Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p4b)

27 Tháng Mười 201712:24 CH(Xem: 10338)
GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p4b)

Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p4b)

Ông Lý Chánh Trung. Nguồn BBC

Khi tôi đang viết bài này thì được biết thêm là nhà sử học Sophie Quinn-Judge, tác giả cuốn “Ho Chi Minh: The Missing Years, 1919-1941”, cho ra mắt cuốn “The Third Force in the Vietnam War: The Elusive Search for Peace 1954-85”.

Tìm hiểu một số nhân vật tiêu biểu trong tiến trình từ phản chiến sang lực lượng thứ ba đến ngả theo cộng sản

Đây cũng là những đóng góp thêm vào các bài đã viết của Ngô Vĩnh Long, “Vài nhận xét về “thành phần thứ ba” và “hòa hợp, hòa giải dân tộc”” (Tạp chí Thời đại mới, số 21, Tháng 5, 2011). Ngô Vĩnh Long đã cẩn thận cho vào trong ngoặc các cụm từ trên.

Đến bài của Hoàng Chí Hiếu, “Lực lượng thứ ba trong phong trào đô thị miền Nam Việt Nam từ sau Hiệp định Paris (27.1.1973) đến Đại thắng mùa xuân 1975”, Văn hoá Nghệ An, 27 Tháng 5 2015. Tác giả viết về đến vai trò của lực lượng thứ ba kể từ sau Hiệp Định Paris.

Và ở phần trước đã nhắc đến bài viết quan trọng có giá trị thực tiễn của Nguyễn Ngọc Giao nhan đề “Quan hệ về tổ chức giữa phong trào Việt Kiều và đảng cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Thời đại mới, Số 9, Tháng 11/2006.

Qua bài phỏng vấn tựa đề ‘Lực lượng thứ Ba mong có hòa bình cho Việt Nam’ của đàì BBC tiếng Việt với tác giả Sophie Quinn-Judge ngày 30 tháng Tư, 2017 bà cho biết trọng tâm của cuốn sách mới của bà nói về những nhóm tại miền Nam được gọi là lực lượng thứ ba. Và bà đã có dịp gặp một số người trong nhóm này như Nguyễn Hữu Thái, Cao Thị Quế Hương, Ngô Bá Thành cũng như Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Hồ Ngọc Nhuận và Lý Quý Chung.

Theo bà, trong số những người được nhắc tới thì họ đều có lòng trung thực và hy sinh. Và thực sự họ muốn hòa giải hòa hợp và thật đáng buồn sự từ chối này đến từ chính quyền Sài Gòn và những người bảo trợ phương Tây ở Washington, D.C..

Chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt quan điểm của bà còn đúng sai lại là chuyện khác. Người Mỹ nói chung, các nhà viết sử cách đây 20 năm nói riêng, thường ít chú trọng đến quan điểm chính thức của VNCH. Ví dụ bộ phim “Vietnam: A Television History (1983)” của do WGBH-TV ở Boston thực hiện  và nay, 2017, là bộ phim “Vietnam War” của Ken Burns và Lynn Novick. Tuy nói về chiến tranh Việt Nam, nhưng chỉ nói từ một phía hay cùng lắm nói về phía bên kia, hoặc như trường hợp cuốn sách của bà Sophie Quinn-Judge.

Trong phần này, tôi thử mang nhận xét của bà Sophie Quinn-Judge cho họ là những người “trung thực và hy sinh”, và thử đánh giá một vài khuôn mặt nêu trên.

Cho đến ngày 5-10-1973, lần đầu tiên có buổi ra mắt công khai trước báo chí Quốc Tế tại khách sạn Continental, Sài Gòn do bà dân biểu Kiều Mộng Thu tổ chức để mừng bà Ngô Bá Thành vừa được thả ra, chưa mấy ai được nghe đến 4 chữ “Thành phần thứ ba”. Cũng chính trong buổi lễ này, bà Kiều Mộng Thu kêu gọi, “hai bên miền Nam Việt Nam tôn trọng thành phần thứ ba ngang nhau, vì đó là một thực thể chính trị.” Lời kêu gọi của bà Kiều Mộng Thu chỉ là lập lại quan điểm chính trị của Hà Nội, muốn dùng lực lượng thứ ba trong việc thương lượng mặc cả với người Mỹ

blank

DB Kiều Mộng Thu (bìa phải hàng sau), DB Ls Trần văn Tuyên (ngồi giữa, hàng trước), kế bên là DB Trần Văn Sơn (mặc veston, cầm giấy, Hải quân Trung tá, bút danh sau 1975 là Trần Bình Nam) và những dân biểu đối lập khác trong cuộc tuyệt thực 24 giờ trước thềm quốc hội để phản đối cái họ gọi là “Chính quyền tham nhũng, không hiệu quả và áp bức” của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Sài Gòn, ngày 10 tháng 2, 1975. Một dân biểu cầm bảng với ảnh TT Thiệu bị gạch chéo với hàn chữ: “Còn Thiệu là còn chiến tranh, nghèo đói. Thiệu phải từ chức” trước một bàn thờ có lư và chân đèn cầy với một tu sĩ Phật giáo. Nguồn ảnh: AP Photo / Ut

Từ đó bắt đầu đẻ ra rất nhiều tổ chức như Mặt trận Nhân dân cứu đói với đại đức Thích Hiển Pháp làm chủ tịch, Phan Khắc Từ làm phó chủ tịch và một số tên tuổi khác hỗ trợ như TT Thích Quảng Long, Ni sư Huỳnh Liên với các dân biểu Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận, bà Ngô Bá Thành, v.v..

Rồi Ủy ban đòi cải thiện chế độ lao tù tại miền Nam do Chân Tín làm “chủ tịch”., Hội bảo vệ nhân quyền và dân quyền tại Việt Nam.

Còn có một số tổ chức khác như Phong trào Phụ nữ đòi quyền sống bà Ngô bá Thành sáng lập, Phong trào thi hành Hiệp định Paris, Mặt trận nhân dân cứu đói, Mặt trận các tôn giáo vì Hòa Bình hòa hợp và hòa giải do Dương Văn Minh sáng lập.

(Ngô Vĩnh Long, “Vài nhận xét về “thành phần thứ ba” và “hòa hợp, hòa giải dân tộc.”” ibid.)

Theo Ngô Vĩnh Long, sau tháng 41975, các tổ chức trên bị giải thể, “Ngày 2 tháng 5 năm 1975, chính phủ mới đã ra lệnh giải tán tất cả các tổ chức chính trị được thành lập dưới chế độ cũ.”

Mặc dầu là những tổ chức phèng la, nhiều khi chỉ có danh xưng mà không thực lực, nhiều người có tên trong nhiều tổ chức và cũng không có hoạt động gì cụ thể. Nhưng về mặt tuyên truyền thì khá lợi hại, nhất là về mặt quốc tế.

Phải nhìn nhận, sự đóng góp của lực lượng thứ ba trong việc phá rối miền Nam thật không nhỏ. Nó làm ung nhọt chế độ. Nhưng sau 1975 thì tự các phong trào ấy đều đã bị nhà cầm quyển CSVN giải thể. Phần thưởng duy nhất thưởng cho họ là chuyến đi thăm miền Bắc một lần rồi thôi. Amen.

Chẳng lẽ, sau 1975 phụ nữ còn đòi quyền sống? Chẳng lẽ sau 1975 mà còn có Ủy Ban cứu đói? Hoặc Ủy ban đòi cải thiện chế độ lao tù?

Các tổ chức ấy trước 1975 kèn trống, phèng la ầm ĩ. Sau 1975 đều thầm lặng lui vào bóng tối mà không có lấy một lời phản đối, ta thán nào.

Bởi vì nếu còn nói đến Lực lượng thứ Ba thì như thế sẽ làm giảm hào quang của kẻ thắng cuộc? Chiến thắng Điện Biên Phủ sau này có nhắc nhở xa gần gì đến sự giúp đỡ tài trợ, huấn luyện ngay cả sự có mặt của hơn 300.000 quân Trung cộng với sự chỉ huy chiến lược của các tướng lãnh Trung Cộng đâu.

Những kẻ hy sinh tính mạng như thành phần thuộc Mawht trận Giải phóng miền Nam còn bị xoá sổ thì nói chi đến Lực lượng thứ Ba.

Cho nên những lời nói vuốt đuôi muộn màng sau này của Phạm Văn Đồng, của Võ Văn Kiệt, của Nguyễn Thị Bình có thay đổi được gì số phận của nhóm Lực lượng thứ Ba? Ai tin cộng sản được thì cứ tin. Tài liệu sách lịch sử chính thức cũng không có một chữ về thành phần lực lượng này.

Họ bị xóa sổ ngay khi cộng sản chiếm được miền Nam. Số phận họ ra sao, xin nói đến ở phần kết luận.

Trường hợp Lý Chánh Trung, trung thực và hy sinh?

Trước khi viết về Lý Chánh Trung, tôi xin được trích dẫn một vài câu thơ của Đỗ Trung Quân, đã từng là Thanh niên Xung phong, từng khoác áo bộ đội, đã từng viết những câu thơ ngọt ngào như:

“… Quê hương mỗi người chỉ một”
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ”


Nhưng sau này, vẫn Đỗ Trung Quân, trong bài “Tạ lỗi Trường Sơn” lại có những câu thơ đầy phẫn nộ và ai oán.


“…Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc…”


Ở một đoạn khác, Đỗ Trung Quân viết trong phẫn nộ:

“… Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh – buồn nôn – phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản…”

“…Các anh ngông nghênh tuyên ngôn “khôn và dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ …”


Cuối cùng thì tác giả nhận ra rằng, ”Chúng mày nói phét, chúng mày lừa ông”. Người Sài gòn xưa đọc Đỗ Trung Quân thấy thơ “hết xảy”

(Phạm Đức Nhì, “Tạ Lỗi Trường Sơn: Bài Thơ Ngược Dòng Nóng Bỏng”, blog phamnhibinhtho.blogspot.com, 15 tháng 7, 2016).

Hình như trường hợp Lý Chánh Trung đã không được bà Sophie Quinn-Judge nhắc đến? Đi tìm lại tiến trình “lột xác” của Lý Chánh Trung, qua phỏng vấn và tài liệu, tôi được biết như sau.

Lý Chánh Trung mặc dầu sinh đẻ ở Saigòn nhưng ngay từ khi còn nhỏ đã về sống ở quê ngoại là tỉnh Vĩnh Bình, cách Sài Gòn 204 cây số. Không thấy ông nhắc gì đến một lần về người cha ruột mà phần lớn ông chỉ nhắc về những kỷ niệm với bà ngoại và ông ngoại . Sau đó ông được gửi ra Huế học trường Providence (Thiên Hựu). Ai trả tiền tiền học phí cho ông? Năm 1945, rồi Cách mạng tháng 8. Khi Nhật đảo chính Pháp, ông lại có cơ hội quay về quê ngoại và chính ở nơi đây, vào lúc 17 tuổi, ông đã gia nhập Thanh niên Tiền Phong. Khi Nam Bộ kháng chiến, ông tình nguyện gia nhập du kích địa phương (đoàn thanh niên Tiền phong địa phương cải tiến).

[Rất nhiều nguồn khác, Từ diển Bách khoa Toàn thư mở là một, ghi nơi sinh của ông Lý Chánh Trung là Trà Vinh. Cha của ông Lý Chánh Trung (1928-2016) là ông Lý Chánh Thế (1896-1930); ông Lý Chánh Thế qua đời khi ông Lý Chánh Trung 2 tuổi. Nguồn: Gia đình Tìạ Trung — Trà Vinh. – DCVOnline]

Tất cả sự hăng say thời tuổi trẻ là điều cũng dễ hiểu và cũng là chuyện mà nhiều người trẻ khác cũng đã làm như vậy. Sau đó, ông được học bổng du học Bỉ. Ai ký giấy phép, ai dỡ đầu? Ở Bỉ 6 năm, ông có bằng cử nhân triết, sau đó soạn tiểu luận tốt nghiệp văn bằng cử nhân về Mounier, một triết gia của chủ nghĩa nhân vị, đối đầu với chủ nghĩa cộng sản. (Tóm tắt Bách Khoa TĐ, CCCXII: “Đàm thoại với Lý Chánh Trung, Sống và viết”, 1969, trang 37-45)

Khi có Hiệp định Genève ông trả lời, “Vả chăng lúc đó là thời kỳ Hiệp Định Genève 1954 nên tôi cũng chẳng còn bụng dạ nào mà ở lại làm luận án nữa, tôi về nước.”

