Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ - SỐNG TỪ ĐÂU ĐẾN - CHẾT ĐI VỀ ĐÂU?

01 Tháng Sáu 20181:11 CH(Xem: 10335)
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ - SỐNG TỪ ĐÂU ĐẾN - CHẾT ĐI VỀ ĐÂU?


SỐNG TỪ ĐÂU ĐẾN - CHẾT ĐI VỀ ĐÂU?
Thích Nữ Hằng Như

         thich-nu-hang-nhu

Kiếp sống của mỗi con người sinh ra ở thế giới Ta Bà này, dù thọ mạng dài hay ngắn, nhìn chung có thể phân chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn nào cũng nhiều phấn đấu, tranh đua, lo âuphiền não. Ngoại trừ thời gian mới lọt lòng Mẹ, đứa bé chưa biết suy nghĩ, chưa biết phán đoán. Chỉ cười khóc theo bản năng đòi hỏi của cơ thể, và em bé thường được Cha Mẹ đáp ứng đầy đủ.

          Giai đoạn kế, nếu may mắn được sinh trong gia đình khá giả các em được cắp sách đến trường. Nếu không may sinh ra trong gia cảnh nghèo nàn, khó khăn, dù còn rất nhỏ, ngoài giờ học ở trường các em vẫn phải bương chải ra ngoài xã hội kiếm sống phụ với gia đình. Đó là chưa nói có rất nhiều em phải nghỉ học nửa chừng hoặc không được đến trường vì Cha Mẹ không có khả năng tài chánh. Thời gian này nỗi khổ đã hiện diện trong cuộc đời của người trẻ dù được sanh trong gia đình giàu hay nghèo.

          Tiếp theo tạm gọi là giai đoạn của người lớn, lập gia đình, sinh con đẻ cái, làm việc quần quật kiếm tiền lo cho gia đình, nuôi dạy con thơ cho đến khi chúng trưởng thành. Cuộc sống gia đình có lúc vui vẻ hạnh phúc nhưng đa phần trải qua những phiền não lo âu từ trong nhà ra ngoài cộng đồng xã hội. Thời gian này con người sống trong căng thẳng vì lúc nào cũng nỗ lực, bon chen tranh đấu... hết sức của mình. Có thể những nỗ lực đó là để hướng tới một mục đích cao thượng, cũng có thể là vì tham vọng muốn được sự giàu sang về tài sảndanh lợi cho bản thân mình, gia đình mình. Dù mục đích tốt hay xấu, ít người nào chịu dừng lại ở một mức độ nào đó, bởi tiền tài danh vọng nhiều bao nhiêu cũng không lấp đầy túi tham của lòng người.

          Rồi tuổi già đến lúc nào không hay, bệnh hoạn kéo tới hoành hành thân xác. Có nhiều người mang căn bệnh thể xác kéo dài dù tuổi đời rất thọ, có nhiều người tuổi đời còn rất trẻ nhưng lại đột quỵ sớm.

          Khi giai đoạn cuối cùng đến, người ta nằm một chỗ thoi thóp thở. Đến lúc thở hơi ra, mà không hít vào được nữa, thì trở thành một cái xác bất động, cứng đờ, lạnh lẽo, vô tri giác. Lúc bấy giờ những người xung quanh dù không muốn cũng đành phải tuyên bố là người đó đã "chết" rồi, đã "mất" rồi! Khi nắp quan tài đậy lại, từ giây phút đó trở đi, không ai còn thấy người đã "chết" rồi, đã "mất" rồi đó còn hiện diệncõi Ta Bà này nữa, bởi cái xác đó đã được thân nhân chôn vùi dưới lòng đất lạnh, hoặc đã thiêu đốt thành tro bụi.

          Chúng ta, ai cũng trải qua những giai đoạn nêu trên, nhưng có giây phút nào chúng ta chạnh lòng tự hỏi: "Mình là ai, từ đâu đến và sẽ về đâu khi một ngày nào đó mình chết đi?" hay bứt rứt vì câu: "Tại sao con người lại có mặt trên thế gian này để một ngày nào đó con người lại phải chết. Chết là chấm dứt là biến mất khỏi thế gian này, hay còn có một nơi nào khác để người chết trở về ?". Để tìm câu trả lời chúng tôi mời quý vị hãy cùng với chúng tôi chia xẻ đề tài:"Con người từ đâu đến và chết đi về đâu? " 

CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ NGUỒN GỐC CON NGƯỜI

          Có nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau về sự hiện diện của con người ở trên thế gian này.

