Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

KD - UKRAINA ĐÃ NGHÈO NHƯ THẾ NÀO?

19 Tháng Ba 20221:34 SA(Xem: 5688)
KD - UKRAINA ĐÃ NGHÈO NHƯ THẾ NÀO?


UKRAINA ĐÃ NGHÈO NHƯ THẾ NÀO? 

UKRA


 
Đọc tin tức về chiến tranh ngay tại thủ đô Kyiv, Ukraina. Tôi xót xa thẩn thờ. Những đường phố yên bình nay đầy xe tăng, bom đạn. Những con người hiền lành bỗng chốc hoảng loạn rời bỏ nhà cửa, tất tả ngược xuôi tìm đường thoát thân… Đã hơn mười năm kể từ khi tốt nghiệp đại học rời thành phố Kyiv, nay tôi được chiêm ngưỡng lại nó theo một cách đáng buồn như thế. Thời tôi, bạn bè chọn du học Mỹ, Úc, Pháp… Tôi thì lại chọn đi Ukraina không mảy may chần chừ. Những áng văn mà tôi đọc từ nhỏ đã làm cho tôi có một cảm tình đặc biệt với nước Nga và những nước Liên Xô cũ. Ai cũng bảo sao không chọn đi đâu mà lại chọn cái nước nghèo thế mà đi. Ấy vậy mà với mức thu nhập GDP bèo bọt của Ukraina, sao tôi vẫn thấy họ giàu đến thế…

<!>

Nhiều người bạn Ukraina của tôi biết chơi nhạc cụ, có đứa thành thạo vài loại là chuyện thường. Ở Kyiv, những trường nhạc được đặt gần các trường học. Trẻ con sau khi kết thúc ngày học ở trường khoảng 3 giờ chiều có thể đi bộ qua trường nhạc học luôn, trong lúc đợi bố mẹ tan làm về đón. Tôi cũng từng học một trường nhạc như thế thời sinh viên, học phí một tháng khoảng bằng một suất ăn Mc Donald. Chỉ vậy không hơn. Nhiều học sinh khi tốt nghiệp phổ thông thì có luôn bằng tốt nghiệp trường nhạc, có thêm một nghề tay trái kiếm cơm. Ở đất nước mà GDP thấp xỉn, chính phủ vẫn luôn bảo trợ cho việc phổ cập âm nhạc bằng việc xây dựng các trường nhạc với chi phí mà mọi người dân đều có cơ hội học nhạc.


Tôi còn nhớ cái lần bạn tôi rủ đi xem nhạc kịch, tôi vội từ chối luôn. Nhạc kịch, ballet, opera, giao hưởng... với tôi là những thể loại nghệ thuật đỉnh cao dành cho giới quý tộc. Thời sinh viên thiếu thốn, ngoài giờ đi học tôi còn phải đi làm kiếm cơm, tiền đâu ra mà đua đòi vào mấy cái nhà hát sang trọng đó. Lúc đó tôi bảo bạn là vét sạch túi còn được có mấy chục đồng, không đủ tiền mua vé đâu. Bạn cười rồi bảo, giá vé nào cũng có, từ mấy trăm đồng được ngồi sát sân khấu, mấy chục đồng ngồi ở xa, mà có vé chỉ có 5 đồng, ngồi trên mấy cái hốc… Lúc đó tôi ngạc nhiên lắm, 5 đồng, số tiền chỉ mua được một ổ bánh mì, mà có thể bước chân vào nhà hát sang trọng để thưởng thức dàn nhạc cổ điển chơi live, sân khấu được dàn dựng quá cầu kỳ, phục trang thì không thể tỉ mỉ hơn… Và tôi – cô sinh viên ngày đó, cuối cùng cũng đã vét sạch túi mon men đi mua vé ngồi ghế xa tít tắp để được đặt chân vào nhà hát thật lộng lẫy, được tận hưởng cảm giác “quý tộc” mà nhớ mãi tới bây giờ. Ở một đất nước “nghèo” như vậy, mọi người dân, tùy thu nhập của mình, đều có thể thưởng thức được nghệ thuật đỉnh cao.


