Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Thanh Lãng, nhà văn hóa bị bỏ quên!

20 Tháng Tư 201712:08 CH(Xem: 18028)
GS. Nguyễn Văn Lục - Thanh Lãng, nhà văn hóa bị bỏ quên!

Thanh Lãng, nhà văn hóa bị bỏ quên!


blankThanh Lãng tên thật là Đinh Xuân Nguyên, giảng dạy Văn học tại Đại Học Văn Khoa Saigòn. Tham gia hoạt động chính trị tôn giáo từ 1972, sáng lập viên và chủ tịch hội Văn Bút Việt Nam, qua đời đột ngột ngày 17 tháng 12, 1998, thọ 65 tuổi.

blank

Gs. Thanh Lãng (1924-1998)

Tôi còn nhớ khi di cư vào miền Nam, vừa mới chân ướt chân ráo bước vào trung học, tôi đã có dịp mua và đọc cuốn Văn Chương Bình Dân của Thanh Lãng (do Phong trào Văn Hóa xuất bản năm 1954, tại Hà Nội.) Cuốn sách dễ đọc và lôi cuốn. Sau đó, tôi cũng tìm mua cuốn Biểu Nhất Lãm Văn học Cận đại, 1862-1945 cũng của Thanh Lãng (do Tự Do, nhóm Phạm Việt Tuyền đứng ra xuất bản.)

Tôi cũng rất thích thú với Nguyễn Nam Châu với hai tác phẩm: Những nhà văn hóa mới và Sứ mệnh Văn nghệ. Hai cuốn sách này giúp giới trẻ thành phố hiểu được các trào lưu tư tưởng của thế giới đồng thời giúp chúng tôi làm quen với các tác giả ngoại quốc tên tuổi như: Gabriel Marcel, De Sica, Arthur Koestler, Constantin Virgil Gheorghiu, G. Guareschi, V. Doudintsev, M. Djilas, E. Mounier, St. Exupery, nhất là Francois Sagan.

Nghĩ lại giới trẻ Sài Gòn thời kỳ sau 1954 chúng tôi thật may mắn. Chưa kể được đọc các tạp chí như Sáng Tạo, Bách Khoa.

Nhận xét về giai đoạn này, Võ Phiến viết:

“Thanh niên, sinh viên đọc Nguyễn Văn Trung và Nguyễn Nam Châu nhiều đến nỗi những danh từ như sứ mệnh, thân phận con người, tha hóa, ngụy tín, v.v. lan tràn khắp nơi, và câu văn của của St.Exupéry: ‘Yêu nhau không phải là nhìn nhau, nhưng cùng là cùng nhìn về một hướng’ được ai nấy nhắc nhở khi giỡn khi thật rất rộng rãi.”

(Võ Phiến, Văn Học miền Nam tổng quan, nxb Văn Nghệ, 2000, trang 243)

Nhận xét của Võ Phiến chỉ đúng một phần, nhưng câu trích dẫn St.Exupéry có vẻ pha chè, thiếu nghiêm chỉnh.

Khi nói ra điều này không phải tôi muốn khoe khoang mà để cho các bạn trẻ thấy rằng việc đọc sách ngay từ nhỏ phải tạo ra một thói quen. Tôi cần nhắc đi nhắc lại là người Việt Nam, ngay tại hải ngoại này, thiếu trầm trọng một văn hóa đọc.

Sách tiếng ngoại quốc đầy rẫy trong các thư viện tại mỗi địa phương, cũng không đọc. Sách tiếng Việt thì ngại tốn tiền, tốn thời giờ? Cũng không đọc luôn. Tôi có thể kể ra hàng loạt những trường hợp tương tự. Cả một thành phố có khoảng 50.000 người Việt, nhưng không nuôi sống nổi một tiệm sách tiếng Việt, đành đóng cửa.

Đó là một cuộc sống theo tôi nghèo nàn về văn hóa.

Phần tôi, ngay từ nhỏ đã có thói quen dành dụm tiền để mua sách đọc. Và cứ như thế, tôi tìm mua và đọc nhiều loại sách khác về triết học, văn học, sử học, văn học cũng như một số các nhà văn, nhà tư tưởng người Pháp.

Thanh Lãng không phải là tác giả tôi ưa thích, nhưng ông lại là người giúp giới trẻ chúng tôi làm quen với văn học tiền chiến, giai đọan 1930 trở đi. Nhất là hàng ngàn sinh viên Văn Khoa vốn là môn sinh của ông chắc nợ ông nhiều!

Tôi có thể nói một cách thẳng thắn và công bằng một nhận xét trung thực như thế này về TJ và Phạm Thế Ngũ.

