Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - NẾP SỐNG ĐẠO MỘT THỜI II (3)

17 Tháng Mười Hai 201811:59 CH(Xem: 9585)
GS. Nguyễn Văn Lục - NẾP SỐNG ĐẠO MỘT THỜI II (3)
Nếp sống đạo một thời II (3)

Trong nếp sống của xứ đạo, ngoài tiếng chuông nhà thờ để lại ấn tượng lớn trong tôi, còn lại là những phiên chợ. Đối với tôi thì không phải là phiên chợ mà là những ngày hội. Đời sống dân làng, các nguồn vui vốn hiếm hoi nên các phiên chợ trở thành như một thứ hội làng. Đúng như tâm trạng của Nguyễn Khuyến ở trên. Các phiên chợ bù đắp cho cả dân làng những buổi họp mặt mang tính xã thôn, tình nghĩa xóm làng. Mẹ tôi hẳn là một người vui nhất trong các ngày phiên chợ này. Bà đon đả mời chào, miệng cười tươi, chào hỏi hết người này người kia. Và tôi nhận ra, dân làng đều tỏ ra quý mến và đon đả khi gặp bà. Tôi không nhận ra rõ, chắc đôi phần có những người hỏi thăm về cậu con trai lớn trong nhà, mẹ tôi đã nói những gì? Một chút hãnh diện, một chút bộc lộ, phô trương không dấu được phần lộ liễu chăng? Cứ cho là có đi. Những sự lộ liễu ấy, tôi không hề thấy thầy tôi bầy tỏ công khai và rõ ràng bao giờ.

Phần mẹ tôi, một người đàn bà nhà quê, mù chữ cách bộc lộ tình thương dồn vào sự chăm sóc, ăn uống tỉ mỉ cho con trai của bà và ngay cả cho các bạn bè của con trai bà nữa.

Các món ăn mà anh tôi thích mẹ tôi rành lắm. Chẳng hạn như món nhộng rang vừa lấy ra khỏi suốt. Hay món cá rô rang muối ăn với cơm nếp. Hay món cháo cá quả. Nhất là món gỏi cá mè. Món này cầu kỳ nên cần đến các anh con nhà bác, lưới cá ở đầm sau nhà và cần rất nhiều các loại lá ăn kèm tạo ra các vị chua, ngọt, chát, cay của ớt, cay của gừng, cay của giềng. Khi về Việt Nam, tôi cũng tìm lại ăn những món này.

Anh Thông tôi lại có tính hiếu khách, chiều bạn. Mỗi kỳ nghỉ hè, anh thường kéo một số bạn bè về nghỉ, có khi đến mười mấy, hai mươi người. Ở chừng một tuần, hai tuần, có người ở cả tháng. Và anh bày ra nhiều trò lắm: Kéo nhau đi picnic, có khi đi xe đạp thăm viếng cảnh Chùa Hương, coi động Hương Tích, rồi mang theo lều đi cắm trại. Có khi rủ nhau đi Đồ Sơn tắm biển. Có khi rủ nhau đi gặt hái thuê cho một gia đình tá điền nghèo, neo đơn — rất ít người và không có khả năng lao động, nên không biết trông cậy, nương tựa vào ai giúp đỡ người già yếu. Anh tôi và nhóm bạn vừa đi, vừa hát, vừa la lối um sùm. Nhiều người trong bọn họ chưa bao giờ biết cầm một cái liềm nên vụng về. Muốn cắt lúa thì tay phải cầm liềm, tay trái quơ vòng ra phía trước phía trên gốc giạ chừng gang bàn tay. Khi bó lúa nằm gọn trong bàn tay trái rồi, tay phải cắt lúa rồi gom lại thành từng đống.

Chắc chắn là người ta chưa từng thấy một toán thợ gặt nào lạ lùng như vậy.

Có khi họ bơi lội trước cái đầm sau nhà mà một lần đùa nghịch, té nước, rồi dìm nhau loạn cả lên. Lâu sau, bạn bè mới thấy thiếu thầy Nghĩa. Anh tôi biết có biến, lặn ngụp và lôi được anh lên bờ, suýt chết đuối. Sau này, lớn lên, lúc thầy Nghĩa đã làm cha, cha Nghĩa đã kể cho tôi nghe ơn cứu tử của anh tôi.

Sau này ngồi nghĩ lại, tôi thấy hình như trong đời một cách tình cờ định mệnh, ở những hoàn cảnh éo le hiểm nghèo của cuộc sống thường có mặt anh tôi đúng lúc. Cho đến bây giờ, tôi cũng không cắt nghĩa được điều bí nhiệm ấy. Tôi còn nghe các chị tôi kể, anh tôi từng đỡ đẻ cho một phụ nữ ở ngoài cánh đồng ruộng được mẹ tròn con vuông. Có khi họ ngồi tập hát, rồi hát hò. Có khi vào giúp nhà xứ trong việc tổ chức rước kiệu, hát lễ nhà thờ, dạy giáo lý cho thanh thiếu niên. Tất cả những công việc bề ngoài vui chơi giải trí, nhưng cũng là những tập tành chuẩn bị cho vai trò làm linh mục của anh sau này.

Tuy nhiên, theo tôi hiểu, anh tôi còn thích sinh hoạt hướng đạo. Anh từng xuống Nam Định, chỗ cố Cao ở cả hai tháng dưới đó. Nhiều lúc ở nhà, anh tôi thích mặc một chiếc áo sơ mi cụt tay mầu vàng ngà, bờ vai có hai tua vải như quần áo nhà binh, có đính thêm huy hiệu Hướng đạo. Quần short, màu xanh đậm bằng vải kaki Nam Định nhuộm. Trước ngực đeo tòng teng một cái còi. Thắt lưng luôn luôn có chiếc ca uống nước bằng nhôm. Sau này, khi Việt Minh nổi lên, họ đã giết Cố Cao.

Tai trời ách nước

blank

Đồng Chiêm trũng. Ảnh: Phạm Duy Trưởng

Đã hai ngày rồi, làng Yên Phú nhận những cơn mưa như liên tục bất tạn. Thêm nước lũ tràn về ngập cánh đồng che kín ngọn lúa chìm dưới nước. Làng Yên Phú cũng như làng Đồng Phú, làng Nguyễn là đồng Trũng nên chỉ cấy được một mùa lúa chiêm (mùa lạnh). Những đồng nửa trũng nửa cạn như các làng Chàng, làng Hang, làng Bạc thì cấy được hai mùa cả lúa Chiêm và lúa Mùa.

Nhìn sang cánh đồng Chàng trước đây là ruộng lúa chín vàng ối nay chỉ còn là một biển nước mênh mông chạy dài xa tắp đén tận chân trời. Thỉnh thoảng nhô lên khỏi mặt nước là các mái nhà tranh như những cù lao nổi. Chỉ trong một đêm nay, biên giới thiên nhiên với những con đường ruộng rạch ròi nay không còn nhận ra được. Tất cả là mênh mông, là trắng xóa. Chỗ nào cũng là nước. Nay việc đi lại giữa vùng này với vùng kia phải di chuyển bằng thuyền. Xa xa, đủ các loại thuyền câu, thuyền nan, thuyền thúng đi lại như những lá tre trôi trên mặt nước.

Trên là trời, dưới là nước chụm mặt nhau ở chân trời. Ngồi trên thuyền có thể nhìn thấy cây lúa chín đang nhô lên khỏi mặt nước nghĩ đến ruộng nhà ai gặt trễ. Đến nông nỗi này thì những tiểu nông hay người cấy rẽ thì chết mất. Cây lúa chín không chịu được sức nước, uốn cong xuống chìm trong biển nước. Có nơi nước ngập đến hai thước là thường.

Từ chủ điền đến tiểu nông, đến người tá điền đi làm thuê chỉ mong trời ngớt mưa, có nắng lên là đổ xô ra đồng gặt gấp. Để nữa là lúa sẽ bị úng nước mọc mầm chỉ còn đến nước đổ đi. Chỉ những lúc như thế này mới hiểu hết những nguồn cơn của người dân làm ruộng trong nỗi bất lực trước thiên nhiên, trời đất.

Đến ngày thứ ba trời đã tạnh, trời đã ửng sáng le lói ánh mặt trời. Hy vọng lên theo. Chim chóc ở đau úa ra kiếm ăn. Phải đợi đến xế trưa, nắng mới thật sự nhú lên cao.

blank

Đồng chiêm ngập nước. Nguồn: http://namdinh.tintuc.vn

“Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm.
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.”

Ca dao Việt Nam

Từ trong bờ ruộng, nhiều tốp tá điền, nai nịt kỹ càng ngồi trên thuyền ùa nhau ra cắt lúa. Nước chiều chỗ đến ngang ngực, nhiều chỗ sâu ngập tới cổ. Mỗi làn cắt lúa, họ phải nghiêng đầu qua một bên cho khỏi uống nước, sau đó cắt từng bó lúa để lên thuyền. Bên hông mỗi người thợ gặt phải đeo một ống bằng tre trong đựng mồ hóng trộn với vôi. Mùa ngập nước, đỉa sinh sản từng đàn đưởi theo người để hút máu. Chúng bám vào bắp đùi, miệng đỉa căn sâu vào thịt nếu dùng tay rứt ra không được. Nhưng nếu quét tý vôi trộn mồ hóng dí vào, đỉa nhả ra ngay. Nhiều con hút máu đến bụng căng tròn lẳn như ngón tay rồi tự động rơi xuống nước. Riêng đàn bà con gái phải sắn quần cho thật chặt ở bắp đùi, sau đó dùng lạt tre lát mỏng buộc bên trên chỗ sắn quần cho chặt ở gần bẹn đề ngăn chận đỉa.

Khi thuyền chở đầy lúa thì đẩy vào chân đê quẩy những bó lúa lên để trên mặt đê để đi gặt tiếp.

Bữa trưa hôm đó, gia đình thầy mẹ tôi và anh em chúng tôi đang ăn bữa trưa độ chừng hơn nửa canh giờ thì nghe tiếng kêu ơi ới ngoài đường, phía nhà cô Mến. Không ai bảo ai, cả nhà buông đũa, buông bát chạy về hướng cây Ngọc Lan và căn nhà hai tầng. Bên kia đường cái là cánh đồng ngập nước, đã có vài người đứng chỉ trỏ ra xa thấy vài người đang ngụp lặn. Trời giũa trưa sóng cả, cánh đồng ngập nước làm nhiều người e ngại không dám nhảy xuống cứu.

Anh Thông tôi không nói, không rằng, vội tụt chiếc quần đang mặc, chỉ còn chiếc quần đùi vội phóng xuống nước. Anh tôi cao 1m80. Gần đó, có sẵn chiếc thuyền câu, anh vội dùng sào đẩy ra chỗ mấy người đang gặp nạn. Từng phút, từng phút nhiều người đứng trên bờ mong anh tôi ra cứu ứng kịp. Nhiều người lẩm nhẩm đọc kinh. Lúc này chỉ còn trông vào như một phép lạ Chúa làm mới may ra cứu kịp.

Trong bờ, đã có một tốp thanh niên, theo anh tôi đẩy thuyền ra tiếp cứu. Mấy người đàn bà chết đuối đã chìm lỉm. Ra đến nơi, anh tôi cắm sào cho thuyền khỏi trôi rồi anh tôi nhảy xuống nước lặn mò xác người.

Hồi lâu, anh vớt được một xác người, cố gắng bê lên thuyền. Anh tôi bảo một thanh niên chở người đàn bà đó vào bờ trước. Hai thanh niên còn lại cùng anh tôi mò thêm được hai người nữa. Trong số hai người đàn bà mới vớt được, có một người độ 30 tuổi, có mang chừng 5, 6 tháng.

Từ lúc anh tôi chèo thuyền ra đến lúc vớt được ba xác người đưa vào bờ thời gian chắc cũng được nửa tiếng.

Mọi chuyện xem ra đã quá trễ. Nhiều người đã hô hoán tìm đủ cách, như giốc ngược người chết đuối cho nước chảy ra. Vô ích.

Điều oái ăm là cả ba nạn nhân đều là tá điền của cánh nhà Hậu. Nghĩa tử là nghĩa tận. Họ cũng đã chu đáo cấp ba cỗ áo quan ván mỏn chỉ kịp đóng đinh mà không kịp làm mộng. Nước ngập không có đất chôn nên thầy tôi cho mượn đất vườn, rẻo cao để chôn tạm.

Ngay đêm đó, hai chiếc xe bò chở ba xác chết lăn lọc cọc trên quốc lộ đi thẳng về phía Nam xuống Cống Vọng. Trông như một đám rước chỉ thiếu kèn đám ma. Một nhúm người đi theo, hẳn là bà con với tiếng khóc ỉ ôi lẫn với tiếng kinh cầu của những người hàng xóm xa gần. Chỉ thiếu cánh Nhà Hậu đáng lẽ phải có mặt. Người có đạo trong lúc này chỉ còn biết phó thác mọi chuyện vào trong tay Chúa quan phòng để Chúa lo liệu. Nhưng Chúa lúc này ở đâu nhỉ? Chúa có chứng kiến tất cả cái cảnh thương tâm này của người đàn bà nhà quê khóc đứa con gái mang thai 5 tháng?

Chẳng bao lâu sau, nước tự động rút dần. Vào mỗi buổi chiều, khi mặt trời còn hai ba ngũ. Từ trên bờ đê ánh nắng chiều chỉ còn một dải nắng vạt nhẹ xiên qua những lũy tre roi rớt lại chút nắng cuối cùng. Một người đàn bà nhà quê, áo nâu vá ngồi bó gối hai tay ôm lấy đầu gục xuông ngồi khóc con. Tiếng khóc lúc to lúc nhỏ như oán trách kể lể nỗi oan tình, ‘Ới con ơi.. sao con bỏ mẹ.. mà con đi.’ Tiếng khóc cứ tỉ tê như thế cho đến lúc mặt trời đã lặn lúc nào không hay. Trên đê không còn nhìn rõ bóng người đàn bà nữa. Nhà nhà đã lên đèn.

Bà cứ khóc như thế. Mỗi buổi chiều. Dòng sông có nghe thấy gì không, tiếng khóc cho thân phận dân nghèo mà đời sống như con dun, con dế để cho người ta dẫm đạp, dày xéo. Hay đây chỉ là tiếng thở dài của con người mà thời thế mà vận nước chưa đến nên chưa có cơ may làm người. Sau cùng, chỉ có tiếng con cò bì bụp lặn bắt cá.

Dòng sông có nghe hay không thì không biết. Nhưng tiếng nỉ non ấy hẳn vọng lên lầu hai, nơi ngôi nhà Tây Mến đang ở.

Lời chúc dữ của cố Tế xem ra thiếu linh nghiệm, nhưng xem ra nó còn tệ hại hơn là con gái chửa hoang. Nào ai biết có phải Chúa phạt dân làngYên Phú chăng? Phạt ai không phạt lại nhằm vào những người tá điền bất hạnh này.

Phần tôi, lúc đó chỉ là một cậu bé 5,6 tuổi. Nhưng tôi đã được chứng kiến tất cả cái cảnh này, nay viết lại.

Định mệnh vô tình

Tôi không còn nhớ rõ sau vụ 3 người phụ nữ chết đuối được bao lâu. Nhưng có thể chỉ một vài tuần sau lại xẩy ra một vụ chết người đến không hiểu được. Vụ chết người do xe ô tô cán xẩy ra cách nhà tôi không bao xa, chỉ chừng 100 mét là cùng. Số là thường ngày chỉ có từ một hai chuyến ô tô chạy từ tỉnh về quê qua làng Yên Phú. Xe chạy còn bằng hơi nước nên ngay từ lúc xe chạy đến đầu làng đã nghe tiếng máy nổ inh ỏi rồi. Và cứ mỗi lần, nghe tiếng máy nổ, trẻ con đã úa ra rồi reo hò chạy theo xe một quãng mới thôi. Cảnh đó cứ diễn ra mỗi ngày mà chúng không chán.

Nhưng lần này thì khác. Người ta nhìn thấy một người đàn bà đang quẩy quang gánh đi dọc vệ đường. Khi chiếc xe hàng vừa chạy tới ngang chỗ người đàn bà quẩy gánh thì không biết vì một lý do gì, người đàn bà thay vì né tạt vào lề nhường cho xe đi qua, bà lại nhảy tạt ra phía đường cái và bị bánh xe sau cán chết. Hai thúng đậu nành đổ tung tóe ra đường. Người đàn bà bị bánh xe cán qua người dẹp lép, máu me bê bết chết ngay tức thì. Dân làng túa ra coi đúng bu quanh xác chết không ai nói một lời. Phần đông dân chúng không biết gốc gác về người đàn bà, có thể là người làng bên.

Nhưng cái chết thật tình cờ và gây ngỡ ngàng cho mọi người đến không hiểu được. Nhưng lại như thể có sự sắp xếp để làm thế nào người đàn bà phải đi đúng đến chỗ đó, rồi trong một cử chỉ gần như định mệnh, người đàn bà phải nhảy xô ra đường để chiếc xe hàng chờ tới đúng lúc và cán chết. Định mệnh như một an bài. Mà chỉ một phút trước, không ai nghĩ nó xẩy ra. Và người đàn bà đã chết như một tình cờ. Nhưng đối với người sống thì cái chết đó như một bi kịch.

Người có chút học vấn sẽ nghĩ tới cái mong manh của phận người. Rất có thể anh tôi cũng có cùng một suy nghĩ như vậy. Đời sống con người qua cái chết này mang một thông điệp khá rõ ràng. Kiếp người phù sinh như hoa nở buổi sáng, tối tàn. Nhưng thân phận người như một tạo vật do Chúa dựng nên thì dù một cái tóc trên đầu hoặc một hạt cát ngoài biển, không có nó không được.

Anh tôi hiểu điều đó hơn ai hết. Cuộc sống là mong manh, nhưng lại vô giá. Cho nên chiến tranh, tù đầy, nhà tan cửa nát có cái phi lý cùng cực của nó. Nhưng trên hết vẫn còn lại một điều quan trọng nhất là sự sống vẫn là điều quan trọng nhất bởi vì chết rồi thì còn gì để nói nữa.

Sau những cái chết định mệnh khắt khe này, có thể trong anh tôi có gì đổi khác? Sự đổi khác này không có gì để kiểm chứng được. Chỉ biết rằng thời gian sau này, anh tôi đã có một quyết định khá quan trọng là bỏ nhà, bỏ nhà xứ, bỏ việc học hành ở Hà Nội và tình nguyện vào tu thử tại Đan Viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình để sống tiếp tục đời sống tu trì chiêm nghiệm khắc khổ.

Nhưng việc thử nghiệm này không được bao lâu. Anh tôi đã quay trở lại quê nhà và sau đó lên lại Hà Nội.

Kết luận

Nay tuổi đã vào lúc xế chiều, nhìn lại mình, nhìn lại anh mình cũng như nhìn lại các sinh hoạt xứ đạo miền Bắc, tôi vẫn thấy đó là những năm tháng đẹp và có thể có ý nghĩa nhất cho một đời người. Thật vậy, bây giờ tôi có thể ngồi viết lại, từng chi tiết nhỏ, từng cảm nghĩ, từng sinh hoạt cũng như từng tâm tình của một thời đã qua mà biết rằng nó không bao giờ trở lại như trước nữa. Đã có lần tôi về thăm quê hương, thăm lại Hà Nội. Nhưng tôi có cảm giác như thể tôi là một người khách lạ từ đâu đến. Cái cảm giác lạ lẫm như thể tôi đang sống ở một nơi nào khác chứ không phải nơi chôn rau cắt rốn. Nó mất hẳn sự yên tĩnh của con người và thiên nhiên. Đâu đâu cũng là những tiếng động miên tục trấn áp tất cả. Hiếm hoi mới được nghe tiếng chó sủa, tiếng gà gáy buổi sáng. Đến nếu đất nói được, nếu thiên nhiên biết nói tiếng người, nó sẽ cất lên lời nguyền rủa con người đã để đến nỗi chó phải cụp đuôi, gà tắt tiếng, chim ngưng hót.

Nhìn laị mối quan hệ giữa anh em chúng tôi, tôi thấy thời gian sống chung dưới một mái nhà chẳng được bao lâu, có thể là quá ngắn ngủi so với một đời người. Tôi và anh tôi cùng lắm chỉ gặp nhau vắn vỏi trong vài kỳ nghỉ hè và không hơn một tuần lễ khi anh tôi về ghé qua miền Nam trước khi tình nguyện ra Bắc. Thời gian ấy không đủ để có thể viết về cả một đời anh tôi từ những năm đi du học, rồi biền biệt kẻ ở miền Bắc xa xôi mà không chút hy vọng gì anh em có thể gặp nhau. Vậy mà nay tôi có thể ngồi viết lại được cả một cuộc đời anh tôi. Trong khi có người sống gần gũi trong nhiều năm tháng đến lúc tính sổ đời, thấy chẳng có điều gì để nói.

Anh tôi, trong một ít thư từ trao đổi với gia đình sau 1975, bày tỏ một mặc cảm là anh đã có lỗi khi “không được gần thầy mẹ để chăm sóc và an ủi”.

Tôi linh cảm mẹ tôi thâm cảm rằng ngoài tình mẫu tử do bà bà mang nặng đẻ đau mà những ngày tháng anh tôi sống gần bên gia đình là những ngày hạnh phúc tuyệt vời của bà. Nhưng mặt khác. bà hiểu rằng, cuộc đời của anh tôi đã không thuộc về bà. Phần lớn nhất, bà biết rằng bà sẽ mất con, vì đời con bà đã dành hết cho Chúa rồi. Bà có thể có cảm nghiệm gần gũi với người con mà sau này bà xác tín rằng đời con sẽ còn gặp nhiều lao đao khốn khổ, nhất là khi con bà từ giã gia đình để ra Bắc sau năm 1954.

Sau này, trong những dịp tết nhất trong gia đình, hầu như có đầy đủ mọi người, với bảy người con còn lại quây quần chung quanh mẹ. Nhưng tôi cũng hiểu rằng bảy người con còn lại không thể nào khỏa lấp cho sự trống vắng của anh tôi.

Hình như đây là nỗi đau khốn khổ nhất đời bà mà không có chỗ bù trừ. Mất con, hầu như mất cả cuộc đời còn lại.

© 2018 DCVOnline
(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

28 Tháng Tám 2015(Xem: 17838)
Liệu Đế quốc Trung Cộng có "may mắn" thoát được số phận tan vỡ ra từng mảnh hay không và phe nào sẽ thắng thế trong cuộc tranh chấp quyền lực đẩm máu ?
07 Tháng Ba 2015(Xem: 43212)
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19629)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27178)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22211)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29784)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38208)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36908)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30917)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 21921)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39107)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16322)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39898)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14142)
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50693)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 29044)
Có nhiều hình thức phản biện lại một xã hội tùy theo hoàn cảnh mỗi người và tùy hoàn cảnh xã hội và ngày nay tùy thuộc vào tình hình thế giới nói chung.
30 Tháng Tư 2013(Xem: 31543)
Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực
19 Tháng Tư 2013(Xem: 91013)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70514)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96257)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103448)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 139823)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154227)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120899)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159877)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149113)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 165145)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 157985)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160395)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
04 Tháng Năm 2012(Xem: 168939)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 164350)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
23 Tháng Tư 2012(Xem: 27702)
Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42783)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 44042)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
15 Tháng Tám 2010(Xem: 39422)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30117)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43281)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87335)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97530)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67315)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93318)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32654)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78083)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 74552)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39337)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39754)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47198)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46334)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
01 Tháng Mười Một 2008(Xem: 146974)
Ngô Quyền ( chữ Hán : 吳權 ; 898 – 944 ) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô . Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng,
26 Tháng Năm 2008(Xem: 23408)
Nếu không tính nền giáo dục duới thời phong kiến thì Truờng tiểu học Nguyễn Du, Truờng trung học Ngô Quyền, Truờng bá nghệ Biên Hòa là những ngôi truờng đầu tiên trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.