó là những đam mê ghiền nghiện không thể từ bỏ được, nó huân tập từ nhiều đời và tiếp tục tạo thêm ở đời này.  Lậu hoặc chính là những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, bao gồm thành kiến, thiên kiến, định kiến, là lòng ích kỷ, là những ý nghĩ ác độc hại người, lợi mình…   Nó chính là nguyên nhân khiến chúng sanh bị trầm luân trong biển khổ  và luân hồi sinh tử triền miên trong các cõi: Trời, Người, Asula, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Lậu hoặc chia làm bốn loại, đó là: Dục lậu, Hữu lậu, Kiến lậu và Vô minh lậu.

           1. Dục lậu (Kãmãsava): Từ Kãmã có nghĩa là cõi dục,  là thế giới vật chất, nơi chúng sanh đang tạm dung thân. Vì sống trong cõi dục nên chúng sanh ham muốn những đối tượng bên ngoài do giác quan tiếp xúc. Nếu Dục đi kèm với lậu thì cái tham muốn này mang tính chất xấu xa, đồi bại, hư hỏng, dơ bẩn, lầm lạc. Dục lậu như là chất keo có năng lực lôi cuốn làm say đắm tất cả chúng sanh. Nó khiến con người bám chặt vào tiền tài, vật chất, nhà cửa, xe cộ, vàng bạc, nữ trang, bám chặt vào nhan sắc nhục dục, nó khiến chúng sanh ham thích chạy theo danh vọng, ham muốn được nổi tiếng, tham ăn tham ngủ v.v… Dục lậu chi phối cuộc sống của con người, nó lôi kéo chúng sanh vào con đường đam mê không lối thoát.  Tóm lại, dục lậu là tất cả những ham muốn đắm say của cải vật chất, những  thù hận hay thú vui đam mê tình ái, sắc dục ngũ trần….

           2. Hữu lậu (Bhavãsava): Chỉ cho sự tham ái, dinh mắc, chấp thủ thân này có thật, mong muốn luôn có mặt trong đời này để hưởng thụ, cũng như mong ước được tái sanh lên các cõi Trời của các vị Phạm thiên (Brahma) có sắc hình vi tế và Phạm thiên vô sắc. Trong ý nghĩa này chúng ta có thể hiểu Hữu lậu có ba dục là: Dục hữu, Sắc hữu và Vô sắc hữu. Dục hữu hay Dục cầu, tương tự như Dục lậu. Còn Sắc hữu và Vô sắc hữu , là muốn nói đến sự ham mê, mong muốn được chứng đắc các tầng thiền để thọ hưởng thiền lạc như hỷ, lạc, xả …

        3. Kiến lậu (Ditthãsãva): Là cái nhìn thấy biết sai lệch, những tư tưởng, những triết lý, quan niệm sai lạc mà cho là đúng. Chấp thủ vào những điều sai lạc đó, đưa đến sự đối kháng, tranh chấp để bảo vệ quan điểm của riêng mình. Đó là Kiến lậu. Kiến lậu là những phiền não thuộc về sở tri, về kiến thức, về quan niệm. Trên mặt chính trị, đảng phái, tôn giáo, hội đoàn, Kiến lậu là sự cố chấp, xuẫn động, dễ đưa đến hỗn loạn, chiến tranh, hận thù… làm tổn thương đến giá trị tinh thần, lòng nhân ái, làm mất đi công bằng và lẽ phải giữa con người với con người. Nếu Dục lậu, Hữu lậu gây phiền não tâm, thì Kiến lậu gây phiền não trí.

          4. Vô minh lậu (Avijjãsava):  Là trạng thái bất tri, tức trạng thái vô minh không hiểu biết cuộc sống của con người liên quan đến Tứ Diệu Đế, Ngũ Uẩn, Thập Nhị Nhân Duyên… Nghĩa là không biết gì về khổ, về nguyên nhân gây ra khổ, sự chấm dứt khổ và con đường chấm dứt khổ. Nói cách khác là không biết gì về tiến trình sinh diệt của ngũ uẩn, của mười hai nhân duyên khởi. Không hiểu nên không nhận ra “Cái Ta” hay “Cái Ngã” chỉ là “Ngã giả” không thực chất tính, không thực thể, nên nó Vô thường, Vô ngã, trống rỗng là tánh Không… nên cứ bám chặt vào quan điểm sai lầm, cho rằng ngũ uẩn này chính là mình, “là Ta, của Ta, Tự ngã của Ta”.

