Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi - TT Trump thử lửa: Bắt đầu "khiêu chiến" Trung Cộng tại Biển Đông?

25 Tháng Hai 201711:45 CH(Xem: 18017)
Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi - TT Trump thử lửa: Bắt đầu "khiêu chiến" Trung Cộng tại Biển Đông?

              Biên khảo 

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

           25 Tháng 02, 2017

 

TT Trump thử lửa:

Bắt đầu "khiêu chiến" Trung Cộng tại Biển Đông? 

 

I / Hải quân Mỹ muốn gì tại Thái Bình Dương ?

Đối với tập thể VN còn nhiều ưu tư đến đất nước thì nay rất hoan hỉ thấy chính phủ TT Trump đã chuẩn bị ngay sau khi đắc cử kế hoạch đối phó với Trung Cộng tại Biển Đông.

 

1) Tin tức từ Naval Technoloy cho biết Hải Quân Mỹ vào  ngày 18/2/2017 đã điều động thêm Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN-70) cùng các chiến hạm phụ thuộc đến vùng biển Trung Hoa (xem Nguồn 1 ở phiá dưới) để tiếp sức Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN-76) và Hàng không mẫu hạm USS John C Stennis (CVN-74).

 

NQ14-1-USS Carl Vinson

 

Còn lại Hàng không mẫu hạm USS George Wahington (CVN-73) ở lại căn cứ Guam để bảo vệ Nhựt trước đe dọa của Bắc Hàn & Trung Cộng và làm lực lượng tổng trừ bị sẵn sàng yểm trợ cho 3 hàng không mẫu hạm bạn kể trên (xem Nguồn 2).

Đây có thể là một biến chuyển quan trọng cho Biển Đông, vì lần chót cách đây gần 2 năm Hải quân Mỹ đi tuần tra "âm thầm lấy lệ" tại đây. Còn lần này thì hoàn toàn khác hẳn: Với lực lượng hùng hậu cùng thái độ đầy tự tin sẳn sàng "đụng độ" nếu Trung Cộng muốn gây chuyện.

 

2) Trong khi đó 2 ký giả Robert Windrem & William M. Arkin của thông tấn xã NBC đã tiết lộ cho biết một số tin tức từ "nội bộ quân đội" về diễn biến liên quan đến Biển Đông:

- Gần như hàng tuần hải quân Mỹ biểu dương quân sự và càng gia tăng kể từ khi TT Trump nhậm chức.

- Trong tháng qua, 3 tiềm thủy đỉnh nguyên tử loại tấn công của Hải Quân Mỹ USS Alexandria, USS Chicago và USS Louisville hoạt động phía tây Thái Bình Dương và ít nhứt một chiếc đã vào Biển Đông rồi.

- Cũng trong tháng 2, hải quân Mỹ phái một chục chiến đấu cơ F-22 Raptor-Stealth loại tàng hình đến căn cứ Bắc Úc gần Trung Quốc nhất. Đây là lần đầu tiên loại chiến đấu cơ F-22 được xuất hiện nhiều nhứt tại Thái Bình Dương.

 

3) Kế hoạch quân sự to lớn như vậy mà được đã thực hiện quá lẹ chưa đầy một tháng sau khi TT Trump nhậm chức. Điều này cho thấy TT Trump đã chuẩn bị kế hoạch & nhân sự lâu lắm rồi, chớ không phải đợi đến lúc thắng cử mới bắt đầu làm. Bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa cũng có nhận xét tương tự về cuộc cách mạng của TT Trump (xem Nguồn 3) như sau:

"Điều ấy cho thấy là dường như ông Trump và các cộng sự viên đã chuẩn bị một chương trình cải cách rộng lớn từ nhiều năm nay chứ không phải trong 18 tháng tranh cử vừa qua"

Dư luận quốc tế đều nhận xét cho rằng Mỹ qua các hoạt động ráo riết tại Thái Bình Dương muốn biểu dương sức mạnh & quyết tâm để đe dọa & tạo áp lực mạnh đối với Trung Cộng và rất có thể đã thắng được keo đầu (xem Nguồn 4).

Nhưng cũng có thể qua những hoạt động & di chuyển ráo riết tại Biển Đông sẽ xảy ra "tai nạn", "va chạm vô ý hoặc cố ý", mà qua đó hải quân Mỹ có cớ chính thức "trừng phạt" ngay lập tức để khởi sự một cuộc chiến đánh "nát" lực lượng Trung Cộng. Chuyện này không phải là tưởng tượng, mà thực sự đã xảy ra rất nhiều lần trong lịch sử chiến tranh thế giới. Điển hình nhứt là "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" xảy ra vào hai ngày 2 và 4 tháng 8 năm 1964.

 

4) Mọi chuyện xảy ra phù hợp với kế hoạch gia tăng từ 272 chiến hạm hiện nay lên đến 355 chiến hạm trong tương lai. Song song đó điều động 6 trong tổng số 10 hàng không mẫu hạm cùng 60 % lực lượng hải quân Mỹ qua vùng biển Thái Bình Dương và sớm hạ thủy thêm một hàng không mẫu hạm mới trong năm nay.

Mặt khác biết đâu cũng có thể TT Trump dự định thành lập một "NATO - Châu Á" để phong toả & bao vây Trung Cộng như dưới thời Cố TT Reagan đã thành công đối phó với Liên Xô ? (xem Nguồn 5).

Tất cả những dấu hiệu đó rõ ràng 100% là để đối phó và "trị" Trung Công từ ngay năm 2017 như chúng tôi đã phân tích trong bài biên khảo "2017, Một năm quyết định: TT Trump sẽ "đánh" Trung Cộng ? " (xem Nguồn 6).

 

II / Diễn tiến chính phủ TT Trump đối phó Trung Cộng

1) Để sửa soạn tranh cử năm 2016, TT Trump đã viết sách rõ ràng cho thấy quan điểm của mình (xem Nguồn 7) như sau:

"Nói thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi"


Với lập luận chính xác này TT Trump đã thuyết phục phần lớn cử tri có tinh thần ái quốc không muốn tiếp tục để đất nước bị "rút ruột" bởi Trung Cộng và thế lực tài phiệt Mỹ (đa số gốc Do Thái). Khi đắc cử, TT Trump đã làm một cuộc cách mạng chỉ trọng dụng nhân sự vào những chức vụ then chốt có tinh thần ái quốc không lệ thuộc vào thế lực tài phiệt để khỏi bị mua chuộc như đã từng xảy ra trong giai cấp cầm quyền chính trị (political establishment) tại thủ đô Washington. Bởi vậy không hề ngạc nhiên đa số cấp lãnh đạo Mỹ hiện nay bao gồm nhiều nhân vật xuất thân gốc yêu nước như hướng đạo sinh, thiếu sinh quân, lính biệt kích, lính thủy quân lục chiến .... Những ngườì như vậy làm sao có thể chấp nhận được viễn tượng "ô nhục cho nước Mỹ" như TT Trump đã viết:

"Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần kinh Trung Quốc, nếu ta không hành động nhanh."

 

2) Chính vì vậy báo chí Trung Cộng đã "đánh" TT Trump liên tiếp trong thời gian tranh cử. Đến khi TT Trump bất ngờ đắc cử, Bắc Kinh đã "chỉ thị" cho cựu ngoại trưởng Kissinger (gốc Do Thái) xin tiếp xúc ngay với TT Trump để thăm dò chính sách đối với Trung Cộng để rồi bay tới Bắc Kinh "báo cáo mật" vào ngày 2/12/2017 cho lãnh tụ Tập Cận Bình rõ về từng đường đi nước bước của chánh phủ Mỹ trong tương lai. Xét cho kỹ, Trung Cộng xem Mỹ như kẻ thù, thì đây quả là hành vi của kẻ "nội thù" cực kỳ thô bỉ đã phản bội lại nước Mỹ, mà một công dân bình thường có chút lương tâm không bao giờ thèm làm. Vì vậy cựu ngoại trưởng Kissinger rất xứng danh là một "ngụy quân tử" hiểm độc còn hơn cả nhân vật Nhạc Bất Quần trong tác phẩm "Tiếu Ngạo Giang Hồ".

 

tao-can-binh

"Ngụy quân tử" Kissinger (già 93 tuổi) khúm núm đến "báo cáo mật" cho Tập Cận Bình

 

Nội dung báo cáo này được báo chí Trung Cộng tung ra cho thấy "ngụy quân tử" Kissinger biết rõ TT Trump không nhận từ bất cứ thế lực nào về tài chánh lúc tranh cử, cho nên không bị lệ thuộc ai và sẽ hành động hoàn toàn độc lập. Điều này có nghĩa là TT Trump không dễ bị "hối lộ" như kiểu bà Clinton & giai cấp cầm quyền chính trị khác và sẽ hướng tới mục tiêu "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại". Tuy nhiên để trấn an giới lãnh đạo Trung Cộng, "ngụy quân tử" Kissinger tiên đoán TT Trump không thể nào thực hiện được mọi kế hoạch đưa ra lúc tranh cử. Sự kiện này chứng minh cho thấy "ngụy quân tử" Kissinger đã "ngầm" biết trước kế hoạch của thế lực tài phiệt Mỹ (đa số gốc Do Thái) sẽ huy động giới truyền thông "dòng chính" đánh phá để TT Trump "nãn lòng" không làm trọn vẹn được mọi kế hoạch đã đề ra. Điển hình cho thấy kế hoạch xây bức tường biên giới Mexico ngăn chặn di dân lậu & buôn ma tuý, kế hoạch kiểm soát chặt chẽ nhập nội từ các quốc gia đang tranh chấp đẫm máu tại Trung Đông .... đều bị giới truyền thông "dòng chính" rầm rộ xuyên tạc một cách lộ liễu. Cũng phương thức này họ đã lên tiếng chỉ trích TT Trump "làm lơ" không liên lạc và không chúc mừng lãnh tụ Tập Cận Bình vào dịp Tết âm lịch. Chẳng đặng đừng, TT Trump phải miễn cưỡng liên lạc chúc Tết mặc dù Tết đã qua quá lâu rồi.

