Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - TƯỞNG NHỚ TRẦN HỮU PHÚC

17 Tháng Tám 202112:59 SA(Xem: 8203)
Nguyễn Thị Thêm - TƯỞNG NHỚ TRẦN HỮU PHÚC
Trần Hữu Phúc.

 

TƯỞNG NHỚ TRẦN HỮU PHÚC

 

 

Tháng tám em bỏ trường lên núi.

Ngước mắt nhìn lên mây trắng bay

Để lại Ngô Quyền trang giấy dở

Chưa xong Biên Khảo gửi trong ngày.

 

Tháng tám em nằm yên ngóng gió

Lắng nghe chim hót ở rừng cây

Lao xao tiếng gọi nơi trường cũ

Đá banh bình luận ai viết đây.

 

Tháng tám em ngủ quên chẳng dậy

Thảnh thơi hồn lạc bước về quê

Phút cuối em tìm nơi vắng vẻ

Trải lòng sông núi vẹn câu thề.

 

Biên Hòa thương nhớ NGƯỜI XỨ BƯỞI

Trang Web Ngô Quyền nhớ TRẦN NGUYÊN

Hội AHCHSNQ nhớ TRẦN HỮU PHÚC

Tâm hương tưởng niệm nhớ bạn hiền

 

 Tháng tám rải tro chồng xuống biển

Tro hòa theo nước bập bềnh trôi.

Chị khóc thương chồng thương em nữa

Bốn xá tạ từ Hữu Phúc ơi!

 

Trong tất cả những người tôi đã từng tiếp xúc khi chung tay lo cho trang web Ngô Quyền, Trần Hữu Phúc là người tôi rất quý mến và kính phục mặc dù tôi chưa một lần gặp mặt em. Thường chúng tôi chỉ chuyện trò qua Email và vào lúc mọi người đã ngủ. Bởi vì múi giờ bên Đức trái ngược với giờ Cali. "Bên Đức thức canh cho Cali ngủ". Thế mà em ấy cứ Email vào lúc 0 giờ. Nhiều khi tôi vừa bấm máy vừa ngáp dài trong lòng thầm nghĩ: "Phúc ơi! chị buồn ngủ quá rồi!" nhưng chị em vẫn hăng say tiếp tục câu chuyện.

 

Tôi biết tấm lòng của Phúc rất yêu quê hương nhất là Biên Hòa và ngôi trường Ngô Quyền của một thời Trung Học. Em là một học sinh học xuất sắc nên được học bổng du học Tây Đức. Ngày đó được một vé du học tại Tây Đức với học bổng toàn phần 4 năm không phải dễ dàng. Phúc đã làm thầy cô và mọi người hâm mộ và nể phục. Thế rồi đất nước biến loạn, tuổi đời còn trẻ một mình lưu lạc xứ người em đã cố gắng hết sức mình để được đứng vững và thành công. Em tham gia Tổng Hội Sinh các nước Âu Châu để có tiếng nói của du học Việt Nam mong giúp được gì cho đất nước đang trong chế độ Cộng Sản

 

Em khiến tôi ngạc nhiên ngay những ngày bước vào trang Web NQ vì những bài biên khảo, điểm nóng thời cuộc hay bình luận chính trị của em rất sắc bén và công phu. Tôi nghĩ ngòi bút tầm cỡ đó phải là của một chính trị gia từng trải mới có những nhận định gãy gọn như vậy. Những bài viết của em không phải là lướt qua hay lượm lặt trong google rồi chấp vá. Mà là cái nhìn có khoa học, tâm huyết và lập trường chính trị rõ rệt.

 

Chính trị là đề tài khó nuốt và cấm kỵ trong các diễn đàn vì dễ gây ra hiểu lầm hay chống đối vì mỗi người có chính kiến riêng và sẽ không ngại tranh luận để bảo vệ lập trường mình.

 

Cho nên ở mỗi bài Biên Khảo hay Điểm Nóng Thời Cuộc được Trần Hữu Phúc gửi vào Web trường cũng như gửi cho các báo ở miền Nam Cali đều dẫn chứng tỉ mỉ, có tài liệu chứng minh đính kèm để bảo vệ lập luận của mình.

Có đôi lần tôi hỏi Phúc:

- Sao em viết bình luận hay quá vậy? "

Phúc cười nói với tôi:

- Hồi đó em không biết viết bình luận hay biên khảo đâu mặc dù em rất muốn viết. Khi em gặp được giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, em hỏi thầy về đề tài này, thầy đã chỉ em cách viết và uốn nắn cho em để lập luận cho đúng, trung thực nhất là phải dẫn chứng rõ ràng.

 

Cho nên đối với Trần Hữu Phúc, Cựu Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là mẫu người lý tưởng mà em cố gắng học hỏi, nối tiếp bước chân và noi gương sáng của người. Em luôn hướng về tổ quốc với trái tim yêu nước rực lửa đấu tranh, em hướng về trường Ngô Quyền với tấm lòng của một người học trò yêu trường và tôn sư trọng đạo.

 

Tôi là người mê đá banh và Trần Hữu Phúc đã giúp tôi xem đá banh với cái nhìn sâu sắc hơn. Không phải chỉ nhìn trái banh lăn trên sân cỏ rồi la lên khi trái banh tung lưới. Xem đá banh cũng như viết về đá banh là phải xem kỷ thuật đá quá trình hình thành của một đội banh lẫn bước đi lên thành công của một cầu thủ chuyên nghiệp.

Người xứ Bưởi đã có những bài tường thuật đá banh tỉ mỉ trong từng trận, cách đá của từng cầu thủ, tài nghệ của những huấn luyện viên. Em nghiên cứu và cho nhận xét tinh tế lý do thắng thua lẫn những chuyện lề của trận đấu một cách hấp dẫn. Em thường kêu gọi tôi và Diệu Hương viết về đá banh để "Web nhà mình có nhiều màu sắc."

 

Năm 2020 là năm đau buồn nhất của trường mình. Hai vị giáo sư khả kính Hà Tường Cát và Phan Thanh Hoài đã rời bỏ nhục thân về với hư vô. Học trò khóc thầy chưa nguôi thì cùng ngày tiễn thầy Hà Tường Cát lại biết tin Trần Hữu Phúc đã nằm xuống tại nước Đức xa xôi. Nghe tin dữ do Tất Ứng gọi đến báo tin, chúng tôi đã khóc và cố nghĩ đó không phải là tin thật.

 

Đối với đông đảo cựu học sinh Ngô Quyền vào xem ở trang Web nhà hay tham dự Hội Ngộ Ngô Quyền hàng năm ít người biết đến Trần Hữu Phúc. Bởi vì em ở xa, không thường về tham dự đại hội cũng như trong bài viết em không dùng tên thật. Nhưng trong lòng Thầy Cô hoặc những người cựu học sinh tâm huyết có mặt ngay từ những ngày đầu thành lập Hội AHCHSNQ và trang web Ngô Quyền đều biết rõ sự góp sức của em ấy rất lớn.

Mặc dù ở xa, nhưng những diễn biến trong sinh hoạt của Hội và trang Web nhà em đều theo dõi và đóng góp tích cực. Em đã làm hết sức mình vì lý tưởng em theo đuổi. Em đã dâng hiến nhiều điều cho quê hương, cho trường, cho bạn. Bây giờ sau một năm em nằm xuống, chúng ta ngồi lại với nhau nhớ về em với tất cả yêu thương lẫn nể phục.

 

Phúc ơi!

Rồi mọi thứ cũng qua đi, cũng thành mây khói. Em hãy an lòng nơi cõi trời mông lung bao la. Có lẽ bây giờ em hiểu hơn ai hết về định luật đất trời và số mệnh con người. Không ai có thể đảo ngược sự an bài của tạo hóa. Chí cả chưa thành em cũng đừng lưu luyến vì tất cả là đều là vô thường. Hãy phù hộ cho vợ con em được sự an lành và sức khỏe.

 

Mùa dịch Covid 19 vẫn còn lan tràn trên khắp thế giới cho nên năm nay trường ta cũng không hề có đại hội. Những chiếc ghế xếp lại, cánh cửa hải quan giới hạn, người tránh người bằng cái khẩu trang che kín. Lâu lắm rồi thầy trò không thể gặp nhau. Không thể tặng hoa, không thể mời thầy ngồi ghế. Những chiếc ghế dự trù để trống tưởng niệm cũng không thực hiện được.

Tháng tám này Website Ngô Quyền gửi những tâm tình tưởng nhớ tới "Trần Hữu Phúc, Trần Nguyên Người Xứ Bưởi " 

 

Tôi viết bài này sau một ngày đem tro chồng rải biển. Tôi ôm bình cốt của chồng và nghĩ tới hiền thê Trần Hữu Phúc. Những người đàn ông đã bỏ lại chúng tôi đơn lẻ. Tôi rải tro chồng vào lòng đại dương để anh hòa theo sóng biển rong chơi khắp chốn. Cũng như Phúc đã ngủ yên sau khi dạo chơi khắp núi đồi thoải mái. 

 

Bay lên đi em. Thầy cô và chúng tôi lúc nào cũng nhớ tới em. Chúng tôi sẽ giữ lời hứa với em cố gắng duy trì Website Ngô Quyền. Những người trẻ Ngô Quyền sẽ tiếp nối đàn anh giữ gìn và phát triển hội AHCHSNQ lớn mạnh.

 

Nguyễn Thị Thêm.

             

 

 

 

 

 

 

11 Tháng Tám 2023(Xem: 4172)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3827)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
29 Tháng Bảy 2023(Xem: 3055)
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
28 Tháng Bảy 2023(Xem: 2856)
Chính nhờ những người dám đứng ra gánh vác ngà voi như vậy, mà những người như chúng ta mới có cơ hội được đến gặp lại những người thân quen,
20 Tháng Bảy 2023(Xem: 5451)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 8660)
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
02 Tháng Bảy 2023(Xem: 2978)
Ta về họp mặt trường Ngô Quyền Để nghe vừa nhớ lại vừa thương Website gửi đến người muôn ngã Nhớ lại một thời ta vấn vương
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 9266)
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5644)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
18 Tháng Sáu 2023(Xem: 2971)
Ngày mai là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một bà già, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.
17 Tháng Sáu 2023(Xem: 3379)
Việc gắn bó gần gũi với chợ LB ngay từ hồi niên thiếu đã cho tôi một miền ký ức ngọt ngào khó quên dù đã nhiều năm sống xa quê hương.
15 Tháng Sáu 2023(Xem: 3449)
Bây giờ dù đã bước đến buổi hoàng hôn của cuộc đời ta vẫn ước ao có phép mầu nào đưa ta đi ngược thời gian trở về tuổi học trò mơ mộng
11 Tháng Sáu 2023(Xem: 3360)
Cho đến bây giờ, tôi cũng không biết làm sao Ông có đủ thì giờ và sức khỏe để hoàn thiện tất cả mọi chuyện, mọi vai trò từ trong gia đình ra đến xã hội.
11 Tháng Sáu 2023(Xem: 3432)
“Người con gái phi thường” đó là cô Nguyễn Thị Oanh, một người con gái 27 tuổi, cao 1 thước 50, nặng 45 kí. Tuy trước đó cô đã 8 lần đoạt huy chương trong nhiều lần tranh giải SEA Games
10 Tháng Sáu 2023(Xem: 4216)
Năm nay ban Tân Chấp Hành Ngô Quyền đứng ra đảm nhiệm tổ chức. Kính mong được sự hổ trợ tích cực của Thầy Cô và tập thể Cựu học sinh NQ chúng ta,
09 Tháng Sáu 2023(Xem: 3514)
Cuộc nội chiến Hoa Kỳ cho chúng ta một bài học: đó là bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người chiến thắng quân tử của thời hậu chiến.
09 Tháng Sáu 2023(Xem: 3365)
Dãy phố Tây 5 căn tọa lạc tại trung tâm đường THĐ Biên Hòa (BH) trước 1975, đối diện với chợ Lò Bò gồm 5 căn nhà liền kề (số nhà 38-40-42-44-46).
22 Tháng Năm 2023(Xem: 3368)
Xin chúc mừng ngày lễ vàng của anh chị Minh & Hoa. Chúc mừng những cặp tình nhân đã cùng bên nhau sắc son bền vững 50 năm, 60 năm, 70 năm. Xin ơn trên giúp đỡ và chúc phúc cho họ.
19 Tháng Năm 2023(Xem: 3469)
chúc mừng gia đình anh cựu học sinh khóa 6 Trần Văn Việt.” Lớp hưng phế xô nghiêng từng triều đại “nhưng chúng ta còn có những mầm xanh.
17 Tháng Năm 2023(Xem: 2718)
Sau cái ngày nghiệt ngã của tháng tư 1975 Đồi Cù đã bị nhốt trong vòng kẽm gai gần bốn thập niên, nay người ta đã mang ra hành quyết.