Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phạm Thị Hạnh - Dili, East Timor Với Chs Ngô Quyền

14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 64412)
Phạm Thị Hạnh - Dili, East Timor Với Chs Ngô Quyền


 

DILI, EAST TIMOR VỚI CỰU HS NGÔ QUYỀN


 

hanh-content

Phạm Thị Hạnh

 

 

Từ cái nôi trung học Ngô Quyền, các học sinh bé bỏng ngày nào nay đã lớn khôn, bung ra tứ tán theo sinh hoạt của dòng đời. Nhất là sau khúc quanh lịch sử 30 tháng 4, 1975, độ bung ấy mạnh và xa đến nỗi, có thể nói, chúng ta đã có mặt khắp nơi trên quả địa cầu và cùng góp phần xây dựng không chỉ cho Biên Hoà, cho Việt Nam mà ở khắp nơi nơi . Bài viết sau đây của CHS Phạm Thị Hạnh là một chứng minh rõ rệt về thực tại đó.

 

 

Đi bên cạnh những bao cát phòng thủ chống đạn và khủng bố to cả mét khối, chất cao hai tầng quanh một Tòa Đai Sứ, tôi bỗng rùng mình. Một hình ảnh quen thuộc của miền Nam Việt Nam những năm trước 1975. Tôi đang đi giữa Dili, thủ đô của nước Đông Timor, một dân tộc vừa giành được độc lập ngày 20 tháng 5 năm 2002 sau 400 năm đô hộ của Bồ Đào Nha và 27 năm đô hộ của Indonesia qua nhiều năm chiến tranh đau thương kéo dài. Với diện tích 32,350 m2, hình thù như một con cá sấu có chiều dài 470 km và chỗ rộng nhất chỉ có 110 km mà thôi, là một hòn đảo nằm trên biển Timor có dân số cả nước 800,000 và thủ đô là 100,000 dân. Với tỉ lệ mù chữ là 40% thì East Timor quả thật rất nhỏ bé, nghèo nàn trong danh sách một trong những nước nghèo và lạc hậu nhất trên thế giới.

 

Thủ đô Dili mang một cái nhìn tương phản của hai hình ảnh. Chúng ta có thể thấy những con đường lớn tráng nhựa thẳng tắp rợp bóng cây với các biệt thự sang trọng do Bồ Đào Nha để lại nay được thuê làm các Tòa Đại Sứ, các văn phòng hoặc nhà ở của những người ngoại quốc với những bao cát đặt chung quanh, hàng rào dây kẽm gai và lính gác. Nhưng chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy được nằm gọn lỏn trong những con đường vành đai kể trên là một làng quê thật lớn, một nơi tương tự như một làng của một xã trong một tỉnh lẻ của Việt Nam, đó là phần đất sống của dân bản xứ Timor. Chúng ta có thể đi dạo trong làng những đêm có trăng trên những con đường đất, phải nhờ vào ánh trăng vì cả Dili chưa có đèn đường, chúng ta sẽ có một cảm giác rất thanh bình và thân thuộc giữa hai hàng cây cọ thẳng tắp hoặc hai hàng cây dừa gió xào xạc bên tai. Thụt vào trong những con đường đất này cách quãng nhau là những căn nhà mái ngói hoặc tranh, vách gỗ có sân vườn rộng để nuôi thả heo gà. Người Timor da sậm màu cũng từ nhiều nguồn gốc, nhưng đa số là từ miền núi như dân tộc thiểu số ở nước ta nên sinh họat và lối sống cúa họ mang nhiều tính cách của dân Thượng vùng cao. Họ sống an nhàn không cầu tiến, trời sinh voi sinh cỏ, sinh đẻ không hạn chế, tất cả tùy thuộc vào thiên nhiên, sống còn đều do sự đãi ngộ của thiên nhiên.

 