 

3) Được TT Trump liên lạc dù cho quá trể và sau cả hàng chục quốc gia khác, nhưng giới lãnh đạo Trung Cộng tỏ ra "mừng gần chết" và đưa ngay ra lý luận tuyên truyền là sẽ không xảy ra cuộc chiến tay đôi trong tương lai. Đây chính mới là nỗi lo sợ lớn nhứt của giới lãnh đạo Trung Cộng và của cả nước, vì chính họ biết rõ nếu xảy ra chiến tranh thì chắc chắn sẽ thua. Chỉ cần so sánh lực lượng đôi bên sẽ thấy rõ điều này. Trung Cộng chỉ có duy nhứt một hàng không mẫu hạm Liêu Ninh loại xưa chạy bằng dầu xăng, được mua lại lúc đang chế tạo đóng dang dở của Ukraine với giá rẽ mạt 20 triệu đô la từ năm 1998,  đến gần đây mới sửa chữa tạm hành quân được và còn thiếu sót kỷ thuật nhiều lắm. Trong khi đó Hoa Kỳ có tới 10 hàng không mẫu hạm chạy bằng nguyên tử lực. Trung Cộng có 10 tầu ngầm, trong đó chỉ 4 chiếc chạy bằng nguyên tử lực. Về phía Mỹ có tổng cộng 73 tầu ngầm chạy bằng nguyên tử lực.

Dĩ nhiên số lượng đã đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh, nhưng phẩm lượng còn cần hơn nữa vì đóng vai trò quyết định thắng bại then chốt. Hoa kỳ có cả hai yếu tố trên và TT Trump biết xử dụng khéo léo thì sẽ đạt kết quả như mong muốn.

 

III / Tại sao TT Trump đạt được thành quả bất ngờ ?   

1) Dù chống đối hoặc ủng hộ, khách quan mà nói đa số đều phải công nhận TT Trump quả là nhân vật cầm quyền hiếm có: Dám nói và dám thực hiện nhanh chóng những gì đã hứa trong lúc tranh cử. Một tháng nhậm chức trôi qua đã chứng minh được điều này, mà trước đây dư luận báo chí "dòng chính" chỉ trích cho rằng chỉ lời hứa "xạo" lúc tranh cử để kiếm phiếu. Nếu so sánh với chương trình làm việc 100 ngày đầu tiên (xem Nguồn 7) thì chính phủ TT Trump đã thực hiện được nhiều kế hoạch đáng kể trong tháng vừa qua qua bản tường trình của Tòa Bạch Ốc (xem Nguồn 8). Trong đó đã kỷ lục nỗ lực tiếp xúc & nói chuyện được trên 30 nguyên thủ các quốc gia khác.

 

2) Một vài chuyện xảy ra đáng chú ý là TT Trump đạt được thành quả bất ngờ mà trong khi đó các Tổng Thống tiền nhiềm phải chịu thua. Chẳng hạn:

- Tất cả các thành viên Âu Châu trong khối NATO cam kết đóng tiền hàng năm đầy đủ như quy định và chấm dứt không còn chơi trò "đi xe chùa" nữa. Quả là "phép nhiệm mầu", vì trong quá khứ Mỹ phải nai lưng đóng góp đến 70 % chi phí.

- Nhựt đồng ý đầu tư vào Mỹ đến khoảng 400 tỷ đô la để tạo công ăn việc làm cho khoảng 700.000 người và mua sắm trang bị võ khí tối tân của Mỹ để giúp Mỹ chia gánh nặng chống Trung Cộng, cũng như để cân bằng cán cân thương mại trở lại.

 

3) Phân tích kỹ thì thấy chính vì TT Trump trong cuộc phỏng vấn với 2 tờ báo nổi tiếng tại Âu Châu (tờ Bild & tờ Times) vào ngày 15/01/2017 đã chỉ trích nặng nề các thành viên Âu Châu đã quên nhiệm vụ đóng tiền đầy đủ và nhận thấy khối NATO đã lỗi thời nên Mỹ có thể rút lui lo cho bản thân. Các thành viên Âu Châu sợ quá vì biết rằng không có Mỹ thì khối NATO tan vỡ và nền an ninh tại đây khó có hy vọng bảo đảm. Cho nên họ vội vã chịu chấp thuận ngay không một lời phản kháng.

Tương tự trong thời kỳ tranh cử, TT Trump đã đưa ra nhận xét rằng Mỹ phải hy sinh can thiệp nếu Nhựt bị tấn công, còn ngược lại khi Mỹ bị tấn công thì Nhựt vẫn "tỉnh khô" nằm xem truyền hình TV Sony. Ngoài ra còn tố cáo Nhựt xuất cảng thặng dư quá nhiều gây thiệt hại cho dân Mỹ. Bị đánh những đòn nặng nề trực tiếp kiểu đó thì Nhựt đành "đầu hàng" và "nói gì nghe đó", vì biết rằng không có cây dù nguyên tử của Mỹ bảo vệ thì Trung Cộng sẽ đánh liền với cái cớ tranh chấp đảo Điếu Ngư.

Như vậy, rất có thể họ đang thi hành mưu kế diễn trò "Bad Cop Good Cop". Trong đó TT Trump đảm nhận vai trò "hung dữ" búa mạnh khiến "nạn nhân" trúng đòn choáng váng lo sợ, rồi Phó TT Pence, Bộ trưởng Ngoại Giao Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng Mattis ... đến làm "công tác" vỗ về & cam kết để "nạn nhân" hoàng hồn mừng quá chấp nhận ngay điều kiện được đưa ra.

 

IV / Phản ứng của truyền thông "dòng chính"

1) Không phải sau khi TT Trump nắm quyền, mà trước đó ngay khi sữa soạn tranh cử đã xảy ra nhiều chỉ trích và tiên đoán đầy ác ý của truyền thông "dòng chính" - đa số gốc Do Thái - (xem Nguồn 9). Họ phải "vạch lá tìm sâu", phải "xách động quần chúng", phải "đánh" vì chính phủ TT Trump theo đuổi mục tiêu "triệt hạ" thế lực tài phiệt Mỹ (đa số gốc Do Thái) qua những biện pháp cụ thể để "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".

 NQ14-3-TuyenTheTrump

Một thí dụ điển hình ai theo dõi buổi lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Trump đều thấy rõ là rất đông đảo.

 

NQ14-4-TuyenTheObamaTrump

 

Thế mà sau đó đài CNN đưa ra 2 bức hình so sánh với buổi lễ của TT Obama thì thấy "vắng hoe". Thì ra họ "láu cá" chọn tấm hình chụp lúc xong buổi lễ thì làm sao đông người được.

 

2) Ngay cả Cố TT Reagan trước đây trong năm đầu cũng bị truyền thông "dòng chính" đánh phá tơi bời vì dám chủ trương "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".

 

NXB

 

Họ đã xách động trên nửa triệu người đi biểu tình chống chính sách mới của TT Reagan vào ngày 19/09/1981 tại thủ đô Washington.

 

3) Có lẽ nhằm gây hoang mang, truyền thông dòng chính "lăng xê" Giáo sư Lichtman (gốc Do Thái) - với thành tích từng tiên đoán trúng ai đắc cử Tổng Thống từ mấy chục năm qua - đã "cả quyết" đoán TT Trump sẽ bị Quốc hội Mỹ "truất phế" chậm nhứt vào ngày 18/04/2017. Phía Trung Cộng trước đây cũng tung tin "" là sẽ có chiến tranh nguyên tử hoặc sẽ đột kích dùng hoả tiễn Đông Phong tấn công tiêu diệt các hàng không mẫu hạm Mỹ - giống như Nhựt đánh vào Trân Châu Cảng /  Pearl Harbor - chậm nhứt vào giữa năm nay.

Hãy chờ xem "bói" có đúng 100% hay không!

 

V / Thay lời kết luận 

Theo tiết lộ mới đây của WikiLeaks, trong một eMail bà Clinton đã tỏ ra chú ý đến giải pháp "bán đứng" Đài Loan cho Trung Cộng để trừ tiền nợ của Mỹ (xem Nguồn 10). Như vậy quả rất may cho VN chúng ta là ông Trump đắc cử TT, bởi vì nếu không thì thế lực tài phiệt Mỹ (đa số gốc Do Thái) và Trung Cộng sẽ cấu kết với nhau tiếp tục mua chuộc vợ chồng Clinton. Điều này rõ rệt qua công bố tài sản khi ra tranh cử cho thấy tài sản của họ kiếm được từ năm 2001 - 2012 lên tới 163 triệu đô la, mà phần lớn "hối lộ" kín đáo gián tiếp qua việc trả thù lao "khiếp đảm" về diễn thuyết và viết sách. Tương tự, Quỹ Clinton từ năm 2001 - 2016 đạt được số tiền khổng lồ khoảng 2 tỷ đô la.

Có lẽ thấy vậy đa số VN chúng ta đã bỏ phiếu và nay càng tích cực ủng hộ TT Trump dám đương đầu với Trung Cộng. Đặc biệt có cả một mục sư VN đã cầu nguyện xin ban phước cho TT Trump (xem Nguồn 11)

Cũng muốn làm một cái gì cụ thể ủng hộ nên một số độc giả & thân hữu trong một tổ chức VN đã có sáng kiến gửi một bức thư chúc mừng TT Trump vào dịp Lễ Tuyên thệ Nhậm chức với những góp ý cụ thể cho chuyện đối phó với Trung Cộng (xem bản gốc anh ngữ trong phần Phụ đính ở phía dưới).

 

Nội dung bức thư bao gồm 2 điểm góp ý chính sau:

1) Kế hoạch đối phó Trung Cộng của Giáo sư Navarro qua tác phẩm Death by China (Chết dưới tay Trung Cộng) rất tuyệt vời và nên thực hiện như có thể. Đặc biệt là cân bằng lại cán cân thương mại (- 365 tỷ đô la trong năm qua). Không cho nhập cảng các thực phẩm, các sản phẩm có hại và nguy hiểm cho sức khỏe của dân chúng Mỹ.