Đối với cộng sản, Lý Chánh Trung đưa ra quan điểm của ông: “Nhìn vào quá trình tranh đấu của họ, tôi rất phục. Nhưng tôi không thể chấp nhận một số phương pháp của họ.” (Bách Khoa T.Đ, Ibid., trang 40)

Mặc dầu được hưởng mọi thứ bổng lộc từ miền Nam thuộc Pháp mà ông chưa hề bao giờ biết chối từ và dĩ nhiên cả miền Nam của Việt Nam Cộng hoà, nhưng ông chưa bao giờ biết đền ơn đáp nghĩa. Ông còn định viết về thời gian sống dưới chế độ ông Diệm là: “Những năm ảo tưởng” để đối lại với cuốn sach của Đoàn Thêm, “Những ngày chưa quên.” ghe câu này thì đúng là phường “ăn cháo đái bát”.

Căn nhà ông ở Thủ Đức là một biệt thự loại sang thuộc làng Đại Học Thủ Đức do chính quyền VNCH dành cho giáo sư đại học.

Bách khoa đã hỏi khéo Lý Chánh Trung như sau:

“Anh có một căn nhà đẹp đẽ, yên tĩnh, rộng rãi như thế nay lại có cây cối, cỏ hoa, thật là lý tưởng cho việc viết lách, vậy anh làm việc giờ giấc như thế nào?”

(Bách Khoa. Đàm thoại với Lý Chánh Trung, ibid., trang 41)

Ông đi làm bằng xe hơi nhà nuớc. Ngoài tiền lương công chức cao cấp, ông còn dạy thêm tại đại học Văn khoa Sài Gòn và Đà Lạt. chưa kể tiền viết báo. Vợ ông cũng là một giáo viên công chức. Vậy mà trong một buổi hội thảo vào ngày chủ nhật 9-1-69 tại Đại Học Văn Khoa, các báo đăng tải là khi nói đến hoàn cảnh hiện tại của ông và câu chuyện là ông được một học trò cũ tặng đường và gạo, ông đã xúc động, nghẹn ngào và ứa nước mắt. Chế độ miền Nam đã đối đãi tệ bạc về tiền bạc như thế với một giáo sư đại học?

Báo Bách Khoa nghi ngờ đã xin ông xác nhận lại, “Vậy bữa đó anh xúc động như vậy thật sao?”

Lý Chánh Trung trả lời, “Thực đấy chớ? Ai bỗng không mà khóc kỳ cục như vậy được. Nhưng cái đó là bắt đầu già rồi đó anh. Tôi suy nghĩ thì thấy đó là tôi bắt đầu lẩm cẩm rồi và và về nhà nghĩ mắc cỡ thấy mồ. Sau có một chị học trò nhạo tôi, ‘Thầy ôi, thầy khóc chi vậy. Có ai đánh thầy đâu mà thầy khóc?’ Sướng không?” (cười). (Bách Khoa, Đàm thoại với Lý Chánh Trung, ibid., trang 44)

Tôi thấy ông đóng kịch chả thua gì ông Hồ Chí Minh cả!

Bài phỏng vấn này nếu Hà Nội vớ được thì họ mừng hết lớn. GS đại học miền Nam đói ăn đến học trò phải tiếp tế gạo và đường.

Tôi muốn nói cho đủ lý lẽ. Ông là công chức cao cấp của chính quyền, sáng chở vợ con từ làng Thủ Đức về Sài Gòn, chiều đến lại đón về. Thời giờ còn lại lúc đi dạy, nhất là tại Đà Lạt, phải mất ba ngày. Hai ngày đi về một ngày dạy. Chưa kể, những buổi tham gia biểu tình, xuống đường đều được trả tiền. Ông đã ăn cắp giờ công khai và trắng trợn của chính phủ. Trong khi đó các giám đốc, chánh sự vụ, chủ sự phòng và nhân viên dưới quyền ông răm rắp làm việc, đến đúng giờ, về đúng giờ với đồng lương khiêm tốn mà không một lời ca thán, phản đối.

Tư cách giữa ông và họ là hai cực xấu và tốt.

Tôi xin trích dẫn tóm tắt Hồi Ký của Võ Long Triều nói về bạn của mình. Theo Võ Long Triều:

“Về Sài gòn cùng nhau hoạt động trong hội trí thức công giáo, thân nhau như ruột thịt, xưng hô mày tao, tôi là bố đỡ đầu (God father) của con gái Trung là Thúy Lan. (…) Từ làng Đại học Thủ Đức, Trung thường xuyên lên xuống Sài Gòn, (…) tiền xăng nhớt làm thâm hụt ngân sách gia đình nên tôi thường cho con gái đỡ đầu của tôi, bốn tuổi, mỗi lần vài chục ngàn, tiếng là cho con gái, nhưng sự thật là tôi muốn giúp cho gia đình Trung dễ thở hơn. Thời gian sau khi tôi giao tiền cho Ngô Công Đức làm báo Tin Sáng, tôi có nhờ anh Lý Chánh Trung viết bài, mỗi bài tôi trả cho anh hai chục ngàn đồng nhuận bút. Tiền nhuận bút một bài báo thời đó nhiều lắm là một hoặc hai ngàn đồng là tối đa.”

(Hồi ký Võ Long Triều, Bài 33, Thứ sáu, 16-3, 2007)

Cũng sau này, khi Võ Long Triều ra báo Đại Dân Tộc cũng nhờ Lý Chánh Trung viết bài, nhưng chỉ trả 10 ngàn đồng. Lý Chánh Trung từ chối viết và nói cho người quản lý báo Đại Dân Tộc là Nguyễn văn Tịnh biết, “không viết, vì dù sao hai chục ngàn đồng một bài cũng dễ viết hơn 10 ngàn đồng.” (Hồi ký Võ Long Triều, ibid.)

Từ đó Võ Long Triều cắt đứt liên lạc với Lý Chánh Trung. Sau này Lý Chánh Trung có ghé tòa soạn đưa bài, Võ Long Triều không tiếp và không hề đăng bài nào nữa.

Sau khi cộng sản chiếm Sài Gòn, cũng theo Võ Long Triều, Lý Chánh Trung trong một bữa giỗ đã tự bào chữa, phân bua: “Tôi đồng hành với cộng sản, nhưng tôi không là đồng chí của họ.” (Võ Long Triều, ibid.)

Lại một tên hèn và một phét lác. Có xin là đồng chí vị tất đã được cộng sản nhận!

Võ Long Triều nóng mặt nói, “Mày đồng hành sao mày muối mặt viết bài: “Xin cho được gọi bằng bác”?” (Võ Long Triều, ibid.)

Kết luận, Võ Long Triều cho rằng:

“Nói đến chuyện tiền bạc rõ ràng nó không đáng nói ra, nhưng không may điều đó có thể giải thích tại sao Lý Chánh Trung ngả theo cộng sản sau ngày 30 tháng tư năm 1975 có phải vì quyền lợi chăng? Tôi cho rằng đó là bản chất của Trung chớ không phải lỗi lầm.”

(Hồi ký Võ Long Triều, ibid.)

Ngoài ra, Lý Chánh Trung vẫn tỏ ra giọng khinh miệt, xách mé với các chế độ từ Bảo Đại đến Ngô Đình Diệm. Trả lời phỏng vấn của tờ Bách Khoa ông nói:

“Cả cái chế độ Bảo Đại, hồi ấy, tụi sinh viên ở Pháp chẳng có ai theo cả, trừ mấy thằng chó chết đớp tiền của tòa đại sứ.”


Còn đối với ông Diệm, Lý Chánh Trung nói,

“Nếu một người chưa từng đánh đĩ với Pháp, như ông Diệm chẳng hạn mà cải tạo được xã hội miền Nam thì bên Quốc gia lúc đó sẽ có chánh nghĩa thật và có thể dùng cái chánh nghĩa đó để tranh đấu chính trị với phía bên kia. Khi đó, không có lý do gì mình thua họ hết.”

(Bách Khoa, ibid., trang 39.)


Cũng như ông, tôi không ưa gì ông Bảo Đại cả. Nhưng khi ông khinh miệt bọn chó chết tay sai Bảo Đại thì xin ông tự nhìn lại mình. Ông được đi du học vào năm 1947 thì ai là người cấp giấy cho ông đi nhỉ? Và giả dụ Việt Minh mà nắm chính quyền thì liệu số phận ông có được như vậy không?

[DCVOnline| 1947, Pháp vẫn còn cai trị thuộc địa Đông Dương gồm cả xứ “Nam Kỳ thuộc Pháp”. Đây cũng là năm ông Lý Chánh Trung, một thần dân của xứ Nam Kỳ thuộc Pháp, sang châu Âu du học, ông viết:

“Suốt thời Pháp thuộc, không còn nước Việt Nam, chỉ còn Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ trong một xứ gọi là Đông Dương thuộc Pháp. Riêng dân Nam Kỳ lại không được xem là Việt Nam mà được định nghĩa là “thuộc dân Pháp ở xứ Conchinchine” (sujets Francais de Conchinchine). Cho đến năm 1947 khi xuất dương du học, trên tờ giấy thông hành của tôi, vẫn còn ghi cái quốc tịch quái gở đó.”

(Nguồn: Lý Chánh Trung, “Suy nghĩ về hai chữ “mất nước” – Về trí thức miền Nam trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước” trong cuốn “Chung một bóng cờ – Về Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam”, Trần Bạch Đằng Chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia – Sự Thât xuất bản lần thứ ba, Hà Nội 2015, trang160-161).

Về mặt dạy con, ông Lý Chánh Trung nói “Làm ơn thì đừng nên nhớ, Chịu ơn đừng nên quên”.

“Làm ơn thì đừng nên nhớ, Chịu ơn đừng nên quên – Ba dạy tụi anh từ khi còn nhỏ” — là lời bà Nông Thanh Vân vợ ông Lý Tiến Dũng (1959-2016) và là con dâu ông Lý Chánh Trung, nhắc lại đạo đức chồng bà đã hấp thụ.

(Nguồn: Lê Minh Quốc, “NÔNG THANH VÂN – LÝ TIẾN DŨNG: Bến bờ anh tim dội sóng không cùng” Báo Phụ Nữ TP.HCM ngày 10.3.2017.)]


Trong bài “Nói chuyện với người đã khuất”, ông biện hộ cho Hồ Chí Minh và viết:

“Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm một giải pháp cho quê hương, nhưng không còn giải pháp nào khác ngoài giải pháp đê tam quốc tế.”

(Lý Chánh Trung, báo Đất Nước, ibid, trang 102.)


Nói như thế là nói lấy được. Và tôi cũng có thể nói rằng: Giải pháp Bảo Đại mà được Việt Minh tôn trọng và Pháp thi hành thì trước sau gì Việt Nam cũng dành được độc lâp mà không phải hy sinh hàng triệu sinh mạng như Hồ Chí Minh đã làm.

Đi xa hơn nữa, trong một bài viết đăng trên Đất Nước số 3.

(Người viết có sự nhầm lẫn ở trong phần 4a, viết Lý Chánh Trung không cộng tác với Nguyễn Văn Trung trên tờ Đất Nước. Xin sửa lại là Lý Chánh Trung vẫn tiếp tục cộng tác với tờ Đất Nước.)

Trong bài này, Lý Chánh Trung còn ca tụng đến lố bịch về sự thành công của chế độ tập sản chỉ huy của chế độ Sô-Viết. Thành công, theo Lý Chánh Trung là “đã thâu ngắn đến 10 lần đoạn đường cần thiết” mặc dầu với một giá quá đắt. Nhưng đồng thời ông lại phê phán một cách vô cùng tàn bạo đào tận gốc rễ tính phi nhân bản của chế độ Xô Viết mà ít ai có thể viết sâu sắc được như ông vậy. Ông viết:

“Lẽ dĩ nhiên, cái giá mà dân Nga phải trả là 30 năm sắt máu của triều đại Staline, hậu thân của Ivan le Terrible: 30 năm thắt lưng buộc bụng, ăn đói, mặc rách để biến mồ hôi thành nhà máy: 30 năm không được tìm sự Thật, vì sự Thật chỉ được phán truyền từ miệng lưỡi một người; không được tìm cái đẹp vì cái đẹp chỉ bộc lộ trước cái nhìn của một người; 30 năm không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, vì một người đã biến thành “mặt trời nhân loại”; 30 năm ngộp thở, nín lặng chờ đợi một bản án khai trừ, lưu đày, xử tử, thủ tiêu có thể đến bất cứ lúc nào; 30 năm đường lối ngoằn ngèo, khi quẹo trái. Lúc rẽ mặt, mỗi giai đoaạn là một đường lối và mỗi đường lối là một “mật ý” của Thượng Đế được ban truyền từ đỉnh núi Sinai-Kremlin, 30 năm trong lửa luyện ngục mà không chắc có một nước Thiên Đàng.”

