Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thái NC - CHÚT DUYÊN CÙNG NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG

22 Tháng Chín 202211:03 CH(Xem: 5931)
Thái NC - CHÚT DUYÊN CÙNG NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG


CHÚT  DUYÊN CÙNG NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Thái NC


Gần nhà tôi có tủ sách nho nhỏ bên đường, bên trong có rất nhiều sách và không ai trông coi cả. Bạn đi ngang qua mở ra thấy có cuốn nào vừa ý, lấy về đọc, đọc xong mang trả lại khi nào cũng được, hoặc lỡ quên luôn cũng… không sao! Hay ngược lại, nếu bạn có sách hay muốn chia sẻ cho người khác cùng đọc hoặc vì lý do nào đó không thể giữ lại trong nhà, thay vì tặng ở thư viện lớn địa phương, có thể đem ra tặng ở tủ sách này cũng được. San Jose nơi tôi ở có khá nhiều tủ sách thư viện mini kiểu này, không phải chỉ một.


blank

                                                      Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. (Hình: Cường Trần San Jose)


Tủ sách nằm trên đường tôi hay đi bộ exercise hằng ngày và thỉnh thoảng cũng dừng lại tò mò mở xem xét tình hình, biết đâu có cuốn nào hay.

Hôm qua, tôi đi ngang qua tủ sách và dừng lại mở ra xem. Như một phép mầu nào đó, trước mặt tôi là một cuốn tiếng Việt, nằm lạc loài giữa mấy chục cuốn sách Mỹ, và điều làm tôi xúc động vì ba chữ: Nguyễn Xuân Hoàng.

Cuốn tiểu thuyết “Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu” của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Sách còn khá mới mặc dù xuất bản từ năm 1998.

Và điều làm tôi xúc động hơn, đây là cuốn chính tác giả Nguyễn Xuân Hoàng đã ký tặng cho ai đó với chữ ký còn trên trang giấy. Tên người được tặng đã được cắt bỏ. Có lẽ vì nguyên nhân nào đó, người được tặng (hay có thể là con cháu họ) vì hoàn cảnh không thể giữ cuốn sách này nữa, nhưng không nỡ quăng vào thùng recycle nên đã chọn cái thư viện tý hon này cho người hữu duyên.

blank
Cuốn tiểu thuyết “Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu” của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. (Hình: Thái NC cung cấp)


Và hôm nay tôi là kẻ may mắn và hữu duyên đó.

Khi tôi bắt đầu lớn lên và rất thích đọc sách, nhà có một tủ sách gia đình khá lớn, hầu hết là của các tác giả thế hệ Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc. Tất cả đều do mấy chị của tôi tha về. Một hôm tôi khám phá trong khu rừng Tuổi Ngọc đó một con chim lạ tựa đề là Kẻ Tà Đạo, tác giả Nguyễn Xuân Hoàng.

Thế hệ của tôi, trước 1975, Nguyễn Xuân Hoàng không phải là cái tên đầu giường gối sách như Duyên Anh, Từ Kế Tường, Mường Mán…, đơn giản vì chúng tôi chưa lớn đủ để đọc và thích văn của ông.

Lứa tuổi như tôi lúc bấy giờ, những nhân vật Dzũng Dakao, Chương Còm, Thằng Côn, Con Thúy, hấp dẫn và mê ly hơn. Tuy nhiên, cái tên Nguyễn Xuân Hoàng làm tôi chú ý vì đây là người mà chị tôi rất ngưỡng mộ.

Dạo đó, chị tôi chuẩn bị thi Tú Tài ban C Việt Văn và đang học với thầy Hoàng. Gần mùa thi, chị và mấy người bạn nữa tới nhà tôi học nhóm. Học thì không rõ mấy chị học được bao nhiêu, nhưng bàn bạc về thầy Nguyễn Xuân Hoàng thì chỉ cần hóng chuyện nghe thôi tôi cũng đủ hình dung rõ ràng trong đầu một ông thầy trẻ tuổi, đẹp trai, hoạt bát, và nhất là một nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ.

Với một ông thầy mà cả tài lẫn danh vang dội như vậy, thử hỏi cô học sinh 17, 18 tuổi nào mới lớn lên không ngưỡng mộ? Cầm cuốn sách “Kẻ Tà Đạo”, tôi lật trang đầu và thấy dòng chữ thân tặng do chính tác giả, thầy Nguyễn Xuân Hoàng ký tặng cô học trò, hèn chi chị tôi quý quyển sách này như vậy.

Đó là chuyện năm xưa khi tôi còn nhỏ.

Tôi ở San Jose và biết ông Nguyễn Xuân Hoàng cũng đang ở đây mười mấy năm rồi, từ khi ông về làm Tổng Thư Ký cho báo Việt Mercury và sau đó là chủ bút tờ Việt Tribune.

Một lần duy nhất tình cờ đưa hai người quen từ Việt Nam sang chơi được ông Nguyễn Xuân Hoàng và một số nhà văn, nhà báo ở đây tiếp đón tại cà phê Paloma. Họ là những người bạn văn cũ, có tên tuổi trên văn đàn Việt Nam từ trước 1975, nay gặp lại hàn huyên.

Tôi chỉ là tài xế, nhưng họ không để tôi về, nhứt định giữ lại uống cà phê với các anh, các chú. Câu chuyện đưa đẩy và biết tôi cũng có viết lách vui chơi, ông Nguyễn Xuân Hoàng nói gởi bài tới Việt Tribune, ông sẽ xem. Lúc đó sắp đến mùa Vu Lan, tôi bèn gởi “Tô Canh Thơm Của Mạ.” Tuần sau, quả nhiên thấy đăng trên Việt Tribune.

Tính từ lúc mới lần đầu tiên biết đến ba chữ Nguyễn Xuân Hoàng ở cuốn truyện “Kẻ Tà Đạo,” mối duyên văn nghệ giữa tôi và ông chỉ một lần gặp gỡ tại café Paloma đó, và bài viết “Tô Canh Thơm Của Mạ” trên Việt Tribune.


TN-NguyenXuanHoang-1
Cuốn tiểu thuyết “Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu” của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. (Hình: Thái NC cung cấp)


Năm sáu năm trước, biết tin ông bệnh nặng và đã ra đi về miền vĩnh cửu.

Vậy mà hôm nay, duyên cớ gì bỗng dưng tôi đi bộ ngang qua cái tủ sách, tò mò mở xem và tìm thấy cuốn sách của ông đang nằm bơ vơ!

Không cần biết tác giả ký tặng cuốn sách này cho ai, và nguyên do gì người ấy sau bao năm trời gìn giữ lại đem bỏ nơi đây. Âu cũng là duyên đưa đẩy, tôi mang cuốn sách nhỏ này về nhà tiếp tục gìn giữ trong tủ sách của mình.


28 Tháng Mười 2011(Xem: 113253)
Mùa Thu là mùa lá rụng, nhìn lá rụng để nghĩ đến cuộc hành trình của Lá, và nhớ đến những tình cảm ắp đầy yêu thương của đời người.
19 Tháng Mười 2011(Xem: 140068)
TRÁI THÔNG KHÔ- Thơ Đào Duy Bình - Nhạc Đắc Thọ – Phạm Tấn Phước trình bày
14 Tháng Mười 2011(Xem: 131455)
Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp
09 Tháng Mười 2011(Xem: 132070)
Rồi tôi sẽ phải sống cho quen dần với những ngày, những tháng đầy nỗi ngậm ngùi, trống vắng như thế này cho đến bao giờ?
07 Tháng Mười 2011(Xem: 123452)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 131553)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.
01 Tháng Mười 2011(Xem: 107421)
Từ khoảng cách rất xa của nửa vòng trái đất, tất cả chúng em, những học trò của Cô xin gửi lời cầu nguyện cho Cô được bình yên ở cõi vĩnh hằng .
20 Tháng Chín 2011(Xem: 125047)
... mừng hôn nhân với hạnh phúc tuyệt vời luôn bền vững đến với hai cháu Đông Phương và Quang Vinh.
17 Tháng Chín 2011(Xem: 121110)
Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?
10 Tháng Chín 2011(Xem: 103057)
Sau lễ cưới tổ chức ở nam Cali vào ngày 10/9/2011 xong, gia đình bạn sẽ tổ chức lễ ra mắt hai cháu với bà con, họ hàng, thân hữu ở quê hương Biên Hòa một tuần lễ sau.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 104256)
Tôi viết mấy dòng này như là lời cảm ơn gửi đến Ban Chấp Hành hội Ái-Hữu cựu học sinh Ngô Quyền, ban Tổ-chức, và những khuôn mặt đầy nhiệt tình, thiện chí ...
26 Tháng Tám 2011(Xem: 104663)
Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thấm thía làm sao.
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113853)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
21 Tháng Tám 2011(Xem: 101974)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
15 Tháng Tám 2011(Xem: 109357)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.
12 Tháng Tám 2011(Xem: 113272)
Mỗi thành viên của Đại gia đình Ngô Quyền là một cánh én mang lại mùa xuân hạnh ngộ khi đến với nhau...
12 Tháng Tám 2011(Xem: 121817)
Những ngày sinh hoạt với HAIHCHSNQBH cho tôi cảm giác đầm ấm trong tình đồng nghiệp và tình thầy trò. Cám ơn Hội đã cho tôi cơ hội hưởng được thời gian tuyệt vời đó.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 118840)
Ý Thơ: Hà Thu Thủy Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
06 Tháng Tám 2011(Xem: 108192)
Từ quê nhà, cách nửa vòng trái đất xa xăm, tôi xin kính lời chúc đại hội thành công viên mãn... Rồi kỷ niệm 60 năm, ai còn ai mất? Xin hãy trọn cuộc vui. Thời gian ơi! xin chậm lại.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 124682)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.