 

2) Không nhượng bộ Trung Cộng về vấn đề biển Đông vì từ ngàn năm qua là đường hàng hải quan trọng cho mậu dịch quốc tế và chưa bao giờ thuộc Trung Cộng. Điều này đã được Toà Trọng Tài Thường Trực La Haye (Permanent Court of Arbitration in La Haye (PCA)) phán quyết vào ngày 12/7/2016, mà Trung Cộng đã ngoan cố không chấp thuận. Để đảm bảo tốt hơn xin đề nghị Mỹ, Nhật Bản và đồng minh quân sự cần tăng kiểm soát an ninh ở Biển Đông để ngăn chặn Trung Cộng xâm lược.

 

(Riêng điểm thứ 3 đưa ra biện pháp đối phó đích đáng nếu Trung Cộng vẫn còn ngoan cố thì xin tạm giữ kín chưa công bố ra đây vội)

 

Hy vọng sự góp ý này nếu được TT Trump & nội các lưu ý và nhứt là thường trực cho hành quân "tăng kiểm soát an ninh ở Biển Đông để ngăn chặn Trung Cộng xâm lược" như ngày thứ bảy 18/02/2017 vừa được thực hiện.

 

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

            25 Tháng 02, 2017

 

--------  ----  -------

 

Nguồn 1: Bắt đầu chiến dịch tuần tiểu tại Biển Đông

http://fox5sandiego.com/2017/02/20/san-diego-based-aircraft-carrier-starts-routine-patrols-in-south-china-sea/

 

Nguồn 2: Strike Group USS Carl Vinson Patrols South China Sea Day 2

https://www.youtube.com/watch?v=G04tk9OdCqg

https://www.youtube.com/watch?v=x69b6AXkcgM

 

Nguồn 3: TT Trump và các cộng sự viên đã chuẩn bị từ nhiều năm nay

https://vietbao.com/a263274/anh-huong-cua-trump-den-kinh-te-the-gioi

 

Nguồn 4: TT Trump thắng keo đầu tại Biển Đông

https://www.youtube.com/watch?v=NsJBB2UdTmA

 

Nguồn 5: Mỹ thành lập "NATO - Châu Á" phong toả & bao vây Tàu cộng

http://danlambaovn.blogspot.com/2017/02/my-thanh-lap-nato-chau-phong-toa-bao.html

 

Nguồn 6: TT Trump sẽ "đánh" Trung Cộng?

https://vietbao.com/a262276/2017-mot-nam-quyet-dinh-tt-trump-se-danh-trung-cong-

 

Nguồn 7: Kế hoạch 100 ngày đầu làm Tổng Thống của Donald Trump

http://www.ngo-quyen.org/p79a5689/bien-khao-bi-an-ly-ky-ben-trong-cuoc-bau-cu-tt-my-muu-sau-ke-doc-

 

Nguồn 8: Tòa Bạch Ốc tường trình việc làm trong tháng qua

https://www.whitehouse.gov/blog/2017/02/20/president-donald-j-trumps-first-month-achieving-results-american-people

 

Nguồn 9: Nhân sự tài phiệt gốc Do Thái kiểm soát 75 % truyền thông Mỹ

https://thezog.wordpress.com/who-controls-big-media/

 

Nguồn 10: Bà Clinton muốn "bán đứng" Đài Loan để trừ nợ Trung Cộng

http://investmentwatchblog.com/hillary-clinton-wanted-to-dump-taiwan-wikileaks-emails-show-hrc-wanted-to-ditch-taiwan/

 

Nguồn 11: Mục sư VN cầu nguyện xin ban phước cho TT Trump

https://vietbao.com/p112a263316/17/tong-thong-trump-tuan-dau-lam-viec

 

 

--------  ----  -------

 

 

Phụ đính 1: Thư chúc mừng TT Trump vào dịp Lễ Tuyên thệ Nhậm chức

 


Dear Mr. President-Elect,

 

We – a number of Vietnamese-American citizens who voted for you – extend our sincere congratulations on your election as the 45th President of the United States of America.

 

On this important occasion, we would like to share our thoughts regarding the U.S. policies toward Beijing who do not share the same values of freedom, human rights, democracy and market economy that the U.S. and the Free World do. 

 

1. Professor Peter Navarro whom you recently picked to head the White House National Trade Council has laid out numerous recommendations in dealing with China in his book “Death by China”. His recommendations are all wonderful and should be implemented as soon as possible, especially rebalancing the trade ($ 365B last year), and stop importing Chinese food products that are harmful and dangerous to the health of the American public.

 

2. While under President Obama’s strategic pivot to Asia, the U.S. military presence in the South China Sea has been increased and you also have suggested a major Navy buildup in this region, we strongly believe that the new administration should send Beijing a much clearer signal that their on-going island-building efforts must be stopped and their access to those so-called islands will not be allowed. No compromise should be made with China since the region has always been a very important international trade route and it has never been under China’s control. The Permanent Court of Arbitration in the Hague (PCA) ruling on July 12, 2016 has resulted with the very same conclusion and Beijing fiercely rejected this international decision. The U.S., Japan and allied military forces need to increase security controls in the South China Sea to stop China aggression.

 

3. We sincerely wish you a great success as the late President Reagan did to make America Great Again!

 

Respectfully,

 

--------  ----  -------

 

Phụ đính 2

 

 

Mỹ thành lập "NATO - Châu Á" phong toả & bao vây Tàu cộng

 

NQ14-5-BaoVayTauCong

Chiến lược phong toả & bao vây Tàu cộng của Mỹ


Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Một trong những tuyên bố cứng rắn của tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson truớc Thượng viện, hai điểm quan trọng: Mỹ phải ngăn chận TC ngừng hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp tại Biển Đông & cấm Bắc Kinh tiếp cận hoặc đổ bộ lên các đảo nầy.

 

Đằng Kiến Quân - Viện trưởng viện Nghiên cứu Quốc tế TC - bình luận: “Mỹ không thể phái chiến hạm phong tỏa đảo nhân tạo. Như thế là tuyên chiến”. Ông tin là Bắc Kinh và Washington sẽ tìm được khả năng thỏa hiệp ở Biển Đông. Có điều đến bây giờ Trung Nam Hải vẫn không biết chắc, liệu TT Donald Trump ra chiêu gì hành động như thế nào trên Biển Đông?

 

Tôn Vận - chuyên gia Nghiên Cứu TQ tại Dự án Đông Á của Trung tâm Stimson, Mỹ, nhận định: “Hãy đặt giả thiết, nếu thật sự họ cho BTL Thái Bình Dương bao vây phong tỏa TQ, hoặc ngăn chặn chiến hạm và chiến đấu cơ TQ tiếp cận khu vực nầy, hoặc đổ bộ lên đảo nhân tạo thì sẽ là hành động đối đầu. Nhưng Mỹ có muốn làm như vậy không?” Giới phân tích TC đang đau đầu vì câu hỏi nầy.

 

Nhà báo Anders Corr ngày 25/1/2017 bình luận trên Forbes theo The Wall Street Journal thì các chuyên gia TC và phương Tây nói: “Một cuộc phong tỏa của Mỹ ở Biển Đông quanh đảo nhân tạo TC bồi lấp sẽ là hành động tương đương với chiến tranh”. Còn tờ The New York Times dẫn nguồn một chuyên gia Mỹ, cho rằng, phong tỏa TC ở Biển Đông là hành động tương đương với chiến tranh. Tuy nhiên, khả năng này không phải hoàn toàn là lựa chọn tốt nhất, mà là một chiến thuật gây hoang mang nhằm vào TQ.

 

Anders Corr nhận định, trọng tâm của truyền thông phương Tây là làm nổi bật sợ chiến tranh và thúc đẩy cái gọi là “tính hợp lý” của TQ. The Wall Street Journal kết thúc một bài báo với quan điểm đáng ngại: “Trong khi vẫn chưa rõ chính quyền Donald Trump có thực hiện những gì họ nói, bình luận của Spicer đe dọa nghiêm trọng đến quan hệ Trung - Mỹ. Chu Phong, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh cho biết, TQ không có khả năng quay lại, bất kể áp lực dồn lên họ lớn đến cỡ nào”.

 

Mỹ có nhiều năm cảnh báo và chống lại các hành động bồi lấp đảo nhân tạo trái phép, quân sự hóa Biển Đông mà TQ tiến hành. Trump có ý tưởng gia tăng áp lực quân sự ngăn chặn TC tiếp tục làm việc này không có gì là bất ngờ, đâu phải là chuyện lạ. Vai trò “cảnh sát tốt bụng” của Obama đã không hiệu quả và khu vực này cần một cảnh sát trưởng mới. Thương lượng mà lại nhu nhược, chính xác là những gì đẩy Mỹ vào trạng thái rắc rối ở Biển Đông.

 

Theo Anders Corr, Mỹ nên bóp chết cuộc xâm lược của TC chiếm đá Vành Khăn năm 1995. Khi đối mặt với thủ đoạn tầm ăn dâu của người TQ, Hoa kỳ phải cứng rắn. Ông kết luận: “Sức mạnh quân sự của Hoa kỳ cung cấp cho chúng ta có khả năng công khai đàm phán những gì mình cho là đúng. Nên nhớ, nhà ngoại giao Rex Tillerson chớ không phải là Bộ trưởng Quốc phòng cứng rắn Mattis, đến nay là người phát biểu cứng rắn nhất về Biển Đông. Hãy để ông Rex Tillerson làm công việc của mình, thương lượng từ vị thế sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ”.

 

Có bao nhiêu căn cứ & binh sỹ Mỹ phong toả & bao vậy TQ?

 

Theo báo cáo về quân lực Mỹ tại Châu Á - TBD năm 2016 được Viện Nghiên cứu Biển Đông, cơ quan nghiên cứu ở tỉnh Hải Nam, TC công bố tại Bắc Kinh ngày 25/11/2016. Viện Nghiên cứu Biển Đông (NISCSS) là cơ quan trực thuộc chính quyền tỉnh Hải Nam, TC, chịu sự chỉ đạo của Bộ Ngoại Giao cùng Cục Hải Dương quốc gia TQ trong nghiệp vụ và chính sách.