Kyiv là thành phố cổ, nhiều khu chung cư đã cũ lắm rồi, không có bể bơi, phòng gym hay xông hơi như nhiều chung cư cao cấp bây giờ. Nhưng phải nói từ thời xa xưa trước đó, mà các quy hoạch khu dân cư thực sự có tầm. Giữa 2 – 3 tòa nhà đều có một khoảnh đất rộng để trẻ con vui đùa, người lớn tập thể dục. Và bếp của các căn hộ thường quay hướng về phía sân chơi này. Nấu bếp trên nhà vẫn có thể nhìn thấy con chơi ở dưới. Nhiều trường học được bố trí trong cụm những khu dân cư để trẻ con có thể đi bộ từ nhà đến trường thật dễ mà ít hoặc không phải qua đường ô tô chạy. Dịch vụ chăm sóc y tế, phương tiện công cũng đặc biệt ưu tiên trẻ nhỏ. Ở một nước “nghèo” như vậy, họ quan tâm để ý từng chi tiết tới đứa trẻ và trẻ con ở đây thực sự được tôn trọng.


Trong trường học, tôi được chứng kiến sinh viên “cãi” thầy. Nhiều cuộc tranh biện mà có khi ông thầy còn công nhận mình thua một cách công khai. Nhiều đề tài thầy và trò cùng nghiên cứu và đứng tên trên cùng một bài báo. Tôi học được một điều ở họ là càng học cao, người ta càng khiêm nhường, và họ vẫn không ngừng học kể cả khi đã là giáo sư, tiến sĩ. Ở đất nước “nghèo” ấy đã có nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel trên nhiều lĩnh vực như Vật lý, Hoá học, Y học và Văn học.


Tôi thấy bản thân mình cũng được “giàu lên” nhiều từ đất nước “nghèo” này. Tôi bắt đầu học từ cách xếp hàng, cách ăn nói nhỏ nhẹ nơi công cộng, cách nhường ghế trên xe buýt, tàu điện cho người già và trẻ em, cách đề nghị được giúp đỡ người khác như xách phụ một người đang mang nhiều đồ nặng, dắt tay một cụ già qua đoạn đường đóng băng dễ trơn trượt… Những bài học tưởng chừng như vỡ lòng nhưng tôi cũng ít khi có cơ hội được thực hành cho đến khi sống ở Ukraina.


Còn nhớ lần đầu đi coi ballet, tôi mang cả ủng đi tuyết và áo lông vào khán phòng. Nhìn ra chung quanh thấy người ta chỉ giày hoặc bốt da lịch sự, mặc vét mỏng hoặc những bộ đầm dài thướt tha... mới biết có một phòng gửi đồ, chỉnh lại phục trang thật trang nghiêm lịch sự trước khi bước vào khán phòng như một cách tôn trọng không gian nhà hát. Rồi có lần, đi xem hoà nhạc, tôi mua cả ... bim bim vô ngồi nghe rồi bốc ăn cứ như đi xem phim. Mấy người ngồi chung quanh tỏ vẻ khó chịu vì tiếng lạo xạo. Tôi vội bỏ xuống vì hiểu ra đang làm phiền không gian thưởng thức âm nhạc đầy tĩnh lặng để có thể cảm được từng nốt trầm nhất, đến cả nốt lặng cũng phải được tôn trọng tuyệt đối...


Tôi học cách đi xem phim rạp phải chờ đến chữ cuối cùng chạy trên màn hình mới đứng dậy để thể hiện sự tôn trọng với toàn ekip làm phim. Tôi học cách vỗ tay khen ngợi phi công và phi hành đoàn khi máy bay đáp. Tôi học cách trả tiền vé kể cả không có ai kiểm tra. Tôi học cách bỏ hết mấy cái khôn vặt, khôn lỏi ra khỏi đầu ở trong một xã hội “nghèo” như thế.


Ở thành phố có bề dày lịch sử và văn hoá như Kyiv, bảo tàng nhiều vô kể. Người dân Ukraina rất thích đi bảo tàng. Trẻ con từ nhỏ đã đi bảo tàng trong những tiết học với thầy cô, đi với gia đình. Đó là cách mà người lớn kể những câu chuyện lịch sử, truyền tình yêu quê hương xứ sở của mình cho hậu thế.


Chiến tranh là tội ác. Kẻ châm ngòi chiến tranh là tội đồ của lịch sử, không thể biện giải bằng bất cứ lý do gì. Bất kể kết quả bỏ phiếu của Liên hợp quốc, cá nhân tôi góp một phiếu chống chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraina, một cuộc chiến làm cho người dân hai nước đều khốn đốn, trong điều kiện nền kinh tế đã quá trì trệ.


Tôi vẫn ước mong một ngày được trở về Ukraina, một đất nước nghèo mà vô cùng giàu có.

KD

Nguồn: http://nhinrabonphuong.blogspot.com






21 Tháng Ba 2023(Xem: 3759)
Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Quốc vương Charles III là nguyên thủ của Úc.
20 Tháng Ba 2023(Xem: 6140)
Nước Mỹ là miền đất hứa đã luôn mở rộng vòng tay chào đón và tạo cơ hội tốt cho bất kỳ ai, miễn là họ có khát vọng vươn lên và phải nỗ lực thực hiện bằng được khát vọng ấy.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 4146)
Trưa Chủ Nhật, ngày 5 tháng 3, 2023 đồng hương Biên Hòa và một số thân hữu đã đến nhà hàng Paracel Seafood, Westminster tham dự buổi Tân Niên Hội Ngộ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 4255)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
12 Tháng Ba 2023(Xem: 3498)
Nhân ngày 8 tháng ba tôi muốn gửi đến họ lòng kính mến và cảm phục. Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
11 Tháng Ba 2023(Xem: 3403)
Đêm nay hoa Quỳnh nở sớm, hình như những búp hoa đang nhẹ nhàng chuyển mình để rồi từ từ hé mở vào lúc nửa đêm. Trong tôi hình như cũng đang có ngàn nụ hoa Quỳnh nở sớm trước canh khuya.
10 Tháng Ba 2023(Xem: 3706)
Người đàn ông khôn ngoan, tinh tế, thông minh, có thể biến vợ thành người tình và người Hồng nhan tri kỷ một cách thật dễ dàng.
04 Tháng Ba 2023(Xem: 6221)
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
22 Tháng Hai 2023(Xem: 3496)
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá,
20 Tháng Hai 2023(Xem: 4895)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 8871)
thầy Nguyễn Kim Linh nguyên là giáo sư môn Vạn Vật trường trung học Gia Long. Năm 1965 thầy được Bộ giáo dục điều động về làm Giám học trường trung học Ngô Quyền
19 Tháng Hai 2023(Xem: 4702)
Cả hai con chim bằng đã gãy cánh trên vòm trời lửa đạn miền Đông khi tuổi đời chưa đến 25. Thương cho những kiếp sống ngắn ngủi trong thời chinh chiến.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 6653)
Trong lúc Kansas City Chiefs vui mừng trong rừng confetti thì đội Philadelphia buồn vì vừa đánh mất chức vô địch trong tầm tay khi chỉ còn 8 giây nữa là kết thúc trận đấu.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 5025)
Đến với tiệm Nam Tạo, dân ghiền đọc sách có thể tìm được bất kỳ thể loại sách nào, thậm chí khan hiếm ở các nhà sách lớn.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 3888)
Nàng đọc thầm những câu thơ Nam vừa gửi vào email: “Những rung động trong ngực thầm chan chứa/ Xin trao em làm tặng vật mùa xuân”.
16 Tháng Hai 2023(Xem: 3809)
Ở một nơi không phải đất nước tôi, tôi chứng kiến được nhiều bài học đạo nghĩa của chính dân tộc Ukraine, thay vì đào tẩu khỏi chiến tranh, trốn ở một đất nước yên bình khác,
12 Tháng Hai 2023(Xem: 4289)
Xin được thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ về một đàn anh NQ hiền hòa, điềm đạm và có hoài bão chung sức xây dựng hội ái hữu cựu HS của trường xưa
10 Tháng Hai 2023(Xem: 4296)
Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7-8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát,
10 Tháng Hai 2023(Xem: 6103)
Nàng chợt nhận ra… Ồ! bức tường nghiêng! Sao đêm nay nàng mới nhận ra bức tường của nàng đã nghiêng?!
05 Tháng Hai 2023(Xem: 4645)
Cuộc đời của Ba là sống cho người khác, cho gia đình, và giúp ích cho mọi người, xã hội, đúng với tên ông bà Nội đã đặt cho.Ba là thứ sáu trong gia đình, nên mọi người quen biết đều biết đến Ba là ông Sáu Nhơn.