Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7a - phần 2)

16 Tháng Sáu 201612:33 CH(Xem: 17449)
GS. Nguyễn Văn Lục - Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7a - phần 2)

Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam:
Trường hợp Thụy Khuê (7a - phần 2)


Sử gia Trần Trọng Kim bị kết án là có sử quan thuộc địa?

Đối với Trần trọng Kim, bà viết chi tiết hơn như sau:

“Trần Trọng Kim tuy có đọc những bộ sử của nhà Nguyễn, nhưng ông vẫn đặt niềm tin trọn vẹn vào tài liệu Pháp. Khi nhận định về những lý do của cuộc xâm lăng, Trần Trọng Kim lấy lại ý kiến các sử gia thuộc địa, cho rằng triều đình Huế không chịu canh tân đất nước, áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng, cấm đạo, diệt đạo nên người Pháp mới đánh Việt Nam, để cứu giáo dân, giáo sĩ và bảo vệ tự do buôn bán.”(3)

Trừ các sử gia miền Bắc thường có thói quen bôi nhọ Trần Trọng Kim, có thể đây cũng là lần đầu tiên ở miền Nam sử gia Trần Trọng Kim được xếp là một sử gia có sử quan thuộc địa.

Có ba điều cần thưa với bà Thụy Khuê.

1. Điều thứ nhất, xếp như thế, một cách gián tiếp coi Trần Trọng Kim như loại tay sai của Pháp. Điều này đụng chạm đến nhân cách và hành trạng trí thức của cụ Trần Trọng Kim. Cụ mặc dầu là người được đào tạo Tây học, nhưng khí tiết nhà nho trọng lễ nghĩa cũng thật rõ ràng. Tôi đã có lần viết một bài nhan đề Trần Trọng Kim, công hay tội với lịch sử? Chỉ cần đọc Một cơn gió bụi của cụ Trần cho thấy nỗi lòng của cụ đối với quốc gia, đất nước. Công thì rất nhiều, tội chỉ vì là một trí thức bất đắc dĩ bị lôi cuốn vào cơn gió bụi chính trị của thời cuộc!

Nếu không giải quyết được công hay tội của một người như Trần Trọng Kim, nếu coi Trần Trọng Kim như một loại người viết với sử quan thuộc địa, xin hỏi bà Thụy Khuê có thể nào nêu tên một vài người viết sử chân chính? Phải chăng đó là Cao Huy Thuần?

Bà nên có quan điểm rành mạch về điều này! Ai là sử gia thuộc địa? Và những ai là sử gia chân chính? Bà có thể nào nêu tên một vài người, theo bà, là sử gia chân chính?

Chúng ta cũng cần minh định một lần nữa một cách dứt khoát, việc giết hại tín đồ Gia tô giáo là một tội phạm mà không thể nhân danh bất cứ cái gì để bào chữa được. Thói thường của một số người viết sử coi người Thiên Chúa giáo theo Tây như một thứ phản quốc nên hình phạt dành cho họ là điều đương nhiên không cần bàn cãi nữa.

Đó là một sai lầm lịch sử kéo dài được rất nhiều người lập đi lập lại rồi.

Thật vậy trường hợp Trần Trọng Kim giống như rất nhiều người trí thức Việt Nam, trong một hoàn cảnh bĩ cực đến tuyệt vọng bị đẩy vào sân khấu chính trị mà bản thân họ không có một chuẩn bị nào cho công việc ấy. Đó là trường hợp của Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương và khi ấy họ sẵn sàng dùng cái chết như một võ khí tự vệ để bảo toàn nhân cách của họ!

Những cái chết ấy tự nó là một giá trị miên viễn, nhưng về thực tế thì nó giải quyết được gì? Và mặt khác nó cho thấy chỉ lòng yêu nước thôi chưa đủ, cần có kỹ thuật và võ khí tương xứng.

Vấn đề quan trọng hơn cả là nhận thức được tại sao ta yếu kém, tại sao ta không chống nổi lại người Pháp?

Thành Hà Nội nhìn cái bề ngoài bề thế như thế, tường thành cao cả 30 chục thước. Vậy mà vết tích duy nhất còn ghi dấu để lại là một lỗ đạn đại bác sâu chừng 40 cm! Thành Hà Nội đã thất thủ vào sáng ngày 25 tháng tư năm 1882, vào lúc 11 giờ 15 phút sau hơn ba giờ bị Rivière tấn công.

Vết đại bác trên cổng Bắc thành Hà Nội do pháo thuyền của Pháp bắn vào. Nguyên văn biển đá bằng tiếng Pháp: 25 avril 1882: Bombarde de la citadelle par les canonnières "Surprise" et "Fanfare"; nghĩa là Ngày 25/04/1882: Vết bắn phá thành của các pháo thuyền "Surprise" và "Fanfare".

Vết đại bác trên cổng Bắc cổ thành Hà Nội do pháo thuyền của Pháp bắn vào. Nguyên văn biển đá bằng tiếng Pháp: 25 avril 1882: Bombarde de la citadelle par les canonnières “Surprise” et “Fanfare”; nghĩa là Ngày 25/04/1882: Vết bắn phá thành của các pháo thuyền “Surprise” và “Fanfare”. Nguồn: Wikipedia.

 

Không thể đổ trách nhiệm đó cho ai được để chạy tội!

Trần Trọng Kim chỉ hơn và khác các vị trên vì ông được đào luyện theo Tây học, cái nhìn của ông về lịch sử rõ ràng và phân biệt đâu là phải trái. Hiểu biết được sức mạnh của địch và sự yếu kém của ta.

Nói ra cái lẽ phải trái ấy mà ông bị coi là người theo Tây?

2. Điều thứ hai, sách Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, đã là sách giáo khoa của nhiều thế hệ học sinh , mặc dầu đã trải qua hơn một thế kỷ thử thách của thời gian, vậy mà vẫn còn được nhiều tác giả trân trọng đọc, sử dụng và quy chiếu vì hai lý do sau đây:

Nguồn: Tân Việt.

Nguồn: Tân Việt.

  • Sách sử ấy về mặt tài liệu tuy còn thiếu sót nhiều vì điều kiện chưa cho phép tiếp cận nhiều tài liệu còn được lưu trữ. Nhưng bù lại, cuốn sách cố bảo đảm tính chân thực của tài liệu trong sự cẩn trọng và chừng mực nhờ đó vẫn giữ được sự tin cẩn của người đọc.
  • Điều thứ hai quan trọng không kém, sử gia Trần Trọng Kim có một quan điểm sử học tương đối khách quan và vô tư. Vì thế, vốn có khi tiết của một nhà nho, nhưng lại được đào tạo có bài bản, nhưng trong hơn 100 trang chót của cuốn sách, ông vẫn thẳng tay phê bình khá nặng nề bằng lý luận sắc bén vua quan nhà Nguyễn là sai lầm trong việc giết hại Gia Tô giáo cũng như chính sách ngoại giao cứng rắn với phương Tây.

Đáng lẽ đến giờ phút này của lịch sử thì mọi người phải hiểu chuyện và đừng đổ tội quanh để bào chữa cho triều đình nhà Nguyễn.

Vậy mà vẫn có một số người tự nhận có ăn học – ăn học đến nơi đến chốn – vẫn chưa nhận ra được sự thật!

Giết hại người theo Gia Tô giáo tự nó không giải quyết được gì mà chỉ làm cho tình trạng thêm trầm trọng và là cái cớ chính đáng cho người Pháp vào Việt Nam.

Phải chăng vì thế mà bà Thụy Khuê thẳng thừng xếp Trần Trọng Kim vào loại tác giả viết theo quan điểm thực dân của giáo sĩ và quân đội viễn chinh?

3/ Điểm thứ ba, để biện minh cho quan điểm của mình, bà đề cao các sách sử nhà Nguyễn như

“Đại Nam Thực Lục, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, v.v. Nhờ thế mà ta biết được những gì đã xảy ra trong nội bộ triều Nguyễn, những bàn luận giữa vua và các đại thần về chính sách đối phó với ngoại xâm… Cũng nhờ đó mà ta có thể gột rửa nhãn hiệu ‘bạo chúa’, ‘ Néron Annam’ mà các thừa sai đã gán cho vua Minh Mạng từ hơn 100 năm nay.”(4).

Xin thưa với bà Thụy Khuê là tôi đồng ý một phần nhỏ với bà là các sách sử triều Nguyễn đều do các vị đại thần uy tín đứng chủ trì – như Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, v.v. Thời gian kéo dài trong nhiều năm nhất là phần Chính Biên. Nhưng các vị đại thần ấy viết một câu một chữ cũng phải đắn đo, suy nghĩ vì nếu không cẩn trọng thì cái đầu trên cổ cũng không còn. Có sử quan nào không viết tốt cho triều đại họ đang phục vụ và ban phát bổng lộc, áo mũ, cân đai cho họ?

Trong hoàn cảnh viết như thế thì sự trung thực được bao nhiêu phần? Đó là thứ sử của triều Nguyễn không phải sử Việt viết về người Việt. Chỉ là những câu chuyện của vua quan mà không có câu chuyện của người dân Việt.

Vậy, thưa bà Thụy Khuê, bà tìm được sự thật gì trong hàng ngàn trang sách sử ấy?

Tôi xin phép dở tập II, Đại Nam Liệt Truyện viết về Bá Đa Lộc để thấy các nhà chép sử một cách có hệ thống đã tìm cách đánh tụt giá vai trò của ông trong sự xây dựng kinh đô nhà Nguyễn như thế nào.

Tại sao các sử gia triều Nguyễn đã cố tình coi nhẹ công lao của Bá Đa Lộc? Chẳng lẽ bà Thụy Khuê ngây thơ đến không biết rằng càng tránh né không nhắc đến công lao của Bá Đa Lộc, việc thống nhất đất nước càng thêm có chính nghĩa, càng thêm sáng tỏ.

Việc bà Thụy Khuê tìm đủ mọi chứng liệu làm thế nào chứng tỏ được tài năng của Nguyễn Ánh Gia Long, bất chấp thực tế lịch sử buộc tôi một lần nữa xếp bà vào trường hợp những tác giả theo Sô Vanh chủ nghĩa.

“Năm Canh Tý (1780), Thế Tổ Cao Hoàng Đế lên ngôi vương ở Gia Định, Đa Lộc đến yết kiến xin cố sức giúp việc, vua nhận lời. Ở Tây 4 năm, người Tây Dương không chịu giúp. Năm Kỷ Dậu lấy lại Gia Định, bèn đưa Hoàng Tử Cảnh về. Khi đã trở về, vua cho là có công trèo non vượt biển riêng ưu đãi thêm làm Đạt mệnh điều chế tần thủy bộ viện binh, giam mục Thượng sư.”(5)

Chỉ một đoạn văn trích ngắn trên đây cho thấy sử quan triều Nguyễn đã cố tình lái câu chuyện và xóa trắng công lao của Bá Đa Lộc bên cạnh Nguyễn Ánh như thế nào?

Có chỗ nào cho thấy, Bá Đa Lộc “xin yết kiến, xin cố sức giúp việc”?

Trong bài “Bác cái thuyết “Nước Pháp giúp nước Nam về hồi cuối thế kỷ XVIII”” của Phan Khôi đăng báo năm 1928, tác giả viết,

“Việc nầy quan hệ với nước Nam nhiều hơn, cho nên phải lấy sử sách của người Nam chép ra làm chủ yếu.