(Lý Chánh Trung, Đất Nước, số 3)

Viết đến như thế về mặt trái của chế độ Xô Viết là tuyệt vời. Nhưng cũng Lý Chánh Trung, nay ông là Chủ bút tờ Đất Nước đã viết bài: Nói chuyện với người đã khuất, để ca tụng cụ Hồ Chí Minh như một vĩ nhân, mặc dầu ông thú nhận chỉ biết Hồ Chi Minh qua một vài cuốn sách của Pháp. (Lý Chánh Trung, Đất Nước, số tháng chín, 1969, trang 95-109)

Trước khi chấm dứt phần viết về Lý Chánh Trung, xin trích dẫn đoạn văn trong bài nhan đề, “Khóc đi con”.

“Khóc đi con, khóc cho các anh các chị con đang bị giam cầm đánh đập mà không ai biết vì tội gì, và sắp được đưa ra xử, trước một ‘tòa án” mà không ai tin.
Khóc cho các cô bác của con đang khóc khi tưởng tượng nghe tiếng con mình khóc ở trong kia, trong bóng tối ngục tù.
Khóc đi con, khóc cho quê hương của con đã rách nát như áo ăn mày, cho những xánh đồng loang lổ vì bom đạn, xơ xác vì thuốc khai quang, cho những thành phố tanh ói mùi trinh trùng Mỹ, cứt đái Mỹ, rác rến Mỹ, đô la Mỹ.
Khóc chung cho các bậc cha chú của con đã quá hèn, quá dở, khóc tiêng cho Ba cũng quá dở, quá hèn, muốn viết tất cả những gì mình nghĩ mà không dám viết, và không dám một phần vì nghĩ tới con.
Khóc bây giờ đi con, vì cái quê hương sẽ giao lại cho thế hệ của con, không biết nó sẽ trở thành gì, không biết nó có còn được gọi là Việt Nam nữa hay không.”

(Lý Chánh Trung, Những ngày buồn nôn, Đối Diện, 1971 trang 45-46)

Bài thơ này cũng một tuồng luận điệu chửi bới, khinh miệt miền Nam mà nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết ở trên. Cái hèn của họ Lý là ở chỗ đó. Chửi miền Nam để lấy điểm với quan thầy chẳng khác gì hạng bồi bút văn công.

Nhưng lạ thay, thật không có gì hợp thời và đúng như một lời tiên tri của Lý Chánh Trung bằng bài văn này. Nhất là ở đoạn chót. “Khóc bây giờ đi con, vì cái quê hương sẽ giao lại cho thế hệ của con, không biết nó sẽ trở thành gì, không biết nó có còn được gọi là Việt Nam nữa hay không?”

Chả lẽ ngoài Bắc có Tố Hữu trong Nam lại không có ai đồng cân, đồng cỡ? Thưa có Lý Chánh Trung!

Đọc những dòng gửi con của họ Lý chỉ thêm bực mình. Nếu tôi là Tổng thống Nguyễn văn Thiệu thì giải pháp sẽ là điều tra lý lịch, cơ sở pháp lý rõ ràng, sau đó điệu bọn họ qua cầu Hiền Lương gửi cho miền Bắc để họ tha hồ được ca tụng bác Hồ. Còn bằng không thì dùng trực thăng chở tất cả những Lý Chánh Trung, Lê Văn Nuôi, Lê Hiếu Đằng, Ngô Công Đức, Ni sư Huỳnh Liên, Ngô Bá Thành, Nguyễn Ngọc Loan, Chân Tín, Phan Khắc Từ, Cao Thị Quế Hương đến biên giới Việt-Miên, cho lương thực ba ngày ăn đường để họ tự tìm đến căn cứ của MTGPMN.

Miền Nam sẽ được sống những ngày an bình khỏi bị họ quấy rối. Tiếc thay chúng ta đã không làm.
(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