Ở trình độ trung học về mặt văn học cũng như lịch sử văn học không ai qua mặt được Phạm Thế Ngũ. Ông vừa là một nhà giáo chuyên nghiệp, vừa là một nhà viết văn học vượt trội. Ông là tác giả bộ sách ba tập, dài 1500 trang: Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên. Gọi là giản ước chỉ là một cách viết khiêm tốn của ông. Ông là người viết với ngòi bút thận trọng, chu đáo. Tài liệu phong phú, nhưng lại vắn gọn vừa đủ, đưa ra những nhận xét săc bén, nhất là công bằng và không phe phái.

Viết sách văn học cho trình độ tú tài có nhiều người viết như: Lê Hữu Mục, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Duy Diễn và nhiều người khác. Nhưng không ai hơn được ông. Nói cho đúng, giá trị văn học trong sách của ông không nhằm đáp ứng cho thí sinh tú tài mà còn cho trình độ đại học và cả những ai tham bác nghiên cứu nữa.

Ở lãnh vực đại học cho các sinh viên cử nhân văn khoa Việt-Hán thì đã có Thanh Lãng.

Đối với cá nhân tôi, dù không học ông một ngày nhưng nợ ông nhiều. Nhờ Thanh Lãng, tôi nắm bắt được các xu hướng phê bình, tranh luận văn học từ 1932. Nhất là tôi hiểu rõ được chân tướng nhóm Phong Hóa-Ngay Nay với từng thành viên như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Tú Mỡ và đặc biệt Thế Lữ. Tôi cũng chia xẻ được nỗi khốn khổ, thân cô thế cô của nhà văn ngoài nhóm như Vũ Trọng Phụng như thế nào?

Nhóm Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) mà tính bè phái, đố kỵ là số một. Họ có hai hoạt động: Hoạt động báo chí và hoạt động sách tiểu thuyết. Không có báo chí như Phong Hóa, Ngày Nay thì cũng không thể nói tới tiểu thuyết.

Những người như Tú Mỡ, Hoàng Đạo, Nhất Linh, Thế Lữ nằm trong thành phần chủ chốt của báo Phong Hóa, Ngày Nay.

Những người viết tiểu thuyết chính của TLVĐ là Thạch Lam, Nhất Linh và nhất là Khái Hưng. Đối với cá nhân tôi, Khái Hưng sẽ mãi mãi là nhà văn sáng giá nhất và là linh hồn của TLVĐ, sau đó đến Thạch Lam.

Sau này, những người chủ xướng của tờ Người Việt, qua Phạm Phú Minh, đã cố tình xóa hẳn, xóa trắng phong cách làm báo của tờ Phong Hóa, Ngày Nay.

Trong tập “Kỷ yếu Triển lãm và Hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn” đã phân chia hai đề mục rõ rệt như vậy. Nhưng người ta sẽ không tìm thấy, dù một chữ, một dòng về phong cách làm báo bè phái, chửi và chế diễu tất cả mọi tờ báo đương thời cũng như các nhà văn ngoài nhóm. (“Kỷ yếu triển lãm và Hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn”, Người Việt xuất bản năm 2014)

Và vì không muốn phô bày cái phần yếu kém, thiếu đạo đức nghề nghiệp của các tờ Phong Hóa, Ngày Nay nên các nhà làm văn học sử như Thanh Lãng và Phạm Thế Ngũ bị họa lây, tên tuổi tài liệu của họ cũng bị nhóm Người Việt, qua Phạm Phú Minh, dẹp sang một bên.

Cho nên vết nhơ của Phong Hóa, Ngày Nay qua Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ vẫn còn đó!

Cái bất công đối với Thanh Lãng và Phạm Thế Ngũ bắt nguồn từ tinh thần bè phái đã ăn sâu vào tâm địa một số người Việt khi làm văn hóa ở hải ngoại.

Sau này, ông còn cho xuất bản những cuốn sách như cuốn: Sách sổ sang chép các việc của Philiphê Bỉnh (Viện Đại Học Đà Lạt xuất bản 1968). Cũng như các cuốn Văn Học Việt Nam: Đối kháng Trung Hoa (từ đầu đến 1428) . Văn Học Việt Nam: Thế hệ dấn thân yêu đời (1428-1505, Phong trào Văn Hóa xuất bản).

Nhất là cuốn:Phê bình Văn Học Thế hệ 1932 (2 tập, Phong trào Văn Hóa 1972, 1973. Hiện chúng tôi chỉ đọc được tập đầu.)

blank

Nguồn: Phong Trào Văn Hoá

Đấy là tôi chỉ nói đến sách in. Còn hơn 10 tác phẩm của Thanh Lãng chỉ được in dưới dạng ronéo cũng như các tài liệu liên quan đến mảng văn học nhà đạo mà Thanh Lãng là người có công đầu trong việc sưu tầm cũng như giới thiệu tài liệu.