          - Những người tôn thờ chủ nghĩa duy vật thì cho rằng con người đến từ vật chất và chỉ sống duy nhất một đời hiện tại. Sau cái chết sẽ không còn gì nữa nên họ sống hưởng thụ không quan tâm gì đến đạo đức, bởi có gây ra tội ác hay sống thiện lành, sau cùng cũng đi đến sự chấm dứt là cái chết. Chết là hết thì cần gì phải lo.

          - Ở nước Ấn Độ cổ xưa, người ta tin rằng bên trong thể xác con ngườilinh hồn trường cửu. Sau khi chết tiểu ngã hay tiểu hồn của họ sẽ hoà nhập vào đại ngã Phạm Thiên. Để đạt mục đích đó, ở Ấn Độpháp môn tu khổ hạnh là pháp tu hành hạ thân xác. Họ cho rằng càng khổ hạnh nhiều chừng nào thì càng sớm đạt được thượng tâm. Đức Phật cũng đã từng tu theo pháp môn khổ hạnh này 6 năm dài, thượng tâm thượng trí Niết Bàn đâu không thấy, chỉ thấy suýt chút nữa thì mất mạng nếu không nhờ nữ mục đồng cứu sống bằng một chén sữa cừu.

          - Các nhà tôn giáo theo thần quyền thì cho rằng con người là sản phẩm của Thượng đế. Thượng đế là đấng tối cao, toàn năng, toàn quyền chẳng những tạo ra con người mà còn sáng tạo cả thế gian, vũ trụ. Con người sau khi chết chỉ có hai cảnh giới để đến. Đó là được lên Thiên đàng nếu ai tin và nghe theo lời dạy của Thượng đế. Ngược lại kẻ nào thắc mắc không đặt trọn vẹn đức tin vào Kinh Thánh thì bị xem là con chiên lạc đàn, sau khi chết sẽ bị đày xuống hoả ngục và bị thiêu rụi đời đời.

          - Còn quan điểm của Phật giáo thì như thế nào?  Là người Phật tử chúng ta đã học qua "Tiến Trình tu chứng thành đạo của Đức Phật Thích Ca". Trong đêm cuối của tuần lễ thứ Tư là đêm Bồ Tát thành đạo. Vào canh Một, Ngài chứng quả Túc Mạng Minh, đạt Trí tuệ hiểu biết về quá khứ nhiều đời nhiều kiếp của chính Ngài. Canh thứ Hai, Ngài chứng Thiên Nhãn Minh, đạt được Trí tuệ hiểu biết về sự luân hồi sinh tử của chúng sanh nhiều đời nhiều kiếp là do Nhân Quả nghĩa là đời quá khứ họ tạo Nhân xấu thì đời này họ sẽ thọ Quả xấu, nếu đời quá khứ họ sống thiện lương thì đời này họ hưởng Quả tốt. Canh thứ Ba, Ngài chứng Lậu Tận Minh, là Trí tuệ biết rõ nguyên nhân của luân hồi sanh tửlậu hoặc. Lậu hoặc là những thói quen, những đam mê huân tập từ nhiều đời quá khứ cho đến hiện tạitiếp diễn trong nhiều đời ở tương lai. Lậu hoặc cũng có nghiệp tốt và nghiệp xấu nhưng đa phần là xấu ác khiến cho con người cứ phải luân hồi sanh tử.

          Qua sự chứng ngộ ba Minh của Đức Phật, cho thấy cái chết của chúng sanh không phải là dấu chấm hết. Cái chết chỉ là sự bắt đầu cho một sự sống mới. Sự sống đó được mô tả qua thuyết "Thập Nhị Nhân Duyên" hay thuyết "Nhân Quả" như sau:

          - Thế nào là Nhân Duyên? Nhân là nguyên nhân, là cái Nhân chính trực tiếp sanh ra vật khác. Thí dụ như hạt mè là Nhân trực tiếp sanh ra cây mè, hạt đậu là Nhân trực tiếp sanh ra cây đậu. Duyên là sự trợ duyên, chỉ cho những vật có tính cách trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp cho Nhân thành hình. Thí dụ như đất, nước, phân bón, ánh sáng mặt trời và sự chăm sóc của người làm vườn. Những thứ này đã trợ duyên, giúp đỡ cho các hạt nêu trên nẩy mầm thành cây.

          Vậy "Thập Nhị Nhân Duyên" là mười hai Nhân cũng là Duyên, mà Nhân này có mặt sẽ sanh ra Nhân kia. Mười hai Nhân Duyên đó là: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lão Tử.

          Ý nghĩa đại cương của 12 nhân duyên như sau:

          1) Vô minh: Là không hiểu biết như thật về hiện tượng thế gian. Đức Phật dạy tất cả các pháp có mặt trên thế gian này bao hàm cả con người do nhiều điều kiện mà thành, tức không thực chất tính cho nên nó vô ngã. Các pháp chỉ có mặt khi nhân duyên đầy đủ và nó sẽ hư hoại biến thành cái khác khi không đủ nhân duyên. Đó là tánh Huyễn của vạn pháp. Người vô minh không hiểu biết như thật về hiện tượng thế gian, nên chấp chặt mọi thứ trên đời là có thật, là thường hằng nên khi những thứ đó mất đi, thì phiền não, khổ đau.

          2) Hành: Bởi vô minh nên con người thường có những ý nghĩ, lời nói và hành động tạo nghiệp. Có khi là nghiệp lành nhưng phần nhiều là nghiệp ác.

          3) Thức: thần thức hay tử thức, đó là những lậu hoặc, tập khí do thân khẩu ý tác tạo, gọi chung là nghiệp. Các nghiệp này huân tập tạo thành nghiệp lực. Khi chết nghiệp lực dẫn dắt thần thức đi thọ lãnh quả báo khổ hay vui ở đời sau.

          4) Danh sắc: Con người có hai phần tinh thầnvật chất. Tinh thần thì trừu tượng không có hình tướng gồm các khái niệm: thọ, tưởng, hành, thức gọi chung là Tâm, thuật ngữ nhà Phật gọi là Danh. Phần thân là thể chấthình tướng màu sắc có thể sờ mó được gọi là Sắc.

          5) Lục nhập: Là sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu cảnh hay sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thì lục thức được phát sinh. Đó là nhãn thức, nhỉ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Lục thức này tác động vào tâm khiến cho tâm lúc nào cũng giao động nên gọi là lục nhập.

          6) Xúc: Là sự tiếp xúc của lục căn với lục trần. Thí dụ mắt thấy cảnh, tai nghe tiếng động, thân cảm thấy mát mẻ, lưỡi nếm vị ngọt đắng, mũi ngửi hương thơm, ý thích hay không thích một đối tượng nào đó.

          7) Thọ: Cảm giác hay cảm nhận của thân hay tâm. Tâm cảm nhận vui buồn khi lục căn tiếp xúc lục trần. Thân cảm giác đau nóng khi tiếp xúc với lửa hay nước sôi.

          8) Ái:ưa thích. Khi lãnh thọ cảnh vui thì yêu thích ... đó là sanh tâm tham. Gặp cảnh không vừa ý, tâm khổ não, không ưa, ghét bỏ... thì sanh tâm sân hận. Tham ái, khát ái, là nguyên nhân thúc đẩy con người tạo nghiệp.

          9) Thủ: Là bám lấy, giữ lấy. Gặp cảnh tốt, thì tham cầu giữ lấy. Gặp người mình ưa thích thì muốn chiếm hữu. Thủ cũng chính là nguồn gốc của tham.

          10) Hữu: Là mong muốn hiện hữu ở đời này để hưởng thụ hay hiện hữu ở một cõi nào đó trong tương lai. Sự mong muốn này chính là Nhân đưa đến Quả là luân hồi sanh tử. Hữu cũng có nghĩa là Có. Muốn có mặt ở đời này và muốn sẽ có mặt ở đời lai sanh.

          11) Sanh: Là sanh ra đời để thọ quả báo trả nghiệp do Ái, Thủ, Hữu là nhân đời trước gây ra.

          12) Lão tử: Già rồi chết.

          Nhìn chung mười hai nhân duyên này liên kết thành một vòng tròn luân hồi sinh tử của con người. Mắt xích Vô Minh là nguy hiểm nhất. Vì Vô Minh làm cho tâm trí chúng ta mê muội, không còn sáng suốt phân biệt đâu là thật đâu là giả. Vì Vô Minh nên hiểu biết sai lầm về con ngườivạn vật trong vũ trụ, do đó sinh chấp ngã. Có ngã là có Ái, Ái thì ích kỷ, tham lam muốn chiếm hữu những gì mình yêu thích, không được thì tâm sân si khởi lên... làm khổ mình khổ người, tạo nghiệp. Bất cứ nghiệp nào dù tốt hay xấu, một khi đã tạo ra, thì nó được gìn giữ mãi trong tàng thức từ đời này sang đời khác, không bao giờ bị mất.

          Nói theo khoa học thì những suy nghĩ hay những việc làm gây ấn tượng tốt hay xấu, mà mình lặp đi lặp lại thường xuyên thì những ấn tượng này ghi đậm trong Ký Ức Dài Hạn của mình khó mà quên.

          Khi con người chết thì ngũ uẩn tan rã, thân tứ đại đất, nước, gió, lửa trở về với tứ đại, còn nghiệp thức thì tiếp tục bám theo tử thức. Nó chính là nghiệp lực thúc đẩy, dẫn dắt tử thức đi tái sanh.

          Thuyết "Thập Nhị Nhân Duyên" mô tả sự sống của con người qua ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai. Con người bị dính chặt trong bánh xe luân hồi không thoát ra được chỉ vì Vô Minh. Vô Minh sinh ra Hành, Hành sinh ra Thức, Thức sinh ra Danh Sắc, Danh Sắc sinh Lục Nhập, Lục Nhập sinh Xúc, Xúc sinh Thọ, Thọ sinh Ái, Ái sinh Thủ, Thủ sinh Hữu, Hữu sinh Sanh (đời kế tiếp), Sanh sinh Già Chết. Cứ thế mà cuộc sống tiếp diễn: Sống rồi chết, chết rồi sống ..., không biết chỗ nào là khởi đầu và cũng không biết chỗ nào là kết thúc.

CON NGƯỜI,  HAY SỰ SỐNG TỪ ĐÂU ĐẾN,
CHẾT ĐI VỀ ĐÂU THEO GIÁO LÝ NHÀ PHẬT?

          Khi có sự giao hợp giữa nam và nữ trong thời kỳ người nữ có thể thụ thai, hợp duyên thì thần thức của người chết sẽ thác sinh vào thai mẹ. Trong bụng mẹ, thai sinh thu hút tinh huyết làm nhục thể, và sau đó tâm thức hoà hợp cùng nhục thể hình thành Danh Sắc. Danh là tâm thức. Sắc là nhục thể. Qua thời gian Danh Sắc lần lượt tượng hình đầy đủ lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

          Khi đủ ngày tháng, thai nhi được sanh ra, lục căn của hài nhi tiếp xúc với lục trần, do đó hài nhi biết nóng lạnh đau đớn hay êm ái. Do sự xúc chạm này mà tâm hài nhi dần phát sanh ra sự phân biệt, rồi từ đó có cảm thọ vui hay khổ. Cảm thọ vui khổ này phát sanh ra những khởi niệm ưa ghét, thích hay không thích. Chính sự tham ái đó khiến nó cố thủ, cố bám lấy cái nó ưa thích và muốn đòi hỏi được thoả mãn những điều ưa thích đó, nên nó tạo ra nghiệp căn, mà tạo nghiệp thì phải chịu quả báo.

          Câu hỏi: "Con người từ đâu đến, chết đi về đâu?" có nhiều cách trả lời, nhưng hợp lý hay không hợp lý là tuỳ theo quan niệmđức tin của mỗi người, chúng ta không bài bác.

          Theo giáo lý nhà Phật con người sau khi chết, tuỳ theo Nhân đã tạo trong đời hiện tạitái sanh vào sáu cõi. Nếu con người sống ở cõi đời này tạo nhiều Nhân thiện lành, biết mở lòng bố thí giúp đỡ người khác, giữ đúng giới đức, thì sau khi chết sẽ được sanh về cõi Trời hưởng phước. Cõi Người là cõi có khổ có vui. Sanh về cõi Người là để vay trả, trả vay những điều mình đã làm trong đời này hay nhiều đời trước.  Cõi A-Tu-La là cõi của những vị thần khi sống ở đời này họ tạo nhiều Nhân tốt nhưng tánh tình nóng nảy nên khi chết thì sanh về cõi A-Tu-La. Còn ba cõi kia là cõi Súc Sanh, Ngạ Quỹ, Địa Ngục, trong kinh gọi là ba đường ác, ba đường xấu. Con người sẽ sanh về những cõi ác nếu trong đời sống hiện tại họ gây ra quá nhiều tội lỗi làm tổn hại những người xung quanh, hoặc có hành động tàn ác giết người giết vật v.v...

          Chúng ta là người phàm phu với con mắt trần không thấy được những cõi vô hình. Đức Phật là bậc giác ngộ thấy biết giảng lại cho chúng ta. Là người học Phật, chúng ta biết rằng những điều Đức Phật giảng dạy cho chúng ta là do sự tu tậpchứng ngộ mà nói ra chứ không dựa vào học thuyết của bất kỳ ai. 

CON NGƯỜI SANH RA DO NHÂN QUẢ

          Giáo lý quan trọng của Phật giáo là Lý Duyên Khởi, là Nhân Quả, là cái này có cái kia có, cái này sinh cái kia sinh; cái này không cái kia không, cái này diệt cái kia diệt. Như vậy có nghĩa là chúng ta "gieo Nhân nào thì nhận Quả đó". Trong đời sống hiện tại chúng ta đang thọ nhận cái Quả vui buồn, hạnh phúc hay khổ đau là do chúng ta gieo Nhân làm khổ người hay mang hạnh phúc đến cho người từ đời trước. Và cái Quả trong hiện tại đời này, nếu không tu tập sửa chữa thì nó chính là cái Nhân để trổ Quả cho chúng ta nhận trong tương lai. Con người cứ như thế tương tục mãi không ngừng hết đời này qua đời khác theo vòng luân hồi mười hai mắt xích.

          Từ điểm này chúng ta biết rằng con người sinh ra từ Nhân Quả và không phải chỉ sống một đời trong hiện tại này, mà đã trải qua nhiều đời trong quá khứ và trong tương lai còn tiếp nối nhiều cuộc sống khác. Như vậy chết là bỏ thân hiện tại trong đời này để có thân mới trong đời sống kế tiếp. Nói cách khác sống là thay thân cũ của đời trước để có thân mới trong đời này. Với con mắt của bậc trí tuệ thì con người của đời này và con người của đời sau không phải là một mà cũng không phải là hai.


LÀM SAO THOÁT KHỎI LUÂN HỒI SANH TỬ?

          Đạo Phật là đạo dạy con người tu tập để thoát khổ giác ngộ giải thoát. Giải thoát ở đây là thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử. Trong kinh Thánh Cầu, Đức Phật cho biết: "Sanh, Già, Bệnh, Chết, Sầu Khổ, Ô Nhiễm là những cái tự mình bị sanh." Cái Bị Sanh này đưa con người vào vòng luân hồi sanh tử. Khi biết sự nguy hại của Cái Bị Sanh, "Ngài tìm cầu Cái Vô Sanh". Cái Vô Sanhtrạng thái vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, đó là trạng thái Niết Bàn.

          Trong canh thứ Ba của đêm thành đạo, Đức Phật đã chứng quả Lậu Tận Minh, biết như thật con người bị luân hồi sanh tử là do lậu hoặc tức nghiệp thức gây ra. Như vậy muốn thoát khỏi luân hồi sinh tử là phải tu tập làm sao cho sạch lậu hoặc. Trong lậu hoặc có ba căn bệnh chánh là tham sân si, chúng ta phải tu tập làm sao để không còn tam độc này ở trong tâm chúng ta nữa.

          Bắt đầu tu tập chúng ta cần phảiTrí năng tỉnh ngộ học hỏi những điều Đức Phật đã chứng ngộ và dạy lại chúng ta. Hiểu thấu đáo về những Nhận thức của Đức Phật để chúng ta có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng thế gian và chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải nhận rõ vũ trụ hay con người đều thuộc về thế giới của thời gian và chịu ảnh hưởng của quy luật biến dịch, cho nên sự hiện hữu dài hay ngắn, đều phải trải qua chu kỳ thành, trụ, hoại, diệt (không), để trở thành cái khác.

          Qua bài kinh Vô Ngã Tướng, chúng ta hiểu con người của chúng ta là do sự tập hợp của năm uẩn. Bản thân của chúng ta có hai phần quan trọng ngang nhau đó là thân và tâm. Chúng ta cần có thân khoẻ mạnh để tâm nương náutu hành. Tu hành như thế nào? Đức Phật dạy các pháp Quán, Chỉ, Định, Huệphương tiện để đạt cứu cánh giải thoát giác ngộ.

          Bước đầu chúng ta đặt mục tiêu gần gũi với cuộc đời phàm phu của chúng ta trước. Đó là tu làm sao để thân khoẻ, tâm an, trí tuệ sáng suốt. Rồi sau đó mới tiến tới mục tiêu cao hơn là thoát khổ, giải thoát, giác ngộ. Con đường tu tập chuyển đổi từ Tâm Phàm Phu trở thành Tâm Bậc Thánh đến Tâm Phậtcon đường lý tưởng dài vô lượng kiếp. 

TU TẬP NHƯ THẾ NÀO?

          - Tu Quán, Tu Huệ: Để chuyển đổi nhận thức, chuyển đổi cái nhìn về cuộc đời, về công ăn việc làm, về tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng, về của cải vật chất. Những thứ đó đang ở trong tay chúng ta nhưng biết đâu sẽ có một ngày chúng ta mất trắng. Khi chuyện đó xảy ra chúng ta hiểu biết rằng vạn pháp vốn vô thường nếu thản nhiên chấp nhận thì chúng ta sẽ không buồn khổ. Đó ta chúng ta đã có Huệ.

          Tu Quán để có cái nhìn về chính bản thân của chúng ta ngay trong sát na hiện tại này đang chịu quy luật biến dịch chi phối. Nó thay đổi từng sát na. Một lúc nào đó cái già, cái bệnh và cái chết sẽ đến với chúng ta. Chấp nhận sự thật chúng ta sẽ không cảm thấy quá lo buồn sợ hãi khi mỗi giai đoạn thời gian đời sống đến với chúng ta khi khoẻ mạnh lúc ốm đau.

          - Thu thúc lục căn: Sáu căn tiếp xúc sáu trần, thấy, nghe, xúc chạm đối tượng biết rõ ràng đối tượng nhưng không khởi tâm ưa ghét, chê khen, phản ứng gì cả, có nghĩa là đối tượng sao biết y như vậy mà trong đầu không nói thầm về đối tượng. Đó là cái Biết đang là về đối tượng. Phương pháp tu tập này còn gọi là Pháp Như Thật cũng thuộc về Thiền Huệ Vipassanà, giúp tâm yên lặng thanh thản đưa tới Định.

          - Tu Chỉ, Tu Định: Trong đời sống hằng ngày đầu óc chúng ta luôn bị giao độngsuy nghĩ nọ kia, nó đầy ấp những tham, sân, si... nên đưa đến phiền não khổ đau. Tâm cứ giao động liên tục thì không bao giờ chúng ta "giác ngộ" được điều gì. Bây giờ chúng ta tập sống trong cái Biết không Lời.

          Tu Chỉ là làm sao cho tâm chúng ta được yên lặng, thanh thản. Thực tập bằng cách làm cái gì biết chúng ta đang làm cái đó.

          Thí dụ: Quét nhà biết đang quét nhà, hút bụi biết đang hút bụi, rửa chén biết đang rửa chén.... mà trong đầu không khởi niệm gì cả nghĩa là không suy nghĩ, không nói lầm bầm trong đầu sao nhà dơ quá, sao nhiều chén bát quá .v..v....  Đó là chúng ta đang tu thiền Chỉ.

          Thiền Chỉ giúp tâm yên lặng thanh thản nhưng không vững chắc. Muốn tâm định vững chắc chúng ta phải toạ thiền. Khi toạ thiền lúc đầu xử dụng phương pháp dùng tầm tắt tứ, sau đó dùng ý tắt tầm. Tầm là tự mình nói thầm trong não, tứ là tự trong ký ức trồi lên những hình ảnh trong quá khứ, rồi tâm duyên theo đó nói thầm qua lại hết chuyện này sang chuyện khác. Khi tầm tứ yên lặng thì hành giả có định. Lúc đó lậu hoặc vẫn còn nhưng nó nằm yên, tham sân si cũng không có, chỉ còn cái Biết không lời trong tâm thì ba nghiệp được thanh tịnh. Như vậy, chúng ta tạo được Nhân thanh tịnh ngay trong bây giờ và ở đây. Đó là công đức vô lậu của chúng ta, dù chỉ năm, mười phút hay lâu hơn.


KẾT LUẬN

          Khi đã hiểu sanh tử như thế nào, hiểu sự sống từ đâu đến và chết đi về đâu, thì đối với sự sống, chúng ta không tham cầu bởi chúng ta biết tấm thân ngũ uẩn này không thực chất tính, nên nó sẽ không vững bền với thời gian, nó bị ảnh hưởng bởi quy luật biến dịch, nên nó vô thường từng phút từng giây. Sống hay chết, tuỳ thuộc nơi duyên hợp hay duyên tan... mà thay đổi. Và đối với cái chết, chúng ta sẽ không sợ hãi, bởi chết không phải là chấm dứt, không phải mất hẳn đi, mà chỉ là sự thay đổi cũ mới mà thôi. Sự sanh trong hiện tại chỉ là một lần sanh trong vô lượng lần sanh. Sự chết trong hiện tại chỉ là một lần chết trong vô lượng lần chết.

          Điều quan trọng là chúng ta sống như thế nào trong đời này, để đời sau chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi lần chết đi, sang một đời sống khác là một dịp tốt để chúng ta học hỏi hầu tiến hoá trên con đường tâm linh. Người đời hay nói: "Có công mài sắt có ngày nên kim", chúng ta hãy bắt tay mài thỏi sắt lớn trong tâm chúng ta ngay từ bây giờ, bằng cách tập sống theo lời Phật dạy. Giữ giới đức được trong sạch, làm việc lành tránh việc dữ, tu Huệ, tu Định để phát huy Trí huệ tâm linh. Đó là theo con đường Giới-Định-Huệ mà Đức Phật đã đưa ra. Khi ánh sáng trí huệ chan hoà, thì bóng tối vô minh biến mất. Vô minh không còn thì vòng luân hồi cũng tan rã, bấy giờ người tu được hoàn toàn thoát khổ, giải thoát, giác ngộ.

          Đã học Phật, chúng ta biết cuộc đời an lành hạnh phúc hay khổ đau của chúng ta không do ai ban phát cả, mà do quy luật Nhân Quả làm chủ, nhưng Nhân Quả đó lại do chúng ta làm chủ. Chúng ta có thể tạo ra Nhân tốt hay xấu để thọ lãnh Quả lành hay dữ. Ngay cả Đức Phật cũng không cứu được chúng ta ra khỏi ba đường dữ hay ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, mà chỉ chúng ta tự cứu chúng ta mà thôi. Cho nên chúng ta phải tự chọn cho chúng ta một lối sống, để khi thân hoại mạng chung, chúng ta tự làm chủ lấy mình thanh thản ra đi với hành trang phước đứctrí huệ hay là chúng ta bị nghiệp lực nặng nề làm chủ dẫn chúng ta sanh vào những chỗ tương ưng với đời sống đầy tội lỗi tham sân si của chúng ta để thọ Quả của Nhân đã gây ra trong đời này./.

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

28 Tháng Tám 2015(Xem: 17821)
Liệu Đế quốc Trung Cộng có "may mắn" thoát được số phận tan vỡ ra từng mảnh hay không và phe nào sẽ thắng thế trong cuộc tranh chấp quyền lực đẩm máu ?
07 Tháng Ba 2015(Xem: 43117)
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19576)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27131)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22154)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29696)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38144)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36603)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30714)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 21891)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39043)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16311)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39778)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14119)
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50626)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 28999)
Có nhiều hình thức phản biện lại một xã hội tùy theo hoàn cảnh mỗi người và tùy hoàn cảnh xã hội và ngày nay tùy thuộc vào tình hình thế giới nói chung.
30 Tháng Tư 2013(Xem: 31484)
Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực
19 Tháng Tư 2013(Xem: 90869)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70251)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96106)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103178)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 139655)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154166)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120690)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159824)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 148982)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 164969)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 157867)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160180)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
04 Tháng Năm 2012(Xem: 168768)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 164170)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
23 Tháng Tư 2012(Xem: 27688)
Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42731)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 43979)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
15 Tháng Tám 2010(Xem: 39363)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30102)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43177)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87104)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97413)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67271)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93227)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32531)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78012)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 74496)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39214)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39612)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47058)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46247)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
01 Tháng Mười Một 2008(Xem: 146930)
Ngô Quyền ( chữ Hán : 吳權 ; 898 – 944 ) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô . Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng,
26 Tháng Năm 2008(Xem: 23390)
Nếu không tính nền giáo dục duới thời phong kiến thì Truờng tiểu học Nguyễn Du, Truờng trung học Ngô Quyền, Truờng bá nghệ Biên Hòa là những ngôi truờng đầu tiên trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.