Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - CÔ VÀ MẸ

23 Tháng Năm 202111:59 CH(Xem: 7257)
Phan Phú Hiệp - CÔ VÀ MẸ

CÔ VÀ MẸ

(Một chút hoài niệm nhân ngày giỗ thứ 03 của Mẹ tôi)


Mother photo01

Cuối tuần đi thăm cháu nội. Mở YouTube ca nhạc thiếu nhi cho cháu nghe.  

Khi nghe bé Xuân Mai hồn nhiên hát bài "Cô và Mẹ" có đoạn:

"Khi ở nhà Mẹ cũng là cô giáo. Khi đến trường cô giáo như Mẹ hiền.

Mẹ và cô là hai cô giáo. Cô và Mẹ đấy hai Mẹ hiền...♪♩ "

Ký ức năm xưa lại chợt về với tôi.

Thông thường, Mẹ và Cô đương nhiên phải là hai người khác nhau. Nhưng đặc biệt với tôi, vào năm lớp ba ở bậc tiểu học, Mẹ và Cô hiệp nhất lại là một.  

Mẹ tôi vốn là cựu nữ sinh trường áo tím Gia Long Sài Gòn. Mẹ bắt đầu dạy học từ năm 1946 tại các trường: tiểu học Nguyễn Du và Nữ tiểu học, Biên Hòa. Do tận tụy yêu nghề và có nhiều kinh nghiệm dạy học nên rất nhiều phụ huynh tín nhiệm  muốn gửi con em cho Mẹ tôi dạy. Tôi có duyên học lớp 3 (NK1967-1968 ) do Mẹ tôi trực tiếp dạy tại trường tiểu học Nguyễn Du.

Là con cô giáo, nhưng trong lớp, Mẹ tôi không giành cho tôi sự ưu đãi đặc biệt nào: vẫn bị điểm kém và bị khẽ tay (đôi khi Mẹ còn mạnh tay hơn so với học sinh khác!) khi viết chữ xấu hoặc sai chính tả. Vẫn bị quì gối khi nghịch ngợm làm mất trật tự trong lớp. Ấn tượng nhất là thường xuyên bị chép phạt do sai chính tả. Cứ sai một lỗi chính tả, Mẹ bắt tôi chép phạt 2 trang vở học trò.

Ngoài bài vở trong sách giáo khoa, cách dạy luân thường đạo lý của Mẹ tôi cũng đặc biệt:

Mỗi sáng thứ hai, Mẹ tôi viết trên đầu bảng câu cách ngôn là ca dao hay tục ngữ chủ đạo trong tuần. Sau đó Mẹ yêu cầu 5-6 học sinh đọc và trả lời cho Mẹ về ý nghĩa của câu cách ngôn ấy. Với kiến thức non nớt của những học sinh vỡ lòng như chúng tôi làm sao có thể hiểu và diễn giải được ý nghĩa của các câu cách ngôn mang đầy tính ẩn dụ: Bầu ơi thương lấy bí cùng..., Cá không ăn muối cá ươn...., Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng..., Giấy rách phải giữ lấy lề.., nên mấy đứa học trò nhỏ mới  đưa ra những câu trả lời ngộ nghĩnh và buồn cười theo cách hiểu của con nít. Sau đó Mẹ mới phân tích, giải nghĩa và đưa ra nhiều ví dụ trong sách giáo khoa và cả trong thực tế cuộc sống về câu cách ngôn ấy. Trong suốt các ngày còn lại trong tuần, Mẹ tôi ôn lại nhiều lần. Nhờ vậy, sau này lớn lên chúng tôi vẫn nhớ mãi các bài học luân lý ẩn chứa triết lý nhân sinh qua các câu cách ngôn ấy.

Mother photo02

Biết tôi làm toán được và có trí nhớ tốt, giỏi môn học thuộc lòng, nên ở nhà, Mẹ tôi ít quan tâm kèm tôi nhiều về các môn này mà chỉ bắt tôi nghiêm chỉnh thực hiện cho Mẹ việc... chép phạt, với hai mục đích: viết cho đúng chính tả và tập viết cho tròn vành rõ chữ. Ngoài ra, Mẹ cũng dạy tôi và các anh chị em trong nhà các bài học luân lý, đạo đức từ sách giáo khoa ứng dụng vào trong thực tế cuộc sống hàng ngày, từ những điều căn bản nhất:

- Phải hiếu kính ông bà cha Mẹ, lễ phép với người lớn, đi thưa về trình, phải biết tôn trọng cảm xúc của người khác lên trên ý muốn của chính mình. Phải biết tự trọng, phải biết xấu hổ khi phạm lỗi, phải biết sử dụng tiếng dạ lời thưa, lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc...

- Trong mỗi bữa ăn, Mẹ tôi thường cầm chén cơm xá ba cái để tỏ lòng biết ơn. Mẹ dạy chúng tôi phải ăn hết khẩu phần ăn, không được lãng phí thức ăn vì để có bữa cơm này, nhiều người đã phải nhọc công lao lực từ bác nông phu ngoài ruộng đồng cho đến người nội trợ vất vả đi chợ, nấu ăn mới có được, nên các con phải tỏ lòng biết ơn và quí trọng thực phẩm.