(Chú thích thêm về Văn Bút. Cũng theo Thanh Lãng, từ ngày thành lập Văn bút, năm 1957, hàng năm ngân sách Quốc Gia vẫn đài thọ cho Văn Bút một ngân khoản để sinh hoạt nội bộ và đi dự các Hội Nghị Quốc tế. Thanh Lãng ghi rõ thêm, ngân khoản đó không phải để trả lương cho hội viên. Tất cả người làm việc cho Văn Bút đều không có lương gì cả. Nguồn tài trợ đó chỉ để chi tiêu cho các sinh hoạt thuần túy văn hóa: tổ chức giải thưởng văn học hàng năm, tổ chức các buổi nói chuyện hàng tháng, sinh hoạt hội thoại hàng tuần. Tạp chí Nhà Văn, Saigon, số tháng 2-1975, trang 118. (Võ Phiến , ibid. trang 50))

Ngoài ra ông còn làm chủ bút Tạp chí Nghiên cứu Văn Học, tòa soạn tại số 386/14 Trương Minh Giảng, xuất bản số đầu tháng 11- 1968. Ra được 26 số thì đình bản hẳn. Tạp chí Nghiên cứu Văn Học có sự cộng tác của Phạm Việt Tuyền, Thế Nguyên, Diễm Châu, Nguyễn Văn Trung, Nguyên Sa, Đỗ Long Vân, Lữ Phương.

Lý do gì nào làm Thanh Lãng đã phải nổi giận?

Việc nổi giận của Thanh Lãng có lý do chính đáng bởi vì có một bọn ăn cắp, thuổng tài liệu của Thanh Lãng và cho in công khai. Tên họ cần được nêu đích danh ra đây để người đời sau và con cháu họ phải lấy làm xấu hổ. Theo lời Thanh Lãng như sau:

“Đó là quý ông Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng và Phan Canh đã công khai ăn cắp tài liệu giảng khóa, in ronéo dành cho các sinh viên Văn khoa hai chương đầu, tập 1A của Bộ Phê Bình Văn Học, Thế Hệ 1932 gồm 17 tập đem xuất bản thành sách với nhan đề mới: “Việt Nam thi nhân tiền chiến, Quyển Thượng.”

Thấy làm ăn trót lọt, năm sau. Năm 1969 Nguyễn Tấn Long và Phan Canh lại tiếp tục ăn cắp thêm hẳn hai chương của tập 1A và tập 1B của Bộ Lịch sử văn học Thế hệ 1932 gồm 17 tập đem in thành sách lấy tên mới: Khuynh hướng thi ca tiền chiến, nhà Sống Mới xuất bản.”

(Thanh Lãng, Phê bình Văn học thế hệ 1932, Phong trào Văn Hóa xuất bản, 1972 Chương mở đầu: Tại sao xuất bản)

Sau đó Thanh Lãng quyết định cho in các tài liệu giáo khoa của ông ra thành sách, không kịp sửa chữa để tránh tình trạng đạo văn.

blank

Tác giả chính là người bị Thanh Lãng tố giác cọp pi ăn trộm tài liệu trong Phê bình văn học thế hệ 1932. Nguồn: http://nhilinhblog.blogspot.ca

Ông có dịp gặp Nghị sĩ Nguyễn Văn Chức và kể lại câu chuyện đạo văn. Ông Nghị Chức mau mắn nhận lời và sẽ đưa nội vụ ra tòa. Nhưng nhận rồi không làm gì cả và đổ tội cho Tòa án làm việc bê bối chưa chịu xử.

Thanh Lãng cũng có dịp gặp Thẩm Phán Tối cao Pháp Viện Trần Văn Linh. Ông này cho biết là ông Nguyễn văn Chức cố dìm nội vụ chứ không phải Tòa án bê bối như ông Chức nói.

Thế rồi nội vụ ra tòa bị chìm xuồng đi vào quên lãng.

Nhưng việc đạo văn đến đây chưa hẳn là chấm dứt. Cũng theo lời Thanh Lãng, tháng 3 năm 1972, ông nhận được tập: Văn Học đại cương của giáo sư Nguyễn văn Xung. Nơi trang bìa cuối cuốn sách có lời quảng cáo, “Đón đọc: Biến cố văn học Việt Nam qua 9 cuộc bút chiến thời Tiền chiến. (Lời quảng cáo cho thấy đây là tài liệu lấy lại của Thanh Lãng nên Thanh Lãng rất bực mình và quyết định cho in lại như đã thấy.)

Sự bực mình của Thanh Lãng thật chính đáng vì cũng theo lời ông kể lại những công khó sưu tầm của ông trong suốt 15 năm trời. Tài liệu lúc đầu thu tóm có 1961 trang rồi cứ thế tăng lên 2.668 trang và cuối cùng là 5.442 trang.

