Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN

05 Tháng Ba 202110:49 CH(Xem: 10530)
Phan Phú Hiệp - TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN


TIÊN H
C L, HU HC VĂN

 

Gần đây tôi nhận được email từ một người bạn thân ở VN có mấy đứa cháu ngoại trong độ tuổi đi học tâm sự với tôi rằng các cháu học sinh bây giờ thông minh và năng động lắm, các cháu dễ dàng bắt nhịp với kiến thức mới, nhưng bạn lại canh cánh nỗi lo về một vấn nạn phổ biến hiện nay là tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng mọi lúc, mọi nơi. Đó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề giữa các học sinh, xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh đấm, bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, thậm chí xé quần áo tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội...).


bao hanh hoc duong

Bạo lực không chỉ xảy ra giữa học sinh với nhau mà còn diễn ra trong mối quan hệ thầy trò: thầy cô bạo hành học sinh, còn học sinh thì lăng mạ sỉ nhục thầy cô. Đỉnh điểm của sự băng hoại về đạo đức là gần đây có trường hợp một học sinh lớp 8 đã hỗn xược, buông lời thô tục chửi rủa và vung tay tát vào mặt cô giáo do bị tịch thu điện thoại trước sự chứng kiến của bạn học cùng lớp.

Rồi bạn tôi so sánh: "... bằng độ tuổi học sinh như các cháu, ngày xưa tụi mình hiền lành và ngoan ngoãn hơn nhiều..."  Về điểm này, tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.

Theo tôi, bạo lực học đường xảy ra do nhiều nguyên nhân: do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường còn thiếu sót trong việc giáo dục nhân cách học sinh.... Trong đó, yếu tố giáo dục từ học đường là quan trọng nhất. Nếu một hệ thống giáo dục xây dựng trên nền tảng bạo lực qua các câu chuyện cổ tích, trong các mẫu chuyện truyền thống, trong các giai thoại văn học, cả trong toán học... Thường xuyên bị tiêm nhiễm vào đầu những thái độ thù nghịch, hận thù, bạo lực qua trang sách như vậy, thêm vào đó là ảnh hưởng bởi các game bạo lực, gia đình xung đột bất hòa... thì một đứa trẻ sẽ khó phát triển một cách bình thường. Nó sẽ dễ dàng là một đứa học sinh hung hăng thích hành xử bạo lực khi lớn lên.  

Thế hệ chúng tôi may mắn là được hấp thụ nền giáo dục miền nam VN trước 1975, tuy ngắn ngủi nhưng nó thật sự là nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trung thực và hiền lương.

Tinh thần chung của nền học vấn miền nam lúc bấy giờ là phải học lễ trước rồi mới học văn, tức coi việc rèn luyện đức – trí là quan trọng như nhau, nhưng đức phải ưu tiên đi trước một bước. Vì vậy thời đó, trường nào cũng có câu “tiên học lễ, hậu học văn” treo ở những vị trí quan trọng nhất trong mỗi phòng học. Nhờ vậy, tinh thần trọng lễ không chỉ luôn ở trong nhận thức của thầy cô, của học sinh mà còn lan tỏa rộng khắp mọi giai tầng xã hội, tạo thành xu thế học hành chú trọng cả đức lẫn tài để trang bị đầy đủ cho học sinh trở thành những người hữu dụng với bản thân, gia đình, xã hội sau này. Qua đó, chương trình môn đức dục bậc tiểu học ngày ấy là xây dựng nội dung các bài học về đạo đức qua các bộ sách "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" hoặc bộ sách "Em tập tính tốt" từ lớp 2 đến lớp 5, trước khi học môn công dân giáo dục tại các lớp cao hơn ở bậc trung học, nhằm dạy cho học sinh phải biết lễ, nghĩa, liêm sỉ, phải biết thờ mẹ, kính cha, nhường nhịn anh, chị em trong nhà trước khi dấn thân phục vụ xã hội.

Tien hoc le 2 (1)

Ngày đó, tôn ti, trật tự xã hội được tôn trọng, dân chúng miền nam VN hiền hòa ai cũng biết lễ nghĩa, liêm sỉ, học trò thì kính thầy, mến bạn, hầu như không xảy ra tình trạng bạo lực học đường. Còn việc bất kính với thầy cô thì gần như không có. Hiếm hoi nếu có xảy ra thì sẽ bị dư luận xã hội lên án rất nặng nề. Ngày ấy, là học sinh, chúng tôi sợ nhất là những câu bình phẩm "học trò học dè gì mà hư đốn quá ". Đó là câu xúc phạm nhân phẩm không hề nhẹ đối với học sinh giàu lòng tự trọng như chúng tôi. Do đó, học sinh chúng tôi luôn chú tâm đến việc rèn luyện nhân cách để luôn kiểm soát hành vi của mình cho đúng mực trong đời sống hàng ngày.

Nền giáo dục tiên học lễ hậu học văn ấy đã dạy cho học sinh chúng tôi biết ganh đua để tiến bộ nhưng không ghen ghét đố kỵ để triệt hạ lẫn nhau. Biết phẫn nộ trước cái xấu ác nhưng không quá tàn ác để đáp trả mà sẵn lòng tha thứ bao dung. Đặc biệt nền giáo dục đó giúp cho thế hệ học sinh chúng tôi ngày xưa luôn biết dừng lại đúng lúc trước cái sai với nỗi hổ thẹn và lòng tự trọng - tựa như trang bị cho chúng tôi một "lằn ranh giới hạn đỏ" của nhân cách để tự mình kiểm soát kịp thời hành vi, ngăn chúng tôi không đi quá giới hạn.

Tien hoc le 2 (2)

Các cháu học sinh ngày nay dường như không được giáo dục đầy đủ để tự dựng "lằn ranh đỏ" của nhân cách cho bản thân mình, nhằm phân định rạch ròi ranh giới giữa cái thiện và cái ác. Các cháu không hoặc chưa hiểu đầy đủ tầm quan trọng của nhân cách khi mà sự nhạy cảm, tế nhị, tinh tế có nguồn gốc từ đó. Sự đoan chính, lịch sự, bắt nguồn từ đó. Phẩm giá, tư cách con người cũng hình thành từ đó. Học sinh nếu được giáo dục đầy đủ và rèn nhân cách qua các môn học đức dục và giáo dục công dân ngay từ nhỏ thì khi lớn lên sẽ trở thành người lịch sự, có lòng tự trọng, tế nhị và đĩnh đạc đàng hoàng.

Qua mấy chục năm, khi mà bạo lực học đường, bạo lực ngoài xã hội gia tăng, đạo lý luân thường bị đảo lộn, mọi người mới nghiệm ra là trong lĩnh vực giáo dục mình đã mất mát quá nhiều, hư hoại quá nhiều. Các nhà quản lý giáo dục đã dần dần thức tỉnh ra và tiếc nuối, tìm cách sửa, cải cách. Theo tôi, cách cải cách giáo dục tốt nhất là chỉ cần đi tìm học và áp dụng lại những cái hay cái đẹp của nền giáo dục nhân bản và khai phóng của ngày xưa là đủ. Không cần tìm tòi đâu xa.

Thật vậy, nền giáo dục thời chúng tôi trước đây, đã sản sinh ra những món đồ cổ rất giá trị, thậm chí vô giá, đó là các bài học đức dục, bài học giáo dục công dân thực tiễn nhằm mục tiêu rèn luyện nhân cách cho học sinh mà ngày nay khó mà tìm lại được. Thật tiếc thay!

Phan Phú Hiệp - K15

22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1904)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,
19 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1696)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
17 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5439)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5700)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1921)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5009)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3695)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2290)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2238)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
23 Tháng Mười 2023(Xem: 2616)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
21 Tháng Mười 2023(Xem: 2657)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 2552)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 2584)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2813)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3054)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2931)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2744)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2854)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2759)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 2857)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?