Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Tập san Sử Địa hai miền (phần 2)

22 Tháng Chín 20161:42 CH(Xem: 19062)
GS. Nguyễn Văn Lục - Tập san Sử Địa hai miền (phần 2)
Tập san Sử Địa hai miền (phần 2)

Sự hình thành Tạp chí Sử Địa miền Bắc

Vào năm 1953, trung ương đảng và chính phủ kháng chiến đã chuyển về xã TânTrào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội. Trần Huy Liệu đem ý định đó trình lên ôngTrường Chinh, Tổng Bí thư đảng. Ông Trường Chinh tán đồng ý kiến ấy. Nghiên cứu lịch sử không thuần chính trị mà chú trọng vào lịch sử xã hội Việt Nam, đúng ra là nghiên cứu sự phát triển xã hội.

Ngày 02/12/1953, ban Bí thư trung ương đảng cộng sản quyết định cho thành lập Ban Nghiên cứu lịch sử, địa lý, văn học Việt Nam.
Lúc ban đầu, ngoài Trần Huy Liệu là trưởng ban còn có Tôn Quang Phiệt, VũNgọc Phan, Trần Đức Thảo và Minh Tranh. Sau đó thì các ông này thảo ra được một tuyên ngôn của một cơ quan khoa học mới ra đời:

 

 

Mục đích của chúng tôi là muốn dùng Tập san làm một phương tiện học hỏi, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa Ban và các cộng tác viên cùng bạn đọc...
Ngày tập san số 1 của ban Sử, Địa, Văn ra đời là tháng 06/1954. Sau đổi tên thành "Tập san Văn Sử Địa"

 

 

(trích hồi ký của Minh Tranh, 1991).
Tập san đại học Sư Phạm số 1 ra tháng 05/1955, tại Hà nội do Trần Đức Thảo làm thư ký tòa soạn. đến số 6 thì tên Trần Đức Thảo bị xóa sổ. Trần Huy Liệu lên thay và chỉ giản dị đề như sau: Bài lai cảo, xin gửi cho ông Trần Huy Liệu.

Đây chỉ là một hình thức thanh trừng trong nội bộ và Trần Đức Thảo chỉ là một trong số những người đã bị thanh trừng.


Những tác giả cộng tác với tờ Văn Sử Địa miền Bắc


Trong 48 tập, từ 1954-1959, người ta thấy có tên các tác giả sau đây cộng tácvới Tập San Sử Địa: Đào Duy Anh, Trần Huy Liệu, Trần Đức Thảo, Minh Tranh, Phan Khôi, Trần Thanh Mại, Phan Huy Chú, Ngô Quân Miện, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Nguyên Khôi, Hoàng Nguyên khởi, Lê Xuân Phương, Nguyễn Công Binh, Tôn Kính Chi, Nguyễn Minh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Minh Văn, Hằng Phương, Hải Khách, Văn Tân, Lý Trần Quý, Ngọc Lân, Hoàng Lân, Trương Chính,Nghiêm Xuân Hòe, Nguyễn Lương Bích, Hồng Bích, đái Xuân Ninh, Phạm Nhược Ngu, Văn Tạo, Bạch Hào, Lê Tùng Sơn, Minh Tranh, Lâm Hà, Trương Chí Minh, Trần Văn Giáp, Nguyễn Tư Hoàng, Nguyễn Huệ Chi (còn là sinh viên đại học), Nguyễn Văn San, Nguyễn Lộc, Tư Huyền, Ninh Viết Giao, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Đức Đàn, Phong Châu, Nguyễn Lân, Võ Xuân Phô, Nông Ích Thùy, Mai Hanh, Bùi Tuấn Bách, Lê Gia Hiên, Chương Thâu, Hồng Hạnh và Hoàng Xuân Nhị.
Trong số các tác giả vừa nêu trên, Trần Huy Liệu viết đều tay nhất, gần như mỗi số đều có bài. Các bài viết của Trần Huy Liệu đều có tính cách giáo điều, lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản hơn là nghiên cứu sử: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 với với cuộc cách mạng tháng 8, Bài học lịch sử về Sô Viết Nghệ Tĩnh,Nhân dịp kỷ niệm kháng chiến, điểm lại thuyết ba giai đoạn của chúng ta. Vấn đề tổ chức khoa học Việt Nam. Mấy điểm cần đi sâu vào cuộc Yên Thế khởi nghĩa. Những yếu tố thắng lợi của trận lịch sử đống đa. Và một bài tham khảo khá dài bàn về Phong trào Cách Mạng Việt Nam qua thơ văn, đăng nhiều kỳ, cộng tất cả trong 17 số báo.

Không thiếu những bài viết chỉ trích các nhà văn chủ trương xét lại. Một trong những bài quan trọng đó của Trần Huy Liệu, số 40, tháng 05/1958 đánh thẳng vào bọn "Nhân văn giai phẩm" như tiếng nói chính thức của đảng cộng sản về nhóm này nhan đề: Chủ nghĩa Nhân Văn với người cộng sản.

Số báo tiếp theo, số 41 được dành để tố nhà văn Phan Khôi, linh hồn của NVGP lại có sự góp mặt không ngờ của Nguyễn Đổng Chi cũng như Nguyễn Khắc Viện, những nhà nghiên cứu văn học tiếng tăm trong cuộc đánh đòn hội chợ này. Mở đầu là Tố Hữu với "Ý nghĩa một cuộc đấu tranh trong văn nghệ trong tạp chí Học Tập", trang 22-24 viết: "Chúng là những tên phản trắc. Có kẻ như Phan Khôi, một cuộc đời đã 5 lần phản bội tổ quốc, kẻ đã từng nhục mạ: Người An nam là chó và đã là chó thì phải ăn cứt." Rồi Hồng Quảng trong báo văn nghệ, số 11 viết: "Phan Khôi là một tên học trò vụng về của Hồ Thích." Và trích dẫn một tờ báo lúc bấy giờ ở Sài Gòn, Hồ Thích viết: 'Phan Khôi đáng làm thầy cho Cộng Sản.' Quan điểm phản động, phản khoa học của Phan Khôi phải chăng là học mót của Hồ Thích?"

Sau Phan Khôi đến Trương Tửu bị lên giàn hỏa. "Vài ý kiến phê bình truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du của Trương Tửu", bài của Hiền Minh, Tập San Văn Sử Địa, số 32, tháng 09/1957. Văn Tân đánh tiếp Trương Tửu qua bài: "Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam của Trương Tửu hay là một lối xuyên tạc chủ nghĩa Mác Lê Nin", số 44. đến số 45, tháng 10/1958 Trương Tửu lại bị đánh lần thứ ba với hai bài: Bộ mặt phản động của Trương Tửu trong quyển: "Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam" và Trương Tửu đầu cơ văn học khi phê phán 'Truyện Kiều', Vài ý kiến phê bình truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du của Trương Tửu.