18 Tháng Tám 2017(Xem: 18447)
Chính vì vì bị đối xử oan ức và bất công nên mới có trường hợp ông Dư Văn Chất, tập hợp đám cựu tù nhân thời ông Cẩn viết lại những trải nghiệm của họ
13 Tháng Tám 2017(Xem: 18918)
Chúng ta vừa cùng nhau khảo sát tướng trạng, nguyên nhân, và phương pháp thực hành để giải quyết vấn đề Khổ.
11 Tháng Tám 2017(Xem: 17082)
Huế là sân khấu chính trị của biết bao biến cố lớn nhỏ. Vậy mà nay nó để lại gì? Ai muốn đi tìm di tích đồn Mang Cá thì tìm ở đâu?
05 Tháng Tám 2017(Xem: 18047)
Sống trọn vẹn trong tính xác thực và tính khả dĩ của cái Chết sẽ làm cho đời sống sung mãn và tràn đầy ý nghĩa. Hãy sống phút này đây như là phút cuối.
04 Tháng Tám 2017(Xem: 18543)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người.
29 Tháng Bảy 2017(Xem: 10897)
Hãy để cho các Pháp tự vận hành và chiêm nghiệm lại (trong tĩnh lặng) sự vận hành của chúng theo đúng như lời dạy thâm sâu sau đây của Đức Thế Tôn.
28 Tháng Bảy 2017(Xem: 8962)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người. Chỉ có ông là người biết và nắm giữ nhiều sự thật, bí mật.
21 Tháng Bảy 2017(Xem: 12339)
có thể họ muốn che dấu kế hoạch mưu sát làm cho ông Lưu Hiểu Ba bị bịnh ung thư gan do tác hại của vi trùng căn bịnh Hepatitis C
21 Tháng Bảy 2017(Xem: 10119)
Cứ như ông Từ viết, lúc xảy ra có tiếng nổ, ông ở trong đài và ẩn trong một phòng hoà âm cùng với các Thượng Tọa, Đại Đức. Vậy bằng cách nào, ông có thể nhìn thấy cảnh xe tăng tiến vào với ba tiếng súng lục nổ.
15 Tháng Bảy 2017(Xem: 9221)
Đặng Sỹ đáng lẽ phải đi theo gót chân Ngô Đình Cẩn sớm về bên kia thế giới. Nhưng vì sao ông tránh được bản án tử hình? Chúng ta cùng nhau nhìn lại vụ án Đặng Sỹ.
08 Tháng Bảy 2017(Xem: 9709)
Tôi đã sống trọn vẹn tuổi trẻ và tuổi trưởng thành của tôi giữa hai nền Đệ Nhất và nền Đệ Nhị Công Hòa. Tôi hiểu được phần nào những thành tựu cũng như những thất bại của cả hai.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 19225)
Nếu người Mỹ không đổ quân ồ ạt vào Việt Nam với tổn phi rất cao về sinh mạng và tiền bạc, liệu người Mỹ có bỏ cuộc và bỏ rơi Việt Nam hay không?
24 Tháng Sáu 2017(Xem: 18278)
Cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, nhiều người vẫn đánh giá sai lầm về công tác của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung của ông Cẩn
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 19410)
Tôi xin nói thẳng, không có ông Ngô Đình Cẩn và đám Mật vụ của ông, Huế và các vùng phụ cận sẽ không có được những ngay thanh bình, yên ổn.
04 Tháng Sáu 2017(Xem: 20170)
Nó là Những hoạt động của ông Ngô Đình Cẩn là hoạt động tinh báo, phản tình báo không nằm trong khuôn khổ của tổ chức hành chánh. những hoạt động bí mật.
25 Tháng Năm 2017(Xem: 19677)
Trong bản Tự thuật của TGM Ngô Đình Thục cho thấy những người em của ông như Ngô Đình Luyện, rất giỏi, được gửi sang Pháp từ năm 12 tuổi.
20 Tháng Năm 2017(Xem: 9658)
Nếu cần thiết phải nói thêm điều gì về cái án tử hình của ông Ngô Đình Cẩn thi tôi chỉ có vài dòng: đây là cái chết của một con dê thế thần.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 19474)
Tựa đề trên cho bài viết này, tôi lấy cảm hứng từ bài biện hộ ba tiếng đồng hồ của luật sư Võ Văn Quan đặt ra cho những kẻ đứng trên cả pháp luật
06 Tháng Năm 2017(Xem: 10024)
Cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp sẽ bước vào vòng "chung kết" vào chúa nhựt cuối tuần này và được dư luận coi như "ly kỳ & tàn bạo" nhứt trong lịch sử quốc gia này.
04 Tháng Năm 2017(Xem: 8203)
Tôi viết lại một vết nhơ văn học như một nhắc nhở người cầm bút hiện nay, Đừng đi vào vết xe đổ của thứ đạo chích văn học như Hoàng Trọng Miên.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 16951)
Sau 1954, miền Nam có nhiều khoảng trống lắm! Trong đó có khoảng trống văn học. Dòng chảy văn học bản địa xem ra đã bị vượt qua.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 18579)
Thanh Lãng tên thật là Đinh Xuân Nguyên, giảng dạy Văn học tại Đại Học Văn Khoa Saigòn. Tham gia hoạt động chính trị tôn giáo từ 1972, sáng lập viên và chủ tịch hội Văn Bút Việt Nam, qua đời đột ngột ngày 17 tháng 12, 1998, thọ 65 tuổi.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 17530)
Dòng sông có nghe thấy gì không? Tiếng khóc thân phận Người. Dòng sông khúc ruột của làng Yên Phú ngủ yên như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 8720)
Sự ra đi của ông Ngô Đình Diệm sau khi Bảo Đại ký Hiệp Định Élysée ngày 8 tháng 3,1949 mà Ngô Đình Diệm coi như một sự đầu hàng của Bảo Đại trước người Pháp.
30 Tháng Ba 2017(Xem: 17443)
Chẳng những trong giai đoạn này, Quốc Trưởng đã bị loại ra khởi trò chơi quyền lực, mà nó còn xóa bỏ chế độ phong kiến Việt Nam.
23 Tháng Ba 2017(Xem: 10867)
Tiếc thay, Bảo Đại trên thực tế đã không bao giờ trực tiếp điều hành chính phủ trong vai trò Thủ tướng. Và như thường lệ,
16 Tháng Ba 2017(Xem: 9015)
Tôi nhận xét là trong giai đoạn từ 1947 trở đi, ông Bảo Đại mới bày tỏ một sự quan tâm đặc biệt đến chính trị mà trước đây ôngi xem ra lơ là.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 4130)
Không biết phải lặp lại gọi những hoạt động của Bảo Đại là gì? Ông có phải là một thứ con buôn chính trị hay con buôn thời cuộc? Ông nhận công khai nhiều món tiền của người Pháp, nhưng đồng thời cũng không từ chối tiền của Hồ Chí Minh?
02 Tháng Ba 2017(Xem: 9101)
Sự chia rẽ là mầm mống của sụ bị lệ thuộc làm suy yếu tiềm lực dân tộc. Nhìn trong nước hiện nay cũng như ở hải ngoại, chúng ta đều thấy có chung mẫu số: sự chia rẽ và phân hóa.
25 Tháng Hai 2017(Xem: 18368)
Đối với tập thể VN còn nhiều ưu tư đến đất nước thì nay rất hoan hỉ thấy chính phủ TT Trump đã chuẩn bị ngay sau khi đắc cử kế hoạch đối phó với Trung Cộng tại Biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 17094)
Trong dịp ở Hà Nội, Bảo Đại đã có dịp đọc những tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh do Vũ Trọng Khanh,
15 Tháng Hai 2017(Xem: 4751)
Nếu vai trò vua của Bảo Đại là bù nhìn như đã nhận định ở trên thì vai trò cố vấn tối cao, tệ hơn một bực, là trò hề.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 11635)
Những đau thương của Huế không bút nào tả hết. Có một gia đình Huế, trong biến cố đài phát thanh Huế đã mất đi một người con, hai người cháu.
01 Tháng Hai 2017(Xem: 16899)
Một điều cần ghi nhận là trong Hồi ký Le Dragon d’Annam của Bảo Đại. Ông không đả động gì đến chuyện tịch thu tài sản cả.
25 Tháng Giêng 2017(Xem: 7962)
Bài báo trên tờ Trường An, xuất bản tại Huế trong dịp này càng tường thuật đầy đủ bao nhiêu, càng đánh bóng Đức Hòang Thượng bao nhiêu càng cho thấy nó dơ dáy, thối tha bấy nhiêu!
21 Tháng Giêng 2017(Xem: 30654)
Phụ Lục: Toàn bộ bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Donald Trump."Và đúng vậy, cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 8195)
Sau vụ từ chức của Trần Trọng Kim, con thuyền chính trị Việt Nam quốc gia hẳn là sẽ chìm. Dân chúng nói chung cảm thấy hân hoan vui mừng ...
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 17266)
Sau vụ từ chức của Trần Trọng Kim, con thuyền chính trị Việt Nam quốc gia hẳn là sẽ chìm. Dân chúng nói chung cảm thấy hân hoan vui mừng khi ...
06 Tháng Giêng 2017(Xem: 20109)
Bài này được đăng tải trên Nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam tại Âu Châu vào tháng 11 năm 1993 và cho thấy Thày Phạm Đức Bảo - mặc dù đã 73 tuổi - là người có khả năng sinh ngử "hiếm có"
06 Tháng Giêng 2017(Xem: 18191)
Cái may mắn thứ hai cho Bảo Đại là ông đã kịp thời lên máy bay về nước trước khi cuộc chiến tranh thứ hai bùng nổ để khỏi bị kẹt lại trong vòng lửa đạn.
30 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 26718)
Trước hết nói về chữ "đánh" không phải chỉ phương diện tấn công bằng quân sự, mà bao gồm mọi phương diện, miễn sao đối thủ phải chịu thua thảm bại
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13435)
Thất bại trong chương trình muốn cải cách hành chánh dưới chế độ bảo hộ của Pháp. Bảo Đại không có cách gì khác hơn là giao Bộ Nội vụ cho Phạm Quỳnh,
23 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 21454)
Ngày hôm nay có lẽ là ngày quan trọng nhứt trong cuộc đời của ông Trump . Bởi vì sau 28 năm (1988 – 2016) tuyên bố ra tranh cử Tổng Thống
22 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17221)
Thật sự người ta biết rất ít về giai đoạn tuổi thơ của ông Bảo Đại cũng như của bà Nam Phương. Nhưng nhờ có cuốn Hồi ký của ông
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17313)
Trong chương Hai cuốn S.M. Bao Daï Le Dragon D’Annam, nxb Plon, 1980, Bảo Đại đã viết: Empereur D’Annam. [Hoàng đế Annam, 1926-1945].
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 21020)
Không ai đoán trước nổi: Ô. Tillerson được chọn làm ngoại trưởng Mỹ - Giải mã: Tại sao Ô. Trump lại có quyết định ly kỳ như vậy?
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 22035)
Bài biên khảo này được đăng tải trên Nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam tại Âu Châu vào tháng 4 năm 1992 và cho thấy Thày Phạm Đức Bảo mặc dù đã 72 tuổi nhưng vẫn có tấm lòng rất lớn với tuổi trẻ và nền giáo dục VN
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15779)
Qua bài viết này, hy vọng độc giả có thêm một cách nhìn khác về chế độ thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Người viết nhận thấy nhờ mặt tích cực của thực chất chế độ thực dân ...
05 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 20792)
Có thể khẳng định: ngày thứ sáu mùng 2 tháng 12, 2016 là khúc quanh lịch sử quan trọng cho liên hệ giửa Mỹ và Trung Cộng
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17098)
Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu.
26 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13385)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tính cách "di sản báo chí" của Thày hiệu trưởng Phạm Đức Bảo với tựa đề "Ý Dân Là Ý Trời" dưới bút hiệu Bảo Hà.
24 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17233)
Đã có nhiều sách, phải nói khá nhiều các tài liệu viết về giai đoạn trước thời kỳ thuộc địa Pháp.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 19178)
Miền Nam mà tôi muốn nói ở đây là khoảng thời gian từ 1954-1975. Một miền Nam đầy triển vọng và tốt đẹp. Tôi vốn nặng lòng với miền Nam ngay từ khi di cư năm 1954.
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 26453)
I / Vô tiền khoáng hậu - II / Mưu sâu: Trọng điểm tranh thủ cử tri của ông Trump - III / Kế độc: "Nói toạc móng heo" những bí ẩn - IV / Đòn sát thủ vào giờ chót của ông Trump
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 18899)
Chính ngay những người Pháp hoặc những kẻ theo Pháp, hoặc kẻ chống Pháp, ngay cả những người đi làm cánh mạng chống Pháp đều nhìn thấy ở chữ quốc ngữ một lợi khí truyền đạt.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17557)
Phải nhìn nhận trước 1975, không ai nghe nói xa gần đến một dòng văn học mang dấu Chúa. Người ta chỉ được biết đến một phần nhỏ và hiếm hoi được đăng trên Tập San Sử Địa miền Nam.
27 Tháng Mười 2016(Xem: 17688)
Mỗi tôn giáo đều có những mong ước truyền đạt, phổ biến tư tưởng đạo đến quảng đại quần chúng. Việc truyền đạo không phải là một điều xấu như có một số người nghĩ.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 18074)
Nếu được phép chọn lựa và đánh giá lịch sử thì tôi xin chọn cuộc Nam tiến là những giai đoạn vẻ vang và đẹp nhất lịch sửcủa dân tộc Việt Nam.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 18619)
Cái lợi thế duy nhất và chắc chắn của tác giả Nguyễn Thế Anh là các tài liệu của ông viết về Nhà Nguyễn Việt Nam phần lớn đều bằng tiếng Pháp.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 16961)
Theo Gs Trần Anh Tuấn, với tư cách Phó Khoa trưởng Học vụ, Gs Nguyễn Thế Anh là người soạn thảo chương trình Tiến sĩ Văn khoa Việt Nam vốn bị xóa sổ từ năm 1919, dưới thời Pháp thuộc.
29 Tháng Chín 2016(Xem: 19976)
Có thể nói đó là một môn học thời thượng. Và có những tên tuổi hàng đầu như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm và Trần Văn Toàn.
22 Tháng Chín 2016(Xem: 19044)
Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17611)
Sau biến cố chính trị lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều sinh hoạt của giới sinh viên bắt đầu xuất hiện. Các sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa thời ấy như rộ lên.
08 Tháng Chín 2016(Xem: 19766)
Sự ra đời và cạnh tranh của báo điện tử – hầu hết là báo đọc không phải trả tiền – khiến một lúc nào đó nhiều tờ báo giấy bị khai tử.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 18356)
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