Sách Đại Nam chánh biên liệt truyện về truyện Bá Đa Lộc chép rằng:

“Năm Giáp Thìn (1784), mùa thu, vua (Gia Long) lấy quân Xiêm về đánh Gia Định, bị thua. Vua lại trở qua nước Xiêm, sai người sang Chơn Bôn vời Bá Đa Lộc về phò Hoàng tử Cảnh qua Tây cầu viện. Ở Tây bốn năm, người Tây không có thể giúp được; năm Kỷ Dậu (1789) khi vua đã lấy lại Gia Định rồi, Bá Đa Lộc bèn đem Hoàng tử Cảnh trở về.”

(Xem Đại Nam chánh biên liệt truyện cuốn 28, tờ 8).

Sách Quốc triều chánh biên toát yếu, về năm Quý Mão (1783) vào năm vua Cao hoàng tức vị tại Gia Định được bốn năm, chép rằng:

“Vua nghe Bá Đa Lộc ở Chơn Bôn (đất Xiêm), sai người đi mời về. Bá Đa Lộc là người nước Pháp, thường đi truyền đạo trong các xứ Chơn Lạp và Gia Định, đã từng đến yết kiến vua, vua lấy khách lễ mà đãi. Lúc đó mời đến, vua bảo rằng: Vận nước ta đương hồi khốn khó, giặc giã chưa yên, thầy cũng vẫn biết ; bây giờ thầy có thể vì ta đi sứ bên nước Tây, nói với họ đem binh qua giúp ta không? Bá Đa Lộc bằng lòng xin đi, và hỏi lấy gì làm con tin. Vua đáp rằng: Con trai ta là Cảnh, lên bốn tuổi, nay ta đem nó mà phó cho thầy, thầy hãy giữ gìn lấy nó, đường sá xa xuôi, nếu gặp sự ruổi ro gì thì bảo hộ nó một chút. Bá Đa Lộc vâng lời.

Vua cùng bà phi gạt lệ mà đưa đi. Vua có sai phó vệ uý là Phạm Văn Nhân và Cai cơ là Nguyễn Văn Liêm đi với.””

(Nguồn:  Phan Khôi, “Bác cái thuyết “Nước Pháp giúp nước Nam về hồi cuối thế kỷ XVIII””, Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, s.720 (15.5.1928) ; s.721 (19.5.1928), viet-studies.info đăng lại.)

Cùng quan điểm “bác cái thuyết ‘Nước Pháp giúp nước Nam’” nhưng Phan Khôi trích dẫn “khác” với Thuỵ Khuê.

Trong bao nhiêu năm trời đi theo Gia Long, lúc vào sinh ra tử, sách vở Tây Phương như Alex Faure đã dành hẳn một cuốn sách nhan đề: “Mgr Pigneau de Béhaine, Évéque D’Adran”, Paris, 1801. Bà Thụy Khuê cũng hằn học với cuốn sách này.

Trong cuốn Vua Gia Long, J.B. Dronet, xuất bản tại Hồng Kông, năm 1913, người viết đưa ra hai bản – một của Đại Nam Liệt Truyện để so sánh tìm hiểu xem cái nào là thật, cái nào là che dấu? Đây là lối trình bày rất chân thật, nhưng vụng về của lối văn thời bấy giờ:

“Đời ấy đã lâu năm, chúa trị đàng trong, chúa trị đàng ngoài hay đánh nhau, rồi kế đến giặc Tây Sơn nổi lên, nó đã hạ được nhiều tỉnh đàng trong; đến sau ông Thái Đức (Nguyễn Nhạc) lại hạ được tỉnh Phũ Xuân (Thành Huế), là kinh đô chúa Nguyễn, giết chúa Nguyễn cùng các con cái người nữa, chỉ còn độc một ông Nguyễn Ánh thoát khỏi được mà thôi; ông này không chết, song túng cực mọi đàng, của gì cũng không còn nữa, không có ai giúp đỡ, không biết tin cậy vào đâu…”

Sau này, tác giả Ngô Bắc có đưa lên mạng một bản tương tự mà theo tác giả Ngô Bắc tìm thấy được ở thư viện đại học Nornthern Illinois University.

“Vậy đang khi ông Nguyễn Ánh còn ở trong thuyền mà trốn ẩn trong bụi lau khóm lác, tình cờ gặp một thầy cuả bản cuốc, tên là Phê rô, cũng chạy giặc ra trốn ở đấy. Khi ông Nguyễn Ánh biết tỏ người ấy là thầy giảng đạo, thì mới tỏ mình ra cùng xin người cứu giúp mình: tức thì thầy cả ấy đem ông Nguyễn Ánh vào nhà Đức thầy Phê rô ở tỉnh Hà Tiên. Chẳng may khi ấy Đức thầy Phê Rô sang Cao Miên, bấy giờ thầy cả gởi tờ cho Đức Thầy Phê Rô được hay, và nhứt diện tìm nơi kín đáo trong rừng cho ông Nguyễn Ánh ẩn trú cùng tư cấp lương thực cho người đủ dùng trong hai ba tháng giời.”(6)

Bà Thụy Khuê có thể vô tình không đọc đoạn văn này chăng?

Để gián tiếp trả lời bà Thụy Khuê, tác giả Nguyễn Duy Chính, một tác giả chuyên khảo về đời Tây Sơn, đã cho đăng một bài biên khảo của ông nhan đề “Sự đóng góp của Giám Mục Pigneau de Béhaine vào công cuộc cải cách ở Gia Định.”.

Tiếp đến Phan Khoang, Nguyễn Thế Anh, Đào Đăng Vỹ, Nguyễn Khắc Ngữ và nhất là Tạ Chí Đại Trường. Tất cả không trừ đều rập theo “sử quan thuộc địa” để xác định công lao của Bá Đa Lộc và những ‘sĩ quan’ Pháp trong việc giúp Gia Long dựng lại cơ đồ.

Có thể trích dẫn quan điểm của bà Thuỵ Khuê về tình hình sử học của ta trong nhận xét sau đây của bà:

“Về phần người Việt, sau hơn thế kỷ bị Pháp đô hộ, đã mất gần hết bản tính tự cường về tư tưởng, trở thành ỉ lại, cái gì người ngoài, người Âu, nhất là người Pháp làm, đều hơn ta cả. Đó là lý do giải thích, đã không có lấy một bài viết nào đả phá những sự sự bịa đặt thô thiển của những ngòi bút thực nào khả dĩ có thể thay thế được cuốn sử của Trần Trọng Kim.