Tiếng là tập san chuyên đề về sử mà đánh liên tiếp, đánh phủ đầu, đánh hội đồng Phan Khôi và Trương Tửu trong suốt mấy năm trời. Tuy nhiên, sau những bài viết trù dập, đánh những nhà văn "phản động" này thì chẳng bao lâu sau, những ông cán bộ cộng sản trong ban biên tập của Tập san Văn Sử Địa miền Bắc cạn đề tài và sau đó cũng đình bản.

Có thể coi TSVSĐ như đó là cơn bão rớt NVGP? Vai trò đánh phá văn nghệ sĩ đã xong, TSVSĐ miền Bắc không còn cần thiết nữa, hay ngay cả Tập san Sử Địa cũng bị nghi ngờ nên bị đóng cửa?

Những bài viết "đánh đấm" này đọc lại thấy rõ là gượng ép, loại bài đánh lấy được, chửi bới lấy được với rất nhiều luận cứ không đứng vững và kiểu cả vú lấp miệng em. Nhưng có lẽ hay hơn cả, xin để một người trong cuộc, Nguyễn Huệ Chi, con trai của Nguyễn Đổng Chi lên tiếng về việc làm của cha mình để hậu thế nhìn ra vấn đề. Trong bài viết ngắn trao đổi cùng Nguyễn Văn Hoàn được đăng tải trên diễn đàn Talawas, ngày 07/06/2005, ông Nguyễn Huệ Chi có nhắc lại về việc cha ông, Nguyễn Đổng Chi đã đóng góp vào cuộc đánh hội đồng nhóm Nhân Văn giai phẩm như sau:

blank

Nguyễn Đổng Chi (1915-1984)
Nguồn: hannom.org.vn


Bản thân tôi, từ kinh nghiệm của người thân, tôi đãchứng kiến người bố của tôi – Nguyễn Đổng Chi, viết bài phê phán học giả Phan Khôi theo yêu cầu của người khác (khác hẳn với tính cách của ông), rồi sau đó đã không ngớt ân hận. Cho đến lúc mất, ông vẫn lấy làm xấu hổ, coi việc làm của mình là một vết nhơ, không gột nổi, và dặn con tìm cơ hội gột rửa giúp mình. Gần đây, có nhiều người gợi ý nên làm toàn tập cho bố tôi, tôi chỉ cười mà không giải thích, nhưng trong thâm tâm tôi tự thấy chưa thế nào làm được, vì không thể nào đặt vào toàn tập một bài viết không vẻ vang gì cho tên tuổi của bố tôi, tiếc thay, trên giấy trắng mực đen, bài viết đã được in ra.




Xin cám ơn ông Nguyễn Huệ Chi và tôi nghĩ rằng chẳng còn ai trách móc Nguyễn Đổng Chi nữa đâu. Nhưng điều đó cho thấy nhà văn miền Bắc đáng thương, vì nếu không muốn bị trù dập thì phải trù dập người theo lệnh đảng.


Kẻ bị đánh và kẻ được chỉ định đi đánh người khác đều đáng tội nghiệp cả, vì đều là nạn nhân của đảng cộng sản.

Trong số những kẻ cầm gậy chỉ huy những cuộc đánh hội đồng người khác, chỉ còn có mình Tố Hữu là đáng khinh bỉ. Bao nhiêu nhà văn đã vì Tố Hữu mà cả cuộc đời lao đao, khốn khổ. Tội của Tố Hữu lớn lắm. Vậy mà ngày nay còn có người viết lời ca ngợi Tố Hữu mới thật là lạ?

Cái khốn khổ của nhà văn miền Bắc đến như thế nào thì chỉ họ mới biết được. Mới đây nhất, nhà văn Nguyễn Khải trước khi chết có viết bài Cái tôi. Nhà văn Quang Lập trong bài Nhớ Nguyễn Khải có viết như sau:
Đợt trước gặp anh chừng nửa giờ, tình cờ gặp ở vỉa hè, kéo vào ngồi quán cà phê nghèo ở hẽm, anh nói: 'Lập viết kịch hay, viết phim cũng hay, nhưng viết văn đi em. Mày bỏ văn lâu quá rồi.' Đó là lần đầu tiên anh Khải gọi mình bằng em, bằng mày, trước nay toàn gọi ông xưng tôi dù anh hơn mình cả 20 chục tuổi. Đó cũng là lần đầu tiên mình tin anh Khải khuyên mình chân thành nhất... Khi nào cũng nghĩ: ông này có đọc mình đéo đâu, chỉ khen thế thôi. Bởi vì ông nổi tiếng câu: Thằng nào thích khen thì khen cho nó chết. Hồi đại hội IV nhà văn mình còn hung hăng lắm. Mặc bộ đồ bò đầu gấu lên Diễn đàn nói văng mạng, được vỗ tay càng nói hăng. Nói xong về chỗ thì run, không biết mình có nói hớ chỗ nào không? Nghỉ giải lao ra hành lang ngồi gần anh, hỏi: 'Em nói có được không anh?' Anh nhìn mình chăm chăm nói: 'ông có cái miệng tươi kinh. Tôi là đàn bà, tôi đã có chửa với ông lâu rồi...' Bốn năm sau gặp lại, hỏi hồi đó anh nói thế là có ý gì. Anh cười nói, tôi nói thật mà ai cũng cho tôi nói lỡm, khổ thế. Khi ông lên diễn đàn, tôi có nghe đâu, tôi đang tán phét với Đỗ Chu ở ngoài sảnh. Rồi ông thở dài: 'đảng cho tôi nói lỡm đã đành, bạn bè cũng nghĩ vậy, chán mớ đời...' Mình nghĩ bụng, tại anh quá thông minh, biết sợ, luôn luôn cảnh giác, không tin ai thì ai cũng không tin anh thôi. Trước khi vào Sài Gòn, mình có đọc bài Cái tôi của anh, viết hay quá, hay đến nổi da gà. đây là bài đầu tiên và cũng là bài cuối cùng Nguyễn Khải nói thật.


Tôi thấy chẳng cần viết thêm gì. Đủ rồi.
Những lối viết, lối phê bình, dựa trên chủ nghĩa giáo điều, ngôn ngữ lên giọng mạt sát tràn lan, giọng điệu lên gân tột mức, sỉ nhục tác giả thì còn gì là phê bình? Qua những cây bút phê bình của đảng thì Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh chỉ là những con số không trong lịch sử văn học. Sự thống nhất về tính chất Phản động của Phạm Quỳnh trong lĩnh vực chính trị và văn học (bài viết của Hồng Hạnh tháng 11, 1958), Bộ mặt phản động của Trương Tửu, triều Nguyễn, một thời phản động và thoái hóa Phan Thanh Giản chỉ là tiếng thở dài của chủ nghĩa đầu hàng.