 

Đây là lần đầu tiên TC công bố một báo cáo nghiên cứu được đánh giá là chuyên nghiệp, toàn diện và có hệ thống để giới thiệu, phân tích về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á-TBD. Báo cáo gồm 5 chương với hơn 30.000 chữ, chủ yếu đánh giá về hiện diện quân sự Mỹ tại châu Á-TBD, chính sách của Mỹ ở Biển Đông và quan hệ hợp tác quân sự Mỹ - TC. Theo đó, dưới sự thúc đẩy của chiến lược “tái cân bằng châu Á-TBD” Mỹ đã từng bước tăng cường bố trí binh lực ở khu vực, gia tăng sự hiện diện ở tuyến đầu cùng các hoạt động quân sự.

 

Theo thống kê của NISCSS cho thấy quân Mỹ có tổng cộng 7 nhóm căn cứ ở châu Á-TBD và Ấn Độ Dương chiếm gần 50% tổng số căn cứ ở nước ngoài. Trong đó, tại Nhật Bản có 122 căn cứ Mỹ và Hàn Quốc là 83. Binh lực Mỹ triển khai ở khu vực nầy gần 370.000 quân, chiếm hơn 50% toàn bộ quân lực Mỹ ở nước ngoài. Ngoài ra, Mỹ đang từng bước bố trí các nhóm tàu chiến trên mặt nước hiện đại đến Châu Á-TBD theo “chiến lược xoay trục”.

 

NISCSS cho rằng, TQ đang trở thành “quốc gia đối tượng” để Mỹ tiến hành hoạt động tiếp cận giám sát TC với tần suất lớn nhất, phạm vi rộng nhất và hình thức nhiều nhất mà Biển Đông trở thành khu vực trọng điểm chiến lược. Theo NISCSS, ngân sách cho năm tài chánh 2017, Ngũ Giác Đài nhấn mạnh tiếp tục thúc đẩy “chiến lược xoay trục”, duy trì hành động tăng cường áp lực dài hạn, nhằm bảo đảm ưu thế quân sự của Hoa kỳ đối phó với quá trình hiện đại hóa quân đội của PLA.

 

Hiện nay có 6 nhóm căn cứ quân sự Mỹ vây quanh Tàu Cộng, có thể thực hiện triển khai nhanh chóng, hiệu quả khi có diễn biến phức tạp:

 

[1] Nhóm căn cứ Đông Bắc Á: 

 

Thủ phủ là căn cứ hải quân Yokosuka (Nhật Bản) được thiết lập để đối phó với những thách thức đến từ TC, Triều Tiên và Tây Bắc Thái Bình Dương. Nhóm căn cứ này hiện có 181 cơ sở quân sự các loại (trong đó Nhật Bản có 140, Hàn Quốc 41). Trong thời chiến, Quân đội Mỹ đóng tại khu vực này có thể sử dụng hơn 30 cảng với sức chứa hơn 1.300 tàu chiến các loại với lượng giãn nước khoảng 9,3 triệu tấn.

 

[2] Nhóm căn cứ đảo Guam:

Nằm ở cực Nam của quần đảo Mariana, cách eo biển Đài Loan, Biển Đông, bán đảo Triều Tiên khoảng 3.000 km. Căn cứ quan trọng nhất trong nhóm này là căn cứ Không quân chiến lược Andersen. Đây là nơi đặt Bộ Tư Lệnh không quân số 13 của Mỹ, do đó máy bay ném bom chiến lược như B-52H, B-1B, B-2 cất cánh từ đây có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào tại khu vực châu Á-TBD trong vòng 12 giờ. Hiện nay căn cứ Andersen triển khai 15 máy bay B-52 và 64 tên lửa hành trình phóng từ trên không có thể bao trùm toàn bộ châu Á-TBD. Trong chiến tranh Thế giới II, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam và vùng Vịnh, căn cứ này đều là những sân bay xuất phát các máy bay ném bom chiến lược hạng nặng.

 

Theo The Daily Telegraph của Anh từng cho rằng, Mỹ dự định chi một ngân sách lớn để xây dựng Guam thành một căn cứ quân sự cao cấp, nhằm kềm hãm sự phát triển mạnh quân sự của TC; đồng thời, đây là lần đầu tiên Mỹ đầu tư nhiều nhất vào căn cứ quân sự này từ chiến tranh Thế giới II đến nay.

 

[3] Nhóm căn cứ Đông Nam Á: 

 

Thời chiến tranh lạnh, nhóm căn cứ Đông Nam Á lấy căn cứ Hải quân vịnh Subic và căn cứ Không quân Clark của Philippines làm nòng cốt, nguyên là một vòng trong mối quan hệ chuỗi đảo của Mỹ. Nhưng sau khi căn cứ hải quân vịnh Subic giao lại cho Philippines vào tháng 11/1992, Mỹ mất đi vòng quan trọng này của chuỗi đảo.

Tuy nhiên, với việc Mỹ ngày càng cảnh giác cao đối với sự phát triển sức mạnh quân sự của TC. Quân đội Mỹ cho rằng, Philippines là một đoạn yếu nhất trong chuỗi đảo thứ nhất vây quanh TC, eo biển Bashi qua Philippines và Đài Loan là đường tắt để tàu ngầm TC ra Thái Bình Dương. Tháng 4/2014, Philippines và Mỹ ký một phần Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA), cho phép quân đội Mỹ sử dụng căn cứ quân sự Philippines trong thời gian 10 năm, nhưng do một số vấn đề về pháp lý khiến Philippines không thể thực hiện Hiệp ước này.

 

Ngày 12/1/2016, Tòa án tối cao của nước này quyết định EDCA phù hợp với hiến pháp, cùng ngày tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Los Angeles của Mỹ cũng đã đến vịnh Subic. Ngoài Philippines ra, Mỹ còn thiết lập căn cứ Hải quân Changi tại Singapore; phía Tây có thể đến Ấn Độ Dương, biển Ả Rạp để tăng cường hỗ trợ quân đội Mỹ tại Vịnh Ba Tư, phía Đông có thể giám sát tình hình Biển Đông và xung quanh eo biển Đài Loan bất kỳ lúc nào và giúp cho kết cấu một tuyến Nhật Bản - Hàn Quốc - Okinawa - Đài Loan - Philippines - Singapore hoàn chỉnh hơn.

 

[4] Nhóm căn cứ Trung Á:

 

Khu vực Trung Á nằm sâu trong vùng lục địa Âu - Á, nằm giữa hai nước Tàu Cộng & Nga. Sau biến cố 11/9 với cuộc chiến chống khủng bố, Hoa Kỳ đã lôi kéo các nước Trung Á thực hiện bước đột phá chiến lược tại khu vực này và nhiều nước đồng ý cho quân đội Mỹ thiết lập căn cứ quân sự và mở không phận. Lần lượt sau đó là Quân đội Mỹ được phép đóng quân tại các căn cứ như Manas của Kyrgystan và Hanabad của Uzbekistan.

Căn cứ không quân Manas nằm ở ngoại ô thành phố Bishkek của Kyrgystan, ban đầu chỉ là sân bay dân sự. Sau khi Mỹ phát động chiến tranh Afghanistan năm 2001, Mỹ thuê sân bay quốc tế Manas và mở rộng thành căn cứ không quân với đầy đủ chức năng. Kể từ đó, Manas đã trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Á.

 

[5] Nhóm căn cứ Ấn Độ Dương:

Căn cứ duy nhất của quân đội Mỹ tại Ấn Độ Dương nằm ở Diego Garcia thuộc quần đảo Chagos. Căn cứ này nằm ở trung tâm Ấn Độ Dương có thể hỗ trợ Trung Đông và vịnh Ba Tư, giám sát và kiểm soát khu vực biển Ấn Độ Dương, căn cứ này chiếm 27 km2 với 1500 binh sĩ. Diego Garcia có đường băng dài hơn 3.600m, bãi dừng máy bay rộng 370.000 m2, có thể sử dụng cho hơn 100 chiến đấu cơ. Đây là căn cứ quân sự duy nhất có máy bay ném bom chiến lược không tiếp tế nhiên liệu, vẫn có thể tiến hành can thiệp quân sự đối với phía Đông và Tây bán cầu.

 

Cảng của căn cứ nầy có một cầu tàu cơ giới với 2 tuyến giao thông nước sâu có thể neo đậu cho tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân và đội tàu tiếp tế vật tư tác chiến. Có thể nói, sau nhiều năm hoạt động, Diego Garcia đã trở thành đảo Guam thứ 2 của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương là tàu sân bay bất động của Mỹ tại Ấn Độ Dương.

 

[6] Nhóm căn cứ Australia:

Hiện cơ sở căn cứ quân sự Mỹ tại Australia không nhiều, chủ yếu là trạm dẫn đường, trạm theo dõi hàng không vũ trụ, trạm thông tin liên lạc của hải quân phục vụ lực lượng không gian của Mỹ như Đại đội cảnh báo vũ trụ số 5 Mỹ có 200 quân trú đóng tại khu vực Trung Nam của Australia, nhiệm vụ của lực lượng này là sử dụng vệ tinh theo dõi hoạt động phóng tên lửa đạn đạo của Nga & TC.

 

Truyền thông Mỹ tiết lộ tháng 4/2012, quan chức Mỹ và Australia đã xem xét việc triển khai máy bay chống ngầm P-8 và máy bay trinh sát không người lái Global Hawk. Nếu Mỹ triển khai Global Hawk hay P-8 tại đảo Cocos có thể kiểm soát toàn bộ eo biển Malacca. Phía Đông Bắc của Ấn Độ Dương chắc chắn sẽ nằm trong phạm vi giám sát của nó và từ đó sẽ liên kết nhóm căn cứ của Mỹ tại Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, từ căn cứ quân sự Okinawa Nhật Bản, đảo Guam, căn cứ Changi Singapore đến căn cứ Darwin, quần đảo Cocos của Australia và căn cứ Diego Garcia.

 

Mỹ đang thành hình "Nato - Châu Á":

 

Theo Đô đốc James Lyons và Richard Fisher (chuyên gia các vấn đề quốc tế Mỹ) nhấn mạnh rằng, “Nếu Mỹ muốn duy trì vị trí hàng đầu trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở Tây Thái Bình Dương, chúng ta cần một chiến lược mới và sẽ là lý tưởng nếu chúng ta tạo ra được một “NATO của Châu Á”. Như chúng ta đã biết, hiện nay NATO chính là một liên minh quân sự thành lập từ năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở Châu Âu. Đó là tên gọi tắt của “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (North Atlantic Treaty Organization) là một liên minh quân sự được thành lập ngày 4/4/1949 có trụ sở đặt tại Bruxelles (Bỉ) gồm có Hoa Kỳ và thành viên 28 quốc gia phần lớn tại các nước ở Châu Âu.