Và đó cũng là cái nhục tinh thần của một đất nước;”(7)

Sự bênh vực gián tiếp cho Minh Mạng nhằm rửa sạch vết nhơ bạo chúa đặt bà vào một hoàn cảnh khó xử. Một cách nào đó, bà gián tiếp tán thành chính sách cấm đạo của vua quan triều Nguyễn mà tất cả các sử gia nêu trên đều đồng loạt lên án.

Bà từng cho rằng đã trên 50 năm sống ở nước Pháp, hiểu được nước Pháp, mà một nguyên tắc căn bản là quyền tự do tín ngưỡng đã bị vua quan nhà Nguyễn chà đạp, biến thành luật pháp quốc gia để từ đó giết hại hàng trăm ngàn người dân vô tội bằng những hình phạt dã man nhất dành cho con người như cho voi giầy, xé xác!

Đó là một thứ tội ác mà không có một thứ lời bào chữa nào có thể chấp nhận được.

Quan điểm nhìn lịch sử của bà về việc bênh vực vua quan triều Nguyễn là một quan điểm nhìn lạc hậu, cực đoan, phản lại mọi lý tưởng về quyền tự do con người ở thế kỷ 21.

Bà thử nghĩ xem, các nhà truyền giáo đã thất bại tại xứ Xiêm La vì những người phật tử ở nơi đấy trung thành với nhà vua của họ đồng thời cảm thấy Phật giáo là đủ cho họ và không cần một tín ngưỡng ngoại lai nào khác!

Tại sao ở Việt Nam thì có hiện tượng trái ngược?

Bà thử làm một so sánh giữa các vua Xiêm La và Vua Việt Nam xem thử như thế nào?

Chỉ về đường thê thiếp, các vua kể từ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị tổng cộng có hơn 200 thê thiếp và hơn 200 dòng con. Riêng Minh Mạng là người chiếm kỷ lục và nổi danh về đường tình dục hủ hóa. Trong một dịp hạn hán nghĩ là điềm không lành, ông đã cho về quê 100 cung phi. Cứ giả dụ ông có 300 cung phi, sáng một đứa con gái, tuổi đáng con, chiều một đứa, tuổi đáng cháu thì sức đâu để điều hành đất nước?

Xét về mặt y khoa, dâm dục quá độ như thế thì khả năng truyền giống sẽ đưa tới hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Tuổi thọ trung bình của các công chúa là không quá 21 tuổi. Trong hơn 200 công chúa và hoàng tử trên đều giao cho các hoàng tôn trông coi, nuôi nấng và trong suốt gần trăm năm nhà Nguyễn không có lấy nổi một vài người có đủ năng lực, tài đức kế vị ngôi báu.

Trong một bài viết khác của tôi nhan đề Tấm vải bọc điều, tôi nhận thấy Gia Long có 13 hoàng tử, 18 hoàng nữ, cộng chung 31 người. Minh Mạng nhiều hơn, có 74 hoàng tử, 64 hoàng nữ, cộng chung 142 người. Thiệu Trị có 29 hoàng tử, 53 hoàng nữ, cộng chung 64 người. Cả ba nhà vua, số con cộng lại là 233, cộng với ba người con nuôi của Tự Đức là 236.

Trong số 236 người này đều được ăn học đến nơi đến chốn, liệu có được vài ba người có khả năng làm vua có tài có đức?

Không có. Vì thế mới có cảnh xoán ngôi đoạt vị xẩy ra.

Người cuối cùng là Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, được ăn học đàng hoàng, cũng là hình ảnh mục nát của cả một dòng họ.(8)

Sử gia Tạ Chí Đại Trường

Trong số các sử gia nêu trên, bà Thụy Khuê dành sự phê phán nặng nề nhất đối với Tạ Chí Đại Trường.

Bà viết,

“Thực kinh hoàng, khi thấy một người viết sử Việt Nam, không những đã phụ họa sự sai lầm của Lavoué, thêm thắt vào để xuyên tạc lịch sử đến như vậy. (9) (Trích dẫn Tạ Chí Đại Trường trong Lịch sử nội chiến ở Việt Nam, trang 298-290).

Nguồn: Nhã Nam

Nguồn: Nhã Nam

Chỗ khác, bà viết,

“Nhưng đáng buồn hơn cả là sự vinh thăng Bá Đa Lộc làm chủ soái của Tạ Chi Đại Trường, ông viết,

‘Vào gần nửa đêm một ngày nào đó, ông (Nguyễn Ánh) đi tìm Bá Đa Lộc để hỏi ý kiến. Ông này phân vân giữa Đỗ Thành Nhân và Nguyễn Ánh, cả hai người ông đều có ý giữ liên lạc, để lợi dụng truyền đạo, nên trả lời thoái thác một cách khôn ngoan. Ánh khóc về, vẫn không bỏ ý định giành lại quyền bính.’ (Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử nội chiến, trang 99).

Ở một đoạn khác Tạ Chí Đại Trường viết, ‘Từ đầu tháng 3-1783, Bá Đa Lộc dã phải hội bàn với Nguyễn Ánh về việc tránh Tây Sơn.’

Bà kết luận,

“Không cần dẫn thêm, chúng ta đã thấy tinh thần Ste-Croix trải dài trong cuốn Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam của Tạ Chí Đại Trường, thông qua Faure, Maybon, Taboulet…”(10)

(Còn tiếp phần 7b, 7c)

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Bài và chú thích của tác giả. DCVOnline minh hoạ.