Về cụ Phan Thanh Giản, xin xem bài viết của Nguyễn Thế Anh, đăng trong Tập San Sử Địa ở miền Nam và "Phan Thanh Giản dưới mắt người Pháp" trong đó "Cái chết của Phan Thanh Giản" của Trung tá Ansart gửi Tổng Tham Mưu Trưởng Reboul", (Tài liệu Văn khố Trung ương Pháp, tập 11.807/2, của G. Taboulet, La geste Francaise en Indochine, Paris, 1956, tr. 519-520) thì thấy trong khi người Pháp trân trọng, thương cảm cho cái khí tiết của cụ Phan Thanh Giản thì Hà Nội phê phán, chửi bới.

Sự khác biệt quan điểm, lập trường chính trị khiến Tập san Sử Địa ở miền Bắc bóp méo mọi vấn đề cho phù hợp với chủ nghĩa cộng sản giáo điều. Giá trị sử liệu không còn nữa. Hiện nay, nhìn lại công trình biên khảo của tập san này, phầngiá trị biên khảo rất giới hạn. đọc rất nản, vì tính cách đơn điệu, một chiều, gượng ép đến lố bịch.

Tiêu biểu cho sự lố bịch này là khi họ cố lý giải, phân tích bài Thằng Bờm. Chúng ta hãy đọc như sau:

Ý nghĩa cái cười của Bờm là thế. Nó không phải là cái cười vui mừng "được ăn xôi" như Phạm Quỳnh đã giải thích trong quyển "Người nông dân Bắc Kỳ qua ngôn ngữ bình dân". Hoặc như anh Nguyễn Xuân Khoát đã thể hiện chuỗi cười "hi. hi. hi." trong bản nhạc của anh. Trong cuộc đấu trí giữa em bé cố nông và thằng địa chủ (cũng có thể nói là đấu lý), tên địa chủ đã gục ngã, quỳ gối đầu hàng. Bờm đã cười, cái cười đắc thắng của một giai cấp đấu tranh thắng lợi."


Những câu truyện thần thoại dân gian, những câu truyện cổ tích v.v... có ý nghĩa riêng của nó. Khi cắt nghĩa, lý giải, phân tích thần thoại, cổ tích là giết chết thần thoại, là hủy diệt văn hóa cổ truyền. Là đánh mất ý nghĩa đơn thuần, nguyên thủy của nó.

Cái đẹp, cái hay của những câu truyện thần thoại của dân tộc nào cũng vậy, chúng vượt trên mọi lý giải, phân tích khoa học. Nó là nó. Dù có đặt mình vào cái khung thời gian, không gian của chúng thì cũng không thể hiểu hay lý luận để hiểu được. Không thể tách huyền thoại, cổ tích ra khỏi sự huyền hoặc của chúng rồi cố tình gán ghép, bóp méo như vậy được.

Không thể biến câu truyện Thằng Bờm thành câu truyện tranh đấu giai cấp, có căm thù, có thắng, có thua. Biện dẫn trong bài ca dân gian Thằng Bờm có hình ảnh tên địa chủ đã ngã gục, đã quỳ gối đầu hàng là một hành động lố bịch mà chỉ chế độ cộng sản mới có thể sản xuất ra được.

Và cứ như thế, hàng loạt các bài viết theo hình thức "mẫu mực" đó ra đời. Các câu truyện dân gian như Con mèo trèo cây cau, Mười cái trứng, Truyện Trê Cóc, v.v... đã được khai thác triệt để. Trần Thanh Mại trong bài: Giảng văn về ca dao cổ của nông dân đấu tranh TSVSĐ, số 1, tháng 06/1954, cố biến những ca dao cổ trở thành công cuộc đấu tranh của nông dân vô sản. Ngô Quân Miện viết: Lại truyện thằng Bờm. TSSĐ, số 3. Ngọc Lân viết: Bàn về Thằng Bờm, TSVSĐ số 10, 10/1955, Nguyễn Đổng Chi viết: Ý nghĩa truyện Chử đồng Tử và nhất là Vấn đề chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam qua ý nghĩa một truyện cổ tích.TSSĐ số 18, 06/1965. Văn Tân viết: "Nghiên cứu và đánh giá vốn cũ trong Văn Học dân tộc, Truyện Trê Cóc", TSVSĐ, số 12, 1955. Mai Hanh bàn về: Giá trị Truyện Trạng Quỳnh. Nguyễn Hồng Phong trong ý kiến bạn đọc viết về: Triết lý về lẽ tự nhiên trong truyện Trê Cóc , TSVSĐ số 18, 06/1955. Trương Chính viết: Xung quanh truyện Trê cóc, TSSĐ số 19, 07/1956. Trần Hữu Chí góp ý: Xung quanh truyện Trê Cóc, TSSĐ, số 22, 10/1956. Sự nghèo nàn về sáng tạo và sử liệu là điều không thể dấu được.

Khá hơn một chút có loạt bài về Tây Sơn. TSVSĐ đặc biệt Tây Sơn, số14, tháng 02/1956, có nhiều bài chỉ đánh giá Tây Sơn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Xít. Như Minh Tranh với bài: Xã hội Việt Nam trong thế kỷ 18 và những phong trào nông dân khởi nghĩa. Bạch Hào với bài: Cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn qua một ít bức thư của người ngoại quốc đã ởViệt Nam trong thời kỳ này. Một số vấn đề ruộng đất thời Quang Trung. Nguyễn Lương Bích và Nguyên nhân thành bại của cuộc cách mạng Tây Sơn. So với ba số chuyên đề của Tập San Sử Địa của miền Nam về cùng một đề tài thì sự khác biệt hơn kém quá rõ ràng... Hơn kém về đề tài viết, về cách đánh giá trình bày sử liệu, về mục đích, về nguồn tài liệu tham khảo. Đọc những bài viết trên, những người cộng sản đã gán ghép cho cuộc nổi dậy của Quang Trung như là một cuộc cách mạng của giới nông dân. Thực ra không hẳn là như vậy.

Ngay những người thời trước như Trần Trọng Kim, như Hồ Xuân Hương cũng không được tha. Trần Huy Liệu với Bóc trần quan điểm thực dân và phong kiến trong quyển ‘Việt Nam sử lược’ của Trần Trọng Kim. Văn Tân và Ý nghĩa và giá trị thơ Hồ Xuân Hương. TSVSĐ, số 10. Đái Xuân Ninh và Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương.


Từ những bài viết phê phán trù dập các trí thức, nhà văn không phải là cộngsản bất kể yếu tố thời gian này của Tập San Văn Sử Địa miền Bắc, người đọc dễ nhìn ra kết luận: Những nhân vật chính trị hay văn hóa bị đảng Cộng sản trù dập hầu hết đều là những người có tài trí, nhân cách đáng kính nể, hoặc là người liêm chính trung trực... Như Phan Thanh Giản, Phan Khôi, Trần Đức Thảo, Trần Dần. 60 người liên hệ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm... đều là những người tử tế và có tài cả.

Sau 1975, cái màn đánh đấm, trù dập toàn bộ các nhà văn, sách vở của miềnNam được lập lại và do Lê Duẩn cầm chịch. Lê Duẩn, trong đại Hội đảng khóa 5 ra chỉ thị:
Sau ngày giải phóng, nhân dân đã làm rất nhiều việc nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn hóa ấy. Công việc này cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để.

. Để thực hiện chỉ thị này, một loạt sách đã xuất hiện từ khoảng 1977 đến 1990 với các "chuyên viên đánh đấm" hay có thể gọi là văn nô của đảng cộng sản như Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Phan Đắc Lập, Trần Văn Giàu và sát khí nhất, dai dẳng nhất là Trần Trọng Đăng Đàn.

Theo Phan Cư đệ và Hà Minh Đức trong Nhà Văn, tập 1, trên các tạp chí miền Bắc như Học Tập, tạp chí Văn Học, Văn Nghệ, trích lại trong sách của Nguyễn Hưng Quốc thì đã có đến 286 bài viết liên quan đến chính sách tiêu diệt văn học miền Nam.

Một số các bài viết này là: Nọc độc Văn học thực dân mới, Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam, Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa mới...

Đặc biệt là Lữ Phương đã đóng góp đắc lực trong trận càn quét này với cuốn sách dày 250 trang nhan đề: "Cuộc xâm lăng về văn hóa của đế quốc Mỹ tại Nam Việt Nam"...


Nhưng cuộc đánh phá, truy lùng và hủy diệt nhà văn và sách vở miền Nam của đảng cộng sản đã thất bại. Họ có thể bắt bỏ tù một nhà văn. Nhưng đảng cộngsản không thể cầm tù tư tưởng và sách vở. Thật vậy, trên báo đại đoàn Kết số ra ngày 10/11/1982, nghĩa là 7 năm sau ngày miền Nam mất, đinh Trần Phương Nam thú nhận:

Các hoạt động của chúng ta vừa qua thật rầm rộ, thật phong phú, thật đa dạng. Song các loại sách báo phản động, đồi trụy đã bị quét hết chưa? Xin thưa ngay là chưa. Bởi vì nó vẫn được chuyền tay nhau đọc công khai ở các sạp hàng bán chợ trời, ở các lề đường, trên tay cô bán hàng, nằm lẫn trong sách của các em học sinh, nằm trong mùng mền của nhiều cô bác chưa muốn thực sự đoạn tuyệt với lối sống cũ, với hệ tư tưởng và tình cảm cũ.


Nghĩa là dù cố tình truy diệt nhưng người cộng sản vẫn phải công nhận sách vở miền Nam nội dung phong phú và đa dạng.


Rồi 12 năm sau, năm 1987, trên tờ Tiền Phong, chúng ta đọc được những nhận xét trớ trêu như sau:

Người ta thấy sách của nhà XB Văn Học, tác phẩm mới Văn Nghệ của thành phố Hồ Chí Minh... Nhưng nấp sau và chen giữa những cuốn sách bình phong đó lại là vô số những tác phẩm sặc mùi phản động và đồi trụy chỉ nhìn lướt qua ta thấy giật mình. Nghiêm trọng hơn, những tác phẩm tâm lý chiến phản động của những tên biệt kích khoác áo nhà văn như Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sĩ, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Duyên Anh, Nhã Ca được bày bán công khai ...



Người cộng sản còn vô văn hóa đến độ đổi tên đường ở miền Nam, thay thế các danh nhân lịch sử bằng những “anh hùng lao động” của cộng sản. Chỉ ở quận 8, họ đã đổi: đường Cần Giuộc thành Cao Xuân Dục, Hồ Văn Huê thành Đào Duy Anh, Phan Châu Trinh thành Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Trường Tộ thành Châu Vĩnh Tế, Hồ Ngọc Cẩn thành Đỗ Nhuận, Trương Vĩnh Ký thành Năm Châu, Lê Lợi thành Nguyễn Phúc Chu. Vụ đổi tên đường này không nằm trong một nguyên tắc nào cả. Ví dụ như đảng cộng sản chống đạo Thiên Chúa thì những tên đường như Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Hồ Ngọc Cẩn phải thay thế thì đã đànhnhưng Phan Châu Trinh, Lê Lợi, Trương Minh Giảng thì tại sao phải thay? Ông Hồ Chí Minh dạy rằng “không có gì quí hơn độc lập, tự do” thì thay đường Tự Do bằng Nam Kỳ khởi nghĩa làm gì?

Nhưng nay thì những tên “biệt kích văn nghệ miền Bắc” trước 1975 đâu cả rồi?... Trong khi đó, tác phẩm của “biệt kích văn nghệ miền Nam” như Dương Nghiễm Mậu được xuất bản và bày bán công khai ở Sài Gòn... Và hơn thế nữa, các nhà xuất bản có thể in lại các sách vở trước 1975, với điều kiện sách góp phần xây dựng đất nước. Trong đó có toàn bộ sách của Tự Lực Văn đoàn trước cấm, nay cho in lại. Vậy trước cấm là sai, nay không cấm là đúng? Tưởng vậy mà không hẳn là như vậy.

Điều gì đã xảy ra như thế?

Xã hội cộng sản sinh ra rất nhiều thứ bệnh: bệnh thành tích, bệnh hình thức, bệnh quan liêu, bệnh nói dối mà như thật, bệnh vô nhân, v.v... Nhưng trong VănHọc, qua gần 50 số Tập San Sử Địa miền Bắc, tôi thấy có thêm bệnh Giáo điều. Mỗi trang sách, mỗi bài báo đều lên giọng rao giảng chủ nghĩa Mác Xít. đến nổi có thể sửa lời Lý Chánh Trung về môn Triết học thành câu nói mô tả bệnh này: bệnh giáo điều đã sản xuất ra những điều mà người nói không muốn nói và người nghe không muốn nghe.

Ở chế độ cộng sản, mở miệng ra thì phải cài đặt chủ nghĩa Mác Xít vào. Vừa chán, vừa hẹp hòi, vừa ngu xuẩn nữa. Theo người cộng sản thì chủ nghĩa Mác Xít cắt nghĩa được tất cả. Nếu nó không cắt nghĩa được, hoặc không đúng chủ nghĩa Mác Xít thì là sai. Sai còn là nhẹ. Là phản động.

Truyện văn chương chữ nghĩa, truyện sử cho đến truyện vui chơi giải trí, họ cũng gắng gượng cài đặt, vặn vẹo, ép uổng thành truyện chính tri. Chuyện đúng hôm nay có thể không đúng ngày mai... Và điều được dùng để kết tội hôm nay, mai sau trở thành vô tội.

blank

Trương Tửu (1913-1999)
Nguồn: sggp.org.vn


Vì thế không lạ gì những người cộng tác cho TSVSĐ miền Bắc lúc ban đầu như Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Trương Tửu sau trở thành đối tượng cho những tố cáo, trù dập. Mà quí vị này viết gì? Phan Khôi viết Thử tìm sử liệu Việt Nam trong ngôn ngữ. Trương Tửu viết Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du sau này bị văn nô Văn Tân đánh tơi bời trong “Bộ mặt phản động của Trương Tửu trong quyển Mấy vấn đề trong Văn Học Sử Việt Nam.