        Tóm lại, Vô minh là trạng thái tâm không sáng suốt, không tỉnh thức, không tỉnh giác, thiếu hiểu biết. Vì Vô minh che mờ khiến người ta có những hành động lầm lạc, gieo trồng các vọng nghiệp, gọi chung là lậu hoặc, khiến con người phải chịu trôi lăn trong vòng sanh tử.

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU HOẶC?

         Nhằm giải quyết bài toán “làm thế nào để đoạn trừ các lậu hoặc?”, Đức Phật đã đưa ra nhiều phương cách tu tập như:  Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Thần Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo…  Hành giả thích hợp với pháp môn nào thì hành trì pháp môn đó! 

         Đặc biệt,  bài “Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc” (Sabbàsava Sutta) nằm trong Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikãya) do Cố Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt Ngữ, Đức Phật đã đưa ra một số phương pháp diệt trừ lậu hoặc. Bài pháp này Đức Thế Tôn đã giảng tại thành Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-Cô-Độc) cho các vị tỳ-kheo.  

         Ngài dạy rằng:  “Này các tỳ-kheo, do “không như lý tác ý” các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các tỳ-kheo, do “như lý tác ý” các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Này các tỳ-kheo, có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ, có  những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ”.

 

KHAI TRIỂN BẢY PHÁP DIỆT TRỪ LẬU HOẶC

        Tâm phàm phu là tâm chất chứa những chất ô nhiễm bị Phật ví như “hồ nước đục” vì tâm trí lúc nào cũng tối tăm mờ mịt với những ý nghĩ, đưa tới hành động, lời nói tạo nghiệp xấu xa, trong đạo Phật gọi là Ý nghiệp, Thân nghiệp  và Khẩu nghiệp. Ba nghiệp này bị lậu hoặc chi phối, thúc đẩy, khiến những ý nghĩ, lời nói và hành động điên đảo tạo lắm phiền não cho chính mình và những người xung quanh. Muốn trong sạch hóa tâm phàm phu, muốn thanh tịnh ba nghiệp, muốn ra khỏi vòng kiềm tỏa của khổ đau, của luân hồi sanh tử, hành giả phải tu tập để đạt được trạng thái tâm Vô lậu.

         Tâm Vô lậu là tâm hoàn toàn trong sạch, không còn lậu hoặc, tập khí. Đó là tâm sáng suốt thấy biết như thật các pháp, không còn phân biệt nhị nguyên, nghĩa là không vướng bận với chuyện quá khứ, cũng không suy luận suy đoán gì ở tương lai. “Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc” dạy muốn đạt được tâm Vô lậu, hành giả có bảy cách tu theo pháp môn “Như Lý Tác Ý”.  Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của các pháp đó như thế nào.

        - “Như lý tác ý” là khởi ý, tác ý suy nghĩ những việc thiện lành đạo đức thích hợp với lời dạy của Đức Phật. “Phi như lý tác ý” là khởi ý chấp nhận những ý tưởng có hại cho mình và cho người, những ý tưởng làm cản trở việc hành trì các pháp tu trên con đường giải thoát. Thí dụ như năm triền cái: tham, sân, hôn trầm, trạo hối và nghi là năm chướng ngại trong việc hành thiền khiến trí huệ tâm linh không có cơ hội phát sáng.

         1. Lậu hoặc được đoạn trừ do “Tri kiến”:  Pháp này, hành giả  phải xử dụng “tri kiến” để diệt trừ lậu hoặc. Tri kiến là sự hiểu biết của ý thức. Nhờ có sự hiểu biết của ý thức, hành giả mới áp dụng được pháp “Như Lý Tác Ý” mà không áp dụng pháp “Phi Như Lý Tác Ý” để đoạn trừ lậu hoặc. Tri kiến có hai mặt: Chánh tri kiến và Tà tri kiến.

              1-1: Tà tri kiến: Là tri kiến ác, là những hiểu biết sai lầm, không đúng với chánh pháp,  đi ngược với đạo đức làm người, gây buồn khổ cho mình và  đau khổ cho người.

