Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NGẢ TƯ QUỐC TẾ

22 Tháng Giêng 202211:04 CH(Xem: 5057)
GS. Huỳnh Công Ân - NGẢ TƯ QUỐC TẾ

NGẢ TƯ QUỐC TẾ

 

Thoạt đọc nhóm bốn chữ trên người ta nghỉ đến một địa danh nào đó trên thế giới nơi tiếp giáp của bốn quốc gia hay một địa điểm nổi tiếng nào đó mà người ta có thể đi bằng đường bộ, đường biển hay đường hàng không đến 4 vùng khác nhau của quả địa cầu. Nhưng thật ra nhóm chữ trên để chỉ một ngả tư nơi giao nhau của hai con đường Đề Thám và Bùi Viện thuộc quận nhì (nay là quận nhứt), Sài Gòn.

 

Trong những thập niên 50 và 60 trên đại lộ Trần Hưng Đạo gần đại lộ Nguyễn Thái Học, có rạp hát Nguyễn Văn Hảo (tên một “đại gia” người gốc Trà Vinh thời đó). Lúc đó rạp Hưng Đạo chưa có nên rạp Nguyễn Văn Hảo được các ký giả kịch trường đặt tên là “hàng không mẫu hạm” vì sức chứa khán giả lớn nhứt so với các rạp hát khác. Mặt trước rạp Nguyễn Văn Hảo nằm trên đại lộ Trần Hưng Đạo nhưng mặt sau lại nằm trên đường Bùi Viện gần ngả tư Bùi Viện và Đề Thám.

 

image001

Rạp Nguyễn Văn Hảo

 

Khi một đoàn cải lương đến trình diễn ở rạp Nguyễn Văn Hảo thì trước khi mở màn, các nhân viên của đoàn như người kéo màn, soát vé, các nhạc công và cả đào kép ra phía sau rạp ngồi ở các quán cà phê giải khát. Buổi tối sau khi trình diễn xong họ lại ra đó ăn cháo, mì hay hủ tíu trước khi đi ngủ. Những khán giả hâm mộ đào kép có thể đến đó uống nước hay ăn tối để gặp thần tượng của mình. Các ký giả kịch trường của các tờ báo ở thủ đô Sài Gòn cũng tới đó để thu thập tin tức về đời tư của các nghệ sĩ để viết phóng sự. Và do đó ngả tư này được dặt tên là Ngả Tư Quốc Tế.

 

image004

Phía sau rạp Nguyễn Văn Hảo

 

 

Tôi còn nhớ khi còn nhỏ, buổi tối má tôi thường dắt tôi đi xem cải lương khi có một đoàn hát lớn trình diễn ở rạp Nguyễn Văn Hảo. Má tôi mê nhứt là đoàn cải lương Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao với những tuồng như Đoàn Chim Sắt, Mộng Hòa Bình, Đêm Giao Thừa Đến Mùa Sen Nở… Lúc đó tôi cũng thích đoàn hát này vì đây là đoàn hát có xen những màn chiếu bóng giữa tuồng có cảnh bắn súng đùng đùng.

 

Trước 1975 khi tôi đã đi dạy học, buổi tối tôi cũng thường có mặt ở đó nhưng không phải để chiêm ngưỡng dung nhan “đời thường” của các đào kép cải lương mà để nhậu nhẹt với bạn bè cũng là thầy giáo. Thời đó tôi có dạy ở hai trường trong khu vực này: trường Đức Chính ở góc Bùi Viện và Đỗ Quang Đẩu và lớp đêm trường Cô Giang ở góc Nguyễn Thái Học và Trần Hưng Đạo. Giám đốc trường Đức Chính là Lê Kim Luyện và hiệu trưởng lớp đêm Cô Giang là Võ Kim Sơn đều là bạn nhậu của tôi.

 

Nếu muốn nhậu với các món “đặc sản” như lươn xào lăn, ếch chiên bơ, lẩu cá hú… thì tôi vào quán Ba Thừa hay quán Thanh Hải trên đường Bùi Viện gần trường Đức Chính. Ở hai nơi này tôi có thể ăn uống “ghi sổ”, nghĩa là thiếu chịu đến ngày lãnh lương mới trả. Còn nếu muốn uống rượu chát hay Cognac và ăn đồ tây thì tôi vô nhà hàng Hoa Tân ngay ngả tư quốc tế, đối diện với bi da Thanh Tâm. Ông chủ nhà hàng này là người Tàu có con trai là học trò của tôi ở trường Đức Chính.

image006

Ngả tư quốc tế

 

Nhưng thường sau khi dạy lớp đêm ở trường Cô Giang, tôi và các bạn đồng nghiệp thường kéo ra kiosque cô Lệ ở ngả tư quốc tế để nhậu lai rai với đậu phộng rang hay khô mực nướng. Ở đây, chúng tôi cũng “ghi sổ” được. Tôi và hai “xếp” của tôi là Lê Kim Luyện và Võ Kim Sơn hầu như có mặt hằng đêm ở đây. Chúng tôi ngồi một lúc thì những người bạn đồng nghiệp khác như Trần Thế Anh, Lê Nguyên, Trịnh Quốc Thông, Đỗ Quang Tiên, Lâm Võ Huỳnh… ghé đến. Thỉnh thoảng, ở đó chúng tôi tiếp vài người bạn nhậu đặc biệt như ca nhạc sĩ Duy Khánh, ca sĩ hài Vân Sơn (Vân Sơn lớn trong ban AVT của Lữ Liên chứ không phải Vân Sơn nhỏ sau này), nhạc sĩ Châu Kỳ hay kép hát Năm Phồi của đoàn cải lương Hoa Sen.

 

Nhưng với thời gian thì vật đổi, sao dời hầu hết nhưng bạn nhậu ngày trước của tôi đã ra đi. Thời cuộc đã biến ngả tư quốc tế thành phố đi bộ Bùi Viện, bát nháo đầy Tây ba lô và gái điếm như Pataya bên Thái Lan. Còn đâu một Ngả Tư Quốc Tế của Sài Thành hoa lệ ngày nào.

 

Xin mượn hai câu thơ của bà Huyện Thanh Quan để diễn tả sự tiếc nuối một địa danh quen thuộc thân thương ngày trước:

 

“Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương”

 

Và cũng xin mạn phép nhà thơ Vũ Hoàng Chương sửa lại hai câu thơ:

 

“Em ơi lửa tắt, bình khô rượu

Đời vắng em rồi say với ai”

 

thành:

 

“Bạn ơi quán đóng, đường thay đổi

Đời vắng bạn rồi say với ai”

 

Như một lời tiễn biệt các người bạn nhậu ngày xưa về nơi miên viễn.

 

Huỳnh Công Ân

Montréal, 22/1/2022

 

 

22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1904)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,
19 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1697)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
17 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5441)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5701)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1922)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5011)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3696)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2290)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2239)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
23 Tháng Mười 2023(Xem: 2618)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
21 Tháng Mười 2023(Xem: 2657)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 2553)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 2585)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2813)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3054)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2933)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2744)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2854)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2759)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 2857)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?