(1) Thụy Khuê, “Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long”, chương 2, Bộ sử Nguyễn Văn Tường.
(2) Thuỵ Khuê, Ibid., Chương 1.
(3) Thuỵ Khuê, Ibid., Chương 1.
(4) Thuỵ Khuê, Ibid., Chương 1.
(5) Đại Nam Liệt truyện, tập 2, Quốc sử quán triều Nguyễn, trang 505-506.
(6) Bản của Ngô Bắc, trích trang đầu.
(7) Thuỵ Khuê, Ibid., Chương 9.
(8) Về các công chua nhà Nguyễn, xem Đại Nam liệt truyện, Nhị quyển, trang 171 trở đi.
(9) Thụy Khê, Ibid, chương 10, Bài Introduction của Ste-Croix.
(10) Thuỵ Khuê, Ibid., Chương 10.

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

14 Tháng Bảy 2019(Xem: 11186)
cuộc tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn khốc liệt với những cuộc tranh luận gay gắt giữa những chuẩn ứng cử viên trong cùng một chánh đảng.
30 Tháng Ba 2019(Xem: 9531)
Cho nên, nay kết quả cuộc điều tra mang lại thắng lợi cho TT Trump và đảng Cộng Hòa cầm quyền - nếu không gì xảy ra bất ngờ - thì TT Trump sẽ tái đắc cử dễ dàng hơn trước đây.
28 Tháng Hai 2019(Xem: 10913)
Một số nhận định sau đây về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đức dục, và triết lý giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ qua thu thập tài liệu rất hạn hẹp và kinh nghiệm cá nhân của tôi do đó rất chủ quan...
25 Tháng Hai 2019(Xem: 9386)
Có lẽ hi hữu nhứt cho một Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế là - trong thời đại hàng không bay chớp nhoáng - có một phái đoàn dùng phương tiện giao thông "thô sơ" bằng xe lửa
25 Tháng Hai 2019(Xem: 10342)
Bài viết sau đây chỉ là một số thu thập tài liệu và nhận xét hạn hẹp rất chủ quan của tôi về giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ do đó có thể có nhiều thiên kiến.
05 Tháng Hai 2019(Xem: 9594)
Thực vậy nhìn lại dòng lịch sử VN trên 4000 năm sẽ thấy có nhiều năm Kỷ Hợi "đặc biệt" đối với sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Điển hình nhứt là 2 biến cố lịch sử:
04 Tháng Hai 2019(Xem: 10759)
Vốn là người lạc quan nên người viết có nhiều mong đợi và tin tưởng vào tương lai con người và gia đình Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 18123)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm và nhận định chủ quan về việc học và dạy học tại Việt Nam và tại Hoa Kỳ của chính tôi. Do đó có thể rất chủ quan, hạn hẹp và có nhiều thiên kiến.
26 Tháng Giêng 2019(Xem: 10154)
Thiện ý bao giờ cũng trang bị đầy đủ. Thiện chí bao giờ cũng có thừa. Chinh vì cái có thừa đó mà trong triết học tôn giáo mới có một nhận xét mỉa mai như sau: Ở dưới Hỏa ngục thì đầy những kẻ có thiện chí.
19 Tháng Giêng 2019(Xem: 9697)
Hay nói theo kiểu triết lý hiện sinh: Hỏa ngục chính là cái nhìn của kẻ khác. Nhìn cây thấy rừng, phải rồi. Nhưng đôi khi phải vào rừng mới biết cây thế nào.
12 Tháng Giêng 2019(Xem: 10549)
Nụ cười của bậc Giác Ngộ là nụ cười của đức Phật đã thành. Còn nụ cười của chúng ta là nụ cười của Người Giác ngộ sẽ thành vậy.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 10223)
Như vậy hy vọng trong Năm Mới, độc giả thưởng thức được một tác phẩm có cái nhìn hoàn toàn mới về truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà bỏ qua không đọc thì rất uổng.
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 18222)
Tuy đề tài là như vậy, nhưng không phải chờ đến năm mới chúng ta mới làm mới cuộc sống của chúng ta, mà chúng ta có thể làm mới cuộc sống của chúng ta bất cứ lúc nào khi chúng ta tỉnh ngộ.
17 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9582)
Hình như đây là nỗi đau khốn khổ nhất đời bà mà không có chỗ bù trừ. Mất con, hầu như mất cả cuộc đời còn lại.
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9866)
Trong gần 2 năm qua, mỗi khi có một hội nghị quốc tế thượng đỉnh thì luôn luôn có những diễn tiến bất ngờ mà hiếm ai có thể tiên đoán trước được.
01 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8190)
Cho nên, cho đến bây giờ, tôi vẫn thấm thía khi đọc mấy câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến khi viết về Chợ Đồng. Cũng như sau này, tôi có dịp được sống trọn vẹn những phiên chợ miền cao mà tôi đã mô tả trong truyện Dì Xinh.
18 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9485)
Việc tranh chấp giữa Cố Tế và cô Mến đã qua đi như nước chảy qua cầu và hầu như chỉ còn là câu chuyện của mấy người luống tuổi trong làng từng chứng kiến hay nghe kể lại.
12 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4892)
Chửi đã hay mà chúc dữ như thế cũng không chê vào đâu được. Phần bà Trùm làm dấu Thánh Giá xin Chúa rộng lòng thương xót cất tội cho mọi người.
11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9652)
So sánh với các cuộc bầu cử giữa kỳ trong quá khứ,- nhứt là cuộc bầu cử 2014 dưới thời TT Obama - lần này dưới thời TT Trump thì quả khác xa.
04 Tháng Mười Một 2018(Xem: 4791)