 

Mỹ bằng mọi cách khác nhau từ song phương hay đa phương đều mong muốn hợp tác với các nước ở khu vực Châu Á-TBD. Trong việc hợp tác quân sự đi từ các cuộc tập trận quy mô nhỏ tới lớn, dần dần Mỹ muốn những khu vực mình quan tâm sẽ chịu ảnh hưởng các học thuyết quân sự của Mỹ. Các chiến lược gia ở Ngũ Giác Đài muốn rằng, các đối tác và các đồng minh ở khu vực Châu Á cần có những hành động thống nhất hơn nữa và cùng dựa theo những nguyên tắc chung trong các hoạt động quân sự.

 

Theo các chuyên gia, hiện nay Washington đang duyệt xét về cấu trúc an ninh khu vực như: mở rộng mô hình liên minh cũ sang hình thức liên minh mới, rộng lớn hơn, ngoài các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines… nó còn bao gồm các quốc gia ở Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Australia và đang vói tay tới tận Châu Âu như Anh, Pháp vào trong liên minh chiến lược “phong tỏa & bao vây Tàu Cộng”.

 

Đại tá Không quân TC Dai Xu trong một bài viết với chủ đề “Mỹ đang xây dựng NATO - Châu Á bao vây Trung Quốc”, Xu đưa ra nhận định rằng: “Mỹ đang xây dựng một NATO - Châu Á” cùng với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á trong khối ASEAN để phong tỏa, bao vây và cô lập Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh đã nhìn thấy viễn cảnh nầy, song có lẽ chưa đủ thế và lực ngăn chận chiến lược nầy của Mỹ.”

 

Được biết Hải quân Hoa Kỳ có khoảng 285 chiến hạm đủ loại, 12 HKMH. Ngũ Giác Đài sẽ điều động 60% lực lượng Hải quân sang Châu Á-TBD, trong đó 6 HKMH vào cuối năm 2017. Giới chuyên gia phân tích cho rằng, Hoa kỳ đã lên kế hoạch thông qua quan hệ đối tác quân sự với 10 nước thành viên ASEAN để xây dựng cơ sở cho một phiên bản “NATO - CHÂU Á”. Liên minh nầy sẽ được sử dụng để phục vụ cho chiến lược “Phong tỏa trận” và mục đích cuối cùng đối đầu với TC.

Mỹ sẽ đặt BTL "Nato - Châu Á" ở đâu?

 

Để kiềm chế sự trỗi dậy đầy tham vọng của Bắc Kinh dựa vào chuỗi đảo thứ nhất, có thể gọi đó là “chiến lược chuỗi đảo” của Mỹ để ngăn chận sự bành trướng của TC, một khi Mỹ hoàn thành kế hoạch mở rộng “hệ thống phòng thủ tên lửa” tại Châu Á-TBD, tạo thành một vòng cung án ngữ toàn bộ phía Đông và Đông Nam Hoa Lục để có thể theo dõi chính xác bất kỳ một quả tên lửa được phóng đi từ nội địa Hoa Lục hướng ra Thái Bình Dương, mà mục tiêu là đảo Guam hay Okinawa.

Trên thực tế, từ năm 2002, cố vấn an ninh Quốc Gia Ấn Độ là Pat Narayan đã đưa ra ý tưởng về một “NATO - Phiên bản Á Châu”. Trang Nikei cũng mạnh dạng đưa ra ý kiến về việc thành lập khối “NATO - Phương Đông” để đối đầu với chủ nghĩa bành trướng bá quyền khu vực của Bắc Kinh.

 

Liên minh nầy có thể có danh xưng “Tổ chức Hiệp ước Châu Á” (ATO) phỏng theo mô hình của “Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương” giữa Châu Âu & Bắc Mỹ. Các thành viên ATO phải xác định nhiệm vụ phòng vệ tập thể như NATO và khối ATO cần mở rộng mối quan hệ với các thành viên khối NATO, từ đó xây dựng một “Liên minh toàn cầu” để bảo vệ trật tự an ninh thế giới”.

 

Theo Tiến sĩ Toshi Yoshihara - trường ĐH Hải Chiến Rhodes (Mỹ) - đã đưa ý kiến là Mỹ cần tăng cường hơn nữa sự hiện diện của Hải quân Australia. Triển khai kế hoạch này để khẳng định và nâng cao vị thế của Mỹ tại khu vực Châu Á-TBD, nhằm đối phó với TC đang gây bất ổn khu vực này. Phân tích của TS Yoshihara chỉ ra rằng, Hoa Kỳ nên mở rộng hơn nữa các căn cứ quân sự ở Châu Á-TBD, vượt qua khỏi khu vực mà Bắc Kinh có thể gây ảnh hưởng trong tương lai.

 

Trong chiến lược đó, Australia có vị trí rất quan trọng vì bởi khoảng cách từ Australia tới các khu vực Mỹ quan tâm rất thích hợp. Những cơ sở vật chất và căn cứ sẵn ở Australia có ý nghĩa lâu dài về chiến lược; thậm chí, có thể thay thế căn cứ quân sự ở Guam và Diego Garcia. Việc TQLC Mỹ đã triển khai tại căn cứ Darwin, thành phố thủ phủ của lãnh thổ phía bắc Australia (Northern Territory) vào đầu tháng 4/2012. Chuẩn tướng Gus Mclachlan - Chỉ huy trưởng Lữ đoàn TQLC - cho biết sẽ hoàn tất việc điều động 2500 TQLC tới Darwin trước năm 2015, nhằm dàn trải lực lượng Hải quân Mỹ, không tập trung quá đông tại một khu vực như siêu căn cứ Guam sẽ trở thành mục tiêu tấn công của Bắc Kinh trong trường hợp nổ ra chiến tranh.

 

Nói tóm lại, Australia là vị trí lý tưởng để Hoa Kỳ xây dựng một BTL “NATO - Châu Á” vì địa chính trị của Australia cách xa Trung Hoa Lục Địa và không quá gần bờ biển Hoa Lục như siêu căn cứ Guam hoặc Okinawa. Cụ thể tại Australia, không quân Mỹ đã triển khai luân phiên các chiến đấu cơ F-22 Raptor, F-35 Joint Strike và máy bay ném bom chiến lược B-2 tại căn cứ không quân Darwin trên khu vực này.

 

Mỹ tái xác nhận sát cánh với Nhật - Hàn 100%:

 

Sự kiện Bộ trưởng BQP Mattis chọn Đông Á và Nhật Bản là điểm đến cho chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài của ông để thể hiện tầm quan trọng mà chính phủ Mỹ đặt trên liên minh Mỹ - Nhật - Hàn. Ông Mattis đáp chuyến bay tới Tokyo để họp bàn với Thủ tướng Abe, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada. Trước đó ngày 3/2/2017, ông Mattis tuyên bố bất cứ cuộc tấn công hạt nhân nào từ Bắc Hàn nhắm vào Hoa kỳ hoặc bất cứ đồng minh nào của Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một phản ứng áp đảo và hiệu quả.

 

Trao đổi với các nhà báo tháp tùng ông trên chuyến bay tới Hàn Quốc, ông Mattis nói rằng, một trong các đề tài mang ra thảo luận trong chuyến đi của ông là hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD mà Mỹ và Hàn Quốc muốn triển khai nội trong năm nay, bất chấp những chống đối của Bắc Kinh. Hoa Kỳ hiện có 28.500 binh sĩ trú đóng thường trực tại Hàn Quốc và 47.000 quân trú đóng tại Nhật Bản.

 

Ngoài Nhật - Hàn, Ngũ Giác Đài đang thành lập “NATO - Châu Á” dễ dễ dàng phối hợp và điều động liên quân 8 nước phong tỏa, bao vây và cô lập TC, bao gồm: Nhật Bản - Ấn Độ - Australia - Anh - Pháp - Canada - Đài Loan và Nga (còn là một ẩn số). Như thế, TC sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm từ phía 8 nước. Đây là khả năng có thể xảy ra khiến Tập Cận Bình rất sợ chiến tranh và bị cô lập. Một bài viết đăng trên mạng với chủ đề: “Một khi Trung - Mỹ khai chiến, rất có thể Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với bát quốc liên quân lần thứ hai”.

 

Mới đây, tân Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson, người phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, so sánh việc TC xây đảo với việc Nga chiếm Crimea từ tay Ukraine. Ông Tillerson nói: “Chúng ta cần gửi đến TC một dấu hiệu rõ ràng. Thứ nhất, việc xây dựng đảo phải chấm dứt. Thứ hai, họ sẽ không được phép tiếp cận các đảo đó nữa.” 

 

Vào tháng 7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế tại The Hague (PCA) ra phán quyết bác tuyên bố chủ quyền phi pháp của TC ở Biển Đông trong vụ kiện do Philippines đệ đơn kiện. Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận nội dung phán quyết. Điều nầy đồng nghĩa với việc Hải quân TC hoạt động trên Biển Đông như bọn hải tặc Somalia sống ngoài vòng luật pháp quốc tế. Vì vậy, Mỹ sẽ có chính nghĩa khi cam kết sẽ đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và đã điều tàu hải quân đến vùng biển có tranh chấp, thách đố hải quân TC.

 

Gần đây, truyền thông TC sôi sục bởi lời kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) tham gia tuần tra Biển Đông từ Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drain nêu rõ lập trường ủng hộ Mỹ về quyền tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông và giải quyết mâu thuẫn giữa các bên thông qua đàm phán. Tập Cận Bình rất lo sợ đang bị Mỹ phong tỏa và bao vây. MC Lý Vĩ của kênh Phượng Hoàng TC cho biết Bắc Kinh xem lời kêu gọi của ông Le Drain là hành động hô hào thành lập “Tân bát quốc liên quân” tấn công Đại Lục.