Trong 5442 trang thì phần thuyết giảng của Thanh Lãng khoảng hơn 1000 trang, phần còn lại là thu tập tài liệu giúp sinh viên khỏi mất công đi truy tìm tài liệu.

Cũng theo sự trần tình của Thanh Lãng, việc sưu tầm tài liệu này tốn rất nhiều công sức thời giờ, tiền bạc tốn vô cùng mà người khác có muốn làm cũng không được. Chính quyền thì không quan tâm đến chuyện này.

Chẳng hạn chỉ riêng tài liệu về báo Loa, theo Thanh Lãng, chỉ mình ông có được. Ông đã phải mua với giá 70.000 đồng mà lương một người lính vào thời đó chừng hơn 1000 đồng.

Tờ báo Phong Hóa, chỉ còn hai ấn bản, một của Thanh Lãng, hai của Thư viện Quốc Gia, Thanh Lãng đã phải mua với giá 250.000 đồng..

Các tờ Ích Hữu và Hà Nội báo chỉ mình gs Phạm Văn Diêu có và đã cho Thanh Lãng mượn đánh máy lại.

Chưa kể công thuê 2,3 người đánh máy cũng như trích tuyển cộng chung 13 tờ báo: Annam tạp chí, Phụ Nữ Tân văn, Văn Học tạp chí, Phong Hóa tuần báo, tuần báo Ngày Nay, Tiểu thuyết thứ bảy, tuần báo Loa, báo Ích Hữu, Hà Nội báo, Tao Đàn, Tin Mới văn chương, Tri Tân.

Chưa kể không biết bao công khó để hoàn thành tác phẩm như thu tập tài liệu, phân loại, đánh giá, ghi nhận phê bình từng tờ báo. Đây là một công việc làm đồ sộ đòi hỏi nhiều công sức làm việc kiên trì trong nhiều năm trời.

Vậy mà bị bọn đạo văn đánh cắp tài liệu, xào xáo lại rồi công khai in lại, còn rao trên báo sẽ xuất bản. Hầu như họ không đếm xỉa gì đến dư luận cũng như đến pháp luật.

Ba năm chờ đợi vụ kiện chẳng thấy động tĩnh gì về phía tòa án. Ông mất kiên nhẫn, gọi bọn ba người trên là những bọn ăn cướp,

“Đã công khai ăn cướp một lần. Nay lại báo trước sẽ công khai ăn cướp nữa”. “Tôi viết dài vòng, vo tam quốc là để báo động với văn học giới hầu tìm cách tống cổ những tên gian thương văn hóa ra khỏi sinh hoạt văn hóa. Còn gì xỉ nhục cho văn hóa bằng cách ăn cắp của Nguyễn Tấn Long, của Nguyễn Hữu Trọng, Phan Canh được bày ở thư viện Quốc Gia, tên của Nguyễn Tấn Long; của Nguyễn Hữu Trọng; Phan Canh được ghi vào niên giám văn nghệ sĩ Việt Nam.” Chính vì để độc giả có dịp so sánh sự đánh cắp bần tiện, ngu xuẩn của người ăn cắp văn mà tôi quyết định cho xuất bản y nguyên không sửa chữa bản thảo in ronéo năm 1966. Bản in hôm nay trích ở các tập 1A, tập 1B và tập XVII, cùng với lời nói đầu cũng của bản in Ronéo năm 1966.”

(Thanh Lãng, Phê Bình Văn Học, Thế hệ 1932, Lời Nói đầu. Tại sao xuất bản. Sài Gòn, 18 tháng 3 năm 1972.)

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

Số phận các tác phẩm của Thanh Lãng cũng long đong như số phận nhân dân miền Nam sau 1975. Tuy nhiên, tên tác giả Thanh Lãng không nằm trong danh sách 820 tác giả có sách bị cấm, được trích đăng trong cuốn Văn Hóa, Văn Nghệ Nam Việt nam 1954-1975 của Trần Trọng Đăng Đàn. (Trần Trọng Đăng Đàn, “Văn Hóa, Văn Nghệ miền Nam, 1954-1975”, từ trang 783-846)

Nhưng điều đó không có nghĩa là sách không bị tịch thu hoặc bị đốt. Nó chỉ có danh nghĩa trên lý thuyết là các tác phẩm có quyền được lưu trữ trong nhà. Nhưng trên thực tế, nó chịu số phận phần thư như phần đông các tác giả khác.

Điều đó, theo tôi, việc bị tịch thu hoăc đốt không đem lại thiệt thòi gì cho Thanh Lãng, mà trái lại chia phần tủi nhục và vinh dự với toàn thể giới cầm bút miền Nam. Ông từng làm chủ tịch Văn Bút mà chủ trương của Hội này phải chăng là bênh vực các nhà văn bị đàn áp, bị tù đầy?