Lịch sử xây nhà thờ làng Yên Phú là một lịch sử đầy oan trái. Những cánh đồng lúa của bổn đạo mới trong làng – như những luống cầy vỡ đất mà mỗi luống cầy hằn lên những đau thương, tủi nhục và mồ hôi nước mắt.
20 Tháng Mười 2018(Xem: 10007)
Vấn đề tôn giáo và kỳ thị chủng tộc là những đề tài nóng hiện nay. Nó đã gây ra biết bao cuộc chém giết đẫm máu những người vô tội hầu như vô phương giải quyết.
20 Tháng Mười 2018(Xem: 15725)
Đền thờ Tiên Sư tỉnh Biên Hòa xưa (tỉnh Đồng Nai hiện nay) được đặt ở vị trí trang trọng nhất của Trường Tiểu học Nguyễn Du, một ngôi trường trên trăm năm tuổi tại thành phố Biên Hòa.
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9545)
Cuộc phỏng vấn trên truyền hình của đài ABC News hôm thứ sáu (12/10) vừa qua với Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã gây sôi nổi ...
13 Tháng Mười 2018(Xem: 9459)
Kể từ năm 1970, các buổi lễ chính thức để tưởng niệm nền Đệ nhất Cộng hòa -tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm- đã được tổ chức công khai ở Saigon.
07 Tháng Mười 2018(Xem: 9379)
Thực vậy cuộc biểu quyết tín nhiệm Thẩm Phán Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện được ghi nhận gay go, rắc rối, ồn ào và kết quả thay đổi bất ngờ & mong manh nhứt trong lịch sử Mỹ.
05 Tháng Mười 2018(Xem: 5320)
Ông còn nhắc nhở làm sao quên được những câu thơ của Tố Hữu, nhà thơ chính thức của Đảng đã viết vào năm 1953, khi Stalin chết.
30 Tháng Chín 2018(Xem: 9185)
Tính đến nay, Đức Phật đã nhập diệt 2,562 năm, nhưng Giáo Lý cao siêu mà Ngài đã dày công hoằng dương trong 45 năm dài vẫn còn lưu lại cho nhân thế.
28 Tháng Chín 2018(Xem: 10248)
Về hai cuốn sách tiếng Anh và Pháp có thể nói rõ bản tiếng Pháp là bản dịch từ bản tiếng Anh. Có thể có một hai chỗ sửa đổi của Bùi Tín theo như lời nói đầu...
23 Tháng Chín 2018(Xem: 4623)
Thực tập Pháp Như Thật chúng ta rút kinh nghiệm để huấn luyện cái Tâm của mình. Quan trọng là làm sao cho Tâm luôn an trú trong "bây giờ và ở đây"
21 Tháng Chín 2018(Xem: 10766)
Bùi Tín đã vĩnh viễn ra đi tại Paris. Cát bụi đã trở về cát bụi cho một kiếp nhân sinh, nhưng tiếng và tăm qua ngòi bút của ông còn ở lại.
14 Tháng Chín 2018(Xem: 8397)
World Cup 2018 đã chấm dứt. Nước Pháp đoạt giải vô địch bóng đá thế giới. Kỳ tích lần thứ hai đến với nước Pháp sau 20 năm vắng mặt
31 Tháng Tám 2018(Xem: 9100)
Nhớ lại hồi còn thiếu niên, chúng tôi ở trong nội trú với hơn 100 đứa trẻ mà chỉ có ba bàn bóng bàn. Giờ nghỉ ai chơi, ai không chơi? Chúng tôi tự đặt ra hai luật
25 Tháng Tám 2018(Xem: 9669)
Cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm sẽ giúp bạch hóa một số điều đã bị ngộ nhận theo tin đồn hoặc theo những luận điệu bôi bẩn, chụp mũ của một số người.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 20251)
Bài viết sau đây chỉ là kinh nghiệm của chính tôi khi làm khải đạo tâm thần, cá nhân, và hướng nghiệp tại thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon trong khoảng thời gian từ năm 1978 tới năm 2007.
18 Tháng Tám 2018(Xem: 9857)
Con đường tu Thiền là con đường đi về ngôi nhà tâm linh của mình. Trên đường đi phải qua nhiều cửa ải. Một trong những cửa ải đó là "năm triền cái".
11 Tháng Tám 2018(Xem: 5501)
Ông Diệm là một người đạo đức, sống như một nhà tu hành, không có tham vọng vật chất và thật sự có lòng yêu nước, thương dân. Ông tự tin vào lương tâm trong sáng
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5328)
Nay thì xin đi vào chính nội dung cuốn sách của ông. So ra với lần xuất bản trước, 1998, lần này dày hơn đến 100 trang. Điều gì đã thêm vào như thế?
04 Tháng Tám 2018(Xem: 5353)
Tóm lại, Tu Phật giúp cho Thân Tâm chúng ta được hài hòa, Tâm chúng ta được sáng suốt và cõi lòng chúng ta luôn từ bi cởi mở.
25 Tháng Bảy 2018(Xem: 6075)
Nhân dịp Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, tôi ghi lại một phần nội dung cuộc mạn đàm liên quan đến quyển sách mới tái bản của ông.
23 Tháng Bảy 2018(Xem: 5236)
Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cõi đời đầy nhiễu nhương này.
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 4974)
Ở đời phàm việc gì cũng có nguyên nhân của nó, không phải tự dưng mà niềm vui nỗi buồn cứ vây quanh lấy mình. Vì thế muốn thoát khỏi những phiền não khổ đau,...
14 Tháng Bảy 2018(Xem: 19545)
Chánh Niệm được xem như là cội nguồn, là gốc rễ để Tâm được an tịnh. Khi tâm an thì thân khoẻ và trí tuệ sáng suốt hơn.
12 Tháng Bảy 2018(Xem: 9091)
Sử Việt nhìn lại là một nỗ lực của tác giả với tham vọng là muốn đặt lại những dữ kiện lịch sử vốn đã trở thành nếp sồng, nếp nghĩ theo lối mòn suy nghĩ đã đóng băng, hoặc được coi như những sự thật không cần bàn cãi nữa.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 5306)
Phước và Huệ gọi là "Phước Huệ Song Tu". Cả hai phương pháp Tu này hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho đời sống hiện tại của chúng ta được an ổn hạnh phúc.