 

Theo khái niệm trên trang Baidu TC, “Liên quân 8 nước” chỉ sự kiện quân đội Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nhật và Áo - Hung xây dựng lực lượng chung để tiến hành hành động quân sự đổ bộ vào Trung Hoa năm 1900. Trong thời gian gần đây, ngôn từ “Liên quân 8 nước mới” xuất hiện với tần suất khá nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Hoa Lục như một sự mô tả về hình thức đe dọa mới trên Biển Đông. Rõ ràng, tham vọng bành trướng, bá quyền của TC. Bắc Kinh nhìn thấy đâu cũng thấy toàn là kẻ thù.


Kết luận:

 

Tàu Cộng là con rồng dậy non chưa đủ sức bay cao, tham vọng bành trướng, bá quyền của Tập Cận Bình muốn đốt giai đoạn thống trị thế giới, thúc đẩy con rồng dậy non bay cao quá sức của nó. Nói theo dịch lý, Tập cận Bình rơi vào quẻ “Khang long hữu hối” (Càn vi thiên), tức con rồng dậy non bay quá cao sẽ chóng đuối sức rơi xuống đất. Ở ngôi vị càng cao chính là lúc con người chính trị lâm nguy nhất. Nếu không đủ khả năng, tài trí vượt qua thì chẳng khác nào con rồng dậy non mà đã cuộn mình bay lên cao vượt sức của nó. Thất bại chua cay của Hitler chính là kết quả thành công quá nhanh của ông ta mà Tập Cận Bình đang đưa Tàu Cộng đi vào vết xe đổ của Hitler.

 

Tập Cận Bình với ý nghĩ điên rồ là đồng tiền có thể làm được mọi thứ trên đời, kể cả thống trị thế giới, Tập Cận Bình đã không ngần ngại rải tiền ở khắp nơi để mua chuộc các nước đang phát triển hoặc các quốc gia gặp khó khăn về tài chánh như Hy Lạp. Cũng theo họ Tập, Bắc Kinh sẽ hỗ trợ 600 dự án ở nước ngoài trong 5 năm tới.

 

Hành động rải tiền nầy được Tập Cận Bình phủ đồng Mỹ Kim trên khắp thế giới, giống như cây trứng cá lớn thật nhanh nhờ cái rễ của nó mọc tràn lan trên mặt đất, cái bóng của nó che khuất mặt trời, nhưng nó không có “rễ cái” bám sâu xuống lòng đất như cây cổ thụ, vì vậy nó không thể chống lại sức gió to. Kẻ thừa được thế chỉ biết mù quáng phát triển mà không nghĩ tới hậu quả tất sẽ có hối hận về sau. Mỗi hành động của người lãnh đạo cần được sự củng cố vững vàng trước khi tiến lên thành công khác, nếu không tất sẽ lâm vào cảnh ngộ “Khang long hữu hối”. 

 

Tập Cận Bình quên rằng, xã hội TC đang phân hóa giàu nghèo trầm trọng mà dựa trên cơ sở có 600 triệu người không có công ăn việc làm mà trong số nầy có trên 300 triệu người sống ở mức chi tiêu 01 USD/ ngày. Một xã hội được xây dựng giữa biển người nghèo đói là “xã hội không bền vững”. 

 

Tập Cận Bình không hiểu cái lẽ chính xác con đường mình đi như Bismarck nói: “Trong chính trị, tôi áp dụng y hệt như một người đi săn vịt trời trong vũng lầy. Tôi không bao giờ bước, nếu không biết chắc trước mặt tôi là một khoảng đất tốt, tôi có thể bước tới mà không ngã”. Tập Cận Bình lại càng chóng quên bài học của Đặng Tiểu Bình “ẩn mình chờ thời”.

 

Theo hãng tin Bloomberg nhận định, Tập Cận Bình đã từ bỏ di ngôn của Đặng Tiểu Bình là “ẩn mình chờ thời” để bộc lộ bản chất “ngoại giao nước lớn”. Tại Hội nghị Công tác Đối ngoại Trung ương Tàu Cộng, cuộc họp cấp cao nhất của ĐCSTQ về quan hệ đối ngoại vào thượng tuần tháng 12/2014 cho thấy, họ Tập đã có kế hoạch từ bỏ di ngôn của Đặng Tiểu Bình mà TC đã theo đuổi suốt 20 năm qua là “ẩn mình chờ thời”.

 

Tân Hoa Xã dẫn lời Tập Cận Bình cho biết: “Trung Quốc phải có nền ngoại giao nước lớn mang các bản chất của TQ”. Các mối quan hệ đối ngoại dưới sự lãnh đạo của họ Tập mang “phong cách đặc trưng của TQ, dáng vẻ của TQ và thái độ của TQ” (giống như bọn Hải tặc Somalia trên Biển Đông).

 

Ông Niu Jun, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại ĐH Bắc Kinh, nhận định: “Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Bắc Kinh hiện tại không muốn thực hành di ngôn đó nữa. Đây là chỉ chỉ dấu rất quan trọng trong việc chuyển đối chính sách ngoại giao nước lớn của TQ”.

 

Tại hội nghị, Tập Cận Bình kêu gọi tất cả những người tham dự cuộc họp kể trên “Luôn ghi nhớ rằng, các nhiệm vụ mới phải được thực hiện trong điều kiện mới và làm việc chăm chỉ để theo đuổi các chính sách ngoại giao của TQ một cách sáng tạo cả về lý thuyết và thực hành, làm nổi bật tầm quan trọng toàn cầu của “giấc mơ Trung Hoa”.

 

Tập Cận Bình cũng thừa hiểu rằng, Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ (PLA) dù đang dần dần trở thành tiên tiến về công nghệ hơn. Nhưng, điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh có thể huy động lực lượng vũ trang cho sứ mạng toàn cầu như siêu cường Hoa Kỳ; thậm chí TC bị chiến lược phong tỏa, bao vây và cô lập của Mỹ & đồng minh. Còn Nga, Nhật Bản và Ấn Độ đều là những nước láng giềng đồng thời là kẻ thù lịch sử. Chính sách đối ngoại theo kiểu nước lớn chỉ nhắm vào các nước nhược tiểu Đông Nam Á (ASEAN) như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia… Điều nầy đặt Bắc Kinh vào vị thế bất lợi về mặt chiến lược do không có đồng minh mà chỉ thấy toàn kẻ thù vây quanh…

 

Làm sao thoát được cái bẫy chiến lược do Mỹ - Nhật - Ấn - Auatralia… đang giăng ra trên Biển Đông mà miếng mồi nhử là Đài Loan và thêm mỏ khí Cá Voi Xanh do Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil vừa ký thỏa thuận khung với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN vào ngày 13/1/2017. Mỏ khí Cá Voi Xanh trong lô 118 nằm cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 100 km bên trong thềm lục địa Việt Nam. Nơi đây, hồi tháng 6/2007, dưới áp lực của Bắc Kinh, Tập đoàn dầu khí Anh Quốc British Petroleum (BP) đã ngừng việc thăm dò khảo sát địa chấn tại Nam Côn Sơn, trước khi chính thức rút khỏi dự án trên vào tháng 3/2009.

 

Hai miếng mồi nhử Đài Loan và mỏ khí Cá Voi Xanh do Hải quân Hoa Kỳ bảo vệ là những khu vực “bất khả xâm phạm” đã dồn Tập Cận Bình đến chân tường “tấn thoái lưỡng nan”. Vì nếu để Đài Loan độc lập, Tập Cận Bình phải đối mặt với khó khăn nội bộ đó là “chủ nghĩa dân tộc cực đoan”. Muôn hóa giải vấn đề nầy, Tập Cận Bình sẽ chọn một cuộc chiến tranh ở ngoại biên để đánh lạc hướng dư luận sôi sục ở trong nước mà mục tiêu đó sẽ là Việt Nam. Rõ ràng, “giấc mộng Chệt” của Tập Cận Bình bị “NATO - Châu Á” phong tỏa, bao vây và cô lập giữa muôn trùng ác mộng!!!

 

Tổng hợp & nhận định

9/1/2017 

 