Nhà văn một sớm, một chiều tự nhiên biến thành kẻ phản động. Như hàng triệu quân, dân, cán, chính miền Nam sau 1975 dù cho họ chỉ là người sinh sống ở miền Nam thì phải theo luật lệ của chế độ miền Nam. Vì thế nỗi bất an đè nặng lên tâm khảm của con người sống dưới chế độ cộng sản. Sách lược của cộng sản là dùng người nọ đánh người kia, gây chia rẽ, mâu thuẫn, thù hận lẫn nhau. Tất cả theo lệnh đảng. Nhà văn viết theo đơn đặt hàng, viết theo lệnh, chửi theo lệnh. Nhưng những điều chửi, chửi giả vờ, chửi cho có truyện đó được đảng cộng sản dùng để kết tội người bị chửi dù không ai tin những điều này.

Vì thế, phải sống ở miền Bắc, sống trong lòng chế độ để thấy rằng từ những lời tuyên bố đến những chuyện phê phán, mạt sát nhau trên báo chí chỉ là những màn kịch, chuyện phải làm theo lệnh đảng.

Một trường hợp cụ thể là ông Trần Văn Giàu. Hồi còn ở trong Nam, ông đã là Xứ Ủy Nam Kỳ, đứng đầu Lâm ủy hành chánh (Xin xem thêm Hồi ký 1925-1964 của ký giả Nguyễn Kỳ Nam). Xét về vai vế cũng ngang hàng cỡ Trường Chinh và nếu may mắn ông có thể là Tổng Bí Thư đảng. Nhưng theo lời ông tâm sự với một trí thức miền Nam, chỉ vì ông không đón được Lê Duẩn từ đảo Phú Quốc về vì một lý do kỹ thuật, ông bị cho ra rìa từ 1945 đến nay. Ông phẫn hận, nhưng dấu kín, không nói ra được. Ông chỉviết được đôi bài trên Tập San đại Học Sư Phạm như: Vai trò của quần chúng trong sự thay đổi các triều đại Lê, Lý, Trần, Hồ, số 1, 1955. Cuộc cách mạng của người nô lệ, số 2, 1955. Giới thiệu sách Lịch sử Việt Nam của đào Duy Anh, số 4, 1955. Nhân dân kháng chiến ở Bắc Kỳ từ năm 1882 đến năm 1883. Cuộc đồng minh kháng chiến chống thực dân của hai dân tộc Việt Nam và Khơ-me, 1866-1867, số 6-7, 1956.

Trong Ban biên tập của Tập san Văn Sử Địa, có tên ông Trần văn Giàu với tư cách là Ủy viên thường trực cùng với đào Duy Anh, Hoàng Xuân Nhị. Nhưng sau đó... chỉ có thế. Tất cả phần còn lại của cuộc đời ông sau này là dạy học và sống khuất mặt. Mãi đến khi Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng bí thư, ông mới được cho hoạt động trở lại và “cởi trói”. Kể là quá muộn.

Ông tâm sự với một người bạn trẻ hơn, một trí thức miền Nam mà ông kêu bằng chú là “khi vào Nam, tôi sẽ đến gặp chú”. Ông thú nhận “trước đây tôi bị bắt buộc phải chửi chú như thế. Nhưng vẫn phục chú, tôi phải chửi như thế thôi.” Sau này thì chính vị trí thức miền Nam này cũng phải đi tù CS. Công an thẩm vấn và hỏi kỹ càng việc giao thiệp với Trần Văn Giàu và đòi hỏi ông phải viết kiểm thảo xem Trần Văn Giàu đã nói gì?

Trần Văn Giàu có viết một cuốn hồi ký giao cho người trí thức, bạn trẻ miền Nam này và căn dặn chỉ khi nào ông chết mới được phổ biến để tránh di lụy cho con cháu của ông.

Câu truyện trên cho thấy được những điều phũ phàng che dấu bên trong của những người đi theo cộng sản. Họ biến giả thành thật, biến thật thành giả. đóng kịch và nghi ngờ lẫn nhau.

blank

Phan Khôi
Nguồn: hannom.org.vn


Chúng ta sẽ không lạ gì khi thấy sau này, Đỗ Đức Hiếu không muốn nhắc đến cuốn: Phê phán văn học Hiện sinh chủ nghĩa. Lê Đình Kỵ cũng không đưa cuốn: Nhìn lại tư tưởng thời Mỹ ngụy của mình vào phần tác phẩm đã in... Nguyễn Huệ Chi không muốn in lại toàn tập tác phẩm của bố mình là Nguyễn đổng Chi, vì đã có thời cụ viết bài theo lệnh đảng chửi Phan Khôi.

Nhân tiện đây, xin ghi lại lời Nguyễn Huệ Chi nhận xét tổng quát về tính chất văn học miền Bắc như sau:

Vào những năm 60-70 trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, khi nhìn lại những hiện tượng văn hóa nói trên, cách tư duy của rất nhiều người trong giới nghiên cứu chúng ta đều rốt ráo theo hướng “căng”, “cương” như đã dẫn. Nó là phương pháp tư tưởng quen thuộc của một thời, tưởng chừng trở thành máu thịt, là sự tự nguyện, và cũng là bắt buộc. Không cẩn thận, không nói theo cho khéo, rất có thể bị “thổi còi” và bị chuyển sang một công việc khác.



“Công việc khác” này nhẹ thì hạ tầng công tác, bị trù dập, nặng thì đi cải tạo tức đi tù. Tóm lại, một nền văn hoá như nhận xét trên là một thứ văn hóa dựa trên sự lừa lọc, dối trá.

Hiện nay có thay đổi gì về thực trạng mà Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét? Hẳn là có, nhưng chưa đủ. Nếu không muốn nói là quá ít.