              2-1: Chánh tri kiến: Đây là tri kiến thiện lành, cũng là chi thứ nhất trong Bát Chánh Đạo. Muốn có Chánh tri kiến, hành giả phải gần gủi với các bậc Thánh, các bậc Chân Nhân để được thấy, nghe, học hỏi, tu tập thuần thục pháp của các bậc này. “Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc” dạy rằng: “… Này các tỳ-kheo, ở đây có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhơn, không thuần pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, không tuệ tri các pháp cần phải tác ý, không tuệ tri các pháp không cần phải tác ý…”  Có học hỏi pháp từ các bậc Thánh, bậc Chơn nhơn, hành giả mới tuệ tri được pháp nào cần tác ý thì tác ý, để dục lậu chưa sanh không sanh khởi hay dục lậu đã sanh được đoạn trừ;  và pháp nào không cần tác ý thì không nên tác ý.

         - Các pháp cần tác ý là:  Đoạn tham,  đoạn sân,  đoạn si,  nghĩa là tu tập từ bỏ, đoạn diệt tâm tham, sân, si. Tác ý lìa bỏ, đoạn diệt tham, sân, si là “Như lý tác ý”. Người có tri kiến thiện là người chọn pháp tu đúng với Phật pháp,  thuận với đạo đức, là người có Chánh tri kiến.

         - Các pháp không cần tác ý là: Chấp thân ngũ uẩn có thật, dính mắc với tham, sân, si, mạn, nghi, tài, sắc, danh, thực, thùy. Người luôn tác ý sống với những tướng trạng này là đang xử dụng pháp “Phi Như Lý Tác Ý”  khiến lậu hoặc chưa sanh sẽ sanh khởi, và lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Đây là hạng người nuôi dưỡng trong tâm Tà kiến.

          Nhờ có tri kiến, mà hành giả biết chọn lựa pháp nào là pháp “Như Lý Tác Ý”,  và “Phi Như Lý Tác Ý” để đoạn trừ lậu hoặc.

          2.  Lậu hoặc được đoạn trừ do “Phòng hộ”: Pháp thứ hai, Phật dạy là “pháp Phòng Hộ”.  Để tâm không bị dính mắc sinh khởi lậu hoặc vì tham đắm với sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.  Hành giả phải phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Phòng hộ bằng cách nào? Trong cuộc sống hằng ngày khi giác quan tiếp xúc với  ngoại cảnh, hành giả cần có sự cảnh giác, giữ chánh niệm nội tâm, an trú với chánh kiến, nghĩa là không để tâm chạy theo trần cảnh rồi phân biệt, khen chê, thương ghét.

           Áp dụng “pháp như lý tác ý” nhận ra sự thật về bốn chân lý: “Đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt”. Nhờ tác ý như thế diệt trừ được ba kiết sử: thân kiến, nghi ngờ (Phật Pháp Tăng) và giới cấm thủ. Ngoài ra, hành giả không nên “phi như lý tác ý” những pháp không cần tác ý, vì nó sẽ khiến các  lậu hoặc chưa sanh sẽ sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh sẽ gia tăng.

         Đây là công phu giữ gìn phòng hộ thuộc giới học. Học rồi phải thực hành. Sự phòng hộ các căn,  giúp chế ngự được các tâm lý gây nên tàn hại, nhiệt não gọi là “phòng hộ đoạn trừ”. Tiến xa hơn, hành giả tu tập bằng cách đi vào công phu thiền Huệ hay thiền Định.

           - Thiền Huệ: Thực tập pháp Như Thật (Yathabhũta). Khi giác quan (sáu căn) tiếp xúc với đối tượng (sáu trần). Đối tượng như thế nào, thấy biết như thế ấy, giữ tâm yên lặng (không nói thầm trong não), nghĩa là không để ý thức chen vào phê phán, khen chê. Pháp này giúp hành giả làm chủ được sự suy nghĩ của mình. Tu tập thuần thục hành giả sẽ đạt được “Như Thật Tri Kiến”.

          - Thiền Định: Thực tập pháp Thở (Ãnapãnasati) hay pháp Không Nói (không nói thầm trong não). Thực tập an trú trong các Tánh. Khi Tánh Giác có mặt, thì Vọng tâm vắng mặt. Vọng tâm là tâm bị chi phối bởi lậu hoặc. Khi vọng tâm vắng mặt thì lậu hoặc cũng vắng mặt.

          3.  Lậu hoặc được đoạn trừ do “Thọ dụng”:  Thọ dụng là xử dụng các phương tiện sống để hỗ trợ công phu tu tập giải thoát, thực hành phạm hạnh.  Những thứ mà hành giả cần thọ dụng trong đời sống hằng ngày là:  y phục, thức ăn, thuốc men, sàng tọa chỗ ở.  Xem những thứ này chỉ là phương tiện giúp ngăn ngừa nóng, lạnh, tránh bị ruồi, muỗi hay các loài bò sát xúc chạm.  Xử dụng quần áo  chỉ nhằm mục đích che đậy sự trần truồng, chứ không phải để làm đẹp. Ăn uống chỉ nhằm nuôi thân khỏe để có sức mà tu. Tóm lại thọ dụng vừa đủ chứ không hưởng thụ, giải trí hay thỏa mãn sự đòi hỏi thích thú của bản ngã.

             Nếu không thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu thọ dụng như lời Phật dạy thì các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy sẽ không còn nữa. Cách thọ dụng như vậy đoạn trừ được các lậu hoặc.

             4. Lậu hoặc được đoạn trừ do “Kham nhẫn” : Con người sống trong cộng đồng xã hội, thường phải đương đầu với nhiều tranh chấp bất công.  Đôi khi phải đối mặt với những hiểu lầm, vu khống, mạ lỵ.  Nếu không tập tánh kham nhẫn chịu đựng thì chỉ chuốc lấy những phiền não khổ đau. Là người tu giải thoát, hành giả lại cần phải tu hạnh kham nhẫn nhiều hơn, để vượt qua những trở ngại khi lạnh, lúc nóng. Kham nhẫn chịu đựng những khi đói khát hay kham nhẫn với những sự xúc chạm do ruồi, muỗi, các loài bò sát mang tới. Hành giả cũng phải tập tánh kham nhẫn các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khi bị đau nhức khốc liệt v.v… Nếu không kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não sẽ sanh khởi. Chịu đựng và vượt qua được những khó khăn đó, thì lậu hoặc do kham nhẫn được đoạn trừ.

         5. Lậu hoặc được đoạn trừ do “Tránh né”: Có những thứ mang lại nguy hiểm phiền não, mà hành giả không thể đối trị bằng “tri kiến, phòng hộ, thọ dụng hay kham nhẫn” mà phải “như lý tác ý tránh né” như tránh voi dữ,  ngựa dữ, bò dữ, chó dữ, rắn rít, rừng rậm gai góc, hố sâu, vực thẳm, vũng lầy. Tránh xa những người say sưa, hung bạo, điên rồ. Tránh lai vãng những nơi nguy hại gây tai tiếng. Nếu không tránh né như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nhờ tránh né,  mà hành giả tránh được những nguy hiểm, lo âu, sợ hãi, tránh được những bực bội phiền não.  Cho nên mới nói các lậu hoặc nhờ “tránh né” mà được đoạn trừ.

        6. Lậu hoặc được đoạn trừ do “Trừ diệt”:  Ở đây, hành giả phải thường biết và thường quan sát trạng thái tâm của mình, không chấp nhận dục niệm, sân niệm hay các ác bất thiện pháp khởi lên.  Hành giả phải “như lý tác ý” tận diệt, từ bỏ những tà pháp kể trên, không cho tồn tại. Nếu không trừ diệt thì các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Cho nên hành giả phải biết pháp nào cần giữ và pháp nào phải đoạn trừ, diệt bỏ. Như vậy thì các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy mới không còn nữa.

         7.  Lậu hoặc được đoạn trừ do “Tu tập” :  Pháp thứ bảy  “Tu tập Thất Giác Chi”.  Thất giác chi là bảy Bồ đề phần, là nhóm thứ sáu trong 37 Bồ đề phần, còn gọi là 37 phẩm trợ đạo. Thất giác chi gồm có:  Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi, Hỉ giác chi, Khinh an giác chi, Định giác chi, và Xả giác chi.  

          1-7: Niệm Giác Chi: Là yếu tố đầu tiên cần phải khởi lên và tu tập viên mãn mới đưa đến giác ngộ. Niệm Giác Chi này chính là Chánh Niệm trên lộ trình tu tập pháp Bát Chánh Đạo. Chánh niệm thực hành cần có bốn: Niệm Thân là nhớ đến chú tâm quan sát các cảm giác nơi thân. Niệm Thọ là nhớ đến chú tâm quan sát nơi thọ. Niệm Tâm là nhớ đến chú tâm quan sát nơi tâm. Niệm Pháp là nhớ đến chú tâm quan sát nơi pháp.

          Tu tập Chánh niệm hay Niệm Giác Chi là rèn luyện tâm từ thói quen vọng động tham sân si nhiều lậu hoặc đã ăn sâu từ vô thủy…  nay có thói quen mới tĩnh lặng với cái Biết Không Lời.

           2-7: Trạch pháp giác chi: Khi thành tựu Niệm Giác Chi, nghĩa là Niệm Giác đã đầy đủ rồi, thì hành giả có sự phân biệt tư duy, suy lường pháp môn nào thiện, pháp môn nào bất thiện, pháp môn nào đưa đến giải thoát. Sự quan sát thông tuệ này được xem là huệ căn, huệ lực. Một sự chọn lựa đến chỗ cuối cùng không còn sự chọn lựa nào khác. Điều này có nghĩa là hành giả đã thông đạt tất cả pháp môn và chọn ra được một pháp môn thích hợp với căn cơ của mình để hạ thủ công phu. Sự chọn lựa theo Chánh kiến này  gọi là Trạch Pháp Giác Chi.

          3-7: Tinh tấn giác chi: Khi đã chọn lựa pháp môn tu tập rồi thì nỗ lực tinh tấn hành trì. Tinh tấn trong bốn oai nghi, dùng phương pháp Tứ Chánh cần để tu tập. Đó là ngăn ngừa ác tâm không để nó sinh khởi và chấm dứt ác tâm nào đã lỡ sinh khởi. Cố gắng phát khởi các thiện tâm và duy trì các thiện tâm đó. Khi Niệm Giác Chi (Chánh Niệm) có mặt liên tục trên đối tượng là hành giả có đủ bốn yếu tố Chánh Cần. Sự nỗ lực tinh tấn trong lúc hành thiền đòi hỏi hành giả sự khéo léo điều chỉnh để quân bình trạng thái tâm, không quá nhiều nỗ lực cũng không quá ít. Tinh tấn quá sức khiến tâm dao động ra khỏi đề mục tu tập. Còn như tinh tấn quá ít hay lơ là  khiến tâm dật vờ buồn ngủ.

          4-7: Hỷ Giác Chi: Khi Tinh tấn tu tập, dẹp được tham sân si là những pháp bất thiện thì có niềm hân hoan hớn hở trong tâm tự khởi lên. Đức Phật từng kể lại kết quả khi đạt sơ thiền, tâm của Ngài tràn đầy hỷ lạc. Hỷ lạc này là do Ngài “ly dục, ly bất thiện pháp” mà sinh. Khi đạt được những tầng thiền cao hơn thì hỷ lạc gia tăng thấm đẫm cả thân tâm. Sự hân hoan hỷ lạc của hành giả lúc này gọi là Hỷ Giác Chi.

           5.7: Khinh An Giác Chi:  Nhờ tinh tấn tu tập loại trừ các ác pháp tham, sân, si. Hành giả nhập vào sơ thiền có tầm có tứ. Nhờ duyên này mà các pháp khác cũng yên lặng, đó gọi là trạng thái thuận khinh an ở mức độ thứ nhất. Hành giả tiếp tục tinh tấn công phu, Ngôn hành, Ý hành trong tâm vắng bặt, hành giả thể nhập nhị thiền, tầm tứ yên lặng gia tăng mức độ khinh an thứ hai. Và cứ thế mức độ hỷ lạc và khinh an mỗi lúc gia tăng nhiều hơn. Đến khi hơi thở ngưng từng chập, trong kinh gọi là “tịnh tức” thì thân tâm của hành giả khinh an đến mức tối diệu, không có khinh an nào khác vượt qua nó. Đó gọi là Khinh An Giác Chi.

             6.7: Định giác chi:  Hành giả lần lượt trải nghiệm qua bốn tầng thiền định: Sơ định, Nhị định, Tam định, Tứ định.  Đạt được tứ định, tâm hành giả hoàn toàn định tĩnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không vui, không buồn, không hạnh phúc cũng không khổ đau nghĩa là Tâm được giải thoát, được hoàn toàn tự do không dính mắc với bất kỳ tướng trạng nào. Tâm lúc bấy  giờ là Tâm Vô lậu, là an trụ tâm. Tâm tĩnh lặng trống rỗng với dòng nhận thức biết không lời gọi chung là Định bất động hay Định Giác Chi.

            7.7: Xả giác chi: Tâm định tĩnh, bình thản, tự tại, là tâm giải thoát không hệ lụy với mọi đối tượng. Tất cả mọi pháp đều bình đẳng nên không có gì buông cũng không có gì giữ. Tâm thanh thản, an trú vào tánh tịch tịnh… thì đó gọi là Xả Giác Chi. Tâm Xả rất quan trọng. Hành giả an trú trong tâm Xả khi học pháp môn nào hay làm bất cứ việc gì đều thản nhiên không vướng bận.

          Tóm lại tu tập, duy trì Chánh Niệm, an trú trong tâm Xả qua pháp “Thất Giác Chi” hành giả loại trừ được tham sân si tức ly dục ly bất thiện pháp. Như vậy các lậu hoặc do tu tập được diệt trừ.

       

KẾT LUẬN

          Tập khí, lậu hoặc là nguồn gốc tạo Nghiệp chịu cảnh Sanh, Già, Bệnh, Chết tức luân hồi sanh tử. Ngoài ra, còn những thứ khác tiềm ẩn trong tâm của chúng sanh đó là Kiết sử, Tùy miên cũng là bà con dòng họ của lậu hoặc.

         Vì lậu hoặc là nguyên nhân gây khổ đau phiền não không phải chỉ một đời hiện tại, mà nó còn là nhân tố khiến chúng sanh phải chịu trầm luân khổ lụy trong nhiều đời nhiều kiếp vị lai. Những ai tỉnh ngộ muốn được giải phóng ra khỏi ngục tù sanh tử thì mới tìm cách tu tập. Còn đa phần chúng sanh mải mê ngụp lặn hưởng thụ ái dục, tạo vô số nghiệp lành hay nghiệp dữ. Nghiệp cũng là tên gọi khác của lậu hoặc.

        Đức Phật là bậc đại giác ngộ, đã thực chứng trên thân và tâm, đã tìm ra con đường giải thoát. Nhưng trước đó, Ngài cũng chỉ là một con người bình thường phải chịu cảnh “bị sanh, bị già, bị chết” như bao nhiêu chúng sanh khác.  Vì muốn thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn “sanh, già, bệnh, chết” , Đức Phật đã từ bỏ ngai vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con xinh…  xuất gia tìm đạo giải thoát cho mình và cho chúng sanh.  Trải qua nhiều gian lao thử thách, Ngài đã thanh lọc được “hồ nước đục” thành “hồ nước trong”, và sau cùng chứng được “cái vô sanh”. Đã vô sanh thì không có già, không có chết. Không chết nghĩa là “bất tử”.

          Muốn trở thành con người bất tử, Đức Phật dạy phải tận diệt lậu hoặc. Và Ngài đã đưa ra nhiều phương pháp tu tập, trong số đó có bài kinh “Tất Cả Các Lậu Hoặc”. Bài kinh này có ghi lại bảy pháp tu diệt trừ các lậu hoặc. Mặc dù Đức Thế Tôn giảng cho các vị  tỳ-kheo, nhưng là cư sĩ chúng ta cũng có thể áp dụng được.

        Riêng về pháp thứ bảy, là pháp “tu tập diệt lậu hoặc”, Đức Phật dạy chúng ta thực hành “Thất Giác Chi”. Như đã trình bày ở trên “Thất giác chi” gồm bảy chi phần: Niệm Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi, Tinh Tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Khinh (an) Giác Chi, Định Giác Chi, Xả Giác Chi.