Nguyễn Vĩnh Long Hồ
danlambaovn.blogspot.com

--------  ----  -------

25 Tháng Hai 2019(Xem: 9160)
Có lẽ hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa
25 Tháng Hai 2019(Xem: 10124)
Bài viết sau đây chỉ là một số thu thập tài liệu và nhận xét hạn hẹp rất chủ quan của tôi về giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ do đó có thể có nhiều thiên kiến.
05 Tháng Hai 2019(Xem: 9426)
Thực vậy nhìn lại dòng lịch sử VN trên 4000 năm sẽ thấy có nhiều năm Kỷ Hợi "đặc biệt" đối với sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Điển hình nhứt là 2 biến cố lịch sử:
04 Tháng Hai 2019(Xem: 10489)
Vốn là người lạc quan nên người viết có nhiều mong đợi và tin tưởng vào tương lai con người và gia đình Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 17503)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm và nhận định chủ quan về việc học và dạy học tại Việt Nam và tại Hoa Kỳ của chính tôi. Do đó có thể rất chủ quan, hạn hẹp và có nhiều thiên kiến.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 9983)
Thiện ý bao giờ cũng trang bị đầy đủ. Thiện chí bao giờ cũng có thừa. Chinh vì cái có thừa đó mà trong triết học tôn giáo mới có một nhận xét mỉa mai như sau: Ở dưới Hỏa ngục thì đầy những kẻ có thiện chí.
19 Tháng Giêng 2019(Xem: 9510)
Hay nói theo kiểu triết lý hiện sinh: Hỏa ngục chính là cái nhìn của kẻ khác. Nhìn cây thấy rừng, phải rồi. Nhưng đôi khi phải vào rừng mới biết cây thế nào.
12 Tháng Giêng 2019(Xem: 10309)
Nụ cười của bậc Giác Ngộ là nụ cười của đức Phật đã thành. Còn nụ cười của chúng ta là nụ cười của Người Giác ngộ sẽ thành vậy.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9996)
Như vậy hy vọng trong Năm Mới, độc giả thưởng thức được một tác phẩm có cái nhìn hoàn toàn mới về truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà bỏ qua không đọc thì rất uổng.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 17562)
Tuy đề tài là như vậy, nhưng không phải chờ đến năm mới chúng ta mới làm mới cuộc sống của chúng ta, mà chúng ta có thể làm mới cuộc sống của chúng ta bất cứ lúc nào khi chúng ta tỉnh ngộ.
17 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9365)
Hình như đây là nỗi đau khốn khổ nhất đời bà mà không có chỗ bù trừ. Mất con, hầu như mất cả cuộc đời còn lại.
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9674)
Trong gần 2 năm qua, mỗi khi có một hội nghị quốc tế thượng đỉnh thì luôn luôn có những diễn tiến bất ngờ mà hiếm ai có thể tiên đoán trước được.
01 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 7683)
Cho nên, cho đến bây giờ, tôi vẫn thấm thía khi đọc mấy câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến khi viết về Chợ Đồng. Cũng như sau này, tôi có dịp được sống trọn vẹn những phiên chợ miền cao mà tôi đã mô tả trong truyện Dì Xinh.
18 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9273)
Việc tranh chấp giữa Cố Tế và cô Mến đã qua đi như nước chảy qua cầu và hầu như chỉ còn là câu chuyện của mấy người luống tuổi trong làng từng chứng kiến hay nghe kể lại.
12 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4827)
Chửi đã hay mà chúc dữ như thế cũng không chê vào đâu được. Phần bà Trùm làm dấu Thánh Giá xin Chúa rộng lòng thương xót cất tội cho mọi người.
11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9466)
So sánh với các cuộc bầu cử giữa kỳ trong quá khứ,- nhứt là cuộc bầu cử 2014 dưới thời TT Obama - lần này dưới thời TT Trump thì quả khác xa.
04 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4721)
Lịch sử xây nhà thờ làng Yên Phú là một lịch sử đầy oan trái. Những cánh đồng lúa của bổn đạo mới trong làng – như những luống cầy vỡ đất mà mỗi luống cầy hằn lên những đau thương, tủi nhục và mồ hôi nước mắt.
22 Tháng Mười 2018(Xem: 9252)
Bầu cử giữa nhiệm kỳ TT (midterm elections) là một điểm độc đáo của hiến pháp Hoa Kỳ mà xét ra không có quốc gia nào trên thế giới có được
20 Tháng Mười 2018(Xem: 9790)
Vấn đề tôn giáo và kỳ thị chủng tộc là những đề tài nóng hiện nay. Nó đã gây ra biết bao cuộc chém giết đẫm máu những người vô tội hầu như vô phương giải quyết.
20 Tháng Mười 2018(Xem: 15427)
Đền thờ Tiên Sư tỉnh Biên Hòa xưa (tỉnh Đồng Nai hiện nay) được đặt ở vị trí trang trọng nhất của Trường Tiểu học Nguyễn Du, một ngôi trường trên trăm năm tuổi tại thành phố Biên Hòa.
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9369)
Cuộc phỏng vấn trên truyền hình của đài ABC News hôm thứ sáu (12/10) vừa qua với Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã gây sôi nổi ...
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9313)
Kể từ năm 1970, các buổi lễ chính thức để tưởng niệm nền Đệ nhất Cộng hòa -tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm- đã được tổ chức công khai ở Saigon.
07 Tháng Mười 2018(Xem: 9178)
Thực vậy cuộc biểu quyết tín nhiệm Thẩm Phán Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện được ghi nhận gay go, rắc rối, ồn ào và kết quả thay đổi bất ngờ & mong manh nhứt trong lịch sử Mỹ.
05 Tháng Mười 2018(Xem: 5254)
Ông còn nhắc nhở làm sao quên được những câu thơ của Tố Hữu, nhà thơ chính thức của Đảng đã viết vào năm 1953, khi Stalin chết.
30 Tháng Chín 2018(Xem: 9003)
Tính đến nay, Đức Phật đã nhập diệt 2,562 năm, nhưng Giáo Lý cao siêu mà Ngài đã dày công hoằng dương trong 45 năm dài vẫn còn lưu lại cho nhân thế.
28 Tháng Chín 2018(Xem: 10018)
Về hai cuốn sách tiếng Anh và Pháp có thể nói rõ bản tiếng Pháp là bản dịch từ bản tiếng Anh. Có thể có một hai chỗ sửa đổi của Bùi Tín theo như lời nói đầu...
23 Tháng Chín 2018(Xem: 4577)
Thực tập Pháp Như Thật chúng ta rút kinh nghiệm để huấn luyện cái Tâm của mình. Quan trọng là làm sao cho Tâm luôn an trú trong "bây giờ và ở đây"
21 Tháng Chín 2018(Xem: 10579)
Bùi Tín đã vĩnh viễn ra đi tại Paris. Cát bụi đã trở về cát bụi cho một kiếp nhân sinh, nhưng tiếng và tăm qua ngòi bút của ông còn ở lại.
14 Tháng Chín 2018(Xem: 8217)
World Cup 2018 đã chấm dứt. Nước Pháp đoạt giải vô địch bóng đá thế giới. Kỳ tích lần thứ hai đến với nước Pháp sau 20 năm vắng mặt
31 Tháng Tám 2018(Xem: 8864)
Nhớ lại hồi còn thiếu niên, chúng tôi ở trong nội trú với hơn 100 đứa trẻ mà chỉ có ba bàn bóng bàn. Giờ nghỉ ai chơi, ai không chơi? Chúng tôi tự đặt ra hai luật
25 Tháng Tám 2018(Xem: 9422)
Cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm sẽ giúp bạch hóa một số điều đã bị ngộ nhận theo tin đồn hoặc theo những luận điệu bôi bẩn, chụp mũ của một số người.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 19679)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm của chính tôi khi làm khải đạo tâm thần, cá nhân, và hướng nghiệp tại thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon trong khoảng thời gian từ năm 1978 tới năm 2007.
18 Tháng Tám 2018(Xem: 9676)
Con đường tu Thiền là con đường đi về ngôi nhà tâm linh của mình. Trên đường đi phải qua nhiều cửa ải. Một trong những cửa ải đó là "năm triền cái".
11 Tháng Tám 2018(Xem: 5439)
Ông Diệm là một người đạo đức, sống như một nhà tu hành, không có tham vọng vật chất và thật sự có lòng yêu nước, thương dân. Ông tự tin vào lương tâm trong sáng
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5243)
Nay thì xin đi vào chính nội dung cuốn sách của ông. So ra với lần xuất bản trước, 1998, lần này dày hơn đến 100 trang. Điều gì đã thêm vào như thế?
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5291)
Tóm lại, Tu Phật giúp cho Thân Tâm chúng ta được hài hòa, Tâm chúng ta được sáng suốt và cõi lòng chúng ta luôn từ bi cởi mở.
25 Tháng Bảy 2018(Xem: 5967)
Nhân dịp Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, tôi ghi lại một phần nội dung cuộc mạn đàm liên quan đến quyển sách mới tái bản của ông.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 5175)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cõi đời đầy nhiễu nhương này.
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 4908)
Ở đời phàm việc gì cũng có nguyên nhân của nó, không phải tự dưng mà niềm vui nỗi buồn cứ vây quanh lấy mình. Vì thế muốn thoát khỏi những phiền não khổ đau,...
14 Tháng Bảy 2018(Xem: 18904)
Chánh Niệm được xem như là cội nguồn, là gốc rễ để Tâm được an tịnh. Khi tâm an thì thân khoẻ và trí tuệ sáng suốt hơn.
12 Tháng Bảy 2018(Xem: 8857)
Sử Việt nhìn lại là một nỗ lực của tác giả với tham vọng là muốn đặt lại những dữ kiện lịch sử vốn đã trở thành nếp sồng, nếp nghĩ theo lối mòn suy nghĩ đã đóng băng, hoặc được coi như những sự thật không cần bàn cãi nữa.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 5248)
Phước và Huệ gọi là "Phước Huệ Song Tu". Cả hai phương pháp Tu này hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho đời sống hiện tại của chúng ta được an ổn hạnh phúc.
07 Tháng Bảy 2018(Xem: 4932)
Vào cuối tháng 3, năm 2012, theo lời kể lại của Giovanni Maria Vian đã tháp tùng Giáo Hoàng trong hai chuyến đi thăm Mexique và Cuba, Giáo Hoàng Benoit XVI tỏ ra hết sức mệt mỏi và kiệt sức. Và chính ở thời điểm này, ngài nghĩ tới quyết định từ chức.
26 Tháng Sáu 2018(Xem: 10009)
Đã thế, những người của Maifia đã đóng trọn vẹn hai vai trò băng đảng tội phạm và người công giáo thuần thành cùng một lúc. Giết ai cũng được, nhưng không được giết các linh mục.
22 Tháng Sáu 2018(Xem: 4715)
... lời tuyên bố của Mussolini tuyên bố ngày 20 tháng ba-1945 như sau:” Không ai có thể xóa bỏ được 20 năm lịch sử của chủ nghĩa Phát Xit tại nước Ý”.
15 Tháng Sáu 2018(Xem: 8716)
Trước 1975, dân miền Nam VN thường chỉ nghe nói và biết về Mafia qua cuốn Godfather của Mario Puzo do Ngọc Thứ Lang dịch.
09 Tháng Sáu 2018(Xem: 8713)
Nước Vatican vỏn vẹn có 44 mẫu vuông- một nước có thể không thể nhỏ hơn. Nhưng lại có một thẩm quyền tinh thần và đạo đức hầu như được toàn thể thế giới nhìn nhận.
01 Tháng Sáu 2018(Xem: 10097)
Khi đã hiểu sanh tử như thế nào, hiểu sự sống từ đâu đến và chết đi về đâu, thì đối với sự sống, chúng ta không tham cầu bởi chúng ta biết tấm thân ngũ uẩn này không thực chất tính
26 Tháng Năm 2018(Xem: 9866)
Người nào kinh nghiệm được trạng thái Niết Bàn là người đó thoát khổ, giải thoát. Như vậy Niết Bàn không phải ở đâu xa mà nó ở ngay trong tâm của người liễu đạo bây giờ và ở đây!
28 Tháng Tư 2018(Xem: 11318)
Biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Từ cấp lãnh đạo cho đến người dân bình thường của cả 2 miền Nam Bắc không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.
20 Tháng Tư 2018(Xem: 10264)
Gia tài văn học của Sagan để lại khá đồ sộ. Khoảng 30 cuốn tiểu thuyết, 9 vở kịch. Cộng chung ngót nghét 50 chục tác phẩm..Nhiều cuốn chuyện đã được dịch ra đến 15 thứ tiếng.
14 Tháng Tư 2018(Xem: 9938)
Cuộc đời của Sagan có thể tóm tắt bằng mấy chữ : Vinh quang và xì căng đan với những phiêu lưu đủ loại với 5 lần đối diện với tử thần.
06 Tháng Tư 2018(Xem: 9988)
Bà đã chọn biệt hiệu lấy lại trong tác phẩm của Proust, một tác giả được bà ưa chuộng: Hélie de Talleyrand Périgord, princesse de Sagan.
30 Tháng Ba 2018(Xem: 9154)
Ngoài ra, bài viết này chỉ nhằm tìm chỗ đứng của TLVĐ trong văn học. Những chi tiết về giai đoạn thế hệ văn học sau 1954 ở miền Nam ...
23 Tháng Ba 2018(Xem: 8531)
điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?
16 Tháng Ba 2018(Xem: 8213)
Điều chúng ta chưa biết thì có nhiều hy vọng là một ngày nào đó chúng ta sẽ biết. Nhưng sợ nhất là những điều chúng ta đã có sẵn trong tay tưởng như sự thật.
11 Tháng Ba 2018(Xem: 11208)
Thực vậy cả năm qua từ khi TT Trump cầm quyền, cả hai bên Mỹ và Bắc Hàn có rất nhiều hành động và lời nói khiêu khích đối chọi thiếu điều muốn tấn công bằng võ khí nguyên tử giết nhau.
09 Tháng Ba 2018(Xem: 8856)
Ngày nay nhìn lại, chúng ta mới thấy được tư tưởng tiến bộ của giám mục Adriano, quyết tâm bảo vệ cho tính “chính đáng” cũng như “ tính chất cùng tồn tại” ...
02 Tháng Ba 2018(Xem: 8342)
Giám mục Adriano thuộc tu hội dòng Augustine chân đất, hay còn được gọi là Dòng Augustine Chiêm niệm.
15 Tháng Hai 2018(Xem: 4767)
Bắt gặp một tài liệu cổ và hiếm thì đó là một điều thích thú. Trong chỗ riêng tư, đó có thể còn là một nỗi vui, môt niềm hân hoan.
09 Tháng Hai 2018(Xem: 5403)
Đây là tập tài liệu ghi lại những chứng từ của các nhân chứng như các người Âu Châu, nhất là các thừa sai ngoại quốc ...
03 Tháng Hai 2018(Xem: 10024)
Con người do Thân và Tâm hợp lại mà thành nên Thân và Tâm lúc nào cũng đi liền với nhau như hình với bóng, vì thế hễ Thân đau thì Tâm khổ.
02 Tháng Hai 2018(Xem: 9210)
Trương Vĩnh Ký không cho biết voi “xuất trận” từ đâu? Đây là câu hỏi thiết yêu quan trọng nhất mà người viết bài này không bao giờ tìm được câu trả lời thỏa đáng.
26 Tháng Giêng 2018(Xem: 4674)
Ngày nay, sự hiểu biết về đời sống các thú hoang đã có thể ở trong tầm tay của bất cứ ai muốn tìm hiểu các sinh hoạt của chúng qua các tài liệu sách báo hay phim ảnh.
19 Tháng Giêng 2018(Xem: 4174)
Thảo Trường vừa là một thiếu tá trong quân đội VNCH, vừa là một nhà văn với tác phẩm “Thử Lửa”, rồi “Chạy trốn” và nhất là tập truyện “Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp”.
13 Tháng Giêng 2018(Xem: 9231)
Vì thế con người sống ở đời phải sống sao cho xứng đáng. Phải biết sống một cách thiện lương. Làm lành lánh dữ. "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành".
12 Tháng Giêng 2018(Xem: 8652)
Nam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, ...
05 Tháng Giêng 2018(Xem: 8005)
Trong khi đó không có người kế thừa chỗ của những kẻ đã ra đi. Ghế trống mỗi ngày một nhiều không ai ngồi thay thế. Ai có thể thay thế được những người ấy?
29 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8708)
Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng!
23 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9025)
Họa Phước cũng do chúng ta làm chủ, không ai ban Phước giáng Họa cho chúng ta, vì thế chúng ta sớm thức tỉnh để chọn lối sống thích hợp ở đời này...
22 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8242)
Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo
15 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8382)
Điều chắc chắn là người miền Nam sau này có thể tự hào bởi vì họ có được một thứ văn minh, văn hóa riêng cho họ –
09 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9911)
Con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, và dĩ nhiên ít hay nhiều gì ai cũng có hạnh phúc. Hạnh phúc đến với mỗi người tuỳ theo môi trường sống và quan niệm sống
08 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8489)
Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã đóng góp cho triết học và văn học miền Nam với nhiều tác phẩm đủ loại.
02 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 5105)
Bài giảng này của CHS Ngô Quyền VÕ KIM HUÊ, Khoá 10 (bút hiệu Trần Kim Vy) muốn chia sẻ cùng Thầy Cô và các bạn cũ đồng môn không phân biệt tôn giáo.
01 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8484)
Đó là tất cả di sản tinh thần của một cuộc đời cầm bút miệt mài của một người trí thức miền Nam trong 20 năm.
24 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8793)
Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 13753)
Trong một xứ mù thì kẻ chột làm vua. Nước ta là nước dân chủ nhất thế giới nên kẻ dù ngu nhất cũng có cái quyền được ngu.
10 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7965)
Sự biện minh cho một hành động hay một quyết định chỉ chính đáng khi người ta xác tín đó là môt lý tưởng.
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 23400)
Thực sự Bức Tường Bá Linh trong ngày đó không bị bị bạo lực phá sụp. Lực lượng biên phòng Đông Đức được lịnh cho mở cửa bức tường... Đây là một đặc điểm ly kỳ của cuộc cách mạnh hi hữu này: rất ôn hòa
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4087)
Giữa Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan, họ chẳng những coi nhau như đồng chí mà còn như ruột thịt máu mủ.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 19254)
Tóm lại, Chúng ta tu tập để làm chủ Nghiệp, không cho phép Nghiệp làm chủ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu.
27 Tháng Mười 2017(Xem: 10120)
Miền Nam sẽ được sống những ngày an bình khỏi bị họ quấy rối. Tiếc thay chúng ta đã không làm.
20 Tháng Mười 2017(Xem: 8451)
Tôi tự hỏi bao giờ thì họ hết ảo tưởng và giấc mơ về một chủ nghĩa xã hội cộng sản?
13 Tháng Mười 2017(Xem: 8083)
Ai được gọi là nằm trong Lực lượng thứ ba? Nhóm nào được gọi là lực lượng thứ ba? Tổ chức của nó là gì? Ai là người lãnh đạo? Bấy nhiêu câu hỏi, nhưng không có câu trả lời trọn vẹn!!
07 Tháng Mười 2017(Xem: 9512)
Người sống với Thiền là người an trú trong chân tâm thường trụ của mình, tức luôn sống với chánh niệm một cách tự nhiên.
06 Tháng Mười 2017(Xem: 4426)
Trường hợp Nguyễn Văn Trung không phải là người duy nhất mà có thể có cả trăm người khác cũng hành xử như vậy.
29 Tháng Chín 2017(Xem: 4835)
Nếu những trí thức ấy mê Mác xít coi như con đường giải phóng dân tộc, vọng ngoại thì có khác gì giới trẻ mê, theo đuổi lối sống Hippie và nhạc kich động?
22 Tháng Chín 2017(Xem: 18055)
Cuộc bầu cử quan trọng nhứt của nước Đức sẽ xảy ra vào chúa nhựt 24 tháng 9 tới này. Đó là cuộc bầu cử quốc hội liên bang và qua đó sẽ quyết định ai được tín nhiệm làm Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới
22 Tháng Chín 2017(Xem: 3846)
Ngày 18 tháng 8 vừa qua, bộ sách Lịch Sử Việt Nam được công bố và sau đó được đài BBC tổ chức hội thoại bàn tròn và mời một số vị phát biểu về bộ sách này.
15 Tháng Chín 2017(Xem: 12178)
Khi còn ở Quảng Ngãi, thiếu tá Nguyễn Bé là người chủ trương đổi các chương trình huấn luyện Biệt Kích Nhân Dân ở Quảng Ngãi năm 1964 để huấn luyện hoạt động bình định..
08 Tháng Chín 2017(Xem: 9327)
Trong cuốn Hồi ký viết chung với Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm trấn thủ Củ Chi” (gồm 7 quyển, 2250 trang)
03 Tháng Chín 2017(Xem: 16934)
Đây chính là người cư sĩ của Đức Phật. Từ Pháp hoá sanh, là người thừa tự Pháp, không thừa tự vật chất.
01 Tháng Chín 2017(Xem: 8041)
Hoàn cảnh tại Quảng Ngãi cũng có thể suy rộng ra địa bàn cả nước. Hóa ra kẻ tội phạm chính vẫn là gian thương, tham nhũng.
25 Tháng Tám 2017(Xem: 13232)
Chinh chiến là điều bất đắc dĩ. Bằng cách nào đó bớt được chuyện binh đao, máu đổ, đầu rơi là chuyện ai cũng muốn làm.
19 Tháng Tám 2017(Xem: 16080)
Ngôn ngữ thi ca của Nguyễn Lương Vỵ sẽ đưa chúng ta chạm trán điều gì qua ba đoản khúc trong sự liên hoàn hoài niệm của bài thơ Niệm Khúc?
18 Tháng Tám 2017(Xem: 17920)
Chính vì vì bị đối xử oan ức và bất công nên mới có trường hợp ông Dư Văn Chất, tập hợp đám cựu tù nhân thời ông Cẩn viết lại những trải nghiệm của họ
13 Tháng Tám 2017(Xem: 18480)
Chúng ta vừa cùng nhau khảo sát tướng trạng, nguyên nhân, và phương pháp thực hành để giải quyết vấn đề Khổ.