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

14 Tháng Bảy 2019(Xem: 11162)
cuộc tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn khốc liệt với những cuộc tranh luận gay gắt giữa những chuẩn ứng cử viên trong cùng một chánh đảng.
30 Tháng Ba 2019(Xem: 9501)
Cho nên, nay kết quả cuộc điều tra mang lại thắng lợi cho TT Trump và đảng Cộng Hòa cầm quyền - nếu không gì xảy ra bất ngờ - thì TT Trump sẽ tái đắc cử dễ dàng hơn trước đây.
28 Tháng Hai 2019(Xem: 10897)
Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan...
25 Tháng Hai 2019(Xem: 9369)
Có lẽ hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa
25 Tháng Hai 2019(Xem: 10326)
Bài viết sau đây chỉ là một số thu thập tài liệu và nhận xét hạn hẹp rất chủ quan của tôi về giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ do đó có thể có nhiều thiên kiến.
05 Tháng Hai 2019(Xem: 9586)
Thực vậy nhìn lại dòng lịch sử VN trên 4000 năm sẽ thấy có nhiều năm Kỷ Hợi "đặc biệt" đối với sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Điển hình nhứt là 2 biến cố lịch sử:
04 Tháng Hai 2019(Xem: 10737)
Vốn là người lạc quan nên người viết có nhiều mong đợi và tin tưởng vào tương lai con người và gia đình Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 18065)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm và nhận định chủ quan về việc học và dạy học tại Việt Nam và tại Hoa Kỳ của chính tôi. Do đó có thể rất chủ quan, hạn hẹp và có nhiều thiên kiến.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 10127)
Thiện ý bao giờ cũng trang bị đầy đủ. Thiện chí bao giờ cũng có thừa. Chinh vì cái có thừa đó mà trong triết học tôn giáo mới có một nhận xét mỉa mai như sau: Ở dưới Hỏa ngục thì đầy những kẻ có thiện chí.
19 Tháng Giêng 2019(Xem: 9677)
Hay nói theo kiểu triết lý hiện sinh: Hỏa ngục chính là cái nhìn của kẻ khác. Nhìn cây thấy rừng, phải rồi. Nhưng đôi khi phải vào rừng mới biết cây thế nào.
12 Tháng Giêng 2019(Xem: 10526)
Nụ cười của bậc Giác Ngộ là nụ cười của đức Phật đã thành. Còn nụ cười của chúng ta là nụ cười của Người Giác ngộ sẽ thành vậy.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 10198)
Như vậy hy vọng trong Năm Mới, độc giả thưởng thức được một tác phẩm có cái nhìn hoàn toàn mới về truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà bỏ qua không đọc thì rất uổng.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 18072)
Tuy đề tài là như vậy, nhưng không phải chờ đến năm mới chúng ta mới làm mới cuộc sống của chúng ta, mà chúng ta có thể làm mới cuộc sống của chúng ta bất cứ lúc nào khi chúng ta tỉnh ngộ.
17 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9571)
Hình như đây là nỗi đau khốn khổ nhất đời bà mà không có chỗ bù trừ. Mất con, hầu như mất cả cuộc đời còn lại.
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9852)
Trong gần 2 năm qua, mỗi khi có một hội nghị quốc tế thượng đỉnh thì luôn luôn có những diễn tiến bất ngờ mà hiếm ai có thể tiên đoán trước được.
01 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8179)
Cho nên, cho đến bây giờ, tôi vẫn thấm thía khi đọc mấy câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến khi viết về Chợ Đồng. Cũng như sau này, tôi có dịp được sống trọn vẹn những phiên chợ miền cao mà tôi đã mô tả trong truyện Dì Xinh.
18 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9466)
Việc tranh chấp giữa Cố Tế và cô Mến đã qua đi như nước chảy qua cầu và hầu như chỉ còn là câu chuyện của mấy người luống tuổi trong làng từng chứng kiến hay nghe kể lại.
12 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4883)
Chửi đã hay mà chúc dữ như thế cũng không chê vào đâu được. Phần bà Trùm làm dấu Thánh Giá xin Chúa rộng lòng thương xót cất tội cho mọi người.
11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9636)
So sánh với các cuộc bầu cử giữa kỳ trong quá khứ,- nhứt là cuộc bầu cử 2014 dưới thời TT Obama - lần này dưới thời TT Trump thì quả khác xa.
04 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4780)
Lịch sử xây nhà thờ làng Yên Phú là một lịch sử đầy oan trái. Những cánh đồng lúa của bổn đạo mới trong làng – như những luống cầy vỡ đất mà mỗi luống cầy hằn lên những đau thương, tủi nhục và mồ hôi nước mắt.
20 Tháng Mười 2018(Xem: 9992)
Vấn đề tôn giáo và kỳ thị chủng tộc là những đề tài nóng hiện nay. Nó đã gây ra biết bao cuộc chém giết đẫm máu những người vô tội hầu như vô phương giải quyết.
20 Tháng Mười 2018(Xem: 15698)
Đền thờ Tiên Sư tỉnh Biên Hòa xưa (tỉnh Đồng Nai hiện nay) được đặt ở vị trí trang trọng nhất của Trường Tiểu học Nguyễn Du, một ngôi trường trên trăm năm tuổi tại thành phố Biên Hòa.
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9525)
Cuộc phỏng vấn trên truyền hình của đài ABC News hôm thứ sáu (12/10) vừa qua với Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã gây sôi nổi ...
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9447)
Kể từ năm 1970, các buổi lễ chính thức để tưởng niệm nền Đệ nhất Cộng hòa -tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm- đã được tổ chức công khai ở Saigon.
07 Tháng Mười 2018(Xem: 9368)
Thực vậy cuộc biểu quyết tín nhiệm Thẩm Phán Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện được ghi nhận gay go, rắc rối, ồn ào và kết quả thay đổi bất ngờ & mong manh nhứt trong lịch sử Mỹ.
05 Tháng Mười 2018(Xem: 5307)
Ông còn nhắc nhở làm sao quên được những câu thơ của Tố Hữu, nhà thơ chính thức của Đảng đã viết vào năm 1953, khi Stalin chết.
30 Tháng Chín 2018(Xem: 9164)
Tính đến nay, Đức Phật đã nhập diệt 2,562 năm, nhưng Giáo Lý cao siêu mà Ngài đã dày công hoằng dương trong 45 năm dài vẫn còn lưu lại cho nhân thế.
28 Tháng Chín 2018(Xem: 10230)
Về hai cuốn sách tiếng Anh và Pháp có thể nói rõ bản tiếng Pháp là bản dịch từ bản tiếng Anh. Có thể có một hai chỗ sửa đổi của Bùi Tín theo như lời nói đầu...
23 Tháng Chín 2018(Xem: 4614)
Thực tập Pháp Như Thật chúng ta rút kinh nghiệm để huấn luyện cái Tâm của mình. Quan trọng là làm sao cho Tâm luôn an trú trong "bây giờ và ở đây"
21 Tháng Chín 2018(Xem: 10751)
Bùi Tín đã vĩnh viễn ra đi tại Paris. Cát bụi đã trở về cát bụi cho một kiếp nhân sinh, nhưng tiếng và tăm qua ngòi bút của ông còn ở lại.