Nhưng cuộc đời này có nhiều cái không hiểu được. Sau này chính quyền cộng sản còn lấy sách của Thanh Lãng cho xuất bản lại. Việc xuất bản lại do nhà xuất bản Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học, TP HCM, năm 1995.

Điều khôi hài là năm 1975, khi cộng sản nắm chính quyền miền Nam thì công việc của họ là loại trừ những người giảng dạy và làm nghiên cứu văn học- như trường hợp Thanh Lãng. Trong 14 năm kế tiếp, ông giữ vai trò “Ngồi chơi xơi nước” trong ban Ngôn Ngữ học.

Sau 14 năm bị “chôn vùi dưới đất”( chữ của Thanh Lãng) Ông viết,

“14 năm qua, tôi không có điều kiện làm văn học nên sang làm ngôn ngữ học. Bay quý anh gọi tôi ra làm văn học chẳng khác nào đã chôn dưới đất lại được moi lên, quy sanh cần dùng vào công việc gì, tôi xin tận lực.”

(Thanh Lãng, “13 năm Tranh luận Văn học”, nxb Văn Học, 1995, trong Lời Nói đầu của Giáo sư Hoàng Như Mai)

Chỉ tiếc rằng, sau khi được mời vào Hội thì chỉ mấy tháng sau, Thanh Lãng đã qua đời một cách đột ngột và gây bàng hoàng cho nhiều người, nhất là giới sinh viên học trò ông. Sáng còn ra làm việc ở Phường về vụ bênh vực phong thánh của Giáo Hội công giáo. Chiều về đau bệnh và hôm sau đã giã từ dương thế.

Tuy cho xuất bản với tên sách là “13 năm tranh luận Văn Học”, gồm ba tập, khoảng 1600 trang. Nội dung 1600 trang này chí trích dẫn phần tài liệu của Thanh Lãng và không cho in hơn 1000 trang phần bình luận của cá nhân Thanh Lãng viết.

Lần đầu tiên, tôi đọc một tập sách nghiên cứu văn học, tên của tác giả thì có, nhưng lại không có một chữ nào của tác giả trong suốt 1600 trang giấy được in ra.

Thay phần kết luận

blank

Tác phẩm của Gs Thanh Lãng. Nguồn: http://nhilinhblog.blogspot.ca

Tôi cũng rất bất bình sau này ra hải ngoại, Võ Phiến có viết Văn Học miền Nam, trong đó có cuốn Tổng Quan. Tôi thiển nghĩ Thanh Lãng là người có công lớn trong việc thu tập tài liệu, viết ra bộ: Phê Bình Văn Học Thế hệ 1932. Chẳng những công lớn mà còn là công đầu trong phần thu tập các tài liệu liên quan đến mảng văn học nhà đạo, nhất là mảng văn học Hán Nôm, lúc trước khi chữ Quốc Ngữ được phổ biến và thịnh hành..

Vậy mà trong bộ sách của Võ Phiến, ông cố tình bỏ quên bộ môn nghiên cứu, phê bình văn học, sử học và dịch thuật. Sự bỏ quên này là một thiếu sót?

Thời gian 1970, 75% sách xuất bản ở miền Nam là sách dịch đủ loại. Các người viết văn như bà Tùng Long, Võ Phiến, Mai Thảo bị lui vào bóng tối. Cá nhân tôi là không đọc họ nữa. Dứt khoát là như thế.

Vậy mà hà cớ gì các dịch giả, các sách dịch đó đã không được nhắc tới? Cả một thế giới văn học thế giới được mở ra, cụ thể bằng chính tác phẩm của họ thay vì chỉ là vài trang giới thiệu của thời kỳ Nguyễn Nam Châu thời kỳ đầu của Đệ Nhất Cộng Hòa.

Thanh Lãng cũng như nhiều người khác đã không có tên, không có bài viết của Võ Phiến. Thanh Lãng chỉ có đôi lần được nhắc tới với giọng điệu chế diễu, như khi Thanh Lãng tham gia trong nhóm Ký già đi ăn mày, điều không nên có trong sách Tổng quan văn học vốn cần sự nghiêm chỉnh, nghiêm túc.

Sự chế diễu nhằm bôi bác, mang đời tư hoặc chép lại sự chế diễu của người khác. Những người bị chế diễu như thế thật là nhiều: từ Mai Thảo, Nguyễn Văn Trung, Thanh Lãng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Vũ khắc Khoan, Phan Nhật Nam, nhất là Chu Tử bị Võ Phiến gọi là giai đoạn trâng tráo.

Mỗi người bị chế diễu nặng hay nhẹ một cách tùy tiện.