- Mẹ dạy chúng tôi phải biết phụ làm việc nhà. Những năm đầu bậc Trung học, Mẹ tôi đã hướng dẫn tôi  biết ghi chép sổ sách chi tiêu và giúp Mẹ quán xuyến phần nào công việc kinh doanh của gia đình.

- Mẹ dạy anh chị em chúng tôi mỗi tối trước khi ngủ, các con hãy nghiệm lại những việc xảy ra trong ngày, xem những việc gì tốt, việc gì xấu. Việc tốt thì cố gắng làm thật nhiều thêm, việc chưa tốt phải biết xấu hổ sửa lỗi để không tái phạm. Bài học sám hối để tu sửa này Mẹ kể đã học được từ cô giáo người Pháp khi Mẹ còn học ở trường Gia Long.

Một ngày cận tết 1968, Trường Nguyễn Du tổ chức hội thi cây mai trang trí đẹp nhất bằng giấy thủ công. Một tuần trước hội thi, Mẹ và các học trò nhỏ nổ lực trang trí cây mai thật công phu từ việc tìm cành đẹp, cắt dán hoa lá... Đến ngày hội thi, cây mai lớp  tôi được giải nhất. Sau buổi liên hoan tất niên, thầy trò dọn đồ làm vệ sinh để chuẩn bị nghĩ tết. Lúc ấy, anh tôi lái xe Lambro của gia đình đón Mẹ và tôi. Mẹ giao cho tôi ngồi ngoài bìa phía sau,  đưa cành mai giả ra phía ngoài vì cành tán rộng, không để vào trong lòng xe được. Bỗng từ xa, có 3 thiếu niên lớn hơn tôi, ăn mặc lem luốc bất ngờ chạy đến giật cành mai trên tay tôi và chạy mất. Tôi sững sờ đứng chết trân. Lúc ấy Mẹ tôi từ trong phòng học bước ra, tôi bực tức kể lại cho Mẹ sự việc xảy ra và không ngừng trách móc ba thiếu niên đó. Mẹ chỉ mỉm cười nói: "Mất rồi thì thôi, không sao đâu con. Năm nay, ông nội đã cho nhà mình một cành mai thật để chưng tết. Mấy đứa trẻ ấy ăn mặc lem luốc, chắc hẳn là gia đình chúng cũng khó khăn lắm. Hy vọng cành mai giả của mình sẽ làm cho gia đình chúng có cái tết vui hơn..". Câu nói nhẹ nhàng ấy của Mẹ làm tôi giật mình xấu hổ vô cùng khi nhận ra một điều là tôi rất nông cạn và còn phải học Mẹ thật nhiều về cách ứng xử. Mẹ đã nhìn ra cái hay, cái đẹp ngay trong chính điều mà tôi cho là tệ hại nhất. Bài học ngày thơ ấu này của Mẹ đã ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của tôi sau này, đã kéo tôi ra khỏi những suy nghĩ vụn vặt nhằm giảm bớt những phán xét, chấp nhặt nhỏ nhoi trong cuộc sống đời thường, và nhìn mọi việc, nhìn con người với con mắt nhẹ nhàng bao dung hơn.

Ngày còn thơ bé, những bài học Mẹ dạy cứ nhẹ nhàng như vậy, nhưng nó đi vào đầu tôi và đọng lại ở đó để trở thành ký ức không thể nào quên. Sau này khi lớn lên, tôi mới hiểu được hết những lời dạy và sự tinh tế qua cách ứng xử của Mẹ.

Gần 60 năm cuộc đời được ở bên Mẹ. Những kỷ niệm về Mẹ thì quá nhiều không thể kể cho hết được trong khuôn khổ một bài viết . Tôi chỉ hoài niệm lại những câu chuyện rất nhỏ về Mẹ trong những ngày còn bé đi học vỡ lòng, khi mà Mẹ tôi cùng một lúc đảm nhận hai vai trò : Mẹ và Cô giáo.

Mẹ đã đi qua một cuộc đời đẹp, nhưng cũng lắm cung bậc thăng trầm. Khi ba tôi mất, Mẹ đã làm thân cò chịu bao khó nhọc truân chuyên, hết lòng hy sinh, thương yêu nuôi dạy con cháu nên người và luôn rộng mở lòng từ bi bác ái với tha nhân.  

Rồi vô thường đến, Mẹ đã thanh thản đi về cõi vĩnh hằng trong một giấc ngủ muộn vào chiều ngày lễ Memorial Day năm 2018, để lại cho con cháu niềm tiếc thương vô hạn cùng tấm gương rực sáng về một nhân cách đẹp với hai phẩm hạnh: trí huệ và từ bi, để cho thế hệ sau chúng tôi nương tựa và noi theo.

Phan Phú Hiệp

 

 

09 Tháng Ba 2024(Xem: 572)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 574)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 664)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 457)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 610)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 582)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 775)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 765)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 996)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1080)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1005)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 862)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 996)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 816)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1708)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 777)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 719)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1719)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 974)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri