Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

KD - UKRAINA ĐÃ NGHÈO NHƯ THẾ NÀO?

19 Tháng Ba 20221:34 SA(Xem: 5667)
KD - UKRAINA ĐÃ NGHÈO NHƯ THẾ NÀO?


UKRAINA ĐÃ NGHÈO NHƯ THẾ NÀO? 

UKRA


 
Đọc tin tức về chiến tranh ngay tại thủ đô Kyiv, Ukraina. Tôi xót xa thẩn thờ. Những đường phố yên bình nay đầy xe tăng, bom đạn. Những con người hiền lành bỗng chốc hoảng loạn rời bỏ nhà cửa, tất tả ngược xuôi tìm đường thoát thân… Đã hơn mười năm kể từ khi tốt nghiệp đại học rời thành phố Kyiv, nay tôi được chiêm ngưỡng lại nó theo một cách đáng buồn như thế. Thời tôi, bạn bè chọn du học Mỹ, Úc, Pháp… Tôi thì lại chọn đi Ukraina không mảy may chần chừ. Những áng văn mà tôi đọc từ nhỏ đã làm cho tôi có một cảm tình đặc biệt với nước Nga và những nước Liên Xô cũ. Ai cũng bảo sao không chọn đi đâu mà lại chọn cái nước nghèo thế mà đi. Ấy vậy mà với mức thu nhập GDP bèo bọt của Ukraina, sao tôi vẫn thấy họ giàu đến thế…

<!>

Nhiều người bạn Ukraina của tôi biết chơi nhạc cụ, có đứa thành thạo vài loại là chuyện thường. Ở Kyiv, những trường nhạc được đặt gần các trường học. Trẻ con sau khi kết thúc ngày học ở trường khoảng 3 giờ chiều có thể đi bộ qua trường nhạc học luôn, trong lúc đợi bố mẹ tan làm về đón. Tôi cũng từng học một trường nhạc như thế thời sinh viên, học phí một tháng khoảng bằng một suất ăn Mc Donald. Chỉ vậy không hơn. Nhiều học sinh khi tốt nghiệp phổ thông thì có luôn bằng tốt nghiệp trường nhạc, có thêm một nghề tay trái kiếm cơm. Ở đất nước mà GDP thấp xỉn, chính phủ vẫn luôn bảo trợ cho việc phổ cập âm nhạc bằng việc xây dựng các trường nhạc với chi phí mà mọi người dân đều có cơ hội học nhạc.


Tôi còn nhớ cái lần bạn tôi rủ đi xem nhạc kịch, tôi vội từ chối luôn. Nhạc kịch, ballet, opera, giao hưởng... với tôi là những thể loại nghệ thuật đỉnh cao dành cho giới quý tộc. Thời sinh viên thiếu thốn, ngoài giờ đi học tôi còn phải đi làm kiếm cơm, tiền đâu ra mà đua đòi vào mấy cái nhà hát sang trọng đó. Lúc đó tôi bảo bạn là vét sạch túi còn được có mấy chục đồng, không đủ tiền mua vé đâu. Bạn cười rồi bảo, giá vé nào cũng có, từ mấy trăm đồng được ngồi sát sân khấu, mấy chục đồng ngồi ở xa, mà có vé chỉ có 5 đồng, ngồi trên mấy cái hốc… Lúc đó tôi ngạc nhiên lắm, 5 đồng, số tiền chỉ mua được một ổ bánh mì, mà có thể bước chân vào nhà hát sang trọng để thưởng thức dàn nhạc cổ điển chơi live, sân khấu được dàn dựng quá cầu kỳ, phục trang thì không thể tỉ mỉ hơn… Và tôi – cô sinh viên ngày đó, cuối cùng cũng đã vét sạch túi mon men đi mua vé ngồi ghế xa tít tắp để được đặt chân vào nhà hát thật lộng lẫy, được tận hưởng cảm giác “quý tộc” mà nhớ mãi tới bây giờ. Ở một đất nước “nghèo” như vậy, mọi người dân, tùy thu nhập của mình, đều có thể thưởng thức được nghệ thuật đỉnh cao.


Kyiv là thành phố cổ, nhiều khu chung cư đã cũ lắm rồi, không có bể bơi, phòng gym hay xông hơi như nhiều chung cư cao cấp bây giờ. Nhưng phải nói từ thời xa xưa trước đó, mà các quy hoạch khu dân cư thực sự có tầm. Giữa 2 – 3 tòa nhà đều có một khoảnh đất rộng để trẻ con vui đùa, người lớn tập thể dục. Và bếp của các căn hộ thường quay hướng về phía sân chơi này. Nấu bếp trên nhà vẫn có thể nhìn thấy con chơi ở dưới. Nhiều trường học được bố trí trong cụm những khu dân cư để trẻ con có thể đi bộ từ nhà đến trường thật dễ mà ít hoặc không phải qua đường ô tô chạy. Dịch vụ chăm sóc y tế, phương tiện công cũng đặc biệt ưu tiên trẻ nhỏ. Ở một nước “nghèo” như vậy, họ quan tâm để ý từng chi tiết tới đứa trẻ và trẻ con ở đây thực sự được tôn trọng.


Trong trường học, tôi được chứng kiến sinh viên “cãi” thầy. Nhiều cuộc tranh biện mà có khi ông thầy còn công nhận mình thua một cách công khai. Nhiều đề tài thầy và trò cùng nghiên cứu và đứng tên trên cùng một bài báo. Tôi học được một điều ở họ là càng học cao, người ta càng khiêm nhường, và họ vẫn không ngừng học kể cả khi đã là giáo sư, tiến sĩ. Ở đất nước “nghèo” ấy đã có nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel trên nhiều lĩnh vực như Vật lý, Hoá học, Y học và Văn học.


Tôi thấy bản thân mình cũng được “giàu lên” nhiều từ đất nước “nghèo” này. Tôi bắt đầu học từ cách xếp hàng, cách ăn nói nhỏ nhẹ nơi công cộng, cách nhường ghế trên xe buýt, tàu điện cho người già và trẻ em, cách đề nghị được giúp đỡ người khác như xách phụ một người đang mang nhiều đồ nặng, dắt tay một cụ già qua đoạn đường đóng băng dễ trơn trượt… Những bài học tưởng chừng như vỡ lòng nhưng tôi cũng ít khi có cơ hội được thực hành cho đến khi sống ở Ukraina.


Còn nhớ lần đầu đi coi ballet, tôi mang cả ủng đi tuyết và áo lông vào khán phòng. Nhìn ra chung quanh thấy người ta chỉ giày hoặc bốt da lịch sự, mặc vét mỏng hoặc những bộ đầm dài thướt tha... mới biết có một phòng gửi đồ, chỉnh lại phục trang thật trang nghiêm lịch sự trước khi bước vào khán phòng như một cách tôn trọng không gian nhà hát. Rồi có lần, đi xem hoà nhạc, tôi mua cả ... bim bim vô ngồi nghe rồi bốc ăn cứ như đi xem phim. Mấy người ngồi chung quanh tỏ vẻ khó chịu vì tiếng lạo xạo. Tôi vội bỏ xuống vì hiểu ra đang làm phiền không gian thưởng thức âm nhạc đầy tĩnh lặng để có thể cảm được từng nốt trầm nhất, đến cả nốt lặng cũng phải được tôn trọng tuyệt đối...


Tôi học cách đi xem phim rạp phải chờ đến chữ cuối cùng chạy trên màn hình mới đứng dậy để thể hiện sự tôn trọng với toàn ekip làm phim. Tôi học cách vỗ tay khen ngợi phi công và phi hành đoàn khi máy bay đáp. Tôi học cách trả tiền vé kể cả không có ai kiểm tra. Tôi học cách bỏ hết mấy cái khôn vặt, khôn lỏi ra khỏi đầu ở trong một xã hội “nghèo” như thế.


Ở thành phố có bề dày lịch sử và văn hoá như Kyiv, bảo tàng nhiều vô kể. Người dân Ukraina rất thích đi bảo tàng. Trẻ con từ nhỏ đã đi bảo tàng trong những tiết học với thầy cô, đi với gia đình. Đó là cách mà người lớn kể những câu chuyện lịch sử, truyền tình yêu quê hương xứ sở của mình cho hậu thế.


Chiến tranh là tội ác. Kẻ châm ngòi chiến tranh là tội đồ của lịch sử, không thể biện giải bằng bất cứ lý do gì. Bất kể kết quả bỏ phiếu của Liên hợp quốc, cá nhân tôi góp một phiếu chống chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraina, một cuộc chiến làm cho người dân hai nước đều khốn đốn, trong điều kiện nền kinh tế đã quá trì trệ.


Tôi vẫn ước mong một ngày được trở về Ukraina, một đất nước nghèo mà vô cùng giàu có.

KD

Nguồn: http://nhinrabonphuong.blogspot.com






31 Tháng Ba 2024(Xem: 918)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 627)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 572)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 584)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1175)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 873)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 911)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 945)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 738)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 911)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1056)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 996)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1119)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 714)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 943)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1021)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 1258)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1198)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1464)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.