Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi - Kỷ niệm 30 năm ngày Bức Tường Berlin "sụp đỗ":

07 Tháng Mười Một 201910:30 CH(Xem: 6849)
Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi - Kỷ niệm 30 năm ngày Bức Tường Berlin "sụp đỗ":

 

           Biên khảo 

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

         07 Tháng 11, 2019

 

Kỷ niệm 30 năm ngày Bức Tường Berlin "sụp đỗ":

Một biến cố "đặc biệt" nhứt trong lịch sử?

 

image001

 

Cách nay đúng 30 năm, Bức Tường Berlin "sụp đỗ" vào ngày thứ năm mùng 9 tháng 11 năm 1989. Biến cố này đã được nhiều nhân vật lãnh đạo Tây Phương - chẳng hạn như Cố Thủ Tướng Đức Kohl, Cựu Tổng Thống Ba Lan Walesa, Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Clinton.... - đánh giá xem như biến cố quan trọng nhứt trong thế kỷ 20.

Nhưng thực sự nếu xét kỷ thì sẽ thấy biến cố này với những hậu quả tiếp nối bao gồm nhiều điểm "đặc biệt" có một không hai trong lịch sử nhân loại.

 

I/  Bức Tường Berlin với công trình xây cất quá "đặc biệt"

 

Trong lịch sử nhân loại chỉ có 2 bức tường được xây cất quá "đặc biệt” và nổi tiếng ai cũng biết. Đó là:

 

1/ Bức tường vạn dặm (Vạn Lý Trường Thành) của Trung Hoa được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu  với chiều dài kỷ lục 21.196 cây số.

 

2/  Bức Tường Berlin (tiếng Đức: Berliner Mauer) được xây dựng bằng bê tông cốt sắt vào ngày 13 tháng 8 năm 1961 với chiều dài 155 cây số bao bọc chung quanh thành phố Tây Berlin. Chỉ trong thời gian kỷ lục chưa đầy một tuần lễ thì Bức Tường Berlin đã được xây xong. Bức tường này được chánh quyền Đông Đức gọi là "Bức tường bảo vệ chống phát xít" (tiếng Đức: Antifaschistischer Schutzwall) và được phía Thế giới Tự do mệnh danh là "Bức tường ô nhục".

 

II/  Bức Tường Berlin "sụp đỗ" tạo cuộc cách mạng ôn hoà “đặc biệt” nhứt

 

Đây là điểm đặc biệt nhứt của biến cố này là đã tạo ra một cuộc cách mạng có tầm quan trọng  nhứt lịch sữ mà không cần giết chóc đẫm máu như trong quá khứ. Thực vậy ngay cuộc cách mạng Pháp vào năm 1789 thường được ca tụng nhất thì nhìn lại biết bao nhiêu người đã bị giết chết chặt đầu một cách tàn nhẫn.

Đây cũng là một cuộc cách mạng vĩ đại nhứt vì lật đỗ cả một khuynh hướng chính trị độc tài kiểm soát trên 60 % dân số và đất đai trên thế giới mà trong lịch sử chưa hề thấy.

Một cuộc nổi dậy không có bạo lực được mệnh danh là một cuộc cách mạng hòa bình (tiếng Đức: friedliche Revolution). Ở Đông Âu và Đông Đức, dân chúng đã xuống đường liên tục hàng triệu người và phản đối chánh quyền. Họ muốn tự do ngôn luận, tự do ứng cử & bầu cử và tự do xuất ngoại du lịch đến các quốc gia Tây Phương. Cuộc cách mạng hòa bình đã thành công, bởi vì có Bức tường Berlin "sụp đỗ" vào ngày mùng 9 tháng 11 năm 1989.

 

III/  Những chuyện ly kỳ & bí ẩn “đặc biệt” về Bức tường Berlin "sụp đỗ"

 

Thực ra có rất nhiều chuyện ly kỳ & bí ẩn bao trùm chung quanh về chuyện Bức tường Berlin "sụp đỗ". Chẳng hạn:

 

1/ Thực sự Bức tường Berlin có "sụp đỗ"  vào ngày 09.11.1989 hay không?

 

Tin tức ngày hôm đó không hề nói là "bức tường sụp đỗ" (tiếng Đức: Mauerfall) mà là "mở cửa biên giới" (tiếng Đức: Grenzoeffnung). Bởi vì thực sự Bức Tường Berlin trong ngày đó không bị bị bạo lực phá sụp đỗ. Lính biên phòng Đông Đức được lịnh cho mở cửa bức tường để dân chúng từ Đông Berlin tràn túa qua Tây Berlin đi chơi cho thỏa lòng tò mò và sau đó đều trở về lại. Đây là một đặc điểm ly kỳ đặc biệt của cuộc cách mạnh hi hữu này: rất ôn hòa (không đỗ một giọt máu nào). Vì vậy lúc đó phía Tây Đức cũng đã kêu gọi dân chúng Đông Đức tuyệt đối không nên hành động khiêu khích, để tránh chính quyền Đông Đức muợn cớ dùng quân đội và xe tăng đàn áp, như tương tự đã xảy ra vào năm 1953 tại Đông Bá Linh, năm 1956 tại Hung Gia Lợi , năm 1968 tại Tiệp Khắc và năm 1989 tại Thiên An Môn. Thực ra mãi sau này, Đông Đức có một chính phủ dân chủ qua cuộc bầu cử dân chủ vào ngày 18.3.1990, Bức Tường Bá Linh mới thực sự bị phá sụp đỗ.

 

2/ Nước Đức được tái thống nhứt ngay sau đó?

 

Dư luận nói chung không rành về diễn tiến thời cuộc đã lầm lẫn cho rằng Bức Tường Berlin sụp đỗ có nghĩa là nước Đức được thống nhứt ngay sau đó. Thực ra mãi gần một năm sau, nước Đức qua nhiều lần đàm phán gay go giữa Tứ Cường (bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô) và Tây & Đông Đức mới đạt được thỏa thuận tái thống nhứt. Hai bên Tây Đức và Đông Đức nghĩ ra một giải pháp tuyệt vời tránh mọi khó khăn khi phải thành lập một quốc gia mới. Đó là tất cả các tiểu bang ở Đông Đức xin gia nhập vào Công Hòa Liên Bang Đức (Tây Đức). Ngày tái thống nhứt là ngày 3.10.1990.

 

3/ Tại sao nước Đức không chọn ngày 9 tháng 11 làm ngày tái thống nhứt & làm ngày Quốc Khánh?

 

Nếu bình thường thì chắc chắn ngày Bức Tường Berlin sụp đỗ vào mùng 9 tháng 11 phải chọn làm thời điểm tái thống nhứt và trở nên ngày Quốc Khánh của nước Đức. Nhưng khổ nỗi đúng ngày này vào năm 1938 (9.11.1938) xảy ra một tội ác làm cho dân tộc Đức phải xấu hổ. Đó là ngày mà chế độ độc tài Đức Quốc Xã của Hitler ban đêm đồng loạt ra tay càn quét đập phá toàn thể các giáo đường và các cơ sở thương mại Do Thái trên toàn quốc. Biến cố lịch sử đó được gọi thi vị là "đêm thủy tinh" (ngụ ý là các cửa kính thủy tinh bị đập vỡ, tiếng Đức: Kristallnacht) . Nước Đức bị mặc cảm tội lỗi giết hàng triệu dân Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã, nên họ tránh không chọn ngày này tái thống nhứt và làm ngày quốc khánh. Vì vậy ngày 9 tháng 11 không phải là ngày nghỉ lễ của nước Đức.

 

IV /   Lý do nào khiến Bức tường Berlin bị "sụp đỗ"?

 

Vào ngày 19.01.1989 trước quan khách tại Đông Berlin, lãnh tụ Đông Đức Erich Honecker đã tin tưởng khẳng định rằng Bức Tường Berlin và Đông Đưc sẽ còn tồn tại cả 100 năm nữa. Thực tế cho thấy chỉ gần 10 tháng sau đó Bức tường Berlin bị "sụp đỗ".

Giống như bao nhiêu biến cố lịch sử trong quá khứ luôn luôn có nguyên nhân chính & phụ và đồng thời có “ngòi nổ” đã khiến phải xảy ra.

 

1/ Nguyên nhân chính & phụ

 

Thông thường một nước bị mất thì luôn luôn có nguyên do chính từ khả năng lãnh đạo của 2 phía đối đầu nhau.

 

a/ Cấp lãnh đạo Liên Sô dưới quyền lãnh tụ Gorbachev đã hành động sai lầm

 

- Lý do then chốt này được tiết lộ qua Cựu Thủ Tướng Tây Đức Helmut Kohl vào năm 2014 cho biết không phải những cuộc biểu tình phản kháng rầm rộ với hàng triệu người đã gây ra biến cố quan trọng này. Yếu tố then chốt nhứt: chính là đường lối & chính sách của nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev. Ông này đã từ chối trước yêu cầu của một số nhà độc tài Đông Âu: không cho xe tăng ra đàn áp các cuộc biểu tình phản kháng. Nên nhớ rằng trong quá khứ đã có nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng, điển hình nhứt tại Đông Đức (1953), tại Hung Gia Lợi (1956), tại Tiệp Khắc (1968) tại Thiên An Môn Bắc Kinh (1989) với cả hàng triệu người tham dự, nhưng khi chính quyền dùng xe tăng đàn áp dã man thì dân chúng với tay không đành phải chịu thua.

Chính quyết định không cho xe tăng ra đàn áp khiến không gây đỗ máu. Cuối cùng các lực lượng cs phản tỉnh thắng thế nắm quyền lãnh đạo tại Đông Âu và cho thực hiện bầu cử tự do để khởi đầu thiết lập chế độ dân chủ thực sự.

 

image003

 

- Bên cạnh đó bà Raisa Gorbachev là một Đệ Nhất Phu Nhân đặc biệt của Liên Xô, bởi vì khác hẳn với những người tiền nhiệm. Bà là một người đầu tiên tốt nghiệp cấp đại học, có nhân sinh quan phóng khoáng và thường theo chồng đi khắp nơi, vì vậy chắc chắn có ảnh hưởng đến quyết định chính trị của ông Gorbachev.

 

image006

 

Vào năm 1983 vợ chồng ông Gorbachev qua Canada gặp Thủ Tướng Trudeau và vào năm sau qua London gặp Nữ Thủ Tướng Thatcher. Bà này là lảnh tụ Tây Phương đầu tiên đã nhận thấy sự phóng khoáng khác thường của ông bà Gorbachev, nên đã khuyên Tổng Thống Reagan đừng quá thành kiến nghi ngờ ông này (nguyên văn: "I like Mr. Gorbachev. We can do business together“) .

 

Xem: https://www.margaretthatcher.org/document/105592

 

Riêng bà Gorbachev qua những chuyến du hành ở các xứ Âu Mỹ thấy đời sống dân chúng ở đó quá sung túc so với quê nhà nên có lẽ đã thúc đẩy chồng cải cách Liên Xô để được như vậy.

Tóm lại, trong dòng lịch sử đã cho thấy vợ con gia đình rất ảnh hưởng đến quyết định của các lãnh tụ. Rất nhiều khúc quanh lịch sử nhân loại xảy ra do bóng dáng của giai nhân, thì biến cố Bức Tường Bá Linh sụp đỗ dẫn tới tan vỡ Liên Bang Xô Viết biết đâu bà Raisa Gorbachev cũng can dự phần nào đó.

 

b/ Cấp lãnh đạo Hoa Kỳ dưới quyền TT Reagan có khả năng giỏi hơn

 

image007

 

 

Việt Nam chúng ta có một nhân tài là Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy - một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, nổi tiếng với bài nhận định thời cuộc đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ - đã tiên đoán trình bày trong tác phẩm "Perestroika" (viết bằng Anh ngữ , dày 402 trang với trên 200 dẩn chứng tài liệu) cho rằng ông Gorbachev phải cởi mở thay đổi chính sách cai trị để đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Reagan đang leo thang võ trang quân sự, điển hình là kế hoạch phòng thủ chống hỏa tiển SDI (Strategic Defense Initiative).

Chỉ trong lúc đi thuyết trình cho đồng bào Việt Nam, Giáo sư Huy mới đưa một cái nhìn độc đáo rằng dân Nga có truyền thống chơi cờ vua (Chess) nên có thói quen suy nghĩ đa nghi nhiều, còn dân Mỹ thích chơi bài phé (Poker) nên thường phải "tháu cáy" với cây bài xấu nhưng vẫn có thể "tố" cho địch thủ bỏ chạy.

Theo Giáo sư Huy thì Tổng Thống Hoa Kỳ Reagan đã dùng kế hoạch SDI để "hù" Tổng Bí Thư Liên Xô Gorbachev đa nghi bắt phải cải tổ nền tảng để có đủ thực lực đương đầu lại. Quả nhiên ông Gorbachev xúc tiến cải tổ, trước hết về kinh tế (Perestroika) , sau đó về chính trị (Glasnost ).

Nhưng chính vì cải tổ chính trị khiến làn sóng đòi hỏi tự do dân chủ dâng cao kiểm soát không nổi và vuột ra khỏi tầm tay. Bức Tường Bá Linh sụp đỗ, Đông Âu thoát khỏi sự chi phối của Mạc Tư Khoa và Liên Xô tan rả vào ngày 25.12.1991 là hậu quả tất nhiên đó. Chính vì vậy, ông Gorbachev ở hải ngoại được vinh danh là nhân vật có công với cuộc cách mạng dân chủ hóa Đông Âu, nhưng ở trong nước thì trái lại không có chút uy tín gì, vì bị chỉ trích là không có khả năng lảnh đạo làm Liên Xô tan vỡ và nước Nga không còn sức mạnh gì trên bàn cờ thế giới.

Cái nhìn độc đáo của Giáo sư Huy được chứng thực là kế hoạch SDI của Mỹ sau đó được âm thầm hủy bỏ khi mục tiêu đã gạt được Liên Xô.

 

Xem: http://www.dslamvien.com/2019/07/giao-su-nguyen-ngoc-huy-mot-cuoc-doi.html

 

2/ “ Ngòi nổ” đã khiến cuộc cách mạng phải xảy ra.

 

Được tiết lộ qua lảnh tụ Đông Đức - ông Honecker - trong cuộc phỏng vấn báo chí đã tố cáo đích danh Hoàng Thân Otto von Habsburg là người khởi đầu gây làn sóng tị nạn khiến chế độ Đông Đức phải sụp đổ.

 

Câu chuyện xảy ra ly kỳ như sau:

Hoàng Thân Otto von Habsburg - một dân biểu quốc hội Âu Châu thuộc đảng Thiên Chúa Giáo Xã Hội CSU - thấy chính quyền Hung Gia Lợi (Hungary) vào ngày 27.06.1989 quyết định mở cửa biên giới cho dân chúng tự do đi lại với nước Áo nên đã có sáng kiến tổ chức một buổi picnic lớn tại biên giới Áo & Hung Gia Lợi vào ngày 19.8.1989 .

 

image009

 

Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/Pan-European_Picnic

 

Trước đó ban tổ chức đã cho tung truyền đơn đến dân chúng Đông Đức đang nghỉ hè tại Hung Gia Lợi về cơ hội hiếm có "vượt biên" . Kết quả có 661 người dân Đông Đức đến và bỏ chạy qua biên giới xin tị nạn chính trị. Sự kiện này gây rúng động trong dư luận dân Đông Đức ở trong nước cũng như đang nghỉ hè tại Đông Âu và họ ồ ạt kéo qua Hung Gia Lợi để vượt qua biên giới Áo & Hung Gia Lợi đến Tây Đức. Thành ra dân Đông Đức thấy chuyện “vượt biên” đi tìm tự do quá dễ dàng nên họ ào ạt kéo nhau ra đi và khiến Bức tường Berlin trở thành vô hiệu quả và vô giá trị nên cuối cùng cấp lãnh đạo Đông Đức phải ra quyết định "mở cửa biên giới" cho dân chúng tự do xuất ngoại du lịch qua các quốc gia Tây Phương.

Điều đáng nói, Hoàng Thân Otto von Habsburg là một nhân vật có tấm lòng với VN chúng ta vì đã tình nguyện gia nhập làm Ủy Viên Danh Dự của Ủy Ban Quốc Yểm Trợ VN Tự Do (được Giáo sư Huy thành lập vào năm 1986).

 

V / Kết luận

 

Kỷ niệm 30 năm ngày Bức Tường Berlin “sụp đỗ” kỳ này khiến dư luận liên tưởng đến những cuộc biểu tình hàng triệu người đòi hỏi tự do dân chủ tại Hồng Kông.

 

Tại sao vậy?

Bởi lẽ cả hai nơi đều có những điểm căn bản giống nhau:

 

1) Thành phố Berlin tự do với khoảng 4 triệu dân nằm giữa xứ Đông Đức đã trở thành tử huyệt của Đế quốc Liên sô. Quả thực vậy cách đây đúng 30 năm vào ngày 9/11/1989 Bức Tường Ô Nhục Berlin “sụp đỗ” kéo theo sự tan rã của Liên Sô và khiến cả vùng Đông Âu được tự do.

 

2) Hồng Kông với khoảng 7 triệu dân được quy định sống tự do ngay trong Đế quốc Trung Cộng nên có thể giống như Berlin sẽ trở thành tử huyệt của Trung Cộng trong tương lai.

Điều này chính Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy từng xác định trên loạt bài bình luận nổi tiếng “Tình Hình Thế Giới Trong Tháng Vừa Qua“ trên báo chí VN tại hải ngoại như nguyệt san Tự Do Dân Bản vào năm 1984 với ví dụ cụ thể cho rằng Trung Cộng lấy Hồng Kông giống như trong tác phẩm Tây Du Ký có chuyện Bà Là Sát nuốt Tôn Ngộ Không vào bụng nên bị “quậy” quá trời khiến cuối cùng phải chịu thua.

 

Khi Giáo sư Huy qua đời năm 1990 thì chúng tôi đã tiếp tục góp sức viết bài “ Tình Hình Thế Giới Trong Tháng Vừa Qua “ cho nguyệt san Tự Do Dân Bản khoảng 5 năm nên có chút kiến thức về thời cuộc và nhận thấy có lẽ cuộc phản kháng Hồng Kông kỳ này có thể làm Trung Cộng điêu đứng vì có nhiều điểm tương đồng với thành phố Berlin. Nhứt là được chánh phủ và quốc hội Mỹ đã lên tiếng công khai “bảo vệ” để khỏi bị đàn áp như thường xảy ra trong Trung Hoa lục địa.

 

Quả vậy cho đến nay đã kéo dài đúng 5 tháng mà Trung Cộng không làm gì được Phong Trào Dân Chủ Hồng Kông. Trái lại chính sự phản kháng này đã làm “mất mặt” Trung Cộng và cho thế giới thấy rõ bộ mặt thực độc tài & tàn ác của Bắc Kinh.

 

Biết đâu Trung Cộng quá tàn ác mất lòng Trời và lòng Dân như Liên Sô nên lịch sử thế giới có thể tái diễn lại và Hồng Kông chính là “ngòi nổ” làm sụp đỗ Đế Quốc Trung Cộng.

 

 

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

24 Tháng Giêng 2015(Xem: 26711)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21849)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29395)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
11 Tháng Chín 2014(Xem: 37662)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36065)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30137)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 21719)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 38743)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16146)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39254)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 13989)
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50188)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 28508)
Có nhiều hình thức phản biện lại một xã hội tùy theo hoàn cảnh mỗi người và tùy hoàn cảnh xã hội và ngày nay tùy thuộc vào tình hình thế giới nói chung.
30 Tháng Tư 2013(Xem: 31283)
Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực
19 Tháng Tư 2013(Xem: 90309)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
06 Tháng Tư 2013(Xem: 69723)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
29 Tháng Ba 2013(Xem: 95332)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
22 Tháng Ba 2013(Xem: 102565)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 138857)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 153539)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120080)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159112)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 148331)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 164304)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 157179)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 159605)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
04 Tháng Năm 2012(Xem: 168036)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 163490)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
23 Tháng Tư 2012(Xem: 27591)
Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42330)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 43633)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
15 Tháng Tám 2010(Xem: 38821)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
28 Tháng Năm 2010(Xem: 29988)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 42764)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 86566)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 96923)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 66760)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 92549)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32295)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 77575)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 74207)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 38913)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39183)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 46755)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 45830)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
01 Tháng Mười Một 2008(Xem: 146731)
Ngô Quyền ( chữ Hán : 吳權 ; 898 – 944 ) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô . Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng,
26 Tháng Năm 2008(Xem: 23309)
Nếu không tính nền giáo dục duới thời phong kiến thì Truờng tiểu học Nguyễn Du, Truờng trung học Ngô Quyền, Truờng bá nghệ Biên Hòa là những ngôi truờng đầu tiên trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.