        Sau khi tìm hiểu ý nghĩa của bảy chi này. Chúng ta thấy có hai luận hướng, hai cái nhìn. Một cái nhìn thuộc về “bản thể luận” và cái nhìn thuộc về “hiện tượng luận”.

        - Về mặt hiện tượng luận, thì bảy chi có sự khác biệt về ý nghĩa, nên hành giả phải tu tập từng pháp và thành tựu theo thứ tự thời gian .

        - Về mặt bản thể luận, thì ngay trong Chánh Niệm (Niệm Giác Chi) đã có sáu chi kia rồi.  Vì nếu thiếu Trạch Pháp Giác Chi thì sẽ không có Chánh Niệm. Nếu thiếu Tinh Tấn Giác Chi cũng không đạt được Chánh Niệm. Nếu thiếu Hỷ Giác Chi hay Khinh An Giác Chi cũng không có Chánh Niệm. Nếu không có Định hay không có Xả Giác Chi thì không có Chánh Niệm - Ngược lại nếu không đạt được Chánh Niệm thì các chi kia cũng không xuất hiện. Như vậy nếu hành giả thành tựu một giác chi nào trong số bảy giác chi thì cũng có nghĩa là hành giả đã thành tựu luôn bảy giác chi. Đây là sự liên hệ giữa các pháp với nhau về mặt duyên khởi theo bản thể luận.

         Về câu hỏi: “Làm thế nào để đoạn trừ các lậu hoặc ?” . Thực ra có nhiều pháp. Pháp “Thất Giác Chi” là pháp nằm trong số 37 pháp (trợ đạo) mà Đức Thế Tôn đã giảng dạy. Nhưng nhìn chung thì các pháp tu tập đều nằm trong tam lậu học: Giới-Định-Huệ.

         Bài viết về “các pháp đoạn trừ các lậu hoặc” chỉ được soạn ở mức độ căn bản cho những ai mới bước vào cửa đạo, nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kính thỉnh chư tôn đức từ bi giảng dạy thêm.

        Trong thời gian đại dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành. Kính cầu nguyện bình an đến với tất cả mọi người. Khi ra khỏi nhà xin nhắc quý vị nhớ mang khẩu trang và ráng giữ khoảng cách 2 mét (social distancing). Về nhà nhớ rửa tay và thoa alcohol-aloe vera thật kỷ để tránh bị lây lan.

 

                                 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

                                                THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

                                                 12-6-2020

                                               (Chân Tâm thiền đường)

 

28 Tháng Tám 2015(Xem: 17820)
Liệu Đế quốc Trung Cộng có "may mắn" thoát được số phận tan vỡ ra từng mảnh hay không và phe nào sẽ thắng thế trong cuộc tranh chấp quyền lực đẩm máu ?
07 Tháng Ba 2015(Xem: 43107)
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19566)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27121)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22141)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29693)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38134)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36580)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30701)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 21888)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39023)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16306)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39748)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14119)
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50602)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 28974)
Có nhiều hình thức phản biện lại một xã hội tùy theo hoàn cảnh mỗi người và tùy hoàn cảnh xã hội và ngày nay tùy thuộc vào tình hình thế giới nói chung.
30 Tháng Tư 2013(Xem: 31480)
Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực
19 Tháng Tư 2013(Xem: 90840)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70210)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
29 Tháng Ba 2013(Xem: 95988)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103046)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 139615)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154132)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120668)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159788)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 148966)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 164955)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 157836)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160156)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
04 Tháng Năm 2012(Xem: 168729)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 164147)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
23 Tháng Tư 2012(Xem: 27686)
Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42714)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 43962)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
15 Tháng Tám 2010(Xem: 39333)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30100)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43146)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87091)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97387)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67256)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93209)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32527)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78008)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 74489)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39200)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39594)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47045)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46226)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
01 Tháng Mười Một 2008(Xem: 146927)
Ngô Quyền ( chữ Hán : 吳權 ; 898 – 944 ) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô . Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng,
26 Tháng Năm 2008(Xem: 23389)
Nếu không tính nền giáo dục duới thời phong kiến thì Truờng tiểu học Nguyễn Du, Truờng trung học Ngô Quyền, Truờng bá nghệ Biên Hòa là những ngôi truờng đầu tiên trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.