Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - NGHE NHẠC NGOẠI THỜI BAO CẤP

Saturday, September 7, 202412:53 AM(View: 2533)
Phan Phú Hiệp - NGHE NHẠC NGOẠI THỜI BAO CẤP


NGHE NHẠC NGOẠI THỜI BAO CẤP

 

 

Năm 1980 - năm năm sau, kể từ khi miền nam VN chuyển sang một Chapter khác.

Đất nước hoang tàn xơ xác với muôn vàn khó khăn. Chế độ tem phiếu được hình thành. Lương thực, nhu yếu phẩm, mọi thứ đều khan hiếm. Xăng dầu thiếu hụt. Cúp điện triền miên.

 Biên Hòa (BH) quê tôi cũng không ngoại lệ. Các trục đường trung tâm vốn sầm uất náo nhiệt khi xưa, đã trở nên vắng lặng buồn thỉu buồn thiu.

Vốn dĩ rất mê nghe nhạc, đặc biệt là nhạc Bolero (mà chính quyền gọi là nhạc vàng), và nhạc ngoại quốc, nhưng với thời thế mới, tôi phải tập nghe nhạc đỏ bừng bừng khí thế cách mạng hay nhạc Liên Xô với giai điệu trầm hùng hoặc buồn da diết, vốn không để lại cho tôi nhiều ấn tượng lắm.

Lớn lên trong thời bao cấp, đất nước lại bị cấm vận, chúng tôi không có điều kiện mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài, sản phẩm văn hóa tinh thần ở trong nước thì khan hiếm, không có nhiều cơ hội để tiêu khiển giải trí.

Lúc ấy, tôi rất thèm nghe lại những dòng nhạc ngoại, hay nhạc ngoại lời Việt của ngày xưa.

Mỗi sáng thứ bảy hàng tuần, tôi thường đón nghe chương trình ca nhạc nước ngoài hiếm hoi của đài phát thanh Sài Gòn do Xuân Mai biên soạn. Chương trình 30 phút với các bản nhạc ngoại nổi tiếng: Love Story, Bang Bang, Comme Toi, Maman…

Thỉnh thoảng chúng tôi được nghe một vài bản nhạc ngoại lời Việt có từ trước 1975 từ các quán cà phê qua máy cassette như: Lãng Du (L’aventura), Mùa Tình yêu (Le temps de L’amour), Chuyện phim buồn (Sad movie)… Giai điệu ngọt ngào của những bản nhạc này làm cho người nghe cảm thấy nhẹ nhàng, tạm quên đi những thiếu thốn khó khăn của cuộc sống.

Vào những năm 1980-81, khi mà những thùng quà và ngoại tệ từ những người con VN xa xứ gửi về giúp đỡ thân nhân, thì cuộc sống của một số người dân được cải thiện hơn. Vào lúc này, chính quyền cũng cởi mở hơn, họ đã cho phép các quán cà phê nhạc được phổ biến những dòng nhạc thịnh hành ở hải ngoại lúc bấy giờ, qua phần trình diễn bởi các ban nhạc nổi tiếng như: ABBA, Boney M, Modern Talking, Bee Gees..

Modern talking

Trong thời kỳ cửa được mở he hé với thế giới bên ngoài này, khi nghe qua các bản nhạc ngoại quốc sôi động, mọi người mới nhận ra rằng: ngoài cuộc sống chật vật, bế tắc khi hàng ngày phải đối mặt với nỗi lo cơm áo của thời bao cấp, còn có một thế giới vui tươi, sinh động, thịnh vượng khác ở bên ngoài, một thế giới của những ước mơ và niềm hy vọng về một ngày mai tươi sáng …

Vào một ngày hè năm 1981, tôi vô cùng thích thú khi tình cờ thoáng nghe được một giai điệu trẻ trung sôi nổi qua nhạc phẩm “Bahama Mama” của ban nhạc Bonney M. vang lên từ một quán cà phê. Tôi thật sự đã bị cuốn hút bởi tiết tấu nhanh, vui nhộn và hào hứng của bài hát.

Thời gian ngắn sau đó tại BH, nhiều quán cà phê nhạc mở ra, thu hút giới trẻ tìm đến để thưởng thức dòng nhạc mới của các ban nhạc lừng danh thế giới. Thính giả bắt đầu quen dần với các nhạc phẩm:  Rivers of Babylon, Daddy cool, Rasputin (Boney M); Yesterday once more, Top of the World (The Carpenters); Lambada (Kaoma); “You’re my heart, You’re my soul”, “Cheri Cheri Lady” (Modern Talking)  ; Chiquitita, I have a dream, Voulez- Vous (ABBA), How deep is your love (Bee Gees)... Cùng nhiều ca khúc hay của các nhóm nhạc nổi tiếng khác.

Trong dịp lễ Giáng Sinh năm 1980, ngoài các bài hát Noel kinh điển như: Jingle Bell, Silent Night… lần đầu tiên chúng tôi được nghe những ca khúc mới thật hào hứng vui tươi như “Mary's boy child - Oh my Lord”, “Feliz Navidad” (Boney M).

Boney M

Cũng trong khoảng thời gian này, ngày đầu năm dương lịch, mọi người được nghe ca khúc “Happy New Year” của nhóm ABBA với giai điệu mượt mà, sang trọng đem lại cho người nghe niềm hy vọng về một năm mới tốt đẹp.

Abba


Bên cạnh nhà tôi là quán cà phê nhạc Lam Thư rất nổi tiếng ở BH và riêng nhà tôi có thời gian cũng cho một quán cà phê nhạc khác thuê, nên tôi có cơ hội được nghe rất nhiều nhạc phẩm ngoại lừng danh của thập niên 80s.

Thời ấy, khách nghe nhạc qua giàn máy đĩa với âm thanh sắc nét, họ có thể thưởng thức giọng ca độc lạ rất thật của các ca sĩ và có thể phân biệt được các loại nhạc cụ trình diễn trong ban nhạc, sống động như đang nghe trực tiếp từ sân khấu,và nhất là được thưởng thức trọn vẹn phần âm thanh tuyệt hảo, để đắm mình trong âm nhạc mà thả trí tưởng tượng bay bổng tùy thích theo lời ca điệu nhạc của bài hát.

Tại quán cà phê nhà tôi cho thuê, anh chàng DJ rất điệu nghệ, luôn uyển chuyển thay đổi các đĩa nhạc theo sở thích từng nhóm khách, theo từng khung giờ. Không biết vô tình hay hữu ý, là vào giờ quán chuẩn bị đóng cửa (10 pm), đường phố vắng lặng dần, anh thường cho các vị khách cuối cùng trong ngày nghe bài “How can I tell her” qua phần tự sự đầy nỗi niềm của Lobo, hay bài “Woman in Love” qua giọng ca truyền cảm của Barbra Streisand với âm lượng vừa phải, trong không gian tĩnh lặng về đêm, dưới ánh đèn mờ ảo, nghe buồn man mác, thật hay và thật thấm. Đến nay đã gần nửa thế kỷ, tôi vẫn nhớ mãi không khí “liêu trai” êm dịu ấy.

Có thể nói trong lúc đời sống người dân đa phần còn chật vật, khó khăn vào những năm 80s của thời bao cấp, thì sự hiện hữu những dòng nhạc ngoại với giai điệu vui tươi cuồng nhiệt, phóng khoáng, lạc quan như một làn gió mát mang lại cho mọi người niềm hy vọng về một viễn ảnh tốt đẹp trong tương lai, xóa tan những u uất, đau buồn, mất mát khi vận nước đã xoay chiều trong cơn bĩ cực.

Một người bạn của tôi nói đùa:”Thời khó khăn, ăn cơm độn uống nước lã, lúc nào cũng nơm nớp sợ bi mất sổ gạo, mà được nghe dòng nhạc Disco với giai điệu vui tươi rộn ràng, vẫn cảm thấy dạt dào hạnh phúc và có niềm tin về một ngày mai tươi sáng hơn…”

Thật vậy, với giai điệu Disco sôi động, nhịp điệu cuốn hút và các ca khúc trữ tình bất hủ, dòng nhạc thập niên 80s có lẽ sẽ còn sống mãi trong lòng những người yêu nhạc, và dòng nhạc này cũng đã cho tôi những kỷ niệm khó quên về một thời nhọc nhằn, gian khó nhưng cũng rất lạc quan yêu đời, yêu người mà tôi đã từng trải nghiệm qua.  

 

Hiep Phan - SJ 9/2024

Friday, October 18, 2024(View: 503)
Nếu xứ Mỹ mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư của tháng 11, thì Canada lại mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ hai của tháng 10.
Friday, October 18, 2024(View: 557)
Hiện giờ thì trẻ lạc đã sung sướng tung cánh gà tìm về tổ ấm, nơi sống bao ngày giờ đầm ấm. Còn con gái thì mừng rỡ cảm ơn mẹ rối rít! Thôi thì đầu năm mất của mà tìm lại được cũng là điềm tốt,
Wednesday, October 16, 2024(View: 892)
“Ai cũng từng qua thời, hoặc làm người tan học về, hoặc làm người đi theo, tức là làm ‘Hoàng Thị Ngọ’ hay làm ‘anh theo Ngọ về’ của riêng mình” như lời bài thơ, ca từ của nhạc phẩm.
Saturday, October 5, 2024(View: 687)
Đoạn viết ngắn này để nhớ đến nhà thơ mà tôi yêu thích cùng hai bài hát qua bàn tay phù phép của nhạc sĩ Phạm Duy – cũng đã đi vào thiên thu...
Saturday, October 5, 2024(View: 1551)
Và gần 50 năm sau sống trên nước Mỹ, qua những năm tháng sống vui vẻ và hạnh phúc của cuối đời, tôi thầm tự hỏi chính tôi, tôi có được những gì?.
Saturday, October 5, 2024(View: 800)
Dù chỉ được sống trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà vỏn vẹn 9 năm, nhưng ký ức về khung trời tuổi thơ yên vui tươi đẹp, của Miền Nam yêu dấu vẫn sống mãi trong tâm tưởng của tôi.
Friday, October 4, 2024(View: 935)
Tôi viết bài này để nhớ người “Du Đãng Hiền Lành”. Nếu còn sống và đọc được bài này thế nào người “Du Đãng Hiền Lành” của tôi cũng chỉ mỉm cười và tặng cho tôi mấy chữ “Tổ Cha Mày Châu”…nghe rất dễ thương…
Friday, October 4, 2024(View: 793)
Ngày đó, tôi chưa biết tiếc nuối những kỷ niệm thời nhỏ dại. Bây giờ, trên nửa thế kỷ sau, ngồi nhớ lại mới thấy hụt hẫng. Những con đom đóm lập lòe của tuổi thơ tôi đã tuyệt chủng ngay từ những ngày xa xưa đó.
Sunday, September 22, 2024(View: 1060)
Riêng tôi khi mình lung túng không chắc chắn về những từ Hán Việt mà không hỏi ai được thì cứ ‘nôm na là cha mách qué” là hay nhất!
Saturday, September 21, 2024(View: 2333)
Nhìn vào tấm lịch treo trên tường, tôi thấy ngày Thứ Ba 17 Tháng 9 năm 2024 lại là ngày Tết Trung Thu năm 2024.
Friday, September 20, 2024(View: 2814)
Tháng chín Cali đón thầy cô Huỳnh Công Ân đến thăm. Thầy bây giờ cũng không khác học trò là bao, nhiều khi còn trẻ hơn là khác.
Friday, September 20, 2024(View: 1948)
Lần lượt từng cuốn album được lật qua, nâng niu, từng kỷ niệm sống lại, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, để rồi ngẩn ngơ chép miệng, mới ngày nào!
Sunday, September 8, 2024(View: 2261)
Nghe nói cơn bão Yagi đang tiến vào Trung Quốc và VN. Xin cho cơn bão mau qua và đừng gây thiệt hại cho người dân tội nghiệp nước tôi. Cầu nguyện. Cầu nguyện.
Sunday, September 8, 2024(View: 7541)
BĐH Website NQBH xin chuyển lại nguyên văn bài viết của em Linh Vũ, là thứ nữ của Thầy Vũ Khánh Thành. Nội dung bài viết tựa lời ly biệt, như tiếng lòng của em Linh Vũ đối với người cha quá cố em yêu thương.
Sunday, September 8, 2024(View: 1943)
Chiều nay cũng như những buổi chiều hôm trước, những cơn mưa cứ rả rích liên miên bất tận. Mưa không lớn, mang theo gió lạnh buốt, hình như từ bên phía đồi cù tràn qua.“Mưa nhè nhẹ cho vừa nhớ thương”,
Friday, September 6, 2024(View: 3015)
Nó có khiếu kể chuyện vui. Câu chuyện tầm thường mà qua cách kể chuyện của nó, thiên hạ lắng nghe và cười. Nó là ngôi sao sáng, là trung tâm của bạn bè.
Wednesday, September 4, 2024(View: 1445)
Trong thời gian tôi học ở bậc trung học và đại học, đa số các ông thầy của tôi đều là “Bắc Kỳ”. Có lẽ vì ở miền Bắc, đời sống khó khăn hơn, thời tiết khắc nghiệt hơn, ...
Wednesday, September 4, 2024(View: 1935)
Tôi không biết anh Nhật Tiến có sinh hoạt Hướng Đạo cho đến khi gặp Anh tại trại họp bạn Hướng Đạo Giữ Vững 1970 tại Suối Tiên Thủ Đức và được sinh hoạt chung với Anh từ năm 1971
Wednesday, September 4, 2024(View: 1138)
Cám ơn người đã dừng chân ghé bến Bến yêu thương, bến quí trọng, thân tình Nếu ta cùng chung một kiếp nhân sinh Thì ta hãy thương yêu trong cuộc sống
Monday, August 26, 2024(View: 3887)
Và thế tôi xin mượn âm điệu bài hát 'NGÀN THU ÁO TÍM" của nhạc sĩ Vĩnh Phúc và Hoàng Trọng để diễn tả cuộc tình thật đẹp của những đôi tình nhân cùng học trường Ngô Quyền Biên Hòa.