Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Gs Phạm Đức Bảo - Trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa Từ Năm 1956 Đến 1975.

22 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 26916)
Gs Phạm Đức Bảo - Trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa Từ Năm 1956 Đến 1975.

blank

 

Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Trường Trung Học

 

Ngô Quyền Biên Hòa Từ Năm 1956 Đến 1975



thay_pham_duc_bao-large-content

 

Gs Phạm Đức Bảo

 

Cám ơn các em học sinh Ngô Quyền hải ngoại và ở quê nhà với tấm lòng nhớ tới những người đã đi trước dìu dắt các em thành nhân và thành thân.

 

 

 

Trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa ra đời năm 1956 với 4 lớp đệ Thất. Những người có công lớn khai sinh ra trường Ngô Quyền là ông Phan Văn Nga, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học, với chức vị Quyền Hiệu Trưởng và ông Hồ Văn Tam, thanh tra Ty Tiểu Học, giữ chức vị Quản Đốc đầu tiên của trường Ngô Quyền (vì trường chưa đủ đến lớp đệ Tứ nay là lớp Chín). Đến năm 1959, trường Ngô Quyền có 16 lớp từ đệ Thất đến đệ Tứ. Ông Tam sau về Ty Tiểu Học, và Bộ Giáo Dục lúc bấy giờ cử ông Huỳnh Quốc Tuấn, dạy Pháp Văn ở trường Petrus Ký Sài Gòn, làm Hiệu Trưởng. Đấy là người Hiệu Trưởng chính thức đầu tiên của trường Ngô Quyền. Đến năm 1961, vào tháng 10, ông Tuấn được gọi tái ngũ và sau đó ông Tuấn lại về dạy ở Petrus Ký. Ông Huỳnh Quốc Tuấn đã qua đời ở Pháp năm 1986. Ông Tuấn ra đi, tôi là người được ông đề cử thay làm Hiệu Trưởng. Lúc ấy, trường Ngô Quyền có 4 lớp đệ Nhị A và B. Tôi làm Hiệu Trưởng từ năm 1961 đến 1973, người thay tôi là ông Phạm Khắc Thành cho đến 30/4/1975, và ông Thành cũng đã qua đời giữa năm 2002 tại California, Mỹ.

 

Ban Giám Hiệu khi tôi làm Hiệu Trưởng tháng 10/61, có ông Phan Thanh Hoài làm Giám Học, bà Huỳnh Tư Múi làm Tổng Giám Thị. Ông Phan Thanh Hoài, một người bạn rất đôn hậu và đã dạy ở Ngô Quyền từ năm 1957. Năm 1964, ông Hoài sang Mỹ du học và sau khi tốt nghiệp đã về dạy ở trường trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức thuộc trường DP/SP-Sài Gòn. Nay ông Hoài đang ở California, Mỹ. Sau ông Phan Thanh Hoài là ông Đặng Ngọc Thiềm, sau đã đổi về Sài Gòn. Ông Thiềm mất tại VN năm 1994. Sau ông Thiềm là ông Nguyễn Kim Linh, ông Linh đổi về Sài Gòn năm 1966. 

 

Ông Phạm Khắc Thành làm Giám Học từ 1966 cho đến 1973. Sau ông Thành là ông Hoàng Đôn Trịnh tiếp tục chức vị này cho đến 30/4/1975. Nay ông Trịnh ở Tuebingen, Germany. Về Tổng Giám Thị, sau khi bà Tư Múi dời về Vĩnh Long, ông Trần Văn Dinh thay làm TGT được một năm thì ông Dinh về Sài Gòn. Sau này chức vị TGT thay đổi luôn luôn, nhưng tôi còn nhớ tới ông Nguyễn Minh Mẫn dạy Pháp Văn làm được hơn một năm. Nay ông Mẫn ở CA, Mỹ. Sau đến ông Dương Hòa Huân, nay vẫn ở Biên Hòa, VN. Ông Huân cũng là người dạy Ngô Quyền đầu tiên với ông Hoài, và ông Phan Thông Hảo, nay ở Philadelphia, Mỹ. Còn có ông Bùi Quang Huệ cũng là người đầu tiên dạy ở Ngô Quyền. Ông Huệ cũng đã qua đời ở VN. 

 

Từ 4 lớp đệ Thất năm 1956 cho đến 1975, trường NQ đã phát triển mạnh tới gần 90 lớp, một trường trung học lớn nhất miền Đông Nam Phần VN. 

 

Năm 1962, số học sinh đậu tú tài I là 70% và năm 1963, học sinh đậu tú tài II cả hai ban A và B lên tới 80%. Một thành quả tốt đẹp nhờ sự chăm chỉ học hành và khiếu thông minh của dân xứ Bưởi, và cũng nhờ sự giáo dục tận tâm của các thầy cô từ lớp đệ Thất (1956) cho tới các thầy cô sau này. Cũng cần phải nói thêm là năm 1964, nhà trường có mở thêm ban C nhưng chỉ đến lớp đệ Tam thôi và có rất ít người học, vì vậy học sinh lên đến đệ Nhị C thì phải chuyển về Sài Gòn học. Những thầy cô dạy đầu tiên ở Ngô Quyền từ năm 1956 là quý vị Đinh Văn Sái, Bùi Quang Huệ, Phạm Văn Tiếng, Trần Minh Đức, Trần Văn Lộc, Hồ Văn Vinh, Phạm Văn Mẫn, Dương Hòa Huân, Phan Thanh Hoài, Trương Phan Nam Minh, Phạm Thị Thanh, Hoàng Phùng Võ, Phan Thông Hảo rồi sau tới quý cô Đào Thị Nga, Đinh Thị Hòa, Bạch Thị Bê, Bùi Thị Ngọc Lan, Khương Thị Bàn, Võ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng, Đặng Thị Trí, Nguyễn Thị Luông, Huỳnh Thị Tâm. cùng quý thầy Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Thất Hiệp, Hoàng Quý Nam, Phạm Ngọc Quýnh, Nguyễn Sơn, Đào Mạnh Đạt v.v… tiếp tục là quý thầy Nguyễn Thế Văn, Thân Trọng Hưng, Đặng Quốc Toản, Lê Tiến Đạt, Trần Thanh Thủy, Tôn Thất Long, Nguyễn Trường Hải, Nguyễn Văn Luận cùng các cô Vương Chân Phương, Hà Bích Loan, Trần Thị Kim Chi v.v… và còn nhiều quý vị thầy cô nữa mà tôi không đủ giấy mực để kể hết ra đây. Tôi còn nhớ người đầu tiên dạy Triết ở các lớp đệ Nhất 62-63 là thầy Nguyễn Xuân Hoàng. Nay nhiều vị đã về cõi vĩnh hằng như các cụ Sái, Huệ, Tiếng, và các thầy Phạm Văn Dật, Dương Hồng Duyệt v.v…


blank

 

Về trường ốc, thoạt tiên còn phải mượn các lớp của Ty Tiểu Học BH nhất là trường Nữ Công Gia Chánh trước bệnh viện BH. Các lớp đệ Tam năm 60-61 còn học tại trường này. Mãi đến năm 61-62 mới chuyển sang hai dãy trường mới ở gần Vườn Mít. Trường mới là hai dãy lầu rồi trường phát triển phải xây thêm một dãy nữa theo hình chữ U có một sân chơi khá rộng và một nơi để xe đạp, do ông Nguyễn Khắc Thành, kỹ sư Giám Đốc nhà máy Tân Mai tặng. Sau nhà xe phá đi để xây thành một hội trường lớn với phòng đọc sách rồi phòng thí nghiệm về Khoa Học, Vật Lý, Hóa, Sinh Vật v.v… Nhưng vẫn chưa đủ phải xây thêm một dãy nhà mới nữa mới đủ phòng học cho các em học sinh, đã có tới gần 5000 em. Khi đó chúng tôi đề nghị Bộ Giáo Dục mở một trường Nữ Trung Học, nhưng không có đất và cũng không có kinh phí nên phải chia nữ sinh học buổi sáng từ thứ Hai đến thứ Tư và buổi chiều từ thứ Năm đến thứ Bảy. Nam sinh cũng thế nhưng thời khóa biểu ngược lại. Trường cũng có một nhà tập võ Đại Hàn và Judo.

 

 Kèm theo phát triển về trí tuệ là sự phát triển văn nghệ và thể dục thể thao. Chúng ta

không bao giờ quên được những buổi trình diễn văn nghệ tại rạp Biên Hùng vào những năm

63-64… Quý vị hướng dẫn là những người yêu văn nghệ như quý thầy Nguyễn Thế Văn, Hoàng Phùng Võ, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Gia Hưng, Phạm Văn Dật, Hoàng Quý Nam, Nguyễn Hữu Vũ, Lê Hoàng Long, Dương Hồng Duyệt, các em hoc sinh Lý Thanh Phong, Lý Thanh Phi, cùng với Ngô Văn Sơn, Võ Thu Ngân, Dương Thị Rê… đã thu được kết quả tốt đẹp về mặt cảm tình, nghệ thuật, và tài chính.

Về hoạt động thể dục thể thao thì có quý thầy Phạm Đình Thắng, cô Khương Thị Bàn,

Lê Thị Thảo, thầy Lê Quý Thể…

Hoạt động hiệu đoàn thì có quý thầy Trần Văn Phúc, Đoàn Viết Biên, Đinh Hữu Quyến, Hà Tường Cát… và cô Vương Chân Phương hướng dẫn các em hoạt động xã hội. 

 

Sở dĩ trường Ngô Quyền phát triển được như vậy là nhờ Hội Phụ Huynh Học Sinh do Ông Lê Văn Nhơn làm Hội Trưởng rồi sau đến ông Đỗ Hữu Quờn. Ông Nhơn hiện đang ở Mỹ, còn ông Quờn đã qua đời. Nhờ cụ Phan Văn Nga và cụ Hồ Văn Tam cùng quý thầy cô đã tận tâm với ngôi trường này. Đúng là “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là vậy.

 

Các em học sinh Ngô Quyền hãy thắp nén nhang lòng để tưởng nhớ tới công ơn của các bậc thầy cô và nhất là các vị Phan Văn Nga, Hồ Văn Tam và Huỳnh Quốc Tuấn.


blank

 

Đối với đất Biên Hòa, suốt nửa đời tuổi trẻ của tôi đã sống, tôi không bao giờ quên được với thật nhiều kỷ niệm vui và tình cảm nồng nàn với tỉnh BH. Tôi không bao giờ quên các em học sinh Ngô Quyền đã dành cho tôi những kỷ niệm tốt đẹp nhất. Qua Mỹ ba lần, tôi đều được quý thầy cô và các em học sinh đón tiếp nồng hậu chân tình ở Orange County, San Jose, và cũng như ở Virginia v.v… Cho tới ngày nay, hàng năm cứ ngày 31 tháng12 các em học sinh Ngô Quyền tổ chức tất niên và mang xe đón chúng tôi, quý cô Hà Bích Loan, Phan Kiều Tiên, quý thầy Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Thế Văn v.v… và lại được gặp quý cô Đào Thị Nga, Võ Thị Thu Thủy, Khương Thị Bàn, Đinh thị Hòa, Nguyễn Thị Luông v.v… Quên làm sao được xứ Bưởi của các em.

 

Một lần nữa, tôi không bao giờ quên được ông Phan Thanh Hoài, một người đồng nghiệp đã giúp đỡ rất nhiều khi tôi làm Hiệu Trưởng Ngô Quyền từ 1961-1964, và cũng không quên được những người bạn cũ, ông Lê Hồng Sanh hiện ở Fair Fax, Virginia, ông Nguyễn Văn Sơ ở Biên Hòa v.v… cùng các cố nhân của tôi ở BH.

 

Cám ơn các em học sinh Ngô Quyền hải ngoại và ở quê nhà với tấm lòng nhớ tới những người đã đi trước dìu dắt các em thành nhân và thành thân.

 

 Việt Nam, ngày 24 tháng 3 năm 2004

 

  Phạm Đức Bảo

 

 

 (Trích trong Kỷ Yếu NQ 2004)

 

 

 

 

06 Tháng Bảy 2013(Xem: 44056)
Môt ngày vui đã chấm dứt, nhưng cái tình Ngô Quyền vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Cám ơn thầy cô không ngại tuổi già, đường xa đã về đây họp mặt.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 57734)
Tôi quay qua hỏi: "Nhớ Thầy Thể hả?". Cả hai gật đầu. Ai cũng nhớ Thầy hết trơn, hết trọi vậy đó! Thầy ơi!
30 Tháng Năm 2013(Xem: 82354)
Chia tay trong lưu luyến và chúc sức khỏe cho nhau để mong còn được thường gặp mặt Ngày hôm sau, trong lúc ngôi chờ lên máy bay về lại Canada, những hình ảnh thân quí ấy lạị hiện ra
11 Tháng Năm 2013(Xem: 78149)
... đã vì Tình Mẹ Thiêng Liêng mà nói lên tình cảm của người con với Mẹ để mãi mãi MẸ XỨNG ĐÁNG LÀ MỘT TƯỢNG ĐÀI ĐỂ NHỚ ĐỂ THƯƠNG trong lòng những người con hiếu thảo.
03 Tháng Năm 2013(Xem: 37174)
Trong phút giây luyến nhớ tôi đã ca lại hai câu vọng cổ “Thà Như Giọt Mưa”, như lời gọi bạn từ miên viễn, khô dần trên tượng đá... Trịnh Khắc Hà, Nguyễn Hữu Hạnh còn đây, nhưng Hà Văn Hai và Nguyễn Hoàng Hải đã yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng
27 Tháng Tư 2013(Xem: 65654)
Không phải là ngẫu nhiên ta rơi vào đời nhau, có phải không ? Cám ơn anh, món quà ưu ái thượng đế trao cho tôi, một người anh tôi tưởng không bao giờ có được...!
20 Tháng Tư 2013(Xem: 66920)
Cứ như thế, anh là người đàn ông tuyệt vời nhất cho cô gái anh hứa chung thủy đến trọn đời, và anh cũng đã là người anh lớn tuyệt vời nhất cho tôi mãi mãi.
19 Tháng Tư 2013(Xem: 81635)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm , tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
19 Tháng Tư 2013(Xem: 77309)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
12 Tháng Tư 2013(Xem: 76765)
Đến với các “cụ” học trò Bê Bốn lần này có cô Đinh Thị Hòa, cô Khương Thị Bàn và các Thầy: Lâm Tấn Văn, Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Văn Có.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 71507)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
25 Tháng Ba 2013(Xem: 40233)
Và bây giờ những trang giấy chứa đầy những dòng thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, mà tôi đã từng cặm cụi trong nỗi hân hoan háo hức, chép lại để dành cho riêng mình, giờ đã cũ, rất cũ!
25 Tháng Ba 2013(Xem: 38492)
...Tất cả vẫn còn ở lại bên tôi. Chỉ có thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên là xa mất. Nhưng hề gì, với biết bao điều thi sĩ đã để lại cho đời, cho tôi. Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên chẳng hề xa mất. Chẳng xa mất bao giờ...
22 Tháng Ba 2013(Xem: 109312)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
17 Tháng Ba 2013(Xem: 101342)
Và như vậy tôi mãi mãi là người vợ lính, vui buồn chung với những suy tư và cảm giác của chồng. Những người chỉ huy, đồng đội của chồng dù không ở trước mặt, nhưng là những người bạn vô hình đem lại niềm vui cuối đời cho chồng tôi