Chúng ta cũng sẽ không ngạc nhiên khi nhìn thấy trên đường phố Dili ngập người ngoại quốc vì lực lượng lớn của United Nations và các tổ chức nhân đạo quốc tế đến giúp xây dựng cho East Timor. Tôi là một trong những người phụ nữ ngoại quốc theo chồng sang làm việc tại đây, nhưng khác hẳn với các phụ nữ Tây Phương hoặc Á Đông từ các nước trên thế giới, vì với bản tính bình dân và thích hòa đồng, tôi đã không sợ hãi hoặc e ngại một mình lang thang, len lỏi vào các hang cùng ngõ hẻm trong làng để quan sát và làm quen với người bản xứ ngay cả khi tôi chưa nói được tiếng Indo. Hình ảnh của tôi, một phụ nữ Á Đông hay quanh quẩn trong làng đã trở thành quen thuộc dưới con mắt của người địa phương quanh vùng nên tôi luôn được đón nhận những nụ cười. Tự tin giữa những người xa lạ và không sợ hãi ở một môi trường mà cả thế giới cho là kém an ninh thì thực sự đối với tôi cũng là điều dễ hiểu, là người Việt Nam trước năm 75 từng sống trong chiến tranh và nhất là tại thành phố Biên Hòa suốt quãng đời trung học dưới mái trường Ngô Quyền thân yêu, tôi đã quen tai với những tiếng nổ ì ầm, quen mắt với các mầu sắc binh chủng và các dân tộc khác nhau của các quân đội đồng minh thì những hình ảnh hiên có tại Dili, nào là bao cát, xe GMC, và mọi thành phần quân đội cũng là bình thường thôi.

 

Với những người quen với các phương tiện giải trí của nơi phồn hoa đô hội nếu sống ở Dili mà không có một mục đích nào đó, có lẽ khó có thể ở được lâu vì tại thành phố này không hề có một rạp hát, một quán nhạc hay bất cứ một địa điểm giải trí nào, thậm chí có yêu sách vở thì cũng không tìm ở đâu ra được một book store. Tuy nhiên nếu chúng ta yêu thiên nhiên, yêu biển cả và rừng núi thì chúng ta sẽ không thất vọng vì Dili nói riêng và East Timor nói chung sẽ là một địa điểm thưởng ngoạn thú vị với mặt nước biển phân biệt ba màu êm ả, bãi biển uốn éo lượn ôm vòng quanh chân của những dãy núi cao xanh biếc trùng trùng điệp điệp mà trên đỉnh là những rừng cây quý hiếm có chim chóc từng đàn. Dọc theo bãi biển hiền lành này có những cây cổ thụ to tỏa tàn lá tạo ra những bóng râm mát rượi cả hàng trăm thước vuông mà ngồi trên ghế đá với trái dừa tươi đặc sản của xứ sở trong sự vắng lặng và êm ả rồi ngắm nhìn thiên nhiên chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái.

 

hanh_day_hoc-large

 

Thời gian và hoàn cảnh đã thay đổi con người. Nhà tôi ở ngay bờ biển. Những ngày đầu tiên đến đây cách đây một năm, dọc theo bờ biển này tôi đã thấy dân bản xứ đi lang thang hoặc ngồi bất động nhìn người ngoại quốc với ánh mắt không thiện cảm, những trẻ em gầy gò mắt nhìn ngơ ngác, nay đã được thay thế bằng những nụ cười, những nét mặt vui tươi hơn trông chờ vào một ngày mai tươi sáng. Với vốn liếng tiếng Indo tự học của tôi, tuy vẫn còn khiêm tốn nhưng cũng đã giúp tôi xâm nhập được vào cái cộng đồng xã hội của những người dân mộc mạc này. Với mục đích trên để có thể hiểu biết hơn về người bản xứ và đóng góp vào sự phát triển giáo dục, tôi tích cực tham gia dạy tình nguyện tiếng Anh cho các nhân viên của một dưỡng đường người tàn tật và cho học viên khóa đào tạo các Cha của Nhà Thờ. Qua cơ hội này, các học viên có dịp học hỏi biết về đất nước và con người Việt Nam.

 

Tôi hài lòng với cuộc sống ở đây vì với độ tuổi về hưu thì một môi trường với nhịp độ chậm, êm ả, không ồn ào, nhiều cảnh thiên nhiên cũng là một sự thích hợp thú vị.

 

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

 

Xin mời hãy đến thăm Dili nếu muốn hưởng lại khí hậu nóng ấm của quê nhà với hai mùa mưa nắng, hoa cỏ, rau trái xanh tươi và muốn tìm lại cảm giác, hình ảnh quen thuộc thời chiến tranh của quê nhà Biên Hòa, Việt Nam. Hoặc muốn thấy một làng quê thanh bình có nhà tranh vách gỗ, có chum nước sau hè, có ao rau muống , có vườn khoai lang, có cây ăn trái, có heo, dê, gà , vịt chay quanh sân và vào những đêm trăng có thanh niên nam nữ ngồi ca hát ngoài vườn thì xin đừng ngần ngại… Hãy phiêu lưu thử một chuyến đến Timor!

 

Dili, East Timor ngày 25 tháng 3 năm 2004

Phạm Thị Hạnh

Cựu HS Ngô Quyền NK 1968

 

(Trích trong Kỷ Yếu NGÔ QUYỀN 2004)

 

 


29 Tháng Ba 2014(Xem: 32384)
Đang tính đi đến quán cà phê Cội Nguồn để gặp hai cô em Mỹ Chơn và Sương Trầm thì có tin nhắn trong điện thoại báo là đã hết tiền tui bèn bảo ông xe ôm quen chở tui đi nạp thêm tiền.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 19383)
kỷ niệm xa rồi vẫn là nỗi nhớ không quên. Riêng chúng tôi vẫn còn nhiều hạnh phúc còn có dịp gặp nhau để nghe lại những tiếng thân quen
28 Tháng Ba 2014(Xem: 24638)
Nhân kỷ niệm bốn mươi năm ngày cưới của anh chị Nguyễn Xuân Hoàng Trương Gia Vy, xin tặng anh chị những tấm hình như là “phóng sự ảnh“, ghi lại một ngày trong đời thường...
28 Tháng Ba 2014(Xem: 27093)
Thời gian, như nước trường giang miệt mài trôi chảy. Nhưng thời gian cũng không làm phai mờ hình ảnh bạn bè của chúng tôi.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 28299)
Tao xin mượn lời lẽ của bài thơ này như một lời nhắn nhủ của mày cho những bạn bè còn lại trên cõi đời này Hạnh nhé. ''Còn gặp nhau thì hãy cứ vui Chuyện đời như nước chảy hoa trôi Lợi danh như bóng mây chìm nổi Chỉ có tình thương để lại đời''
27 Tháng Ba 2014(Xem: 29952)
Chúng tôi đã khóc cùng Thịnh khi nói về những kỷ niệm đã có với Hạnh nhưng cũng đồng ý là Hạnh đã thanh thản ra đi nên hãy để Hạnh vui nơi chin suối và hãy dành thời gian để săn sóc cho những người còn lại.
22 Tháng Ba 2014(Xem: 26941)
Cám ơn các em học sinh Ngô Quyền hải ngoại và ở quê nhà với tấm lòng nhớ tới những người đã đi trước dìu dắt các em thành nhân và thành thân.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 31681)
Ngoài những tình cảm quý mến dành cho nhau, chúng tôi cùng bảo ban nhau sống sao cho đáng sống, vì cuộc đời ngắn ngủi…
21 Tháng Ba 2014(Xem: 64478)
Lúc đó tôi chỉ cầu xin thượng đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quãng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian này với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình .
18 Tháng Ba 2014(Xem: 28314)
nhìn hình ảnh các bạn hôm nay tôi nghĩ đến 1 cuộc chiến mới mà chúng-ta phải đối-diện Cuộc chiến này khốc-liệt hơn mà phần thua chắc-chắn về chúng-ta, đó trận chiến tuổi-già và bệnh-tật...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 72946)
Những kỷ niệm thân thương đó nằm ngủ yên trong tâm tư gần 40 năm, đã dấy lại trong tôi vào những ngày thầy Phạm Đức Bảo từ bên Tây Đức qua thăm Hoa Kỳ và được các cựu học sinh Ngô Quyền tiếp đón
13 Tháng Ba 2014(Xem: 29800)
Em trai tôi, đàn giỏi hát hay, cờ tướng cũng hàng cao thủ, đá banh cũng được được, văn thơ cũng tàm tạm gọi là, nói chung theo như tôi biết chú ta có máu văn nghệ từ thuở nằm nôi.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 17732)
Vẫn thương và nhớ Muội với biết bao kỷ niệm đẹp của chúng ta từ hơn 40 năm qua cùng với bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống sau năm 1975, … Bây giờ Muội đã nhẹ nhàng rồi phải không??
07 Tháng Ba 2014(Xem: 30161)
Ngồi trong quán cà phê nghe nhạc và những dáng người qua lại, ly cà phê đã cạn và trà đá vẫn được châm đều. Trời chiều đã bắt đầu âm u… Hạnh phúc thay cũng còn những nụ cười…
05 Tháng Ba 2014(Xem: 74283)
Kính tặng thầy Bùi Quang Huy Nhân bàn chuyện Kỷ Yếu Ngô Quyền, cùng các bạn lớp Ðệ Tam B3 (1966-1967) nhắc nhớ lại chuyện người thầy Cổ Văn độc đáo của lớp mình.