14 Tháng Chín 2018(Xem: 8389)
World Cup 2018 đã chấm dứt. Nước Pháp đoạt giải vô địch bóng đá thế giới. Kỳ tích lần thứ hai đến với nước Pháp sau 20 năm vắng mặt
31 Tháng Tám 2018(Xem: 9079)
Nhớ lại hồi còn thiếu niên, chúng tôi ở trong nội trú với hơn 100 đứa trẻ mà chỉ có ba bàn bóng bàn. Giờ nghỉ ai chơi, ai không chơi? Chúng tôi tự đặt ra hai luật
25 Tháng Tám 2018(Xem: 9654)
Cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm sẽ giúp bạch hóa một số điều đã bị ngộ nhận theo tin đồn hoặc theo những luận điệu bôi bẩn, chụp mũ của một số người.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 20124)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm của chính tôi khi làm khải đạo tâm thần, cá nhân, và hướng nghiệp tại thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon trong khoảng thời gian từ năm 1978 tới năm 2007.
18 Tháng Tám 2018(Xem: 9840)
Con đường tu Thiền là con đường đi về ngôi nhà tâm linh của mình. Trên đường đi phải qua nhiều cửa ải. Một trong những cửa ải đó là "năm triền cái".
11 Tháng Tám 2018(Xem: 5494)
Ông Diệm là một người đạo đức, sống như một nhà tu hành, không có tham vọng vật chất và thật sự có lòng yêu nước, thương dân. Ông tự tin vào lương tâm trong sáng
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5320)
Nay thì xin đi vào chính nội dung cuốn sách của ông. So ra với lần xuất bản trước, 1998, lần này dày hơn đến 100 trang. Điều gì đã thêm vào như thế?
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5344)
Tóm lại, Tu Phật giúp cho Thân Tâm chúng ta được hài hòa, Tâm chúng ta được sáng suốt và cõi lòng chúng ta luôn từ bi cởi mở.
25 Tháng Bảy 2018(Xem: 6062)
Nhân dịp Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, tôi ghi lại một phần nội dung cuộc mạn đàm liên quan đến quyển sách mới tái bản của ông.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 5227)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cõi đời đầy nhiễu nhương này.
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 4967)
Ở đời phàm việc gì cũng có nguyên nhân của nó, không phải tự dưng mà niềm vui nỗi buồn cứ vây quanh lấy mình. Vì thế muốn thoát khỏi những phiền não khổ đau,...
14 Tháng Bảy 2018(Xem: 19386)
Chánh Niệm được xem như là cội nguồn, là gốc rễ để Tâm được an tịnh. Khi tâm an thì thân khoẻ và trí tuệ sáng suốt hơn.
12 Tháng Bảy 2018(Xem: 9069)
Sử Việt nhìn lại là một nỗ lực của tác giả với tham vọng là muốn đặt lại những dữ kiện lịch sử vốn đã trở thành nếp sồng, nếp nghĩ theo lối mòn suy nghĩ đã đóng băng, hoặc được coi như những sự thật không cần bàn cãi nữa.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 5301)
Phước và Huệ gọi là "Phước Huệ Song Tu". Cả hai phương pháp Tu này hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho đời sống hiện tại của chúng ta được an ổn hạnh phúc.
07 Tháng Bảy 2018(Xem: 4980)
Vào cuối tháng 3, năm 2012, theo lời kể lại của Giovanni Maria Vian đã tháp tùng Giáo Hoàng trong hai chuyến đi thăm Mexique và Cuba, Giáo Hoàng Benoit XVI tỏ ra hết sức mệt mỏi và kiệt sức. Và chính ở thời điểm này, ngài nghĩ tới quyết định từ chức.
26 Tháng Sáu 2018(Xem: 10208)
Đã thế, những người của Maifia đã đóng trọn vẹn hai vai trò băng đảng tội phạm và người công giáo thuần thành cùng một lúc. Giết ai cũng được, nhưng không được giết các linh mục.
22 Tháng Sáu 2018(Xem: 4756)
... lời tuyên bố của Mussolini tuyên bố ngày 20 tháng ba-1945 như sau:” Không ai có thể xóa bỏ được 20 năm lịch sử của chủ nghĩa Phát Xit tại nước Ý”.
15 Tháng Sáu 2018(Xem: 8880)
Trước 1975, dân miền Nam VN thường chỉ nghe nói và biết về Mafia qua cuốn Godfather của Mario Puzo do Ngọc Thứ Lang dịch.
09 Tháng Sáu 2018(Xem: 8940)
Nước Vatican vỏn vẹn có 44 mẫu vuông- một nước có thể không thể nhỏ hơn. Nhưng lại có một thẩm quyền tinh thần và đạo đức hầu như được toàn thể thế giới nhìn nhận.
01 Tháng Sáu 2018(Xem: 10330)
Khi đã hiểu sanh tử như thế nào, hiểu sự sống từ đâu đến và chết đi về đâu, thì đối với sự sống, chúng ta không tham cầu bởi chúng ta biết tấm thân ngũ uẩn này không thực chất tính
26 Tháng Năm 2018(Xem: 10046)
Người nào kinh nghiệm được trạng thái Niết Bàn là người đó thoát khổ, giải thoát. Như vậy Niết Bàn không phải ở đâu xa mà nó ở ngay trong tâm của người liễu đạo bây giờ và ở đây!
28 Tháng Tư 2018(Xem: 11550)
Biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Từ cấp lãnh đạo cho đến người dân bình thường của cả 2 miền Nam Bắc không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.
20 Tháng Tư 2018(Xem: 10435)
Gia tài văn học của Sagan để lại khá đồ sộ. Khoảng 30 cuốn tiểu thuyết, 9 vở kịch. Cộng chung ngót nghét 50 chục tác phẩm..Nhiều cuốn chuyện đã được dịch ra đến 15 thứ tiếng.
14 Tháng Tư 2018(Xem: 10092)
Cuộc đời của Sagan có thể tóm tắt bằng mấy chữ : Vinh quang và xì căng đan với những phiêu lưu đủ loại với 5 lần đối diện với tử thần.
06 Tháng Tư 2018(Xem: 10158)
Bà đã chọn biệt hiệu lấy lại trong tác phẩm của Proust, một tác giả được bà ưa chuộng: Hélie de Talleyrand Périgord, princesse de Sagan.
30 Tháng Ba 2018(Xem: 9342)
Ngoài ra, bài viết này chỉ nhằm tìm chỗ đứng của TLVĐ trong văn học. Những chi tiết về giai đoạn thế hệ văn học sau 1954 ở miền Nam ...
23 Tháng Ba 2018(Xem: 8704)
điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?
16 Tháng Ba 2018(Xem: 8365)
Điều chúng ta chưa biết thì có nhiều hy vọng là một ngày nào đó chúng ta sẽ biết. Nhưng sợ nhất là những điều chúng ta đã có sẵn trong tay tưởng như sự thật.
11 Tháng Ba 2018(Xem: 11420)
Thực vậy cả năm qua từ khi TT Trump cầm quyền, cả hai bên Mỹ và Bắc Hàn có rất nhiều hành động và lời nói khiêu khích đối chọi thiếu điều muốn tấn công bằng võ khí nguyên tử giết nhau.
09 Tháng Ba 2018(Xem: 9075)
Ngày nay nhìn lại, chúng ta mới thấy được tư tưởng tiến bộ của giám mục Adriano, quyết tâm bảo vệ cho tính “chính đáng” cũng như “ tính chất cùng tồn tại” ...
02 Tháng Ba 2018(Xem: 8550)
Giám mục Adriano thuộc tu hội dòng Augustine chân đất, hay còn được gọi là Dòng Augustine Chiêm niệm.
15 Tháng Hai 2018(Xem: 4838)
Bắt gặp một tài liệu cổ và hiếm thì đó là một điều thích thú. Trong chỗ riêng tư, đó có thể còn là một nỗi vui, môt niềm hân hoan.
09 Tháng Hai 2018(Xem: 5449)
Đây là tập tài liệu ghi lại những chứng từ của các nhân chứng như các người Âu Châu, nhất là các thừa sai ngoại quốc ...
03 Tháng Hai 2018(Xem: 10249)
Con người do Thân và Tâm hợp lại mà thành nên Thân và Tâm lúc nào cũng đi liền với nhau như hình với bóng, vì thế hễ Thân đau thì Tâm khổ.
02 Tháng Hai 2018(Xem: 9373)
Trương Vĩnh Ký không cho biết voi “xuất trận” từ đâu? Đây là câu hỏi thiết yêu quan trọng nhất mà người viết bài này không bao giờ tìm được câu trả lời thỏa đáng.
26 Tháng Giêng 2018(Xem: 4722)
Ngày nay, sự hiểu biết về đời sống các thú hoang đã có thể ở trong tầm tay của bất cứ ai muốn tìm hiểu các sinh hoạt của chúng qua các tài liệu sách báo hay phim ảnh.
19 Tháng Giêng 2018(Xem: 4206)
Thảo Trường vừa là một thiếu tá trong quân đội VNCH, vừa là một nhà văn với tác phẩm “Thử Lửa”, rồi “Chạy trốn” và nhất là tập truyện “Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp”.
13 Tháng Giêng 2018(Xem: 9443)
Vì thế con người sống ở đời phải sống sao cho xứng đáng. Phải biết sống một cách thiện lương. Làm lành lánh dữ. "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành".
12 Tháng Giêng 2018(Xem: 8834)
Nam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, ...
05 Tháng Giêng 2018(Xem: 8208)
Trong khi đó không có người kế thừa chỗ của những kẻ đã ra đi. Ghế trống mỗi ngày một nhiều không ai ngồi thay thế. Ai có thể thay thế được những người ấy?
29 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8889)
Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng!
23 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9288)
Họa Phước cũng do chúng ta làm chủ, không ai ban Phước giáng Họa cho chúng ta, vì thế chúng ta sớm thức tỉnh để chọn lối sống thích hợp ở đời này...
22 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8462)
Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo
15 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8576)
Điều chắc chắn là người miền Nam sau này có thể tự hào bởi vì họ có được một thứ văn minh, văn hóa riêng cho họ –
09 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 10144)
Con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, và dĩ nhiên ít hay nhiều gì ai cũng có hạnh phúc. Hạnh phúc đến với mỗi người tuỳ theo môi trường sống và quan niệm sống
08 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8650)
Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã đóng góp cho triết học và văn học miền Nam với nhiều tác phẩm đủ loại.
02 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 5154)
Bài giảng này của CHS Ngô Quyền VÕ KIM HUÊ, Khoá 10 (bút hiệu Trần Kim Vy) muốn chia sẻ cùng Thầy Cô và các bạn cũ đồng môn không phân biệt tôn giáo.
01 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8642)
Đó là tất cả di sản tinh thần của một cuộc đời cầm bút miệt mài của một người trí thức miền Nam trong 20 năm.
24 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8977)
Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 14176)
Trong một xứ mù thì kẻ chột làm vua. Nước ta là nước dân chủ nhất thế giới nên kẻ dù ngu nhất cũng có cái quyền được ngu.
10 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8159)
Sự biện minh cho một hành động hay một quyết định chỉ chính đáng khi người ta xác tín đó là môt lý tưởng.
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 23995)
Thực sự Bức Tường Bá Linh trong ngày đó không bị bị bạo lực phá sụp. Lực lượng biên phòng Đông Đức được lịnh cho mở cửa bức tường... Đây là một đặc điểm ly kỳ của cuộc cách mạnh hi hữu này: rất ôn hòa
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4141)
Giữa Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan, họ chẳng những coi nhau như đồng chí mà còn như ruột thịt máu mủ.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 19699)
Tóm lại, Chúng ta tu tập để làm chủ Nghiệp, không cho phép Nghiệp làm chủ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu.
27 Tháng Mười 2017(Xem: 10354)
Miền Nam sẽ được sống những ngày an bình khỏi bị họ quấy rối. Tiếc thay chúng ta đã không làm.
20 Tháng Mười 2017(Xem: 8721)
Tôi tự hỏi bao giờ thì họ hết ảo tưởng và giấc mơ về một chủ nghĩa xã hội cộng sản?
13 Tháng Mười 2017(Xem: 8267)
Ai được gọi là nằm trong Lực lượng thứ ba? Nhóm nào được gọi là lực lượng thứ ba? Tổ chức của nó là gì? Ai là người lãnh đạo? Bấy nhiêu câu hỏi, nhưng không có câu trả lời trọn vẹn!!
07 Tháng Mười 2017(Xem: 9706)
Người sống với Thiền là người an trú trong chân tâm thường trụ của mình, tức luôn sống với chánh niệm một cách tự nhiên.
06 Tháng Mười 2017(Xem: 4463)
Trường hợp Nguyễn Văn Trung không phải là người duy nhất mà có thể có cả trăm người khác cũng hành xử như vậy.
29 Tháng Chín 2017(Xem: 4894)
Nếu những trí thức ấy mê Mác xít coi như con đường giải phóng dân tộc, vọng ngoại thì có khác gì giới trẻ mê, theo đuổi lối sống Hippie và nhạc kich động?
22 Tháng Chín 2017(Xem: 18579)
Cuộc bầu cử quan trọng nhứt của nước Đức sẽ xảy ra vào chúa nhựt 24 tháng 9 tới này. Đó là cuộc bầu cử quốc hội liên bang và qua đó sẽ quyết định ai được tín nhiệm làm Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới
22 Tháng Chín 2017(Xem: 3882)
Ngày 18 tháng 8 vừa qua, bộ sách Lịch Sử Việt Nam được công bố và sau đó được đài BBC tổ chức hội thoại bàn tròn và mời một số vị phát biểu về bộ sách này.
15 Tháng Chín 2017(Xem: 12478)
Khi còn ở Quảng Ngãi, thiếu tá Nguyễn Bé là người chủ trương đổi các chương trình huấn luyện Biệt Kích Nhân Dân ở Quảng Ngãi năm 1964 để huấn luyện hoạt động bình định..
08 Tháng Chín 2017(Xem: 9530)
Trong cuốn Hồi ký viết chung với Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm trấn thủ Củ Chi” (gồm 7 quyển, 2250 trang)
03 Tháng Chín 2017(Xem: 17568)
Đây chính là người cư sĩ của Đức Phật. Từ Pháp hoá sanh, là người thừa tự Pháp, không thừa tự vật chất.
01 Tháng Chín 2017(Xem: 8282)
Hoàn cảnh tại Quảng Ngãi cũng có thể suy rộng ra địa bàn cả nước. Hóa ra kẻ tội phạm chính vẫn là gian thương, tham nhũng.
25 Tháng Tám 2017(Xem: 13688)
Chinh chiến là điều bất đắc dĩ. Bằng cách nào đó bớt được chuyện binh đao, máu đổ, đầu rơi là chuyện ai cũng muốn làm.