Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thời Gian Trôi Qua, Những Gì Còn Nhớ ... !.

26 Tháng Năm 200812:00 SA(Xem: 6284)
Thời Gian Trôi Qua, Những Gì Còn Nhớ ... !.

Không bao giờ tôi nghĩ là hôm nay tôi được ngồi tại một quán nước đối diện trường trung học Ngô Quyền. Ngôi trường thân yêu này đã đào tạo cho tôi một căn bản kiến thức, mở mang trí tuệ, và cũng từ bước đi vững chắc đó sẽ đưa tôi đến một tương lai tươi sáng hơn.


Đã hơn 30 năm rời xa mái trường thân yêu này, tôi biết chắc chắn là tất cả đã được thay đổi từ ngoại cảnh cho đến đường hướng giáo dục. Nhưng tôi không mãi để ý đến những thay đổi đó. Tâm tư tôi đang hướng về dĩ vãng với những năm học cuối của tôi tại ngôi trường này.
Vào những năm 60-67 trường có hai dãy lầu là những lớp học, và một dãy trệt làm phòng thí nghiệm. Văn phòng hiệu trưởng thì được đặt ở từng dưới, nếu nhìn thẳng từ cổng trường thì sẽ thấy rất rõ. Phía bên phải là một dãy từng trệt: trường trung học bán công Trần Thượng Xuyên. Chính giữa là sân bóng chuyền. Những cây bàng trước trường đã lên cao, xanh tươi cho nhiều bóng mát. Sân trường hầu hết là cát trắng, vì vậy chỉ cần vài cơn mưa đầu mùa thì đã biến sân trường thành những dòng suối khô cạn, cát trắng được đưa về phía sau.
Thời ấy, hiệu trưởng là thầy Phạm Đức Bảo. Giờ học chia làm hai. Lớp học buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 1 giờ trưa. Buổi chiều từ 1 giờ đến 6 giờ chiều. Học sinh thời ấy bắt buộc phải mặc đồng phục. Nữ sinh áo dài trắng, nam sinh áo trắng quần xanh. Tất cả phải có phù hiệu: Trường Trung Học Ngô Quyền may vào áo. Đa số học sinh không thích mang phù hiệu trên áo, nhưng phải tuân theo đúng nội quy của trường. Có một điều chắc chắn là khi có phù hiệu trên áo, chúng tôi rất hảnh diện là chúng tôi đang theo học tại một trường trung học công lập lớn nhất miền Đông thời ấy.
Tôi còn nhớ, mỗi hôm đi học, trước khi vào cổng, tôi thấy thầy hiệu trưởng Bảo đang đứng ngoài sân, với dáng người cao to, vạm vỡ, hai tay chống nạnh, hai hàm răng nghiến lại, đang chăm chú nhìn chúng tôi. Nếu ai không có phù hiệu thì thầy chỉ ngầm bảo là đi vào văn phòng. Chúng tôi được thầy giám thị ghi tên và cảnh cáo rằng nếu ngày mai vẫn không có phù hiệu sẽ bị đuổi học. Nhưng nếu hôm nào chỉ có thầy giám thị Lương văn Tý đứng một mình thì thấy khỏe hơn nếu không có phù hiệu. Vì thầy Tý chỉ gọi lại và bảo rằng ngày mai nhớ có phù hiệu. Thầy giám thị Tý, người ốm, nước da ngâm đen, phân nữa tóc đã đổi màu. Ông thật sự là một người phúc hậu và nhân từ. Không phải vì ông dể dãi với học sinh, nhưng tất cả lời hướng dẫn, dạy dỗ của ông phát xuất từ một trái tim của người Cha hướng dẫn con cái.
Suốt cả những năm học của tôi tại trường, thầy Bảo vẫn làm hiệu trưởng. Tôi vẫn luôn luôn kính nễ thầy là một người rất thông minh và có tài lảnh đạo. Tôi vẫn còn nhớ, thầy là một người từ ngoài Huế, được thuyên chuyển về dạy tại trường rồi sau đó trở thành hiệu trưởng. Và chính thầy đã đưa trường trung học Ngô Quyền đến vị trí cao thời ấy của miền Nam chúng ta. Nếu nhắc lại trường trung học Ngô Quyền trước 1975, thì tên thầy Bảo được gắn trong đó. Kính chúc thầy luôn luôn khỏe, và sống yên vui, hạnh phúc.
Tôi nhớ thầy Hà Tường Cát dạy tôi môn toán đại số mỗi tuần vào năm đệ nhất. Thầy người cao, ốm, nước da ngâm. Thầy rất hiền, ít nói, giọng nói khao khao, nhẹ nhẹ. Thầt tận tâm giảng bài, mặc dù có những phần bài dể hiểu, nhưng thầy cứ từ từ nói, trong khi các bạn phía sau bên góc bên trái, được gọi là: xóm nhà lá thì .... cũng cứ chuyện trò, ồn ào. Có những lúc tôi nghe được tiếng chọc phá thầy, nhưng thầy vẫn thản nhiên, lặng thinh, coi như .. không nghe gì cả. Tôi được biết thầy Cát hiện đang sống tại Orange County. Tôi xin mượn nơi đây kính gởi đến thầy lời chúc khỏe, sống vui, và hạnh phúc.
Thầy Nguyễn Thất Hiệp dạy môn toán hình học. Thầy thường mặc áo sơ mi ngắn tay cho thấy thầy là một người khỏe, thường xuyên tập thể dục. Thầy rất nghiêm, thẳng thắn, ít khi thầy cười, mặc dù tiếp chuyện học trò ngoài giờ học. Về toán học, càng học lên thì thấy càng khó hơn, nhưng tánh lười của học trò thì không giảm, bài tập đôi lúc chưa sẳn sàng; vì vậy khi vào lớp, im lặng là vàng. Cho nên lớp học của thầy không tiếng xì xào. Thầy luôn luôn gọi học trò lên làn bài tập mà thầy đã cho vào tuần trước. Nhìn trong cuốn sổ danh sách to lớn, cứ mỗi độ tám người thầy gọi một. Trong lớp tôi có hai anh em sinh đôi tên Tính và Tình. Hôm đó, thầy gọi Tính lên làm bài. Rất may, Tình nghĩ học nên ... Tính lặng thinh. Các bạn ngó xuống Tính, ngầm ý sao nói Tính không lên. Vì biết mình không có làm bài nên Tính nói em là Tình.

Bạn bè cười, nhưng không ai nói gì cả. Chắc chắn thầy Hiệp biết, nhưng thầy vẫn làm thinh, không một nụ cười, và cũng không có một cử chỉ nào giận cả. Một ngày khác thầy gọi đến Tình, Tình nhanh hơn nói với thầy ngay là ... Tình hôm nay nghĩ học.

Môn thi thể dục trong kỳ thi tú tài phần thứ hai ( năm 1967 là năm thi cuối cùng, sau đó được hủy bỏ). Phần đất trước sân trường, gần sát hàng rào, được làm cho kỳ thi thể dục, thầy Hiệp làm giám khảo và chấm điểm. Học sinh phải thi những môn: chạy, nhảy xa, nhảy cao, ném tạ và leo dây. Tôi không tin tưởng nơi khả năng của chính mình, nhưng sau đó tôi được biết thầy Hiệp cho tôi 17 điểm. Như vậy, tôi đã dư được 7 điểm rồi, thật mừng. Tôi không được biết thầy Hiệp hiện đang sống nơi đâu, nhưng tôi vẫn nghĩ đến thầy và chúc thầy gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.
Lớp học đệ nhất B2 của chúng tôi thời ấy chỉ có 5 nử sinh, tất cả gán cho thầy Mai Kiến Phúc một danh từ: "Thầy beau trai". Thầy Phúc dạy chúng tôi về môn Lý Hóa. Thầy cao, mang kính màu nâu lợt, được xem là một ông thầy trẻ và thông minh. Ngoài giờ học, thầy chuyện trò vui vẽ, nhưng khi đã vào lớp thì rất nghiêm và khó lắm, nhất là trong chúng tôi có người không làm bài vì có những bài khó quá. Một buổi chiều đầu hè vào cuối niên học 1967, khí hậu bên ngoài thật mát, nhưng bên trong lớp học thì nóng. Hôm ấy, thầy gọi 3 người lên làm bài, không ai sẳn sàng cả. Thầy bắt đầu giận và la cho một trận. Thầy hỏi trong lớp có bao nhiêu người làm được, đưa tay lên. Thầy đếm được vào khoảng 10 người. Thầy hỏi: "còn các em khác thì sao ?". "Khó quá !" đó là những tiếng từ dưới nói vọng lên. Phải hơn một giờ, thầy mới giảng xong hai bài tập đó, tôi thấy thầy bước nhẹ đi qua lại với những bước thật dài. Sau giây phút đó, thầy mĩm cười và đột nhiên thầy nói: "Những bài nầy là của trình độ đại học hai năm sau !". Mọi người thở ra nhẹ nhõm. Có lẽ đó là một cử chỉ thông cảm của thầy sau cùng cho lớp học chúng tôi. Nhưng tôi biết chắc là thầy rất tận tâm giảng dạy, muốn đem tất cả sự hiểu biết cũa mình cho học trò.
Kính thưa thầy Phúc, tính đến hôm nay là đúng: một ngàn tám trăm bảy mươi hai tuần trôi qua, bài toán này thầy vẫn chưa giải đáp ! Sau hai kỳ thi tú tài phần một phần hai, kỳ thi tú tài phần hai năm ấy, lớp chúng tôi đã đậu với tỷ số khoảng 90%. Xin thay mặt tất cả bạn bè, tôi xin kính chúc thầy Phúc trong tuổi về hưu, sống luôn luôn khỏe, vui và hạnh phúc.
Thầy Nguyễn văn Thại dạy chúng tôi về môn Pháp văn. Thầy Thại, chúng tôi gọi là ông Tây, vì vừa bước chân vào lớp là thầy nói toàn tiếng Pháp, không một tiếng Việt xen vào. Nhiều lúc không hiểu gì cả, nhưng không ai hỏi đi hỏi lại bất cứ gì. Thầy người thấp, tuổi đáng bậc cha mẹ, cho nên đôi lúc đùa, học trò thường gọi thầy là: Ba ơi Ba ! Thầy mĩm cười. Kính nhớ thầy nhiều.
Kính thưa quí Thầy, Cô và tất cả các bạn, việc nhớ lại những câu chuyện đã xảy ra gần bốn mươi năm trước, chắc chắn đã không hoàn toàn chính xác. Mong quí Thầy Cô và bạn bè vui và thông cảm cho. Thân chúc tất cả các bạn những lời chúc tốt đẹp nhất trong cuộc sống.

Thân mến,
Đỗ Hữu Phương ( Niên khóa 1967 )

26 Tháng Năm 2008(Xem: 7590)
Thơ con cóc (sưu Tầm)
26 Tháng Năm 2008(Xem: 6354)
Những thói quen xấu có hại cho sức khỏe của bạn 1. Nặn mụn: Đưa tay tháy máy lên mặt là những thói quen có hại mặt. Vì mỗi khi đưa tay lên mặt, bạn đã vô tình chuyền cho biết bao vi trùng, bụi bẩn, làm cho da bị nhiễm trùng khiến sinh thêm nhiều mụn nhọt, thương tổn nặng cho da.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 5736)
Thơ Hồ Triều
26 Tháng Năm 2008(Xem: 7545)
Cây đa rụng lá đầy đình, Bao nhiêu lá rụng, thương mình bấy nhiêu. Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 6550)
Hai hàng me ở đường Gia Long.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 7554)
Vợ xấu là bất tài. Vợ đẹp là bất hạnh. Vợ bỏ là bất lực. Ế vợ là bất trí.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 6484)
Hoa Quỳnh Có trong hoa, nỗi niềm trinh bạch. Hoa nở về khuya, cánh mở sẽ sàng. Cả mùi hương, cũng tan vào gió, Gió khẻ đong đưa , gió dịu dàng.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 7294)
Lệ Xuân Ta yêu Hà Nội, nhớ hoa đào, Thương xác pháo hồng, mơ ngát sao. Tìm dáng Xuân nghiêng hè phố cũ,
26 Tháng Năm 2008(Xem: 7903)
Phụ huynh gợi ý.... Giúp con em mình ham học môn TOÁN.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 18071)
Các em thân mến, Tôi xin mạn phép, gọi các cựu học sinh của tôi bằng danh từ thân ái " các em ". Các em hôm nay đã ở vào địa vị " ông nội ", hay " bà ngoại ", hay là bậc cha mẹ. Các em không còn học sinh nhỏ bé, đáng yêu, nghịch ngợm của tôi.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 6211)
Những cơn mưa mùa thu đã trải dài xuống cali. nắng ấm, chuẩn bị mùa đông rồi đến xuân sang. Chúng ta lại già trên mái tóc. Với mấy anh thì không sao đâu, tạm thời nhường sự lo lắng cho quí chị vậy. Hãy quên đi nổi lo, để trở lại sinh hoạt chúng ta: Ngô Quyền có gí lạ ? Ra sao rồi ?
26 Tháng Năm 2008(Xem: 27931)
Thắm thoát đã gần 9 năm kể từ ngày hội ngộ Ngô Quyền lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 03 năm 1995 tại nhà hàng " Ánh Hồng " thành phố Westminster.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 6415)
Nhóm thân hữu cựu học sinh NQ Biên Hòa 1962 - 1969: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG Sau nhiều lần họp mặt đại diện các bạn trong 5 lớp Ngô Quyền niên khóa 1962 - 1969 , ban đại diện lâm thời của nhóm thống nhất tổ chức họp mặt truyền thống vào ngày 31-12-1993 với danh xưng " Nhóm Thân Hữu cựu học sinh Ngô quyền 1962-1969 "
26 Tháng Năm 2008(Xem: 8043)
Kính thưa quí Thầy Cô, quí Thân Hữu, cùng các anh chị em cựu học sinh trường trung học Ngô Quyền.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 6720)