Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - DIỆN MẠO THÀNH PHỐ SÀI GÒN THỜI VNCH

24 Tháng Chín 20221:10 SA(Xem: 5227)
GS. Huỳnh Công Ân - DIỆN MẠO THÀNH PHỐ SÀI GÒN THỜI VNCH


DIỆN MẠO THÀNH PHỐ SÀI GÒN THỜI VNCH

 
image001

Nếu trước 1954 thành phố Hà Nội được mệnh danh là nơi “ngàn năm văn vật” thì trong khoảng thời gian 1954-1975 Sài Gòn xứng đáng với danh hiệu “Hòn Ngọc Viễn Đông”.

 

Thật vậy Sài Gòn trong suốt 21 năm dưới chế độ tự do đã phát triển không ngừng về mọi mặt dù là hậu phương của một miền Nam đương đầu với âm mưu xâm chiếm bằng võ lực của miền Bắc.

 

Từ một thuộc địa do người Pháp cai trị miền Nam đúng ra lúc đó là Nam Kỳ mà tên tiếng Pháp là Cochinchine đứng đầu là một viên thống đốc người Pháp, sau được trả lại cho Quốc Gia Việt Nam dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại. Ngày 23/9 năm 1945, thực dân Pháp theo chân liên quân Anh-Ấn có nhiệm vụ giải giới quân Nhật ở Đông Dương Đông chiếm Sài Gòn để tái lập chế độ thuộc địa ở Việt Nam và gây ra cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhứt.

 

Ngày 20/7/1954, sau khi Quân Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ thì hiệp định Genève ra đời chia đất nước Việt Nam làm đôi, miền Bắc theo chế độ cộng sản, miền Nam theo chế đọ tự do. Ranh giới hai miền là dòng sông Bến Hải ở vỹ tuyến 17.

 

Từ năm 1955, miền Nam trở thành nước Việt Nam Cộng Hoà, tổng thống đầu tiên là ông Ngô Đình Diệm và thủ đô là Sài Gòn. Đến năm 1967, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được bầu là người lãnh đạo nền đệ nhị Cộng Hoà.

 

Trong suốt hai nền cộng hoà, dù trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng ai cũng trông thấy rõ sự thịnh vượng của miền Nam tự do về mọi lãnh vực hơn hẵn miền Bắc nghèo đói và lạc hậu dưới chế độ độc tài cộng sản.

 image004

Về mặt kinh tế, chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập các khu kỹ nghệ để tạo thuận lợi cho đầu tư vào lĩnh vực chế tạo. Cụ thể, Khu kỹ nghệ Biên Hòa được thành lập vào tháng 5 năm 1963, và Công ty Quốc gia Khuếch trương Khu Kỹ nghệ (SONADEZI - Société nationale du Dévelopment des zones industrielles) được thành lập vào tháng 12 năm 1963 để quản lý và phát triển các khu công nghiệp, Khu kỹ nghệ Phong Dinh (Cần Thơ ngày nay) được thành lập vào năm 1967, và Khu kỹ nghệ An Hòa - Nông Sơn (Quảng Ngãi) được thành lập từ trước đó. Từ 1957 trở đi nhờ lượng vốn đầu tư tăng vọt bao gồm viện trợ của Mỹ, tiền bồi thường chiến tranh của Nhật, vốn của giới tư sản công thương nghiệp di cư từ miền Bắc nên công nghiệp Việt Nam Cộng hòa phát triển mạnh. Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961) ở Biên Hòa, thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy tại miền Nam; hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm; nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng, một ở Hà Tiên, một ở Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và đập thủy điện Đa Nhim, hoàn thành năm 1961.

 

Về mặt nông nghiệp, thời Đệ Nhất Cộng Hoà, kế hoạchl"Cải cách điền địa được triển khai từ năm 1955 và kéo dài tới cuối năm 1960. Những ruộng đất của địa chủ bỏ hoang sẽ bị thu hồi và cấp cho tá điền. Ngày 26 tháng 3 năm 1970 chương trình của tổng thống Thiệu"Người cày có ruộng" bắt đầu đã chia gần một triệu mẫu ruộng cho nông dân không phải trả tiền. Chính phủ bán công khố phiếu lấy tiền mua lại ruộng đất của điền chủ rồi chia cho nông dân. Người nào có quá 15 mẫu phải bán đất còn lại. Đang từ tá điền, bốn triệu nông dân trở thành điền chủ.

 

Song song với chính sách kinh tế do nhà nước để ra, kinh tế tư nhân cũng nở rộ: hãng pin Con Ó, hãng bột giặt Víso , hãng bột ngọt Vifon, kem đánh răng Hynos, Perlon, xưỡng xe hơi La Dalat, xe đạp Lucia, dược phẩm Trang Hai… đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu thụ của người dân trong nước, ngoài những sản phẩm ngoại nhập cần thiết.

image005

Về mặt tài chánh, ngoài ngân hàng Quốc Gia của chính phủ, Kỷ Thương Ngân Hàng của quân đội, các ngân hàng tư nhân lần lượt ra đời: Tín Nghĩa Ngân Hàng, Nam Việt Ngân Hàng…

 

Với một nền giáo dục theo phương châm: dân tộc, nhân bản và khai phóng, miền Nam đào tạo con người Việt Nam có tri thức đi đôi với đạo đức. Từ một chế độ giáo dục thuộc địa áp đặt theo chương trình của mẫu quốc Pháp, dần dần tiếng Việt thay thế tiếng Pháp từ bậc tiểu học lên đến bậc đại học. Bằng cấp ở Việt Nam Cộng Hoà được công nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.


image007


Theo chân đoàn người di cư, các trường học danh tiếng miền Bắc được chuyển vào Nam như Viện đại học Hà Nội, các trường trung học Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương, Trần Lục…với luôn cả thành phần giảng huấn. Hệ thống giáo dục miền Nam được tăng cường những nhân tố ưu việt đến từ miền Bắc bên cạnh những cơ sở và nhân lực sẵn có lâu đời của các trường Pétrus Ký, Gia Long, Jean Jacques Rousseau, Marie Curie, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản…Các thầy dạy học của tôi từ thời trung học đến đại học đa số là người Bắc di cư.

Bên cạnh các trường công lập, miền Nam còn có rất nhiều trường tư thục để đáp ứng số học sinh gia tăng hàng năm.

image009

Xã hội miền Nam trong thời kỳ chưa bị miền Bắc chiếm đóng văn minh không thua kém các nước phương Tây. Cách sống của người dân, dặc biệt ở Sài Gòn rất lịch sự , quý phái từ cách ăn mặc đến lời ăn tiếng nói. Khi ra đường quý ông mặc quần dài, áo sơ mi bỏ trong quần, chân mang giày. Phụ nữ mặc áo dài tha thướt. Họ chào nhau thưa ông, thưa bà, thưa cô khi chưa quen biết chớ không gọi là anh, chị, em một cách sổ sàng như ngày nay. Tôi còn nhớ khi tôi ra trường về dạy tại trung học Vĩnh Bình, Trà Vinh, bác hai Dậu là tổng giám thị kiêm phát ngân viên của trường lúc đó tuỏi đã 50 trong khi tôi chỉ mới 21 nhưng lúc nào bác cũng gọi tôi bằng ông giáo sư dù tôi gọi ông bằng bác và xưng con.

 

Văn hoá, nghệ thuật dưới chế độ tự do miền Nam phát triển và thăng hoa mà không ai phủ nhận thực tế đây là thời kỳ huy hoàng nhứt của lãnh vực này trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam.


image011

Là nơi xuất hiện những tờ báo đầu tiên như Gia Định Báo, Lục Tỉnh Tân Văn… từ thời đầu Pháp thuộc, miền Nam dưới chế độ Cộng Hoà báo chí tư nhân được tự do xuất bản thể hiện đúng ý nghĩa đệ tứ quyền bên cạnh các quyèn hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mọi người không quên những trang báo tố cáo vụ buôn lậu còi hụ Long An (nói là do bà Thiệu tổ chức?), những bức tranh biếm hoạ của họa sĩ Ớt (cộng sản nằm vùng)… cho thấy một nền tự do báo chí mà công sản nhân đó lợi dụng đánh phá chính quyền miền Nam.

 

Về văn chương, những nhà văn, nhà thơ đến từ miền Bắc dù đã thành danh ngoài đó hay sau này trong Nam đã làm tăng thêm số người viết văn, làm thơ ở miền Nam để cho ra đời những tác phẩm có giá trị lâu dài.

 

Trong lãnh vực âm nhạc cũng vậy. Ngoài những nhạc sĩ miền Nam như Lam Phương, Thanh Sơn, Lê Dinh, Khánh Băng, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Vinh Sử…những nhạc sĩ đến từ miền Bắc như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Văn Phụng, Ngô Thuỵ Miên…đã sáng tác những nhạc phẩm để đời. Đi cùng với những bản nhạc bất tử đó tên tuổi của những danh ca miền Nam được mọi người nhắc nhở tới dù hơn nửa thế kỷ đã trôi qua. Có người hiện nay vẫn còn đứng trên sân khấu dù tuổi đã qua ngưỡng “ thất thập cỗ lai hi”.

 

Về địa hạt điện ảnh, những tài tử và minh tinh như La Thoại Tân, Ngọc phu, Vân Hùng, Hùng Cường, Trần Quang… cũng như Thẩm Thuý Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương, Thanh Nga…vẫn sống mãi trong lòng người miền Nam yêu thích nghệ thuật thứ bảy.

image013

Cũng cần phải nói đến cải lương, một thứ nghệ thuật độc quyền của miền Nam đã trải qua một thời hoàng kim mãi đến năm 1975. Đào kép cải lương lúc bấy giờ là những viên ngọc quý mà các ông bà bầu cải lương phải bỏ bạc triệu để “bắt” về đoàn minh. Đó là những Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thành Được, Thanh Nga, Thanh Sang, Minh Cảnh, Minh Vương, Lệ Thuỷ, Mỹ Châu…

 

Một miền Nam phồn thịnh, văn minh được tiếp sức bằng những tinh hoa đến từ miền Bắc đặc biệt là từ Hà Nội qua cuộc di cư năm 1954 đã phản ánh qua bộ mặt của thành phố Sài Gòn trước ngày 30/4/1875.

 

Ngày nay, nhìn những thay đổi của thành phố Sài Gòn dưới chính quyền cộng sản trong chiều hướng đi xuống về mọi mặt dù hình ảnh những cao ốc dễ đánh lừa nhận xét của một số người hời hợt, đa số chúng ta đều thấy tiếc rẻ cho một thành phố mà ngày trước thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore từng mơ ước đất nước ông cũng được như vậy.

 

Chúng ta chỉ đành:

“Tiếc thay cây quế giữa rừng

Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo”

 

Montreal ngày 22/9/2022

Huỳnh Công Ân

07 Tháng Mười 2011(Xem: 123294)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 131405)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.
01 Tháng Mười 2011(Xem: 107115)
Từ khoảng cách rất xa của nửa vòng trái đất, tất cả chúng em, những học trò của Cô xin gửi lời cầu nguyện cho Cô được bình yên ở cõi vĩnh hằng .
20 Tháng Chín 2011(Xem: 124913)
... mừng hôn nhân với hạnh phúc tuyệt vời luôn bền vững đến với hai cháu Đông Phương và Quang Vinh.
17 Tháng Chín 2011(Xem: 120898)
Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?
10 Tháng Chín 2011(Xem: 102860)
Sau lễ cưới tổ chức ở nam Cali vào ngày 10/9/2011 xong, gia đình bạn sẽ tổ chức lễ ra mắt hai cháu với bà con, họ hàng, thân hữu ở quê hương Biên Hòa một tuần lễ sau.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 104098)
Tôi viết mấy dòng này như là lời cảm ơn gửi đến Ban Chấp Hành hội Ái-Hữu cựu học sinh Ngô Quyền, ban Tổ-chức, và những khuôn mặt đầy nhiệt tình, thiện chí ...
26 Tháng Tám 2011(Xem: 104459)
Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thấm thía làm sao.
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113647)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
21 Tháng Tám 2011(Xem: 101758)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
15 Tháng Tám 2011(Xem: 109164)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.
12 Tháng Tám 2011(Xem: 113061)
Mỗi thành viên của Đại gia đình Ngô Quyền là một cánh én mang lại mùa xuân hạnh ngộ khi đến với nhau...
12 Tháng Tám 2011(Xem: 121524)
Những ngày sinh hoạt với HAIHCHSNQBH cho tôi cảm giác đầm ấm trong tình đồng nghiệp và tình thầy trò. Cám ơn Hội đã cho tôi cơ hội hưởng được thời gian tuyệt vời đó.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 118568)
Ý Thơ: Hà Thu Thủy Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
06 Tháng Tám 2011(Xem: 107928)
Từ quê nhà, cách nửa vòng trái đất xa xăm, tôi xin kính lời chúc đại hội thành công viên mãn... Rồi kỷ niệm 60 năm, ai còn ai mất? Xin hãy trọn cuộc vui. Thời gian ơi! xin chậm lại.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 124398)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.
30 Tháng Bảy 2011(Xem: 119274)
các Chs NQ khóa đàn em đã tạo luồng sinh khí mới và góp phần không nhỏ trong sự thành công, trọn vẹn của ngày Đại Gia Đình Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới kỳ II này.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 124583)
Thơ Phương Linh - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Ngô Càn Chiếu trình bày.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 116742)
ngày 31 tháng 12 tôi sẽ về BH cùng các bạn lớp đệ Tứ của tôi tham dự Họp Mặt Cựu Học sinh Ngô Quyền tổ chức tại trường.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 102387)
Nửa phần đời còn lại có chăng tìm lại được bao niềm vui hạnh phúc nghẹn ngào với mái trường trung học Ngô Quyền của một thời để thương để nhớ…