Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bùi Ngọc Anh - MỢ TÔI

13 Tháng Ba 202110:56 CH(Xem: 7859)
Bùi Ngọc Anh - MỢ TÔI


Mợ Tôi

Mợ Tôi

 

Mợ tôi là người làng Hạc Bổng.  Không biết đó là nơi nào ngoài Bắc, nhưng cái tên nghe rất hay.  Mợ thường kể lúc trẻ ra đồng làm ruộng, đi chân đất trong bùn nên gót chân luôn bị nứt nẻ.  Mỗi khi nhìn cánh đồng lúa bát ngát, tôi lại nghĩ đến Mợ tôi.

 

Mợ còn kể có lúc phải chạy lên trên bản để tránh loạn lạc.  Đêm đêm ra rừng ngủ để không bị bắt.  Rồi Mợ kể chuyện ăn nhót và đời sống ở Tây Bắc.  Mỗi lần xem những cảnh này trên YouTube tôi lại nhớ đến Mợ tôi.

 

Vào Nam, Mợ buôn tảo bán tần để giúp gia đình và lo cho các con lớn đi học đại học.  Mợ bắt đầu bán từng thùng cam một cho đến khi có được một gian hàng cố định.  Mợ tính nhẩm rất hay, dùng đốt ngón tay để tính tiền và dùng trí nhớ để ghi lại hết tất cả.  Mợ hiền lành, chân thật, nên có bạn tốt và nhiều người chung quanh giúp đỡ.  Mỗi lần nhìn thấy những người buôn bán chân thật, tôi lại nhớ đến Mợ tôi.

 

Qua Mỹ, Mợ đi học Anh Văn và lo cho gia đình 13 người.  Mỗi ngày, Mợ nấu cơm, làm đồ ăn trưa đến khuya mới xong.  Một hôm, Mợ được việc làm trong hãng bánh cookies.  Mỗi ngày về, mình có thể đoán được hôm nay hãng làm bánh gì.  Lúc thì mùi dừa, lúc thì chocolate, không thì vanilla hay peanut butter.  Mỗi lần ăn bánh cookies tôi lại nhớ đến Mợ tôi.

 

Có người trong nhà thờ đi làm cùng đường nên cho Mợ đi theo mỗi ngày.  Có hôm, Mợ đi làm quên đeo cả răng giả, bạn trêu Mợ: “Huệ, no teeth today!”  Vậy mà họ còn rủ Mợ đánh cá Football.  Mợ kể Mợ lựa cái ô nào cũng trúng, bạn khen: “Huệ, number one!”  Mợ thích lắm!  Mợ làm được vài năm thì hãng đóng cửa.  Giờ, hễ thấy một người lớn tuổi đi làm hãng, tôi lại nhớ đến Mợ tôi.

 

Về Cali, Mợ nấu đủ các món ăn cho chúng tôi.  Cậu tôi là trưởng tộc nên tuần nào cũng có giỗ.  Giỗ làm vào Thứ Bẩy hay Chủ Nhật, nhưng Thứ Sáu Mợ cũng nấu cho chúng tôi ăn.  Mợ làm bánh xèo ngon lắm.  Ngon nhất là nước nắm Mợ pha.  Chẳng có công thức gì hết, chỉ tùy vào khẩu vị của Mợ thôi.  Lần nào, Mợ cũng kiên nhẫn làm cho mọi người ăn xong hết, rồi Mợ mới ăn.  Mợ thích ăn rau và Mợ ăn rất là ngon.  Tôi mê nhìn Mợ tôi ăn rau từ thuở nhỏ.  Và tôi cũng tập ăn rau như Mợ tôi.

 

Không may, Mợ bị bịnh lẫn.  Mợ vẫn biết chúng tôi, vẫn nói chuyện, và làm việc bình thường.  Chỉ có chiều chiều Mợ đi tìm tiền.  Mợ được cầm hai ngàn đồng và lúc nào Mợ cũng lo mất.  Mợ dở ra đếm tới đếm lui cho đến khi mệt hết hơi.  Rồi Mợ than là không đủ, ai lấy mất của Mợ.  Có lúc Mợ mang dấu đi đâu và hoảng hốt vì không tìm được.  Có hôm Mợ bỏ vô bịch chips, tìm mãi mới ra.  Những lúc này, có muốn bực cũng không nỡ vì trông Mợ rất đáng thương.  Mỗi lần thấy một người già, tôi lại nghĩ đến Mợ tôi.

 

Mợ hiền lành chịu đựng trong mọi hoàn cảnh.  Sau khi Cậu mất, Mợ phải luân chuyển qua năm căn nhà để ở với con cái.  Có lúc Mợ ở năm ngày trong tuần rồi qua ở nhà khác hai ngày cuối tuần.  Có lúc Mợ ở hai tuần liên tiếp, hay một tháng, hoặc vài tháng.  Mỗi lần Mợ đến, phải mất vài hôm hay một tuần Mợ mới quen nhịp sống và chỗ ở nhà đó.  Lúc Mợ vừa quen và bắt đầu thoải mái thì Mợ lại phải ra đi.  Mỗi lần nghĩ đến Mợ và cái bịch quần áo, tôi rất thương Mợ tôi.

 

Vậy mà Mợ đi vòng vòng ở với con cái được bẩy năm trời.  Đến nhà nào Mợ cũng rất vui vẻ và biết điều.  Mợ sạch sẽ, khỏe mạnh, ăn được, nhưng ngủ ít.  Tối tối, lúc nằm trên giường, Mợ hay hỏi thăm từng người con.  Mợ nhắc đến những món nữ trang, những lạng vàng, và tiền bạc của Mợ.  Rồi Mợ tự hỏi: “Bây giờ nó ở đâu?”  Thỉnh thoảng, Mợ nhắc đến bác Lục, anh của Mợ, rồi Mợ đọc thơ bác thích: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi, nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường!”

 

Tuy chưa lần nào Mợ nhắc đến Cậu, nhưng lúc sinh thời Cậu hay đọc Kiều và ngâm Kiều.  Tôi đoán, Mợ nhắc đến Cậu qua những câu thơ này.  Ngày xưa, Cậu Mợ rất khắn khít, làm gì cũng có nhau, từ đi chùa cho đến đi chợ, đi thăm con cái, thăm họ hàng, thăm bạn bè, nấu ăn, làm vườn, gì gì cũng làm với nhau.  Rồi tự dưng Cậu mất đi, Mợ không còn ở căn nhà có Cậu nữa, và rồi Mợ cũng không nhắc đến Cậu.  Nhưng cuối cùng Cậu Mợ lại có nhau, cùng nằm bên nhau, cùng hàn huyên với nhau, và cùng nhau phù hộ cho con cháu.

 

Mợ ra đi rạng sáng ngày 13 tháng 3 năm 2020, 4 ngày sau lệnh đóng cửa, cách ly các nhà dưỡng lão. 

 

Bùi Ngọc Anh - NQ K15

(Kỷ niệm ngày Mợ mất)

15 Tháng Năm 2023(Xem: 3267)
Con của má sẽ là một bà mẹ hiền, một bà nội, bà ngoại dễ thương của các cháu. Má là bài thơ tuyệt vời con đọc hoài mà vẫn thấy hay, là cuốn sách học làm người con học mãi không xong.
14 Tháng Năm 2023(Xem: 6856)
Để rồi 48 năm sau cũng vào buổi trưa ngày 29 tháng 4 năm 2023 tại San Diego, tôi mất Mẹ. Tôi đang nhớ Mẹ, nhớ thật nhiều… Mẹ ơi con đã già rồi, con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ thơ… (*)
09 Tháng Năm 2023(Xem: 3171)
Chị chỉ mong được nhìn thấy nụ cười thương yêu của người thân, con cái, bạn bè khi nghĩ tới chị. Như vậy con sông đời chị thật thoải mái hòa nhập vào hư không để giữ lại niềm vui và một nụ cười.
09 Tháng Năm 2023(Xem: 2968)
Tọa lạc gần thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, tòa nhà Thư Viện một tẩng, khiêm tốn nằm giữa một khu rừng tươi xanh, mát mắt.
08 Tháng Năm 2023(Xem: 2929)
Tôi vẽ lại những ước muốn cho tương lai của chúng tôi : được sống trên một đất nưóc tự do, được đi học thành tài, đi làm và sẽ có những đứa con xinh xắn . . .
30 Tháng Tư 2023(Xem: 3398)
Ngày 21/4/2023, Ban Giám khảo “Cino-Del-Duca” công bố quyết định trao tặng giải năm nay cho bà Dương Thu Hương nhằm “tôn vinh một nhà văn lớn vì nhân cách và sự nghiệp xuất sắc,
28 Tháng Tư 2023(Xem: 3330)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ khi hy sinh cho người mình yêu thương.
28 Tháng Tư 2023(Xem: 3914)
Như đồng cảm với chúng tôi, ngày 30 tháng 4 hàng năm, giữa mùa Xuân ở Mỹ, mà trời vẫn đầy mây xám. Và nỗi đau năm xưa vẫn nhói lên ngút ngàn, chất ngất.....
27 Tháng Tư 2023(Xem: 2919)
Câu chuyện vượt biên, đến trại tỵ nạn, qua bao nhiêu năm, tôi chưa bao giờ kể lại. Những tưởng là ký ức đa vùi sâu dưới lớp bụi mờ, bỗng trở về trong tháng 4 như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua.
27 Tháng Tư 2023(Xem: 3420)
. Ngày ngày anh Sáu xách cái ba lô tiền sử đó theo các chị bên công đoàn vận động các gia đình công nhân trong kế hoạch. "MỘT GIA ĐÌNH CHỈ ĐƯỢC CÓ HAI CON."
22 Tháng Tư 2023(Xem: 3433)
Đã 48 năm qua, nhưng mỗi lần tháng tư đến lòng tôi vẫn chùng xuống, nỗi đau đớn, xót xa lại trở về.
16 Tháng Tư 2023(Xem: 3589)
Đại tá Bùi Cửu Viên đã rời khỏi VN trên chiếc HQ 801 và đã giúp soái hạm HQ 01 an toàn tìm về bến tự do Anh trở thành vị hạm trưởng bất đắc dĩ lần cuối cùng lái con tàu ra khơi tìm tự do
11 Tháng Tư 2023(Xem: 3673)
chúng tôi luôn có trong tim: “Quảng Bình là quê hương”, là nơi quê cha đất tổ và luôn mong ước có ngày được bước những bước trên vùng đất thân yêu nầy.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 5167)
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 4937)
Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”.
09 Tháng Tư 2023(Xem: 3443)
Ngàn giot lệ rơi của Dung Krall không chỉ khóc cho đất nước Việt Nam mà còn khóc cho một người cha đã đi lầm đường.
02 Tháng Tư 2023(Xem: 3770)
Hôm nay giỗ anh, thấm thoát đã 52 năm, hơn nửa thế kỷ của đời người, sao nỗi đau về, như mới hôm qua… cơn nắng ngày nào vẫn còn nguyên trên da thịt, trên tóc, trên vai, trên những vòng khăn tang cuốn vội
02 Tháng Tư 2023(Xem: 3836)
Phải chăng tiếng đàn tranh du dương réo rắt của bác Bảy và tiếng hát ngọt ngào mùi mẫn của các ca sĩ đường phố, đã tạo nên cái hồn văn hóa của người dân phố thị
31 Tháng Ba 2023(Xem: 3660)
Anh An đã mất đi hơn 49 ngày rồi nhưng hình ảnh của anh vẫn ở trong tâm trí của gia đình và bạn bè. Chúc anh An an nghĩ nơi cõi Phật, You will be missed!
24 Tháng Ba 2023(Xem: 3628)
Tôi cám ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình tôi. Hệ thống chăm sóc y tế giúp tôi tuổi đời vui vẻ ít bệnh tật. Đời sống văn minh khiến tôi lạc quan có nhiều bạn bè, tận hưởng tuổi vàng an vui yêu đời