24 Tháng Tám 2016(Xem: 18303)
Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. T
17 Tháng Tám 2016(Xem: 17927)
Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.
12 Tháng Tám 2016(Xem: 12766)
Thầy trường công và nhất là học trò trường công thì khác xa về trình độ học vấn so với học trò trường tư. Một đằng trình độ tương đối đồng đều, có chọn lọc khi thi tuyển vào lớp đệ thất.
12 Tháng Tám 2016(Xem: 21645)
Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi.
04 Tháng Tám 2016(Xem: 17035)
Nhìn lại nền giáo dục của 20 năm miền Nam dễ mà cũng khó. Dễ ở chỗ nếu chúng ta chỉ nhìn vào những thành quả đạt được của các trường Kỹ sư Phú Thọ, ...
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 17834)
Một số có quan điểm khác không coi túc cầu chỉ là một trò chơi giải trí vì từ đó có thể có những tác dụng "kỳ diệu" khác.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 19188)
Trong nỗ lực phổ biến hoá di sản văn học miền Nam, qua trung gian nhà văn Trần Hoài Thư, người viết có ý muốn giới thiệu một phần các tác phẩm của gần 200 nhà văn miền Nam thuộc đủ mọi khuynh hướng,
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10032)
Qua kinh nghiệm này tôi nghĩ chỉ nên đọc những gì mình cảm thấy thích. Không thích không đọc để khỏi tự hành hạ mình
15 Tháng Bảy 2016(Xem: 18595)
Khi đọc tập tài liệu Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long với một giọng văn chắc nịch, mang tính tố cáo và áp đặt ...
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 21504)
Hôm nay, 12/7/2016, có lẽ là một trong những ngày "đen tối" nhứt của lịch sử bành trướng cộng sản Trung Hoa.
28 Tháng Sáu 2016(Xem: 17398)
Bà Thụy Khuê chỉ sốc nổi chăm chăm tìm tòi xem trong sách vở do sử quan nhà Nguyễn viết để lại chứng minh được rằng việc đóng tầu thuyền từ A tới Z đều do ....
22 Tháng Sáu 2016(Xem: 18800)
Một vài dẫn chứng trên đây không đủ cho phép bà Thụy Khuê gán ghép cho Tạ Chí Đại Trường cóp nhặt và chịu ảnh hưởng của một số sử gia Tây phương trên toàn bộ cuốn sách của ông.
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 17336)
Trừ các sử gia miền Bắc thường có thói quen bôi nhọ Trần Trọng Kim, có thể đây cũng là lần đầu tiên ở miền Nam ...
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 17969)
Tôi chú trọng nhiều đến cái chủ đích tại sao bà Thụy Khuê lại viết như thế. Một lối viết sử sô vanh và chậm tiến...
04 Tháng Sáu 2016(Xem: 22831)
Chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi, 2 bài thơ đặc biệt đã được phổ biến rộng rãi đạt kỷ lục trên internet.
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 17809)
Tháng tư, 1956, người Pháp chính thức cuốn cờ và triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam chấm dứt chế độ thực dân Pháp sau ngót một thế kỷ.
27 Tháng Năm 2016(Xem: 18243)
Người phương Tây thì ngược lại thường tỏ ra thiếu sót trong sự trân trọng tôn kính đối với người khác trong cách xưng hô cũng như giao thiệp.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 18101)
Cái tâm lý thông thường kẻ mạnh, kẻ đi chinh phục thường có thái độ trịch thượng với dân bản địa. Người phương Tây sang nước ta có thể cái tâm trạng cũng không khác bao nhiêu.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 16774)
Tựa đề bài thứ sáu này của tôi trong chủ đề “Sử Việt nhìn lại” đặt ra một thách thức khá lớn cho người cầm bút:
05 Tháng Năm 2016(Xem: 17853)
Vấn đề sử học phải chăng đã có lời giải đáp trong Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ, 1775- Thế kỷ 18.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 8988)
Nhưng nếu trao đổi ở một mặt khác, tôi nghi rằng yếu tố chính là trước đây người Việt chưa có chữ viết. Họ còn sống du canh tiêu biểu của nếp sống bộ lạc, chưa hình thành một quốc gia,
29 Tháng Tư 2016(Xem: 30238)
Dưới đây sẽ nêu ra những dữ kiện (với nguồn & bằng chứng rõ rệt) liên quan đến sức mạnh thực sự của thế lực gốc Do Thái ảnh hưởng...ới.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17527)
Ngành sử học của Việt Nam là nghèo nàn và để khỏa lấp cái khoảng trống đó, nhiều cố gắng cấp thời như chữa lửa, mỗi người mạnh ai nấy làm ....
16 Tháng Tư 2016(Xem: 17799)
gười Quốc gia phải hợp tác với Tây là chuyện nhất thời vì thấy rằng còn có một thứ kẻ thù nguy hiểm, độc ác, tàn bạo, gian manh gấp bội phần chế độ thực dân Pháp.
08 Tháng Tư 2016(Xem: 17588)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền. Không có sốt rét, ngã nước cái con mẹ gì hết!
01 Tháng Tư 2016(Xem: 19914)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tánh cách chuyên môn của tác giả Trần Hữu Phúc. Được biết tác giả là chs Ngô Quyền (khóa 8).
31 Tháng Ba 2016(Xem: 18776)
Tiếc thay, Việt Nam đã mất nhiều cơ hội để hội nhập với bạn bè thế giới bằng lối đi ra biển, vượt thoát áp lực của nước láng giềng khổng lồ.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 18225)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu nữ họa sĩ Nguyễn Thị Phấn qua bài báo của ký giả Alan D. Mcnarie đăng trên KeOla Magazine số tháng 11/12 năm 2013.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 15539)
Trong khoảng thời gian bị đô hộ hơn 10 thế kỷ, người Việt chịu sức ép nặng nề nhất có thể không phải là kinh tế, quân sự mà là chính sách đồng hóa của người Tầu
18 Tháng Ba 2016(Xem: 16890)
Có thể nói, núi non và rừng rậm chẳng khác gì một thứ Vạn Lý Trường Thành thiên nhiên ngăn chặn những cuộc xâm nhập vào Việt Nam từ phia Bắc.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 14144)
Nói chung, theo tôi, người Việt Nam thường nhìn người Tầu một cách không mấy có thiện cảm,
04 Tháng Ba 2016(Xem: 18652)
Tội của họ là tội bán nước? Công của họ là công nô bộc cho một chủ nghĩa ngoại lai. Họ vẫn tiếp tục con đường họ đã chọn.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 14569)
Tập Cận Bình thất bại đã không đạt được một bản Thông Cáo Chung với Toà Bạch Ốc . ...
30 Tháng Mười 2015(Xem: 19531)
Bài viết nầy, tạm gọi là chút tình tri ngộ, tri tình, tri ân cùng ông giữa cõi đời và cõi người rất mong manh, mộng ảo nầy.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 18809)
1/ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bất ngờ đưa ra thông báo quyết định ngưng đầu tư vào Trung Cộng. 2/ Tập đoàn Lý Gia Thành đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu