Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 30

18 Tháng Mười 202010:17 CH(Xem: 7363)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 30

NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 30 


Thứ hai 5 tháng 10


Mới đầu tháng 10, nhiệt độ của nhiều nơi ở Đức đã xuống đến 5 độ C (tương đương 41 độ F). Nhiệt độ này  được coi là "mát mẻ" với Germans, nhưng nhiệt độ sẽ dần dần đi xuống trong vòng vài tháng tới.

Chuyện trời lạnh, cả lạnh dưới độ đông đá chỉ có ảnh hưởng ngoài trời. Trong nhà, trong phòng học, ở nơi làm việc luôn có hệ thống sưởi đưa người ta đến nhiệt độ thoải mái để học hành, làm việc, sinh sống, mà không cần phải "mang hia đội mũ", quấn khăn choàng cổ.


Các trường Tiểu học ở Đức ra thông báo cho phụ huynh học sinh khi cho con em mình đến trường nên cho các em mặc áo khoác dày,  mang theo đầy đủ mền, mũ len, khăn choàng, và cả găng tay để đối phó với COVID-19 trong mùa thu, cùng mùa đông (từ giữa tháng 9 năm nay đến trung tuần tháng 3 năm tới).


blank                                   

  Elementary School in Eichenau, Germany - AFP - Getty Images 


Điều khác thường này xảy ra ở Đức vì để đối phó với "thuở trời đất nổi cơn... đại dịch", ở rất nhiều tiểu bang, chính quyền ra chỉ thị các thầy cô giáo thỉnh thoảng phải mở cửa sổ lớp học từ 3 đến 5 phút. Ngay cả cửa ra vào cũng nên để mở để không khí bên ngoài có thể vào pha lẫn với không khí của lớp học, tránh một "indoor air" có thể "chứa" Coronavirus do những người trong phòng thở ra.


Chỉ cần nhiệt độ bên ngoài dưới 40 độ F (khoảng 4 độ C) là bạn sẽ thở ra khói khi bước từ trong nhà  ra ngoài. Ở Đức, vào cuối thu, đầu đông, chuyện nhiệt độ xuống dưới 0 độ C là chuyện bình thường. Nhưng chuyện  để cửa lớn mở trong mùa đông, và lâu lâu phải mở cửa sổ vài phút là chuyện rất bất thường, chưa bao giờ xảy ra.


Do vậy, một số chuyên gia đã cho là "Luật lệ gì mà vô lý vậy!", hay dịu dàng hơn thì lên tiếng "Luật này này là một mối nguy hiểm cho sức khỏe trong thời tiết lạnh giá của mùa Đông".


Nhưng "phép vua vẫn thua lệ làng" nên ở các địa phương của Đức, khi các em nhỏ đi học phải đem theo đủ thứ như các chiến sĩ mang ba lô ra trận. Chỉ có khác là đây là một trận chiến với kẻ thù vô hình Coronavirus, không một ai có kinh nghiệm, và biết nhiều về về cơn đại dịch của thế kỷ 21, nên cùng với nhân loại, mỗi người phải theo luật lệ để giữ an toàn cho cá nhân, gia đình, và cả xã hội.


Chắc chắn là luật sẽ thay đổi tùy theo tình hình sức khỏe của dân chúng từng địa phương. Xin cùng kiên nhẫn ẩn mình chờ đến lúc có vaccine, như loài gấu trắng  ngủ vùi trong hang suốt mùa đông trốn cái lạnh băng giá của Bắc cực.


***


Thứ ba 6 tháng 10


Bị chứng tự kỷ (autism) bẩm sinh, Ussayid, 19 tuổi, nghe và hiểu nhiều thứ, nhưng rất khó khăn cho em diễn tả ý nghĩ mình bằng lời nói. Thay vào đó, em biểu lộ cảm tưởng của mình bằng màu sắc.


Năm Ussayid 6 tuổi, ba em mất, thân xác chỉ là những mảnh vụn, bị trộn lẫn với thi thể những người khác, trong một vụ xe hơi bị đặt bom ở Iraq. Không biết Ussayid hiểu gì trong mất mát rất lớn của hai mẹ con em, nhưng em chỉ dùng cây viết chì sáp màu đen trong hộp crayon đủ màu của mình. Mỗi hộp viết đủ màu mẹ em mua cho, tất cả các cây viết khác vẫn còn mới nguyên, trong khi cây màu đen đã cụt ngủn. Cả năm sau cái chết của Ba em, em mới dùng lại những màu khác.


Giữa năm 2020, COVID-19 hoành hành cả địa cầu. Ở một góc Iraq, sắp bước vào tuổi hai mươi, Ussayid bắt đầu trở lại với màu đen buồn bã, bi quan.


Khi con số bệnh nhân của đất nước (chỉ có khoảng 40 triệu người) lên đến hơn 400 ngàn người, nghĩa là 1/10 dân số bị nhiễm cúm Tàu, và gần 10 ngàn người đã thiệt mạng vì đại dịch, thì cả mẹ và cha dượng của Ussayid cũng bị Coronavirus tấn công.


blank blank

                                          Courtesy of Nahla Nadawi (Ussayid’s Mom) and CNN


Cậu thiếu niên 19 tuổi bị bệnh tự kỷ trở thành người chăm sóc cho cả hai bệnh nhân COVID-19 tự cách ly ở trong nhà.

(Tưởng cũng nên biết ở Iraq, khi người dân bị nhiễm COVID-19, họ phải "tự lo thân". Chuyện nằm bệnh viện và được chăm sóc kỹ càng cho bệnh nhân đại dịch gần như là "chuyện trong mơ".)


Mặc dù được hàng xóm thương tình giúp đỡ, mang thức ăn nấu sẵn đến đặt trước cửa nhà, Ussayid vẫn phải đi chợ mua thức ăn theo danh sách mẹ đưa ra.

Cậu bé  tự kỷ, đến chợ trên một chiếc xe đạp, không nói một tiếng, chìa ra cái list Mẹ đã liệt kê, và mấy tờ giấy bạc cho người bán hàng. Họ thương tình bỏ đồ vào bao nylon, trả tiền thối lại cho em. Ussayid đạp xe về nhà, bỏ thức ăn trước cửa nhà. Người hàng xóm mang về nấu, rồi lại mang thức ăn để trước cửa.Cậu bé mang vào, chia thành ba phần, cho cha dượng, mẹ, và chính mình. Mỗi người ngồi một góc "ăn để sống". Sau bữa ăn , Ussayid dọn rửa, pha nước chanh rất chua (theo hướng dẫn của Mẹ) cho hai người lớn đang chiến đấu với Coronavirus. Như một chở che của Thượng đế, cậu bé tự kỷ không hiểu biết nhiều, nhưng không bị lây bệnh, lại còn biết săn sóc cho người khác.


Cuộc sống rất khác thường như vậy quay đều cả nửa tháng, không ai nói với ai tiếng nào, vì Ussayid mang chứng tự kỷ, và vì người ta sợ bị lây dịch bệnh. 

Không hiểu Ussayid nghĩ gì, hiểu được bao nhiêu về đại dịch cúm Vũ Hán nhưng cậu lại vẽ những bức tranh có cây cối toàn màu đen, thay vì màu xanh như trước.


Trong lo buồn, mẹ của Ussayid có niềm vui nhỏ là cậu con trai tự kỷ của mình làm được nhiều điều, "giỏi" hơn tưởng tượng của mọi người.


Xin góp phần cầu nguyện cho cái gia đình nhỏ chỉ có ba người, mà chỉ có một thiếu niên tự kỷ còn khỏe mạnh, phải săn sóc cho hai người còn lại đang bị nhiễm Coronavirus.

Hy vọng, Ussayid sớm vẽ lại những cây dừa màu xanh lá cây như bản chất của nó.


Ở Iraq, những câu ngạn ngữ Việt Nam "Lá lành đùm lá rách", "Bán anh em xa, mua láng giềng gần”... cũng được minh họa rất rõ ràng, ngay cả giữa màu đen của đại dịch.

  

***


Thứ tư 7 tháng 10


Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Khoa học quốc gia CSIRO của Úc vừa đưa ra một kết quả làm người nghe "nổi da gà": Coronavirus có thể tồn tại trên các mặt phẳng như Cellphone, hay các "touchscreen", kim loại, thủy tinh, và ngay cả các banknotes đến 28 ngày ở nhiệt độ trong nhà: 20 độ Celsius (68 độ Fahrenheit).  

Ở 86 độ F, SARS-CoV-2 có thể sống được đến 7 ngày;  khi nhiệt độ tăng đến 104 độ F, vi khuẩn này "chỉ có tuổi thọ"  một ngày (24 tiếng đồng hồ) .


Với các bề mặt ít phẳng lặng hơn, và mềm hơn như vải, cotton, đời sống của Coronavirus kéo dài đến 14 ngày ở nhiệt độ thấp (của AC, của mùa đông..) và chỉ có thể tồn tại 16 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ cao nhất cho cơ thể con người (104 độ F/ 40 độ C).


 Có lẽ vì vậy mà trong lúc này tìm mua được Isopropyl Alcohol 91% (vốn dĩ rất rẽ và bán đầy dẫy ở các cửa tiệm từ nhỏ đến lớn) cũng khó gần bằng "mò kim đáy biển”. Mỗi tối, chúng tôi phải dè xẻn từng giọt để lau chùi Iphone và laptop của mình. 


Tuần qua, một số vaccine đang trong giai đoạn (3 hoặc 4) thử nghiệm bị ngưng lại vì có người được chích thuốc thử nghiệm bị phản ứng phụ nhiều hơn dự tưởng. Khi được phỏng vấn về điều này, Bác sĩ Anthony Fauci Giám đốc Viện Nghiên cứu Bệnh Truyền nhiễm của Mỹ đã làm cho mọi người yên tâm hơn khi ông cho là việc này vẫn thường xảy ra trong quá trình thử nghiệm bất cứ loại thuốc chủng ngừa nào. Ông cho biết “When that happens, we jump all over that” (khi điều này xảy ra, tất cả các nhà khoa học tìm hiểu ngay lập tức.)

Và khi có nhiều người cùng nghiên cứu thì giải pháp tối ưu sẽ được tìm thấy không lâu. Cũng theo Bác sĩ Fauci, vào tháng 11 hoặc 12, chắc chắn sẽ có ít nhất một viện bào chế chứng minh được vaccine của họ an toàn và sẽ có khoảng vài triệu liều thuốc chủng ngừa được sản xuất trong năm nay. Ông cho là thuốc chủng ngừa sẽ sẵn sàng cho hầu hết mọi người vào tháng 4 năm 2021.


Như thế, nhân loại sẽ phải chịu đựng cả một mùa thu và mùa đông khắc nghiệt sắp tới. Những trận đánh trước lúc kết thúc chiến tranh thường vô cùng tàn khốc, thiệt hại nhiều sinh mạng. Xin cùng góp phần nhỏ nhoi của mình vào cuộc chiến chống COVID-19 bằng việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách giao tiếp xã hội ít nhất là  hai mét.


***


Thứ năm 8 tháng 10


Sau khi Pháp lên đứng đầu một cái bảng xếp hạng của Châu Âu không ai muốn đứng trên, đạt đến hơn 22 ngàn người nhiễm Coronavirus trong một ngày, Thủ tướng Jean Castex ban hành lệnh giới nghiêm mỗi ngày từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau bắt đầu từ thứ bảy tuần này ở thủ đô Paris và các thành phố lớn: Lyon, Lille, Toulouse, Montpellier, Saint-Etienne, Marseille, Rouen, Aix-en-Provence, và Grenoble.

 

Ngay sau đó, Bộ trưởng Nội Vụ Gerald Darmanin cũng cho biết sẽ gởi ra 12 ngàn cảnh sát vũ trang đầy đủ để giám sát việc thi hành giới nghiêm. Ai vi phạm lệnh giới nghiêm lần thứ nhất sẽ bị phạt 135 euros (tương đương 157 Mỹ kim), đến lần thứ ba thì sẽ "được nghỉ mát" trong tù đến ba tháng, và phải đóng tiền phạt lên đến 3750 euros (khoảng USD 4387)


Cũng ở Châu Âu, Anh nâng mức báo động COVID-19 lên mức độ cao hơn. Người dân ở Luân Đôn không được phép ngồi ăn với người không ở cùng nhà với mình tại nhà, cũng như ở các nhà hàng. Nghĩa là Londoners  không thể đi ăn ở nhà hàng với bạn bè, ngay cả thân nhân không ở cùng nhà với mình, để ngăn ngừa mức độ lây lan đang tăng cao vào mùa thu ở Anh.

Tưởng cũng nên biết, cả nước Anh vẫn đang áp dụng luật "rule of six":  khoảng cách 6 feet an toàn cho giao tiếp xã hội, và không được tụ họp nhiều hơn 6 người ở nơi công cộng. 


blank


Người đi làm, các hoạt động thiện nguyện, và các đám cưới, đám ma được miễn trừ điều hai của "rule of six" nhưng phải vẫn ở cách nhau ít nhất là 6 feet.

Tiền nộp phạt cho bất cứ ai vi phạm"rule of six" (kể cả du khách đến thăm Anh quốc) là £100 (tương đương USD 129) lần thứ nhất. Tiền phạt này tăng gấp đôi cho mỗi lần vi phạm kế tiếp (lần thứ hai sẽ bị phạt £200, tiền phạt lần thứ ba sẽ là £400, lần thứ tư : £800...), lên đến mức cao nhất là £3,200 (khoảng hơn bốn ngàn mỹ kim).


Chỉ mới bước vào tuần lễ thứ ba của mùa thu, 80% các nước Châu Âu đã ghi nhận con số bệnh nhân COVID-19 gia tăng đáng lo ngại tăng dần đều đều mỗi ngày. Ở mọi nơi, người có trách nhiệm đang phải nghĩ đến phương án hạn chế sự lây lan cho dù phải trả giá rất đắt bằng suy sụp kinh tế, và giới hạn tự do.


***


Thứ sáu 9 tháng 10


Các nhà nghiên cứu ở Đan Mạch vừa phổ biến nghiên cứu của họ trên  473,654 người thuộc nhóm máu O có COVID-19 test từ tháng 2 đến tháng 7 ở nhiều nơi trên thế giới, chỉ có 7,422 người trong số này bị kết quả dương tính (bị nhiễm cúm Tàu). *

Cùng nghiên cứu đề tài này, Bác sĩ Roy Silverstein,  trưởng khoa Y của Medical College of Wisconsin cho biết người có nhóm máu O sẽ có nguy cơ bị nhiễm COVID-19 thấp hơn những người thuộc các nhóm máu khác.*


Những người thuộc nhóm máu O ít bị nhiễm SARS-CoV-không có nghĩa là được miễn nhiễm- hơn là những người có máu A , hay nhóm máu AB.

 

Một nghiên cứu khác nhỏ hơn của các nhà nghiên cứu ở Canada trên 95 bệnh nhân COVID-19 phải nằm trong ICU (khu vực chăm sóc đặc biệt) ở Vancouver từ tháng 2 đến tháng 4 cho thấy hầu hết những bệnh nhân thuộc máu A hay nhóm máu AB phải thở bằng ventilator (máy trợ thở) và phải "tạm trú" trong ICU lâu hơn những bệnh nhân có máu O hoặc  máu B,


Máu O đúng là thuộc loại "máu quý tộc", có thể cho đi tất cả mọi người, nhưng chỉ nhận lại từ người cùng nhóm máu, nên có lẽ đây cũng là một phần thưởng của Thượng đế dành cho những người "cho nhiều hơn nhận"


* published in the journal Blood Advances, a publication of the American Society of Hematology.


***


Thứ bảy 10 tháng 10


Mất mười năm trời dài đăng đẳng, vừa học, vừa làm, Jaines Andrades đã đạt được ước nguyện của mình: cô vừa trở thành một Nurse Practitioner  (Y tá cao cấp, có thể viết toa thuốc cho bệnh nhân như bác sĩ) 


Mười năm trước, Cô được Baystate Medical Center ở Springfield, Massachusetts thuê vào làm công việc quét dọn. Cô quen thuộc với từng phòng của bệnh viện, và nguyên tắc vệ sinh áp dụng cho từng khu vực.


Có chí cầu tiến, Jaines vừa đi làm toàn thời gian, vừa đi học part time. Cô trở thành Registered Nurse (RN) sau 5 năm vất vả. Baystate Medical Center hiểu tinh thần trách nhiệm và ý chí của Janes nên Cô được thăng tiến thành y tá  RN .


Chưa dừng ở đó, Jaines học thêm chuyên môn hai năm nữa để có bằng cấp cao hơn, và trở thành Nurse Practitioner (NP), chuyên môn cao hơn, lương nhiều hơn, và công việc nhàn hạ hơn RN.


Thời gian còn là một người quét dọn, Cô có dịp thấy và hiểu công việc của từng người trong bệnh viện, và nung nấu ý chí để đạt được ước mơ của minh.

Đoạn cuối của hành trình gian nan này, Cô phải đối phó với đại dịch trong bổn phận của "một nhân viên ở tuyến đầu", một Registered Nurse phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Công việc không những chỉ vất vả mà còn cộng thêm nguy cơ bị lây nhiễm trong thời đại dịch.

Nhiều y tá đã bị nhiễm COVID-19, một số đã bị Coronavirus cắt ngắn cuộc đời. Jaines kiên trì làm việc cẩn thận, và hoàn tất lớp cuối cùng của chương trình master.


Vào ngày 28 tháng 9, Jaynes tự hào bước vào "nơi chốn đi về" của mình trong 10 năm qua với một tư cách mới: Nurse Practitioner  trong bộ phận Trauma Surgery của Baystate Medical Center.

Cô giữ đủ cả ba thẻ nhân viên qua ba vị trí làm việc khác nhau của Cô ở cùng một bệnh viện như những kỷ niệm đẹp của một thời gian nan, nhưng rất đáng tự hào.


blankblank

 Courtesy of Jaines Andrades and GMA


Con đường đến thành công của Jaines  được hỗ trợ bằng chính sức lao động, và nỗ lực của bản thân, khá gian nan nhưng Cô đã đến đích, đạt được ước mơ. Cô đáng được trân trọng hơn những người đi đến thành công bằng con đường êm ái được cha mẹ trải sẵn thảm đỏ. 


***

 

Chủ Nhật 11 tháng 10


Chad Dorill bước vào năm thứ hai Đại học với tất cả lớp học online ở Appalachian State University ở North Carolina.

Theo đuổi chuyên ngành "Exercise Science" nên Chad có một nếp sống rất lành mạnh, không hút thuốc, không uống bia, không uống rượu, và tập thể dục mỗi ngày. Mới năm ngoái, Chad không những chỉ là một cầu thủ giỏi mà còn là đội  trưởng của đội bóng rổ trường Trung học Ledford ở Thomasville, North Carolina.


Anh thanh niên 19 tuổi thuê một apartment, sống ở một nơi gần trường học. Đầu tháng 9, Chad bị sốt, và có những triệu chứng như cúm. Anh đi thử nghiệm, có kết quả dương tính với COVID-19 vào ngày 7 tháng 9. Chad quay về nhà cha mẹ, tự cách ly, không tiếp xúc với bất cứ ai. 

Sau hai tuần, gần như hoàn toàn hồi phục sức khỏe, được bác sĩ cho phép, Chad trở lại nơi cư ngụ gần trường. Chỉ vài ngày sau, Chad lại bị sốt nặng hơn lần trước, cha mẹ của anh đến, chở Chad vào bệnh viện. Lúc đó, cậu thanh niên trẻ đã không còn có thể tự bước ra xe.   


Chad được điều trị ở khu ICU của bệnh viện. Cứ tưởng là với một thanh niên 19 tuổi, có nếp sống lành mạnh như vậy thì thời gian hồi phục sẽ ngắn hơn các bệnh nhân COVID-19 cao tuổi. Nhưng không ngờ, Chad vĩnh viễn ra đi vào ngày 28 tháng 9 chỉ sau vài ngày nằm bệnh viện. 


Các Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp rất hiếm có. Chad qua đời vì một biến chứng hiếm hoi của COVID-19, thay vì tấn công vào hệ thống hô hấp của đa số bệnh nhân, Coronavirus đã tấn công não bộ của Chad. 


blankblank

              In Memory of Chad James Dorill (2000-2020)


Bạn học của Chad, ở cả Trung học, và Đại học đã tưởng nhớ chàng thanh niên trẻ chưa đến 20 tuổi, bị Coronavirus cắt ngắn cuộc đời còn rất trẻ với khẩu hiệu "I wear my mask for Chad".


Cha Mẹ của Chad cũng khẩn cầu mọi người đeo khẩu trang vì "... nếu COVID-19 có thể lấy đi cuộc đời của một thanh niên mới 19 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thì tất cả mọi người phải rất cẩn thận đề phòng đại dịch"


Cuộc đời rất ngắn ngủi của Chad sẽ nhắc nhở các bạn trẻ luôn đeo khẩu trang  để tự cứu mình, giúp người chung quanh; cùng nhận ra cuộc đời khá mong manh trong, và cả sau đại dịch. 

Mong Chad Dorill được yên nghỉ ở thế giới chỉ có thiên thần.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Trung tuần tháng 10/ 2020




21 Tháng Giêng 2014(Xem: 32789)
....nhất là với các bạn trẻ rằng mặc cho những sự bộn bề về các giá trị đạo đức trong nền giáo dục VN hiện tại, nơi đây vẫn còn tồn tại một tình cảm đẹp đẽ và cao quý trong mối quan hệ Cô và Trò...
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 37396)
Bài tạp ghi sau đây, ký dưới bút hiệu Hạnh Viên, đã được bạn Nguyễn Thị Minh Thủy viết và đăng làm ba kỳ trong thời gian tác giả phụ trách mục “Cảm Niệm” trên một nhật báo ở Nam California.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 31240)
Khi bạn bè chúng tôi họp mặt tân niên, nhóm Anh Văn khóa 9 CHS NQ cũng có cuộc họp tân niên ở Bửu Long. Hi vọng rằng sẽ có sự kết nối yêu thương thêm nữa cho những lần sau, vì chúng tôi cũng đã đã có lần gặp gỡ.
15 Tháng Giêng 2014(Xem: 34241)
Ở trên đời có những mối tình như cơn lốc, khi qua rồi thì để lại những tàn phá đau thương. Cũng có những mối tình đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm và sâu sắc...
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 38582)
Tựa đề: Gọi Nhau Mùa Đông. Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông. Trình bày: Tác giả và Quỳnh Dao.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 37429)
Là một người khách không mời trong đêm từ giã năm 2013, tôi đã cùng thầy Phạm Gia Hưng từ Virgina, và hai đàn anh Lữ Công Tâm, Ma Thành Tâm cùng count down đón mừng năm 2104 tại nhà thầy Mai Kiến Phúc.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 40052)
Tất cả anh chị em tôi đã sẵn sàng, một buổi sáng Chủ nhật tươi hồng đang mời gọi… Bên dòng sông Đồng Nai thơ mộng, anh chị em tôi sẽ hát vang vang “Nào về đây ta họp mặt cùng nhau.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 34671)
Niềm vui mãi dâng trào hòa chung niềm vui của người tuổi thọ bác Ma Phiếu với người thầy kính mến Phạm Gia Hưng và từng người anh, người bạn, người em luôn hân hoan với mùa “Giáng Sinh Bên Đời”
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 40783)
Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 36031)
Tựa đề: Giòng Sông Tôi Và Em Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 39254)
thiếu mặt Mai Trọng Ngãi nên ai cũng ngần ngại và từ chối xin dành lại năm sau. “Rượu ngon không có bạn hiền” cũng như sinh hoạt Ngô Quyền không có tiếng cười vui.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 44433)
Mùa Xuân 2014 Giáp Ngọ lại sắp trở về cùng với nàng tiên áo trắng. Xin mời quí anh chị em cùng thân hữu hãy thưởng thức những mùa hoa cũ để đón chào ngày mới.
14 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 37613)
Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 51843)
Hứa thì hứa với lòng mình nhưng rồi viết vẫn viết khác và lời hứa bay đi, café, mưa và căn nhà ngói đỏ lúc nào tôi cũng thấy như ẩn như hiện trong các truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn-Xuân Hoàng.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 37758)
Đi vào “Căn nhà ngói đỏ” là đi vào một Việt Nam đầy binh đao, ly tán, ngậm ngùi, hấp hối. Ở lại “Căn nhà ngói đỏ” là đối mặt với một quá khứ...
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38179)
(*Cảm tác từ bài thơ TẠ TÌNH của Tưởng Dung... em tặng chị...! )... xin hãy chỉ nốt cho em, bài học cách nào để uống viên thuốc thời gian, cho em buông lơi được, cho em quên được, cho em chết mất được một nửa trái tim mình đã thuộc về anh...
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 45547)
Tình của Cu Bưởi lại khác, vẫn treo lưng lửng giữa chừng, kết thúc cũng được, gọi tồn tại cũng chẳng sai. Cái di chứng của mối tình đầu còn ảnh hưởng anh ta đến tận bây giờ.
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 42291)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: GIÒNG SÔNG TÔI VÀ EM - Nhạc và Lời Phạm Chinh Đông - Tác giả trình bày
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48149)
(lan man theo “Không Còn…” của Tưởng Dung ... Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 42574)
Tôi hay tin trễ, Thầy Trần Văn Tài qua đời không lâu, sau ngày tôi tình cờ gặp lại Thầy ở Trảng Bom. Những dòng chữ muộn màng này, thay nén nhang thơm tôi và các bạn lớp 10B4 năm xưa kính nhớ Thầy.