07 Tháng Bảy 2018(Xem: 4987)
Vào cuối tháng 3, năm 2012, theo lời kể lại của Giovanni Maria Vian đã tháp tùng Giáo Hoàng trong hai chuyến đi thăm Mexique và Cuba, Giáo Hoàng Benoit XVI tỏ ra hết sức mệt mỏi và kiệt sức. Và chính ở thời điểm này, ngài nghĩ tới quyết định từ chức.
26 Tháng Sáu 2018(Xem: 10228)
Đã thế, những người của Maifia đã đóng trọn vẹn hai vai trò băng đảng tội phạm và người công giáo thuần thành cùng một lúc. Giết ai cũng được, nhưng không được giết các linh mục.
22 Tháng Sáu 2018(Xem: 4766)
... lời tuyên bố của Mussolini tuyên bố ngày 20 tháng ba-1945 như sau:” Không ai có thể xóa bỏ được 20 năm lịch sử của chủ nghĩa Phát Xit tại nước Ý”.
15 Tháng Sáu 2018(Xem: 8913)
Trước 1975, dân miền Nam VN thường chỉ nghe nói và biết về Mafia qua cuốn Godfather của Mario Puzo do Ngọc Thứ Lang dịch.
09 Tháng Sáu 2018(Xem: 8963)
Nước Vatican vỏn vẹn có 44 mẫu vuông- một nước có thể không thể nhỏ hơn. Nhưng lại có một thẩm quyền tinh thần và đạo đức hầu như được toàn thể thế giới nhìn nhận.
01 Tháng Sáu 2018(Xem: 10397)
Khi đã hiểu sanh tử như thế nào, hiểu sự sống từ đâu đến và chết đi về đâu, thì đối với sự sống, chúng ta không tham cầu bởi chúng ta biết tấm thân ngũ uẩn này không thực chất tính
26 Tháng Năm 2018(Xem: 10068)
Người nào kinh nghiệm được trạng thái Niết Bàn là người đó thoát khổ, giải thoát. Như vậy Niết Bàn không phải ở đâu xa mà nó ở ngay trong tâm của người liễu đạo bây giờ và ở đây!
28 Tháng Tư 2018(Xem: 11565)
Biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Từ cấp lãnh đạo cho đến người dân bình thường của cả 2 miền Nam Bắc không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra.
20 Tháng Tư 2018(Xem: 10446)
Gia tài văn học của Sagan để lại khá đồ sộ. Khoảng 30 cuốn tiểu thuyết, 9 vở kịch. Cộng chung ngót nghét 50 chục tác phẩm..Nhiều cuốn chuyện đã được dịch ra đến 15 thứ tiếng.
14 Tháng Tư 2018(Xem: 10105)
Cuộc đời của Sagan có thể tóm tắt bằng mấy chữ : Vinh quang và xì căng đan với những phiêu lưu đủ loại với 5 lần đối diện với tử thần.
06 Tháng Tư 2018(Xem: 10178)
Bà đã chọn biệt hiệu lấy lại trong tác phẩm của Proust, một tác giả được bà ưa chuộng: Hélie de Talleyrand Périgord, princesse de Sagan.
30 Tháng Ba 2018(Xem: 9351)
Ngoài ra, bài viết này chỉ nhằm tìm chỗ đứng của TLVĐ trong văn học. Những chi tiết về giai đoạn thế hệ văn học sau 1954 ở miền Nam ...
23 Tháng Ba 2018(Xem: 8722)
điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?
16 Tháng Ba 2018(Xem: 8378)
Điều chúng ta chưa biết thì có nhiều hy vọng là một ngày nào đó chúng ta sẽ biết. Nhưng sợ nhất là những điều chúng ta đã có sẵn trong tay tưởng như sự thật.
11 Tháng Ba 2018(Xem: 11450)
Thực vậy cả năm qua từ khi TT Trump cầm quyền, cả hai bên Mỹ và Bắc Hàn có rất nhiều hành động và lời nói khiêu khích đối chọi thiếu điều muốn tấn công bằng võ khí nguyên tử giết nhau.
09 Tháng Ba 2018(Xem: 9091)
Ngày nay nhìn lại, chúng ta mới thấy được tư tưởng tiến bộ của giám mục Adriano, quyết tâm bảo vệ cho tính “chính đáng” cũng như “ tính chất cùng tồn tại” ...
02 Tháng Ba 2018(Xem: 8558)
Giám mục Adriano thuộc tu hội dòng Augustine chân đất, hay còn được gọi là Dòng Augustine Chiêm niệm.
15 Tháng Hai 2018(Xem: 4844)
Bắt gặp một tài liệu cổ và hiếm thì đó là một điều thích thú. Trong chỗ riêng tư, đó có thể còn là một nỗi vui, môt niềm hân hoan.
09 Tháng Hai 2018(Xem: 5455)
Đây là tập tài liệu ghi lại những chứng từ của các nhân chứng như các người Âu Châu, nhất là các thừa sai ngoại quốc ...
03 Tháng Hai 2018(Xem: 10269)
Con người do Thân và Tâm hợp lại mà thành nên Thân và Tâm lúc nào cũng đi liền với nhau như hình với bóng, vì thế hễ Thân đau thì Tâm khổ.
02 Tháng Hai 2018(Xem: 9378)
Trương Vĩnh Ký không cho biết voi “xuất trận” từ đâu? Đây là câu hỏi thiết yêu quan trọng nhất mà người viết bài này không bao giờ tìm được câu trả lời thỏa đáng.
26 Tháng Giêng 2018(Xem: 4731)
Ngày nay, sự hiểu biết về đời sống các thú hoang đã có thể ở trong tầm tay của bất cứ ai muốn tìm hiểu các sinh hoạt của chúng qua các tài liệu sách báo hay phim ảnh.
19 Tháng Giêng 2018(Xem: 4208)
Thảo Trường vừa là một thiếu tá trong quân đội VNCH, vừa là một nhà văn với tác phẩm “Thử Lửa”, rồi “Chạy trốn” và nhất là tập truyện “Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp”.
13 Tháng Giêng 2018(Xem: 9461)
Vì thế con người sống ở đời phải sống sao cho xứng đáng. Phải biết sống một cách thiện lương. Làm lành lánh dữ. "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành".
12 Tháng Giêng 2018(Xem: 8853)
Nam Cao là một nhà văn nhân bản lớn, một nhà văn vượt mọi kích thước thông thường. Ông mang theo một sứ điệp phản bác tất cả những trào lưu tư tưởng, ...
05 Tháng Giêng 2018(Xem: 8219)
Trong khi đó không có người kế thừa chỗ của những kẻ đã ra đi. Ghế trống mỗi ngày một nhiều không ai ngồi thay thế. Ai có thể thay thế được những người ấy?
29 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8909)
Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng!
23 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9305)
Họa Phước cũng do chúng ta làm chủ, không ai ban Phước giáng Họa cho chúng ta, vì thế chúng ta sớm thức tỉnh để chọn lối sống thích hợp ở đời này...
22 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8475)
Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo
15 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8584)
Điều chắc chắn là người miền Nam sau này có thể tự hào bởi vì họ có được một thứ văn minh, văn hóa riêng cho họ –
09 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 10158)
Con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, và dĩ nhiên ít hay nhiều gì ai cũng có hạnh phúc. Hạnh phúc đến với mỗi người tuỳ theo môi trường sống và quan niệm sống
08 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8666)
Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã đóng góp cho triết học và văn học miền Nam với nhiều tác phẩm đủ loại.
02 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 5160)
Bài giảng này của CHS Ngô Quyền VÕ KIM HUÊ, Khoá 10 (bút hiệu Trần Kim Vy) muốn chia sẻ cùng Thầy Cô và các bạn cũ đồng môn không phân biệt tôn giáo.
01 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 8660)
Đó là tất cả di sản tinh thần của một cuộc đời cầm bút miệt mài của một người trí thức miền Nam trong 20 năm.
24 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8985)
Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 14203)
Trong một xứ mù thì kẻ chột làm vua. Nước ta là nước dân chủ nhất thế giới nên kẻ dù ngu nhất cũng có cái quyền được ngu.
10 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8171)
Sự biện minh cho một hành động hay một quyết định chỉ chính đáng khi người ta xác tín đó là môt lý tưởng.
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 24031)
Thực sự Bức Tường Bá Linh trong ngày đó không bị bị bạo lực phá sụp. Lực lượng biên phòng Đông Đức được lịnh cho mở cửa bức tường... Đây là một đặc điểm ly kỳ của cuộc cách mạnh hi hữu này: rất ôn hòa
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4146)
Giữa Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan, họ chẳng những coi nhau như đồng chí mà còn như ruột thịt máu mủ.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 19732)
Tóm lại, Chúng ta tu tập để làm chủ Nghiệp, không cho phép Nghiệp làm chủ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu.
27 Tháng Mười 2017(Xem: 10382)
Miền Nam sẽ được sống những ngày an bình khỏi bị họ quấy rối. Tiếc thay chúng ta đã không làm.
20 Tháng Mười 2017(Xem: 8742)
Tôi tự hỏi bao giờ thì họ hết ảo tưởng và giấc mơ về một chủ nghĩa xã hội cộng sản?
13 Tháng Mười 2017(Xem: 8282)
Ai được gọi là nằm trong Lực lượng thứ ba? Nhóm nào được gọi là lực lượng thứ ba? Tổ chức của nó là gì? Ai là người lãnh đạo? Bấy nhiêu câu hỏi, nhưng không có câu trả lời trọn vẹn!!
07 Tháng Mười 2017(Xem: 9718)
Người sống với Thiền là người an trú trong chân tâm thường trụ của mình, tức luôn sống với chánh niệm một cách tự nhiên.
06 Tháng Mười 2017(Xem: 4466)
Trường hợp Nguyễn Văn Trung không phải là người duy nhất mà có thể có cả trăm người khác cũng hành xử như vậy.
29 Tháng Chín 2017(Xem: 4902)
Nếu những trí thức ấy mê Mác xít coi như con đường giải phóng dân tộc, vọng ngoại thì có khác gì giới trẻ mê, theo đuổi lối sống Hippie và nhạc kich động?
22 Tháng Chín 2017(Xem: 18666)
Cuộc bầu cử quan trọng nhứt của nước Đức sẽ xảy ra vào chúa nhựt 24 tháng 9 tới này. Đó là cuộc bầu cử quốc hội liên bang và qua đó sẽ quyết định ai được tín nhiệm làm Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới
22 Tháng Chín 2017(Xem: 3888)
Ngày 18 tháng 8 vừa qua, bộ sách Lịch Sử Việt Nam được công bố và sau đó được đài BBC tổ chức hội thoại bàn tròn và mời một số vị phát biểu về bộ sách này.
15 Tháng Chín 2017(Xem: 12530)
Khi còn ở Quảng Ngãi, thiếu tá Nguyễn Bé là người chủ trương đổi các chương trình huấn luyện Biệt Kích Nhân Dân ở Quảng Ngãi năm 1964 để huấn luyện hoạt động bình định..
08 Tháng Chín 2017(Xem: 9542)
Trong cuốn Hồi ký viết chung với Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm trấn thủ Củ Chi” (gồm 7 quyển, 2250 trang)
03 Tháng Chín 2017(Xem: 17625)
Đây chính là người cư sĩ của Đức Phật. Từ Pháp hoá sanh, là người thừa tự Pháp, không thừa tự vật chất.
01 Tháng Chín 2017(Xem: 8295)
Hoàn cảnh tại Quảng Ngãi cũng có thể suy rộng ra địa bàn cả nước. Hóa ra kẻ tội phạm chính vẫn là gian thương, tham nhũng.
25 Tháng Tám 2017(Xem: 13727)
Chinh chiến là điều bất đắc dĩ. Bằng cách nào đó bớt được chuyện binh đao, máu đổ, đầu rơi là chuyện ai cũng muốn làm.