Tôi cũng xin thưa một điều, khi làm tờ Tân Văn, tôi đều đến nhà Võ Phiến mỗi đầu tháng để biếu tặng như một sự trân trọng ông. Mỗi lần gặp ông, tôi đều cố gáng gợi ý ông để hỏi về những vấn đề tôi còn có khúc mắc về cuốn Tổng quan Văn Học. Hỏi cách nào, nói về tác giả nào cũng đều bị ông khéo léo từ chối một cách rất nhũn nhặn, mềm dẻo tươi cười và lịch sự. Nào là tôi già rồi, tôi không muốn đề cập đến nữa, nào trí nhớ tôi kém, quên nhiều rồi. Viết về một cuốn sách thành danh mà tại sao lại cứ phải tránh né như thế?

Tôi nghĩ hơn ai hết, ông Võ Phiến biết những khuyết điểm của ông khi viết tập Tổng quan. Lại một lần nữa, tính bè phái quá lộ liễu, tính nhỏ nhen chấp nhấp từng tý các tật xấu của các nhà văn bạn bè.

Võ Phiến với Thanh Lãng là hai người trong nhóm Văn Bút không xa lạ gì. Tôi không buồn cho Thanh Lãng bị bỏ quên mà tôi buồn cho chính Võ Phiến lúc cuối đời phải tránh né dư luận bất lợi cho cuốn sách của ông.


Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline
09 Tháng Ba 2024(Xem: 340)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
09 Tháng Ba 2024(Xem: 276)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
01 Tháng Ba 2024(Xem: 301)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
01 Tháng Ba 2024(Xem: 413)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 286)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
24 Tháng Hai 2024(Xem: 1051)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
23 Tháng Hai 2024(Xem: 376)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 851)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 989)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
05 Tháng Hai 2024(Xem: 592)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 956)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1292)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
24 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1001)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
23 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 978)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1938)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1123)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1632)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1524)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
03 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1176)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2799)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
11 Tháng Chín 2023(Xem: 1867)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
24 Tháng Tám 2023(Xem: 2626)
Phần tôi khiêm tốn nghĩ rằng: đôi khi chúng ta đòi hỏi những điều mà thật sự nó đã nằm sẵn trong túi chúng ta mà chúng ta không biết.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3401)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 1801)
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5152)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
22 Tháng Tư 2023(Xem: 2312)
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
08 Tháng Tư 2023(Xem: 2190)
Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 2257)
Thật hiếm có nhà văn quân đội miền Nam nào viết với một thái độ thanh thản, không hận thù, biết quý trọng con người như Nguyễn Bửu Thoại.
30 Tháng Ba 2023(Xem: 1679)
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
21 Tháng Ba 2023(Xem: 2279)
Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ,
19 Tháng Ba 2023(Xem: 1845)
Nếu chúng ta không quyết tâm giữ chặt khoang thuyền tức không giữ chặt Giới pháp, thì làm sao tránh được những trận bảo to, những cơn sóng lớn...
13 Tháng Ba 2023(Xem: 3778)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 2051)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
03 Tháng Ba 2023(Xem: 2380)
Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động.
01 Tháng Ba 2023(Xem: 2090)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
20 Tháng Hai 2023(Xem: 4383)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
14 Tháng Hai 2023(Xem: 2411)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
10 Tháng Hai 2023(Xem: 2541)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
31 Tháng Giêng 2023(Xem: 2917)
Tôi tự hỏi mình, Mai Thảo cuối cùng chỉ là một nhà thơ xuất chúng. Hay trong văn của ông đã có thơ và trong thơ là cả trời đất.
31 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4386)
Mỗi chuyện là một góc nhìn xoáy vào những nết ăn, nết ở tiêu biểu cho một con người và tiêu biểu cho một nét Văn Hóa một thời dần biến dạng.
13 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2450)
. Đó là hạng người thuận dòng, hạng người ngược dòng, hạng người tự đứng lại và vị thánh A-La-Hán đã giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5766)
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công.
20 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2543)
Đương nhiên sống ở đời không ai là không lầm lỗi. Chúng ta phải học hạnh nhẫn nhịn và tha thứ của đất về những lỗi lẫm nho nhỏ của nhau thì tình bạn mới được bền lâu./.
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2778)
Đọc qua lịch sử của Tỳ-khưu-ni Khema, chúng ta biết rằng chết không phải là hết! Cho nên đời này may mắn gặp Phật pháp ...
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2724)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
17 Tháng Tám 2022(Xem: 2685)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
26 Tháng Bảy 2022(Xem: 5550)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
12 Tháng Bảy 2022(Xem: 3036)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
13 Tháng Sáu 2022(Xem: 5685)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
22 Tháng Tư 2022(Xem: 2980)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
04 Tháng Mười Một 2021(Xem: 7525)
Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
26 Tháng Mười 2021(Xem: 7573)
.... Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
04 Tháng Chín 2021(Xem: 8409)
Ngày xưa ở Việt Nam, người đóng vai chọc cười khán giả được gọi là anh hề, ngày nay người ta gọi là diễn viên hài hay nghệ sĩ hài.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 4018)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
22 Tháng Tám 2021(Xem: 3892)
Bài kinh “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn” là một trong những bài kinh ngắn dễ hiểu, là một thông điệp giá trị nhắc nhở chúng ta đạo làm người, trong đó đạo hiếu với cha mẹ là nền tảng đạo đức quan trọng
07 Tháng Sáu 2021(Xem: 4952)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
17 Tháng Năm 2021(Xem: 4308)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
13 Tháng Ba 2021(Xem: 6707)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 5365)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 13638)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 13082)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 4905)
Trong giấc ngủ bình an, Đại đức không còn nhớ gì ngoại trừ câu nói ấm áp của Đức Phật: "Thời gian không chờ đợi ai, hãy tinh tấn lên thầy Ananda.".
24 Tháng Mười 2020(Xem: 5536)
Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”.
29 Tháng Chín 2020(Xem: 5588)
Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
14 Tháng Chín 2020(Xem: 5885)
Tóm lại khi người Phật tử đặt trọn niềm tin vào Tam bảo và thực hiện những gì mình đã thọ nhận trong lúc quy y, giữ tròn năm giới luật thì người đó đang có được tám nguồn công đức,
21 Tháng Tám 2020(Xem: 5889)
Niết-bàn là trí tuệ rốt ráo (bát nhã) được biểu lộ qua sự thoát khổ, giác ngộ, giải thoát của một bậc chứng đạo, ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 5508)
Ở bước căn bản, khi thực hành hạnh lắng nghe, chúng ta cần luôn tự nhắc nhở: “Im lặng để nghe. Lắng nghe để hiểu. Có hiểu mới có thương”. Hiểu là trí tuệ. Còn thương là lòng từ bi.
19 Tháng Bảy 2020(Xem: 6468)
Tóm lại, “Pháp Tu Sám Hối” trong đạo Phật không phải là nghi thức rửa tội để được sạch tội, mà sám hối mang đủ hai yếu tố “nhận lỗi và sửa lỗi”. Nhờ có sửa lỗi nên tội trước được giải trừ, tội sau mới không sinh khởi.
09 Tháng Bảy 2020(Xem: 6410)
thuốc Hydroxychloroquine có hiệu quả nhứt khi được xử dụng nhanh ngay sau khi nhập viện với liều lượng tiêu chuẩn,
05 Tháng Bảy 2020(Xem: 5402)
Nếu lý thuyết giỏi, mà không có kinh nghiệm hành trì, thì kiến thức thu thập cũng không ích lợi gì, mà nhiều khi kiến thức đó chỉ tô bồi thêm cái Ngã ngày một lớn mà thôi!
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 5713)
Trong thời gian đại dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành. Kính cầu nguyện bình an đến với tất cả mọi người. Khi ra khỏi nhà xin nhắc quý vị nhớ mang khẩu trang và ráng giữ khoảng cách 2 mét
30 Tháng Năm 2020(Xem: 6459)
Biết đâu cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay có thể sẽ vô cùng quan trọng không những cho Mỹ mà còn cho Trung Cộng, Việt Nam và nhân loại.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 5857)
Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp.
17 Tháng Năm 2020(Xem: 6611)
Hãy sống một đời đáng sống, nghĩa là sống đạo đức, sống thương yêu, sống đúng với tiêu đề “Chân Thiện Mỹ”, sống có lợi cho người và lợi cho mình trong hiện tại và tạo Nhân lành cho đời sống tương lai,
25 Tháng Tư 2020(Xem: 6059)
Trong tinh thần tôn trọng sự thực, tất cả chi tiết đưa ra dựa vào chủ trương "nói có sách mách có chứng" để mọi người đều có thể dễ dàng kiểm soát hư thực.
20 Tháng Tư 2020(Xem: 6554)
Như phần trình bày trên cho thấy nạn dịch Virus Corona đã khiến cho ”gió đã đổi chiều” nên thế giới có cái nhìn hoàn toàn ác cảm đối với Trung Cộng và nhà độc tài Tập Cận Bình,
17 Tháng Tư 2020(Xem: 6468)
Nói tóm lại có nhiều tiến triển đầy hy vọng trong công cuộc chống nạn dịch Virus Corona Trung Cộng qua những thành quả chữa trị và phòng ngừa
25 Tháng Ba 2020(Xem: 8478)
Báo chí cho biết: Thuốc ký ninh trị sốt rét 'thần kỳ' được TT Trump đề nghị đã cứu 4 bịnh nhân khỏi coronavirus.
02 Tháng Ba 2020(Xem: 6207)
Như vậy tất cả những yếu tố bao quanh Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hoà đó cho thấy năm 2020 đánh dấu khúc quanh lịch sử có thể “thoát Trung” cho dân tộc VN.
15 Tháng Hai 2020(Xem: 7154)
Biết đâu trận đại dịch Virus Corona sẽ biến đổi được bàn cờ thế giới như vụ nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl Lamm tan rã toàn bộ thế lực cộng sản Liên Sô và Đông Âu.
08 Tháng Hai 2020(Xem: 6581)
Điểm nóng nhứt vẫn là chuyện Trung Cộng phải tử chiến với con virus Corona đang lan tràn khắp nước Tầu.
05 Tháng Hai 2020(Xem: 6812)
Có khi ta thấy Huyễn (sự thay đổi) bằng mắt thường, có khi không thấy được Huyễn bằng mắt, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.
01 Tháng Hai 2020(Xem: 6486)
Qua nạn dịch này, ai cũng thấy rõ Trung Cộng chính là một đại hoạ cho loài người vì là nơi phát xuất những mầm mống đưa tới hủy diệt nhân loại.
29 Tháng Giêng 2020(Xem: 7074)
Bài này là một bài phiếm chủ ý vui xuân, nên có những từ ngữ có thể thiếu nghiêm túc, nhưng vì tôn trọng cổ văn, người viết để nguyên
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6332)
Về phía giới bình luận gia Tây Phương thì đã có quan điểm cho rằng nạn dịch viêm phổi Corona nay có thể là một thử thách sinh tử cho nhà độc tài Tập Cận Bình nói riêng...
21 Tháng Giêng 2020(Xem: 6659)
Để đạt được hạnh phúc ngoài đời hay trong đạo, Đức Phật đã trao cho chúng ta hai chiếc chìa khoá. Chúng ta chọn Hạnh phúc nào thì tra đúng chìa khoá vào cửa căn nhà Hạnh phúc đó.
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 6419)
Cái chết của Tướng Soleimani không phải chỉ làm rúng động xứ Iran đến nổi lãnh tụ tối cao Khamenei và bộ hạ phải khóc ròng mà còn ảnh hưởng cả bàn cờ thế giới.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6363)
Hôm nay người dân Hồng Kông chính thức làm kỷ niệm một nửa năm dám đứng dậy phản kháng chống Trung Cộng. Đây cũng là dịp để nhìn lại sự kiện tranh đấu kéo dài kỷ lục rất hy hữu này.
24 Tháng Mười Một 2019(Xem: 5912)
Nói tóm lại, kết quả của cuộc bầu cử Hồng Kông quả là là một "cơn sóng thần" vĩ đại và có thể báo hiệu một biến chuyển quan trọng nhất trong lịch sử Hồng Kông.
07 Tháng Mười Một 2019(Xem: 6835)
Biết đâu Trung Cộng quá tàn ác mất lòng Trời và lòng Dân như Liên Sô nên lịch sử thế giới có thể tái diễn lại và Hồng Kông chính là “ngòi nổ” làm sụp đỗ Đế Quốc Trung Cộng.
27 Tháng Mười 2019(Xem: 6124)
Đó chính là biểu tượng của cuộc tranh đấu tự do dân chủ tại Hồng Kông với tấm lòng kiên trì đầy hy vọng ...
15 Tháng Chín 2019(Xem: 7785)
Chính vì vậy hy vọng tuổi trẻ Hồng Kông sẽ thành công tạo được một "phép mầu nhiệm chính trị" như trước đây 30 năm
10 Tháng Chín 2019(Xem: 6551)
Như vậy đó quả là tin mừng cho VN chúng ta có thể thoát được Đại Họa Mất Nước vào tay Trung Cộng!
10 Tháng Chín 2019(Xem: 6966)
chánh phủ Đài Loan dưới quyền TT Thái Anh Văn đã, đang và sẽ khai thác triệt để vấn đề Hồng Kông để đánh vào tử huyệt của Trung Cộng.
05 Tháng Tám 2019(Xem: 7598)
Đây là điều ít ai ngờ nổi vì con số 300 tỷ đô la hàng hoá đó quá lớn và sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế sản xuất của Trung Cộng.
22 Tháng Bảy 2019(Xem: 11409)
...Một nhân tài VN đã dám sống tận tụy một tay chăm sóc mọi việc lớn nhỏ cho đến nổi kiệt sức trút hơi thở cuối cùng.
14 Tháng Bảy 2019(Xem: 10789)
cuộc tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn khốc liệt với những cuộc tranh luận gay gắt giữa những chuẩn ứng cử viên trong cùng một chánh đảng.
30 Tháng Ba 2019(Xem: 9300)
Cho nên, nay kết quả cuộc điều tra mang lại thắng lợi cho TT Trump và đảng Cộng Hòa cầm quyền - nếu không gì xảy ra bất ngờ - thì TT Trump sẽ tái đắc cử dễ dàng hơn trước đây.
28 Tháng Hai 2019(Xem: 10656)
Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan...