Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Hữu Hạnh - TỪ QUYỂN ĐẶC SAN BIÊN HÒA

28 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 32235)
Nguyễn Hữu Hạnh - TỪ QUYỂN ĐẶC SAN BIÊN HÒA

bia_dsbh_2014-large


TỪ QUYỂN ĐẶC SAN BIÊN HÒA


 Từ bài viết “Bút ký Mùa Xuân” của tác giả Lê Biên Hùng gởi đến và chọn đăng trong đặc san đã nhắc đến một đàn anh một người bạn tù của tôi, từ đó tôi mới có ý tưởng viết viết lại như khơi dòng ký ức “Nỗi Nhớ Không Quên”. Định mệnh hay là sự báo trước một sự chia ly cho sự chung cuộc của một đời người.

 Sau khi hoàn tất ngày họp mặt tất niên Biên Hòa cuối năm, bỏ hết mọi việc cần phải làm, tôi vội vã lên San José vào một buổi chiều chập tối và rời San Jose lúc tờ mờ sáng, chỉ kịp lạy tạ 4 lạy một đàn anh người bạn tù quý mến như một lời chia tay. Dù trong thời gian ngắn cũng gặp được người bạn Ngô Quyền từ Việt Nam sang, cũng như gặp Trần Phụng Tiên và Xuyến những người bạn Ngô Quyền khóa 7. Đây lần gặp thứ hai giữa tôi và Tiên tại San Jose, đã 19 năm trôi qua dù là đang sống tại hai miền Nam Bắc Cali. Định mệnh hay sự an bài vì ngày mới đến Hoa kỳ, lần đầu tôi đã gặp lại Trần Phụng Tiên vào đầu năm 1995 trong dịp lên thăm người anh, người bạn tù nầy vừa từ Việt Nam sang, và lần thứ hai gặp lại và đầu năm 2014 cũng là thăm viếng nhưng để nhìn người anh lần cuối trước khi anh trở về cùng tro bụi. Cùng ở California nhưng giữa San José và Orange County sao xa xôi quá.

 Bạn bè Ngô Quyền lâu rồi không gặp lại không có thời gian đối ẩm bên ly cà phê hay ly rượu, để được nhắc lại những kỷ niệm bạn bè ngăn cách một đại đương, kẻ còn người mất và nhớ lại những nụ cười qua hoạt cảnh“ tiếng hò sông Hậu”, thôi thì đành xiết chặt bàn tay cũng đủ ấm lòng.

 Hết việc tư rồi đến việc công, dù bận rộn cũng không quên chuyển tải tâm tình Biên Hòa qua đặc san Xuân Giáp Ngọ Biên Hòa Californnia đến các đàn anh Huỳnh Quan Minh, Lê văn Tới v.v... cũng như những người bạn Trang Tấn Hưng và Dương Minh Đức. Như một sự chia sẻ tâm tình “Biên Hòa ơi! Sao Nhớ Quá” một món quà tinh thần trong dịp đầu Xuân.

 Trở về Nam California với nỗi buồn vời vợi, về những người bạn kẻ ở người đi chắc hẵn cũng sẽ còn gặp nhau ở cuối con đường. Lướt qua nỗi ưu tư phiền muộn để trở về thực tại với bao công việc đang chờ, văn thi hữu réo gọi, đồng hương đồng môn phương xa đang chờ.

 Khi đứng sắp hàng chờ bưu điện mở cửa để gửi đặc san đi khắp mọi nơi, một người đàn ông Mỹ tình cờ nhìn thấy chữ Biên Hòa ngoài bì thơ, ông giới thiệu “Tôi là Tom từng ở Biên Hòa năm 1968, bạn bè của tôi 58 ngàn người đã bỏ mình tại Việt Nam, người Biên Hòa hiền lành, rất tiếc miền Nam rơi vào tay cộng sản”.

img_0098-large

 Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt của Tom, không ngờ chỉ với hai chữ Biên Hòa ngoài bì thơ chứa đựng bên trong đặc san Biên Hòa đã gợi lại cho người cựu chiến binh Hoa Kỳ một niềm u uất với nỗi nhớ không quên.

 Những ngày kế tiếp, tôi chợt nhớ đến đàn chị khóa 6 Chu Diệu Thi đã ghi tên tham dự tất niên, nhưng lần nầy chị không đến được vì lý do sức khỏe. Tôi tìm đến nhà chị để thăm hỏi sức khỏe cũng như trao tận tay chị quyển đặc san làm quà đầu xuân. Đứng trước căn phòng nhỏ trong chung cư vắng lặng trên đường Beach góc Edinger, gọi qua cell phone không nghe ai trả lời, gọi qua phone nhà lại được trả lời từ căn nhà khác, người trả lời là con gái của chị. Cháu trả lời rằng má cháu không có nhà và tôi muốn gửi đặc san cho cháu. Khi cháu nhận đặc san nhìn tôi với đôi mắt ươn ướt:

“Má con bệnh nặng lắm, cậu muốn vào thăm không?'' Tôi vội hỏi:

-Sao lại không và má con bệnh gì?

 -Cancer phổi, cancer gan và di căn lên não. Người con gái của chị Thi trả lời.

 Tôi theo bước chân con gái chị vào phòng với nỗi suy tư bất chợt, sao người chị hiền lành của tôi lại lãnh nhận nhiều căn bệnh quái ác như thế. Tôi trao chị quyển đặc san xuân Biên Hòa và tìm thấy nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt mệt mỏi của chị. Chị hỏi thăm tôi về ngày tất niên Biên Hòa và lấy làm tiếc vì sức khỏe không tham dự được, chị hỏi thăm về bệnh tình sức khỏe người bạn Mai Trọng Ngãi và cũng lấy làm tiếc là chị không tiếp trợ được chúng tôi trên đường xây dựng Ngô Quyền Biên Hòa.

img_0112-large-contentimg_0111-large-content

 Quý trọng chị Chu Diệu Thi biết bao, vì trong giờ phút nầy chị vẫn không lo cho mình lại còn lo nghĩ đến người khác. Phải chi bao người còn lại đều nghĩ được như chị, chúng tôi cũng được nhẹ gánh phần nào. Vì Ngô Quyền và Biên Hòa không phải của riêng ai. Tôi ở lại với chị Thi khá lâu, vì không phụ lời mời và hiếu khách của chị với những múi cam và trái táo. Mãi đến khi đến giờ cô y tá đến chăm sóc cũng là lúc tôi từ biệt ra về. Xe cộ nối đuôi dọc dài trên con đường Beach, bầu trời vẫn còn âm u một chút màn sương vương khóe mắt…

 Tôi đã đến bấm chuông nhà Mai Trọng Ngãi không báo trước, vì biết Ngãi đã xuất viện về nhà. Đến cũng để trao quyển đặc san Xuân cho bạn nằm nhà đọc đỡ buồn. Vợ Ngãi tiếp tôi và cho biết Ngãi đang nằm nghỉ trong phòng, tôi bước vào dìu Ngãi ra phòng khách. Sức khỏe Ngãi đã khá hơn dù rằng vẫn còn riêm mình trong tai nạn đột quỵ khi Ngãi đạp xe đạp dọc bờ biển Long Beach.

 Hai người bạn song hành chúng tôi đều có mặt trong mọi sinh hoạt Ngô Quyền và Biên Hòa, lại còn dự tính trong tương lai thành lập hội quán KBC tại Nam Cali nữa!!! Chỉ mong Ngãi mau trở lại bình thường, không còn “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu” nhưng chỉ cần tiếp sức, bước nhẹ thôi theo lý tưởng của bọn mình.

img_0118-large-contentimg_0119-large-content

 “Bàn tay ấm như mùa Xuân” một bài viết trong đặc san xuân Biên Hòa của anh Trần Kiêu Bạc viết sau lần đi thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng, một người thầy anh luôn cảm phục cả tài năng lẫn tư cách. Nắm lấy bàn tay thầy Hoàng anh nghe ấm hoàn toàn, trong niềm vui như anh đã từng được cầm tay nhà văn Bình Nguyên Lộc, nhà văn Sơn Nam vào những năm xa xưa lúc hai nhà văn nầy còn sống và còn trẻ. Thầy Nguyễn Xuân Hoàng đang chống đỡ với bệnh tật với khả năng để nhận liều Therapy sau nhiều ngày chờ đợi. Từ tình cảm của người học trò, anh mừng vì biết thầy đã khá hơn mỗi ngày và bàn tay của thầy sẽ ấm hơn trong những ngày tháng đẹp của mùa Xuân…

 Khi bài viết nầy sắp đến phần kết, lại được chuyển email của thầy Nguyễn Xuân Hoàng. Thầy cho biết “Hôm nay tôi nằm yên bất động, tôi không biết mình có sống nổi không?” chúng tôi cảm thấy ngậm ngùi cho cuộc đời của mỗi người. Cùng lúc lại được tin người em khoá 9 Ngô Quyền, Chu Thúy Loan đã đến Nam Cali từ Việt Nam để thăm và chăm sóc cho chị Chu Diệu Thi cũng đang bên bờ sinh tử. Cuộc sống của con người buồn nhiều hơn vui. Làm sao nhận ra để sống tốt với tha nhân và biết đem niềm vui đến mọi người. Cái khổ cái đau không ai tránh khỏi…

Nguyễn Hữu Hạnh

 

07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 48325)
Kỷ niệm tuổi học trò là một trong những điều yêu dấu đó. Mong rằng các bằng hữu của tôi, dù bây giờ đang sống ở đâu, dù bây giờ vẫn còn mang những niềm tin khác biệt, sẽ còn một vài giây phút nào đó, chợt nhớ ra rằng “Ngày xưa, ta cùng học ở Ngô Quyền…”
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 13092)
Những hình ảnh ghi lại sẽ nói lên tình cảm đồng môn Ngô Quyền. Cầu mong Thầy Cô và chúng tôi luôn giữ mãi niềm vui và mọi an lành như lời ước nguyện
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 22609)
Xin được một lời cám ơn Thầy, cám ơn Cô. Cám ơn quý anh chị và các bạn đã thực lòng với trường xưa, cùng góp bàn tay mang bao nụ cười, niềm vui nhiều kỷ niệm trên hai chuyến đi về.
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 30440)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 2014(Xem: 28956)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
02 Tháng Năm 2014(Xem: 23653)
Nợ non sông ơn đồng đội, bằng cả sự trân trọng và cảm thông xin được nói với nhau một lời “ Chúng tôi là người lính”
02 Tháng Năm 2014(Xem: 70648)
Nhắc nhở đừng quên để còn viết và còn nhớ về trường cũ Ngô Quyền, mặc dù bây giờ “trường xưa cảnh cũ còn đâu nữa”. Mà thực sự đâu cần, bởi lẽ vẫn còn sự hiện hữu mãi mãi của kỷ niệm, tình cảm và hai chữ Ngô Quyền.
01 Tháng Năm 2014(Xem: 24045)
Chỉ là buổi họp mặt thân mật thường niên, nhưng các anh Mười Bê Bốn luôn rạch ròi hai phần Lễ – Hội. Ly rượu Lễ đầu tiên, anh Nguyễn Văn Sấm thay mặt cả lớp mời quí thầy cô, với lời chúc sức khỏe “Kính mong thầy cô vạn thọ – đại vạn thọ,...
23 Tháng Tư 2014(Xem: 21719)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 25820)
Sau 12 lần họp mặt truyền thống và 2 lần Hội ngộ Ngô Quyền toàn thế giới ở Little Saigon (Nam CA) hay thung lũng hoa vàng (Bắc CA), lần đầu tiên chúng tôi tổ chức họp mặt ở một khách sạn loại 4 sao ở Mỹ.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 76262)
Các thầy cô, các vị thân hữu Ngô Quyền, các bằng hữu sẽ hết lòng ủng hộ và giúp đỡ các em trong nhiệm vụ và công việc mà các em đã, đang và sẽ thực hiện cho hội CHSNQ
12 Tháng Tư 2014(Xem: 64959)
Mỗi năm thầy cô và học sinh của Ngô Quyền xưa họp nhau lại, nhắc nhở kỷ niệm xưa cũ với tất cả lòng thương nhớ, ăn uống vui vẻ, xong rồi ai về nhà nấy. Vậy chưa đủ nghĩa. Tôi hy vọng các em trong HAHCHSNQ tại hải ngoại hay tại quê nhà, nên tiếp tục công việc...
11 Tháng Tư 2014(Xem: 32703)
nhưng nhìn qua mái tóc của thầy Hà Tường Cát, tôi liên tưởng đến mái tóc bạc trắng của thầy Nguyễn Xuân Hoàng và của thầy Phan Thanh Hoài, và chợt nhận ra hoàng hôn đã ngã bóng…
04 Tháng Tư 2014(Xem: 68584)
Học trò tôi đôi khi ngoan ngoãn, dễ thương như thiên thần, đôi khi phá phách, tinh nghịch còn hơn quỉ. Nhưng tôi phục học trò tôi. Tôi không biết cơ quan CIA tinh nhuệ như thế nào, nhưng theo tôi còn thua xa học trò tôi.