Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - NẾP SỐNG ĐẠO MỘT THỜI II (2)

01 Tháng Mười Hai 20181:42 SA(Xem: 8187)
GS. Nguyễn Văn Lục - NẾP SỐNG ĐẠO MỘT THỜI II (2)
Nếp sống đạo một thời II (2)

Đến năm 1954, cha Kỷ làm chủ tịch “Ủy Ban Liên Lạc những người công giáo yêu tổ quốc yêu Hòa Bình” – thường gọi tắt là Ủy Ban liên lạc – Nhưng được biết một điều bí ẩn qua lời kể của Lm Trọng sau này

“Khi cha Kỷ gần qua đời, nằm ở bệnh viện Việt Xô, cha Oánh ra làm các phép cho Ngài, còn các cha liên lạc nói ngài không nghe. Một hôm tôi đến, ngài đang nằm quay mặt vào trong, các ông liên lạc đứng ở ngoài hơn chục cha. Tôi đến, các ông liên lạc nói với nhau, ‘Cha Trọng đấy’, ngài nghe thấy và quay ra, bắt tay cười vui vẻ, có lẽ lúc đó ngài đã giã từ liên lạc rồi.”

(Phao lồ Lê ĐắcTrọng, Ibid, trang 502)

Lm Oánh ở đoạn trích dẫn trên cũng là bạn cùng về về miền Bắc với anh tôi.

Những người đã suốt đời theo Việt Minh vì hai chữ lý tưởng rồi lúc cuối cuộc đời cũng biết mình đã lầm đường như Cha Kỷ thật không thiếu.

Cha Trọng có kể một câu chuyện mà tôi muốn nhắc lại như một tấm gương và cũng để kết thúc phần các tu sĩ tham gia chính trị.

Đó là trường hợp cha già Hồng rất năng nổ, đi đâu cũng “tư cách người cách mạng”, đứng thẳng, giơ nắm tay chào, rồi vẫy theo kiểu các nhà cách mệnh lúc đó. Trong các buổi lễ công giáo như lễ các linh hồn, cha già Hồng thường chen vào để mừng luôn thể như mừng ngày lễ Độc Lập tại họ Phúc Lâm. Rồi sau lễ, Ngài ngồi để giáo dân đi qua mặt ngài cũng giơ nắm tay chào. Lúc ấy cha Trọng cũng có mặt trong những buổi lễ đó.

Vậy mà, theo Lm Trọng:

“Hai linh mục Bằng và Hồng kết thúc cuộc đời một cách vất vả. Linh mục Bằng vào đêm 19-12-1946, có thể đã bị trôi sông do Việt Minh, áo thâm dài của ngài nằm đâu đó trước bờ sông Hồng, phía Nam Hà Nội.”

(Phao Lồ Lê Đắc Trọng, Ibid, trang 290-291)

Cha Trọng quá cẩn thận. Còn ai vào đây nữa mà linh mục lại dùng chữ “có thể”.

Những ngày hè tại quê tôi

Nếp sống đạo của người Thiên chúa giáo chan hòa trong mọi sinh hoạt làm ăn, trong lễ nghi cưới hỏi, ma chay, v.v.. Nhưng đối với riêng tôi thì những ngày hè là những ngày vui khó quên. Và không hề biết tới những biến động chính trị sắp xẩy ra trong làng, cho anh tôi và nhiều người khác. Sau này mới nhận ra rằng đây là những kỳ hè cuối cùng mà anh tôi đã về quê nhà trước khi bước vào một định mệnh rời bỏ quê hương đi du học năm 1950.

Kỳ hè này có thể xác định là vào khoảng năm 1944. Đến năm 1946, sau khi cuộc chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, anh tôi một lần nữa, từ Đại chủng viện Xuân Bích Hà Nội, chạy tản cư về quê. Nhưng kể từ đây không bao giờ có những kỳ hè an bình như trước nữa..

Sau này, bản thân tôi cũng chỉ còn nhớ đến anh tôi là qua kỳ nghỉ hè lúc anh đã lên Đại Chủng Viện Xuân Bích Hà Nội. Mới đầu anh tôi học ở trường Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên, ở Sở Kiện. Nơi đây để đào tạo các chú. Mãn tràng, anh tôi lên Hà Nội, được đặc biệt học trường Trung Học Pascal của Pháp để đi thi tú tài. Lấy xong hai bằng tú tài thì anh chính thức được nhận vào Đại chủng viện Xuân Bích — học để chuẩn bị làm linh mục. Và phải học qua hai năm Triết Học và sau đó 4 năm về thần học.

Lúc này tôi đã có trí khôn và hiểu biết của một đứa trẻ 5, 6 tuổi.

Tôi còn nhớ kỳ hè là tôi và người anh kế nô nức mong anh tôi về, nhưng đồng thời cũng lo sợ vì anh tôi rất nghiêm khắc, cần thì dùng roi vọt thẳng tay, hoặc bắt quỳ đến rụng đầu gối. Vậy mà tôi may mắn chưa một lần bị anh tôi phạt. Bao nhiêu hình phạt nặng nhẹ, người anh kế của tôi lãnh hết. Anh tôi lập ra thời khóa biểu mỗi ngày mà hai anh em chúng tôi phải theo, không cần nhắc nhở. Nhưng các chị tôi thì được miễn!

Từ sáng sớm tinh mơ, khi có chuông hiệu nhà thờ thì anh em chúng tôi như các bổn đạo đã phải dạy để đi lễ từ lúc trời còn tờ mờ sáng, khoảng 5 giờ, sau đó giáo dân còn ra đồng làm việc. Nhà thờ chỉ le lói vài ánh đèn dầu treo lơ lửng không đủ sáng. Trước khi cha ra làm lễ, còn phải học kinh bổn, rồi các kinh trong ngày, sau đó cha mới ra làm lễ.

Trẻ con trai gái được xếp ngồi hai bên, phía gần bao lơn nhất. Đây là thời gian mà trẻ con như chúng tôi dễ ngủ gà, ngủ gật. Cơn buồn ngủ đến không cưỡng lại được, cố gắng lắm mắt cũng cứ díp lại. Nhưng ác thay có một ông quản giáo đi lên đi xuống dọc nhà thờ, chỉ phía trẻ con thôi, tay ông lăm lăm chiếc roi mây và chỉ rình xem đứa trẻ nào ngủ gật là quất một cái vào lưng thật điếng người. Và suốt buổi lễ, ông chỉ chăm chăm cầm chiếc roi mây sẵn sàng ra roi. Trẻ con đang ngủ gà, ngủ gật, bị roi quất, giật bắn mình như thấy sao trên trời!

Nhưng phía sau người lớn ngủ gật thì ông lại không quất mà lờ đi. Kể cũng lạ thật.

Ở đây, xin dài dòng đôi chút về vai trò của Bõ kéo chuông. Ông bõ còn gọi là anh mới vì anh ở làng khác đến có bổn phận kéo chuông ngày 4 lần. Khi kéo chuông hiệu, Bõ kéo ba tiếng rồi ngưng, kéo tiếp ba tiếng khác, lại ngưng, rồi tiếp 3 tiếng nữa, cộng lại là 9 tiếng. Sau đó bõ kéo một hồi dài, quả chuông lắc từ bên này sang bên kia như điên cuồng. Bõ đu người lên, đu dưa từ bên này sang bên kia trông như một con nhái bén. Cái khó là bõ phải đánh vật với cái chuông, kìm để chuông không đánh tiếng thứ tư. Đánh tiếng thứ tư là hỏng. Kìm cái chuông nặng 200 kí lô nghe nói đặt mua từ bên Pháp hẳn không dễ. Phải dùng sức người ghì chuông lại không cho chuông trở ngược lại.

Khoảng 15 phút sau chuông hiệu là lúc cha đã bắt đầu ra làm lễ. Đến khoảng trưa thì Bõ kéo chuông nguyện. Bổn đạo đang làm việc ngoài đồng, nghe tiếng chuông phải ngừng tay lại, quỳ xuồng, chắp hai tay đọc kinh Truyền Tin hoặc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, đọc xong mới tiếp tục làm việc trở lại.Và đến tầm 8 giờ tối lại có hồi chuông tắt lửa và bổn đạo đọc kinh Vực sâu trước khi đi ngủ..

Tiếng chuông nhà thờ như nhắc nhở, như thúc dục, như phấn khích như nếp sống đạo thời xưa! Tôi như nghiện tiếng chuông ấy. Nay sống ở nước ngoài được 4 thập niên, còn mấy ai còn được nghe tiếng chuông nhà thờ trong tâm tình sống đạo như thế nữa?

Trăm lần như một, ông Bõ kéo không lỡ một nhịp, năm này qua năm khác, như một Quasimodo của nhà thờ Đức Bà Paris.

Nhưng cái khó nhất là tiếng chuông cầu hồn khi có bổn đạo qua đời. Áo quan được đưa vào nhà thờ để làm lễ đưa chân. Thoạt đầu Bõ kéo một hồi dài như khi kéo chuông nguyện hay hồi chuông tắt lửa. Tiếp đến là kéo ba tiếng một mà tiếng chuông “bỏ lửng” chỉ va nhẹ vào thành chuông với một tiếng ngân, như rớt vào khoảng không. Ba tiếng chuông bỏ lửng, từng tiếng rót một, nhẹ rung vào thinh không, như báo hiệu sự ra đi của người mới qua đời. Lòng người như chùng lại vì biết ai đó đã ra di vào cõi vĩnh viễn.

blank

Wayne Tunison, người kéo chuông lâu năm tại nhà thờ Knox-Metropolitan, sẽ được phong làm Master Bell Ringer. Wayne đứng lên trong tháp chuông hôm thứ Sáu, ngày 9 tháng 11 năm 2012.
Nguồn: TROY FLEECE / REGINA LEADER-POST

Cuộc đời ông Bõ là một cuộc đời tăm tối nhất trong một xứ đạo. Dưới Bõ không còn ai. Trên Bõ là các chú có bổn phận hầu cha xứ, giúp lế, hầu quạt cha lúc ăn cơm. Các chú và Bõ ăn cơm gạo đỏ, rau cỏ làm chuẩn, điểm thêm tý tương cà là quý rồi. Nhưng các chú dù sao cũng có một tương lai trước mặt. Hầu cha xứ, nhưng sau này, rất có thể ngồi vào địa vị cha xứ cho người khác hầu như ngày hôm nay .

Trên các chú là các thầy giảng lo phần mục vụ nhà thờ, tập hát, dạy giáo lý cho trẻ con. Giới thầy giảng, trách nhiệm nhiều, quyền lợi lại ít. Trong thành phần các thầy giảng cũng có người đã học hành leo đến chức thầy Bốn, nhưng là thầy “Bốn ung” không được đỗ cụ. Có thể do phạm một lỗi lầm nào đó hoặc có sự nhận xét của Bề Trên thấy rằng ông thầy này không xứng đáng đỗ cụ. Không đường lựa chọn nào khác đành chuyển sang làm thầy Giảng sưốt đời với nỗi ấm ức không nguôi. Hầu như mọi chuyện lớn nhỏ đều nằm trong tay các thầy giảng. Sự so sánh hơn thiệt có chứ không phải không, vì cũng là con người chứ thần thánh gì.

Nên trong dân gian mới có những câu hát bỡn cợt:

Hodie fecit. Hôm nay làm con gà cồ
Totum. Tất cả cổ cánh nhập mâm bô (Mâm ông bõ).
Omnia ossa. Tất cả sương nhai bất đắc
Bô truyền redevere. Vứt trả nhà kho

Cơm thầy giảng có tiêu chuẩn ăn gạo thường. Thịt cá chạy qua loa còn bổng lộng thức ngon vật lạ là chuyện họa hoằn, hiếm hoi, năm thì mười họa. Chế độ thầy giảng là sáng kiến của các thừa sai tại Địa phận Đàng Trong rồi lan ra Đàng Ngoài để giải quyết nhân sự vì thiếu linh mục.

Sau này, miền bắc có đến hơn 2000 thầy giảng để phụ giúp các cha xứ cộng với khoảng 5000 nữ tu hoạt động trong nhiều lãnh vực.

Trên thầy giảng là các cha phó, nếu có. Trên cùng là cha xứ. Cơm nước có khi ngài ăn riêng, không ăn với cha Phó. Có cơm gạo tám thơm, đồ ăn có thịt cá, món ngon vật lạ của giáo dân dâng cúng. Ở nhà riêng trong khu nhà xứ. Trong dịp về thăm Việt Nam, tôi có đến thăm cha bạn của anh tôi, ở một nhà xứ, cách Hà Nội đến 45 cây số. Dù là một nhà xứ lẻ loi, bổn đạo một phần làm đồ gỗ, phần khác làm nghề chài lưới. Vậy mà cha xứ cũng đãi tôi một bữa cơm tươm tất và thịnh soạn với nhũng con tôm càng nướng, một con cá quả nặng khoảng hai kilo nấu cháo.

Số phận Bõ trong nhà xứ so với anh Mõ trong làng thì còn thua một bậc. Anh mõ làng có chức tước hẳn hoi, có được chia một phần ruộng vài sào, quyền hành cũng có, bổng lộc cũng không thiếu. Nhà nào có giỗ chạp thì anh mõ không quên và cũng có một mâm riêng.

Việc trình bày phân biệt đảng cấp ở trên cho thấy, tổ chức giáo hội còn đượm nhiều nét phong kiến lắm. Dần dần phải thay đổi thôi!

Nhưng ông Bõ là người cầm chịch đời sống dân làng từ sáng tới tối. Tiếng chuông như thúc dục, như nhắn gửi, như an ủi và như mối giao cảm Thiên Chúa và con người. Tiếng chuông như tiếng của Chúa, đấng Thần linh tối cao chăm sóc và phù hộ cho con người.

Vai trò của ông Bõ nói cho cùng chỉ sau cha xứ!

Sau hồi chuông hiệu, chúng tôi vội vã ra bể nước mưa lớn ngoài sân để đánh răng rửa mặt. Tôi còn nhớ như in là anh tôi đã mang về từ Hà Nội bàn chải đánh răng và nhất là một thứ “thuốc” đánh răng. Loại “thuốc” này được bỏ trong một hộp nhôm tròn, mầu đỏ và cứng như sà phòng. Phải dùng bàn chải ướt rồi chà sát trên mặt “thuốc”, sau đó mới đánh. “Thuốc” đánh răng có mùi thơm và hơi cay rất dễ chịu.
Bình thường trước đây, chúng tôi chỉ có dùng một miếng cau khô chà sát răng và súc miệng. Đây là lần đâu tiên chúng tôi được dùng loại “thuốc” đánh răng này. Sau đó, chúng tôi vội vã đến nhà thờ.

Đường đến nhà thờ bắt buộc đi qua một cái ao mà tôi rất sợ vì tiếng kêu của ếch nhái, nhất là khi trời mưa. Đi qua khúc đường này, tôi thường lò mò bước rảo từng bước, sau đó ù té chạy cho đến khi thấy sân nhà thờ mới hoàn hồn. Lần nào cũng vậy, thần hồn nát thần tính, cứ chỗ nào có bóng tối là tưởng tượng có ma. Có những khúc củi mục vật vờ trên mặt ao, đang tắm, tôi cũng vội bơi vào bờ, lấy tay té nước đẻ khúc củi mục trôi ra xa.

Sau này, tại cửa Cổng Vọng thời Việt Minh tàn sát người dân lành thì không còn là củi mục nữa, mà là những thây người chương phình; có khi xác người bỏ trong cái giỏ lợn, đen thui trôi vật vờ trước cửa Cống, cùng với đám bèo tây đập ra đập vô như ma trơi đến hãi hùng. Đó là cách giết người của Việt Minh. Giết một người mà làm muôn người khiếp sợ.

Lễ xong ra về thì trời đã tảng sáng. Thường mẹ chúng tôi đã chuẩn bị sẵn, lúc thì xôi đủ loại, lúc thì cơm với mắm tép đỏ. Ăn xong thì trời đã bắt đầu sáng. Người nông dân trong làng đã lũ lượt ra đồng ai vào việc nấy tươm tất như nhịp sống của con người với thiên nhiên.

Cái đẹp nhất của đời sống nông thôn là một nhịp sống hòa cùng thiên nhiên như quyện vào nhau như cùng một bọc. Tứ thời bát tiết, mùa nào thức nấy, mưa thuận gió hòa thì năm đó đủ ăn. Trông trời, Trông đất, Trông non là vì vậy. Cái vẻ đẹp của thiên nhiên cũng chính là vẻ đẹp của con người. Đã bao nhiêu năm rồi, dễ cũng 70 năm có lẻ mà tôi vẫn có thể mường tượng ra anh Thùy, anh con nhà bác. Anh vóc người vạm vỡ, nước da đen, tóc xoăn, mặt mũi đen mun với hàm răng hơi hô. Nhưng nụ cười thì hồn nhiên chất phác, làm lụng cũng vất vả, việc lớn việc nhỏ đều đến tay anh mà lúc nào cũng vâng dạ bảo vâng. Mẹ tôi luôn luôn dành một phần rộng rãi cho gia đình anh.

Ôi hiếm có những người nông dân như anh Thùy. Nay không biết số phận anh ra sao khi đất nước đổi thay. Thế hệ con cái anh như thế nào?

Mỗi ngày chúng tôi phải đọc một chuyện các Thánh theo đúng lịch công giáo. Tôi thường không mấy thích thú với các truyện thánh này như các Thánh tử đạo, Thánh Hiển tu, Thánh Nữ Đồng Trinh. Tôi chẳng học được gì qua những gương sáng của các Thánh ấy. Nhiều buổi sáng đọc được nửa trang là tôi đã ngủ gật. Ngoài ra, anh tôi còn dạy một số bài hát và một số bài thơ phải học thuộc lòng. Tôi còn nhớ bài thơ sau đây mà thuở bé tôi rất ưa thích:

“Tôi đi học để nên người,
Nên người, yêu hết mọi người gần xa.
Trước là yêu mẹ yêu cha,
Cô, dì, chú, bác, ông bà, anh em.
Lân bang hàng xóm bốn bên.
Người làng người nước chẳng quên người nào.
Lòng tôi hằng vẫn ước ao.
Ở sao cho chọn mọi mọi điều yêu đương.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”


Những ngày phiên chợ

blank

Quán ăn ở một góc chợ phiên ngày nay. Nguồn: Onthenet

Nói tới các ngày phiên chợ thì đó là nguồn vui của chúng tôi vì được ăn quà đủ thứ. Nhưng đúng ra những ngày phiên chợ là nguồn vui nhất của mẹ tôi mới phải. Một tháng có 6 phiên chợ; cứ cách 5 ngày lại có một phiên, rơi vào các ngày mồng một, mồng sáu, mười một, mười sáu, hai mươi mốt và hai mươi sáu. Chợ ở các làng lân cận thì họp vào các ngày mồng hai, mồng bảy, v.v.. Chợ làng Yên Phú chỉ cách nhà tôi khoảng một cây số, tại làng Chàng. Sáng sớm mẹ tôi thuê một người chị người làm gánh hai thúng vải sồ màu nâu hoặc đen, một ít lĩnh đen và vải dệt Nam Định. Mẹ tôi đội một thúng cau khô. Chợ thì ồn ào như ong vỡ tổ. Mẹ tôi được dịp đon đả, mời chào hết người này, người kia. Hầu như bà quen hết mọi người. Và biết rõ từng gia đình, chia xẻ và biết những lo âu, phiền muộn của họ. Việc buôn bán là để thu chút lợi nhuận, nhưng cạnh đó có chút tình làng xóm, buôn bán có thêm bớt gia giảm, nhường nhau mà giá cả không so kè.

Khi bán xong một mớ hàng rồi, bắt đầu thưa khách, mẹn tôi để chị người làm trông hàng và rảo đi một vòng chợ, mua hết thứ này thứ kia. Đồ ăn trong nhà bữa đó hẳn là sẽ có đủ thứ ngon mà đôi khi chỉ ngay phiên chợ mới có. Vì vậy trẻ con nào chả mong mẹ về chợ vì có quà bánh.

Chợ như thế là một ngày hội làng. Nó không nhất thiêt là việc buôn bán mà còn là một ngày họp mặt. Kẻ buôn người bán đều vui mà phần đông họ vừa là người bán, vừa là người mua. Người có vài con gà mang bán rồi lấy tiền đó mua thực phẩm như rau cỏ, gạo thóc.

Đàn ông thì thường tụ họp nhau lại rít vài hơi thuốc lào. Hay dư giả thi mời nhau dăm ba xị rượu, nhâm nhi vài củ lạc rang, nói chuyện đời, chuyện nhà xứ. Hầu như bao nhiêu mệt nhọc đồng áng cứ thế không cánh mà bay đi đâu hết.

Trẻ con thì chực chợ mẹ mua cho vài xu kẹo bột, hay cái bánh đa, khoanh mía. Sang thì được ăn một đĩa bún chấm mắm tôm có thêm vài khoanh đậu rán chiên. Thế là vui rồi. Thế là hạnh phúc.

Mọi người đều vui để rồi khi mặt trời xế bóng với ánh nắng xiên khoai trả lại cho chợ cái khung cảnh tiêu điều xơ sác với những túp lều nghiêng ngả, siêu vẹo. Hình như ở đâu có con người thì ở đó có nguồn vui.

Khi không có những ngày phiên chợ, mẹ tôi cũng bừa bộn với trăm công nghìn việc. Hầu như không có lúc nào bà nghỉ tay. Lúc nuôi tằm, lúc bổ cau khô. Cau mua về lột vỏ bổ làm tư, xếp vào mẹt đem phơi. Cau khô rồi lại xếp vào mẹt đem ra chợ bán. Nhiều miếng cau khô, cái nhân bên trong bung ra khỏi vỏ. Bà phải quậy hồ, quét tý bột vào nhân cau để dính lại với hột..

Cho nên, cho đến bây giờ, tôi vẫn thấm thía khi đọc mấy câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến khi viết về Chợ Đồng. Cũng như sau này, tôi có dịp được sống trọn vẹn những phiên chợ miền cao mà tôi đã mô tả trong truyện Dì Xinh.

Thơ của cụ Nguyễn Khuyến vịnh chợ Đồng.

“Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu, tường đền(1) được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới
Pháo trúc(2) nhà ai một tiếng đùng.”

(1) Chợ Đồng họp ngay ở bên cạnh một ngôi đền. Xung quanh đền lại đắp tường đất dày bao bọc, gọi là tường đền.
(2) Pháo trúc: trúc đốt trong lửa, có tiếng nổ to như pháo.

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

18 Tháng Tám 2017(Xem: 18596)
Chính vì vì bị đối xử oan ức và bất công nên mới có trường hợp ông Dư Văn Chất, tập hợp đám cựu tù nhân thời ông Cẩn viết lại những trải nghiệm của họ
13 Tháng Tám 2017(Xem: 19086)
Chúng ta vừa cùng nhau khảo sát tướng trạng, nguyên nhân, và phương pháp thực hành để giải quyết vấn đề Khổ.
11 Tháng Tám 2017(Xem: 17226)
Huế là sân khấu chính trị của biết bao biến cố lớn nhỏ. Vậy mà nay nó để lại gì? Ai muốn đi tìm di tích đồn Mang Cá thì tìm ở đâu?
05 Tháng Tám 2017(Xem: 18200)
Sống trọn vẹn trong tính xác thực và tính khả dĩ của cái Chết sẽ làm cho đời sống sung mãn và tràn đầy ý nghĩa. Hãy sống phút này đây như là phút cuối.
04 Tháng Tám 2017(Xem: 18698)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người.
29 Tháng Bảy 2017(Xem: 10911)
Hãy để cho các Pháp tự vận hành và chiêm nghiệm lại (trong tĩnh lặng) sự vận hành của chúng theo đúng như lời dạy thâm sâu sau đây của Đức Thế Tôn.
28 Tháng Bảy 2017(Xem: 8978)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người. Chỉ có ông là người biết và nắm giữ nhiều sự thật, bí mật.
21 Tháng Bảy 2017(Xem: 12368)
có thể họ muốn che dấu kế hoạch mưu sát làm cho ông Lưu Hiểu Ba bị bịnh ung thư gan do tác hại của vi trùng căn bịnh Hepatitis C
21 Tháng Bảy 2017(Xem: 10160)
Cứ như ông Từ viết, lúc xảy ra có tiếng nổ, ông ở trong đài và ẩn trong một phòng hoà âm cùng với các Thượng Tọa, Đại Đức. Vậy bằng cách nào, ông có thể nhìn thấy cảnh xe tăng tiến vào với ba tiếng súng lục nổ.
15 Tháng Bảy 2017(Xem: 9251)
Đặng Sỹ đáng lẽ phải đi theo gót chân Ngô Đình Cẩn sớm về bên kia thế giới. Nhưng vì sao ông tránh được bản án tử hình? Chúng ta cùng nhau nhìn lại vụ án Đặng Sỹ.
08 Tháng Bảy 2017(Xem: 9776)
Tôi đã sống trọn vẹn tuổi trẻ và tuổi trưởng thành của tôi giữa hai nền Đệ Nhất và nền Đệ Nhị Công Hòa. Tôi hiểu được phần nào những thành tựu cũng như những thất bại của cả hai.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19352)
Nếu người Mỹ không đổ quân ồ ạt vào Việt Nam với tổn phi rất cao về sinh mạng và tiền bạc, liệu người Mỹ có bỏ cuộc và bỏ rơi Việt Nam hay không?
24 Tháng Sáu 2017(Xem: 18402)
Cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, nhiều người vẫn đánh giá sai lầm về công tác của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung của ông Cẩn
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 19490)
Tôi xin nói thẳng, không có ông Ngô Đình Cẩn và đám Mật vụ của ông, Huế và các vùng phụ cận sẽ không có được những ngay thanh bình, yên ổn.
04 Tháng Sáu 2017(Xem: 20274)
Nó là Những hoạt động của ông Ngô Đình Cẩn là hoạt động tinh báo, phản tình báo không nằm trong khuôn khổ của tổ chức hành chánh. những hoạt động bí mật.
25 Tháng Năm 2017(Xem: 19831)
Trong bản Tự thuật của TGM Ngô Đình Thục cho thấy những người em của ông như Ngô Đình Luyện, rất giỏi, được gửi sang Pháp từ năm 12 tuổi.
20 Tháng Năm 2017(Xem: 9682)
Nếu cần thiết phải nói thêm điều gì về cái án tử hình của ông Ngô Đình Cẩn thi tôi chỉ có vài dòng: đây là cái chết của một con dê thế thần.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 19632)
Tựa đề trên cho bài viết này, tôi lấy cảm hứng từ bài biện hộ ba tiếng đồng hồ của luật sư Võ Văn Quan đặt ra cho những kẻ đứng trên cả pháp luật
06 Tháng Năm 2017(Xem: 10063)
Cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp sẽ bước vào vòng "chung kết" vào chúa nhựt cuối tuần này và được dư luận coi như "ly kỳ & tàn bạo" nhứt trong lịch sử quốc gia này.
04 Tháng Năm 2017(Xem: 8222)
Tôi viết lại một vết nhơ văn học như một nhắc nhở người cầm bút hiện nay, Đừng đi vào vết xe đổ của thứ đạo chích văn học như Hoàng Trọng Miên.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 17014)
Sau 1954, miền Nam có nhiều khoảng trống lắm! Trong đó có khoảng trống văn học. Dòng chảy văn học bản địa xem ra đã bị vượt qua.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 18673)
Thanh Lãng tên thật là Đinh Xuân Nguyên, giảng dạy Văn học tại Đại Học Văn Khoa Saigòn. Tham gia hoạt động chính trị tôn giáo từ 1972, sáng lập viên và chủ tịch hội Văn Bút Việt Nam, qua đời đột ngột ngày 17 tháng 12, 1998, thọ 65 tuổi.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 17615)
Dòng sông có nghe thấy gì không? Tiếng khóc thân phận Người. Dòng sông khúc ruột của làng Yên Phú ngủ yên như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 8742)
Sự ra đi của ông Ngô Đình Diệm sau khi Bảo Đại ký Hiệp Định Élysée ngày 8 tháng 3,1949 mà Ngô Đình Diệm coi như một sự đầu hàng của Bảo Đại trước người Pháp.
30 Tháng Ba 2017(Xem: 17523)
Chẳng những trong giai đoạn này, Quốc Trưởng đã bị loại ra khởi trò chơi quyền lực, mà nó còn xóa bỏ chế độ phong kiến Việt Nam.
23 Tháng Ba 2017(Xem: 10887)
Tiếc thay, Bảo Đại trên thực tế đã không bao giờ trực tiếp điều hành chính phủ trong vai trò Thủ tướng. Và như thường lệ,
16 Tháng Ba 2017(Xem: 9066)
Tôi nhận xét là trong giai đoạn từ 1947 trở đi, ông Bảo Đại mới bày tỏ một sự quan tâm đặc biệt đến chính trị mà trước đây ôngi xem ra lơ là.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 4143)
Không biết phải lặp lại gọi những hoạt động của Bảo Đại là gì? Ông có phải là một thứ con buôn chính trị hay con buôn thời cuộc? Ông nhận công khai nhiều món tiền của người Pháp, nhưng đồng thời cũng không từ chối tiền của Hồ Chí Minh?
02 Tháng Ba 2017(Xem: 9137)
Sự chia rẽ là mầm mống của sụ bị lệ thuộc làm suy yếu tiềm lực dân tộc. Nhìn trong nước hiện nay cũng như ở hải ngoại, chúng ta đều thấy có chung mẫu số: sự chia rẽ và phân hóa.
25 Tháng Hai 2017(Xem: 18446)
Đối với tập thể VN còn nhiều ưu tư đến đất nước thì nay rất hoan hỉ thấy chính phủ TT Trump đã chuẩn bị ngay sau khi đắc cử kế hoạch đối phó với Trung Cộng tại Biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 17158)
Trong dịp ở Hà Nội, Bảo Đại đã có dịp đọc những tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh do Vũ Trọng Khanh,
15 Tháng Hai 2017(Xem: 4762)
Nếu vai trò vua của Bảo Đại là bù nhìn như đã nhận định ở trên thì vai trò cố vấn tối cao, tệ hơn một bực, là trò hề.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 11669)
Những đau thương của Huế không bút nào tả hết. Có một gia đình Huế, trong biến cố đài phát thanh Huế đã mất đi một người con, hai người cháu.
01 Tháng Hai 2017(Xem: 16981)
Một điều cần ghi nhận là trong Hồi ký Le Dragon d’Annam của Bảo Đại. Ông không đả động gì đến chuyện tịch thu tài sản cả.
25 Tháng Giêng 2017(Xem: 7995)
Bài báo trên tờ Trường An, xuất bản tại Huế trong dịp này càng tường thuật đầy đủ bao nhiêu, càng đánh bóng Đức Hòang Thượng bao nhiêu càng cho thấy nó dơ dáy, thối tha bấy nhiêu!
21 Tháng Giêng 2017(Xem: 30741)
Phụ Lục: Toàn bộ bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Donald Trump."Và đúng vậy, cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 8220)
Sau vụ từ chức của Trần Trọng Kim, con thuyền chính trị Việt Nam quốc gia hẳn là sẽ chìm. Dân chúng nói chung cảm thấy hân hoan vui mừng ...
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 17321)
Sau vụ từ chức của Trần Trọng Kim, con thuyền chính trị Việt Nam quốc gia hẳn là sẽ chìm. Dân chúng nói chung cảm thấy hân hoan vui mừng khi ...
06 Tháng Giêng 2017(Xem: 20162)
Bài này được đăng tải trên Nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam tại Âu Châu vào tháng 11 năm 1993 và cho thấy Thày Phạm Đức Bảo - mặc dù đã 73 tuổi - là người có khả năng sinh ngử "hiếm có"
06 Tháng Giêng 2017(Xem: 18242)
Cái may mắn thứ hai cho Bảo Đại là ông đã kịp thời lên máy bay về nước trước khi cuộc chiến tranh thứ hai bùng nổ để khỏi bị kẹt lại trong vòng lửa đạn.
30 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 26776)
Trước hết nói về chữ "đánh" không phải chỉ phương diện tấn công bằng quân sự, mà bao gồm mọi phương diện, miễn sao đối thủ phải chịu thua thảm bại
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13508)
Thất bại trong chương trình muốn cải cách hành chánh dưới chế độ bảo hộ của Pháp. Bảo Đại không có cách gì khác hơn là giao Bộ Nội vụ cho Phạm Quỳnh,
23 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 21545)
Ngày hôm nay có lẽ là ngày quan trọng nhứt trong cuộc đời của ông Trump . Bởi vì sau 28 năm (1988 – 2016) tuyên bố ra tranh cử Tổng Thống
22 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17313)
Thật sự người ta biết rất ít về giai đoạn tuổi thơ của ông Bảo Đại cũng như của bà Nam Phương. Nhưng nhờ có cuốn Hồi ký của ông
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17395)
Trong chương Hai cuốn S.M. Bao Daï Le Dragon D’Annam, nxb Plon, 1980, Bảo Đại đã viết: Empereur D’Annam. [Hoàng đế Annam, 1926-1945].
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 21101)
Không ai đoán trước nổi: Ô. Tillerson được chọn làm ngoại trưởng Mỹ - Giải mã: Tại sao Ô. Trump lại có quyết định ly kỳ như vậy?
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 22124)
Bài biên khảo này được đăng tải trên Nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam tại Âu Châu vào tháng 4 năm 1992 và cho thấy Thày Phạm Đức Bảo mặc dù đã 72 tuổi nhưng vẫn có tấm lòng rất lớn với tuổi trẻ và nền giáo dục VN
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15855)
Qua bài viết này, hy vọng độc giả có thêm một cách nhìn khác về chế độ thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Người viết nhận thấy nhờ mặt tích cực của thực chất chế độ thực dân ...
05 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 20893)
Có thể khẳng định: ngày thứ sáu mùng 2 tháng 12, 2016 là khúc quanh lịch sử quan trọng cho liên hệ giửa Mỹ và Trung Cộng
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17190)
Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu.
26 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13418)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tính cách "di sản báo chí" của Thày hiệu trưởng Phạm Đức Bảo với tựa đề "Ý Dân Là Ý Trời" dưới bút hiệu Bảo Hà.
24 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17349)
Đã có nhiều sách, phải nói khá nhiều các tài liệu viết về giai đoạn trước thời kỳ thuộc địa Pháp.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 19335)
Miền Nam mà tôi muốn nói ở đây là khoảng thời gian từ 1954-1975. Một miền Nam đầy triển vọng và tốt đẹp. Tôi vốn nặng lòng với miền Nam ngay từ khi di cư năm 1954.
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 26625)
I / Vô tiền khoáng hậu - II / Mưu sâu: Trọng điểm tranh thủ cử tri của ông Trump - III / Kế độc: "Nói toạc móng heo" những bí ẩn - IV / Đòn sát thủ vào giờ chót của ông Trump
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 19088)
Chính ngay những người Pháp hoặc những kẻ theo Pháp, hoặc kẻ chống Pháp, ngay cả những người đi làm cánh mạng chống Pháp đều nhìn thấy ở chữ quốc ngữ một lợi khí truyền đạt.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17695)
Phải nhìn nhận trước 1975, không ai nghe nói xa gần đến một dòng văn học mang dấu Chúa. Người ta chỉ được biết đến một phần nhỏ và hiếm hoi được đăng trên Tập San Sử Địa miền Nam.
27 Tháng Mười 2016(Xem: 17878)
Mỗi tôn giáo đều có những mong ước truyền đạt, phổ biến tư tưởng đạo đến quảng đại quần chúng. Việc truyền đạo không phải là một điều xấu như có một số người nghĩ.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 18135)
Nếu được phép chọn lựa và đánh giá lịch sử thì tôi xin chọn cuộc Nam tiến là những giai đoạn vẻ vang và đẹp nhất lịch sửcủa dân tộc Việt Nam.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 18685)
Cái lợi thế duy nhất và chắc chắn của tác giả Nguyễn Thế Anh là các tài liệu của ông viết về Nhà Nguyễn Việt Nam phần lớn đều bằng tiếng Pháp.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 17064)
Theo Gs Trần Anh Tuấn, với tư cách Phó Khoa trưởng Học vụ, Gs Nguyễn Thế Anh là người soạn thảo chương trình Tiến sĩ Văn khoa Việt Nam vốn bị xóa sổ từ năm 1919, dưới thời Pháp thuộc.
29 Tháng Chín 2016(Xem: 20118)
Có thể nói đó là một môn học thời thượng. Và có những tên tuổi hàng đầu như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm và Trần Văn Toàn.
22 Tháng Chín 2016(Xem: 19207)
Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17805)
Sau biến cố chính trị lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều sinh hoạt của giới sinh viên bắt đầu xuất hiện. Các sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa thời ấy như rộ lên.
08 Tháng Chín 2016(Xem: 19884)
Sự ra đời và cạnh tranh của báo điện tử – hầu hết là báo đọc không phải trả tiền – khiến một lúc nào đó nhiều tờ báo giấy bị khai tử.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 18517)
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
24 Tháng Tám 2016(Xem: 18497)
Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. T
17 Tháng Tám 2016(Xem: 18008)
Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.
12 Tháng Tám 2016(Xem: 12827)
Thầy trường công và nhất là học trò trường công thì khác xa về trình độ học vấn so với học trò trường tư. Một đằng trình độ tương đối đồng đều, có chọn lọc khi thi tuyển vào lớp đệ thất.
12 Tháng Tám 2016(Xem: 21811)
Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi.
04 Tháng Tám 2016(Xem: 17120)
Nhìn lại nền giáo dục của 20 năm miền Nam dễ mà cũng khó. Dễ ở chỗ nếu chúng ta chỉ nhìn vào những thành quả đạt được của các trường Kỹ sư Phú Thọ, ...
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 17936)
Một số có quan điểm khác không coi túc cầu chỉ là một trò chơi giải trí vì từ đó có thể có những tác dụng "kỳ diệu" khác.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 19331)
Trong nỗ lực phổ biến hoá di sản văn học miền Nam, qua trung gian nhà văn Trần Hoài Thư, người viết có ý muốn giới thiệu một phần các tác phẩm của gần 200 nhà văn miền Nam thuộc đủ mọi khuynh hướng,
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10094)
Qua kinh nghiệm này tôi nghĩ chỉ nên đọc những gì mình cảm thấy thích. Không thích không đọc để khỏi tự hành hạ mình
15 Tháng Bảy 2016(Xem: 18744)
Khi đọc tập tài liệu Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long với một giọng văn chắc nịch, mang tính tố cáo và áp đặt ...
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 21645)
Hôm nay, 12/7/2016, có lẽ là một trong những ngày "đen tối" nhứt của lịch sử bành trướng cộng sản Trung Hoa.
28 Tháng Sáu 2016(Xem: 17569)
Bà Thụy Khuê chỉ sốc nổi chăm chăm tìm tòi xem trong sách vở do sử quan nhà Nguyễn viết để lại chứng minh được rằng việc đóng tầu thuyền từ A tới Z đều do ....
22 Tháng Sáu 2016(Xem: 18899)
Một vài dẫn chứng trên đây không đủ cho phép bà Thụy Khuê gán ghép cho Tạ Chí Đại Trường cóp nhặt và chịu ảnh hưởng của một số sử gia Tây phương trên toàn bộ cuốn sách của ông.
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 17445)
Trừ các sử gia miền Bắc thường có thói quen bôi nhọ Trần Trọng Kim, có thể đây cũng là lần đầu tiên ở miền Nam ...
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 18131)
Tôi chú trọng nhiều đến cái chủ đích tại sao bà Thụy Khuê lại viết như thế. Một lối viết sử sô vanh và chậm tiến...
04 Tháng Sáu 2016(Xem: 23085)
Chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi, 2 bài thơ đặc biệt đã được phổ biến rộng rãi đạt kỷ lục trên internet.
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 17938)
Tháng tư, 1956, người Pháp chính thức cuốn cờ và triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam chấm dứt chế độ thực dân Pháp sau ngót một thế kỷ.
27 Tháng Năm 2016(Xem: 18302)
Người phương Tây thì ngược lại thường tỏ ra thiếu sót trong sự trân trọng tôn kính đối với người khác trong cách xưng hô cũng như giao thiệp.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 18266)
Cái tâm lý thông thường kẻ mạnh, kẻ đi chinh phục thường có thái độ trịch thượng với dân bản địa. Người phương Tây sang nước ta có thể cái tâm trạng cũng không khác bao nhiêu.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 16963)
Tựa đề bài thứ sáu này của tôi trong chủ đề “Sử Việt nhìn lại” đặt ra một thách thức khá lớn cho người cầm bút:
05 Tháng Năm 2016(Xem: 18117)
Vấn đề sử học phải chăng đã có lời giải đáp trong Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ, 1775- Thế kỷ 18.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 9011)
Nhưng nếu trao đổi ở một mặt khác, tôi nghi rằng yếu tố chính là trước đây người Việt chưa có chữ viết. Họ còn sống du canh tiêu biểu của nếp sống bộ lạc, chưa hình thành một quốc gia,
29 Tháng Tư 2016(Xem: 30495)
Dưới đây sẽ nêu ra những dữ kiện (với nguồn & bằng chứng rõ rệt) liên quan đến sức mạnh thực sự của thế lực gốc Do Thái ảnh hưởng...ới.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17763)
Ngành sử học của Việt Nam là nghèo nàn và để khỏa lấp cái khoảng trống đó, nhiều cố gắng cấp thời như chữa lửa, mỗi người mạnh ai nấy làm ....
16 Tháng Tư 2016(Xem: 18054)
gười Quốc gia phải hợp tác với Tây là chuyện nhất thời vì thấy rằng còn có một thứ kẻ thù nguy hiểm, độc ác, tàn bạo, gian manh gấp bội phần chế độ thực dân Pháp.
08 Tháng Tư 2016(Xem: 17846)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền. Không có sốt rét, ngã nước cái con mẹ gì hết!
01 Tháng Tư 2016(Xem: 20226)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tánh cách chuyên môn của tác giả Trần Hữu Phúc. Được biết tác giả là chs Ngô Quyền (khóa 8).
31 Tháng Ba 2016(Xem: 19000)
Tiếc thay, Việt Nam đã mất nhiều cơ hội để hội nhập với bạn bè thế giới bằng lối đi ra biển, vượt thoát áp lực của nước láng giềng khổng lồ.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 18468)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu nữ họa sĩ Nguyễn Thị Phấn qua bài báo của ký giả Alan D. Mcnarie đăng trên KeOla Magazine số tháng 11/12 năm 2013.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 15657)
Trong khoảng thời gian bị đô hộ hơn 10 thế kỷ, người Việt chịu sức ép nặng nề nhất có thể không phải là kinh tế, quân sự mà là chính sách đồng hóa của người Tầu
18 Tháng Ba 2016(Xem: 17013)
Có thể nói, núi non và rừng rậm chẳng khác gì một thứ Vạn Lý Trường Thành thiên nhiên ngăn chặn những cuộc xâm nhập vào Việt Nam từ phia Bắc.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 14222)
Nói chung, theo tôi, người Việt Nam thường nhìn người Tầu một cách không mấy có thiện cảm,
04 Tháng Ba 2016(Xem: 18780)
Tội của họ là tội bán nước? Công của họ là công nô bộc cho một chủ nghĩa ngoại lai. Họ vẫn tiếp tục con đường họ đã chọn.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 14598)
Tập Cận Bình thất bại đã không đạt được một bản Thông Cáo Chung với Toà Bạch Ốc . ...
30 Tháng Mười 2015(Xem: 19712)
Bài viết nầy, tạm gọi là chút tình tri ngộ, tri tình, tri ân cùng ông giữa cõi đời và cõi người rất mong manh, mộng ảo nầy.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 18962)
1/ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bất ngờ đưa ra thông báo quyết định ngưng đầu tư vào Trung Cộng. 2/ Tập đoàn Lý Gia Thành đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu