Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Mộng Tú - BÀI THƠ TRÊN MỘ CỦA HEMINGWAY

10 Tháng Chín 202012:51 SA(Xem: 11038)
Trần Mộng Tú - BÀI THƠ TRÊN MỘ CỦA HEMINGWAY


Bài thơ trên mộ của Hemingway 
Trần Mộng Tú


blank



Hầu như người Mỹ nào ít nhất cũng một lần nghe hay nói đến tên ông, Ernest Hemingway, nhà văn người Mỹ nổi tiếng đoạt giải Nobel văn chương năm 1954. Là một người thành công trên sự nghiệp nhưng đời sống cá nhân không lấy gì làm vui: bốn lần lập gia đình, ba lần ly hôn. Ông sinh trưởng trong một gia đình mang bệnh trầm cảm di truyền và còn mang luôn truyền thống “tự tử.” Cha, hai người chị, cháu nội của ông và bản thân ông, đều chết bằng cách tự giết mình. Ernest Hemingway, trong những năm cuối của đời mình, với sự suy sụp cả thể xác lẫn tinh thần: bị phỏng nặng trong hai tai nạn xe cộ, bị bệnh gan, bệnh tim, bệnh phổi và nghiện rượu, bệnh trầm cảm (depression), ông tự tử bằng cách bắn vào miệng, ba tuần lễ trước sinh nhật thứ sáu mươi hai của mình.


Ông bắt đầu sự nghiệp viết báo từ năm 17 tuổi. Thời Đệ Nhất Thế Chiến, ông ở trong quân đội, là tài xế xe cứu thương ở mặt trận Ý. Khi về lại Mỹ ông làm việc cho báo Canadian American. Khi phong trào Greek Revolution xẩy ra, ông được gửi lại sang Âu Châu để làm phóng sự. Ông dùng những kinh nghiệm quân đội làm nền tảng cho những tác phẩm của mình. Ở tuổi 25 ông đã nổi tiếng với The Sun Also Rises (1926). Sau đó, những tác phẩm xuất sắc lần lượt ra đời như: A Farwell to Arms (1929), For Whom The Bell Tolls (1940)… Tác phẩm đặc sắc nhất là truyện ngắn: The Old Man and the Sea, viết năm 1952, năm sau đoạt giải Pulitzer. Hemingway đoạt giải Nobel Văn Chương, 1954.

Những bài phóng sự, truyện dài, truyện ngắn, nổi tiếng của người đàn ông tài hoa này, nếu đem cộng lại có cả hàng ngàn, ngàn trang giấy. Chắc chắn, ông yêu các tác phẩm của mình, những nhân vật trong truyện, những đối thoại chuyên chở tư tưởng của mình. "Cá, …..Ta sẽ đương đầu với mi cho đến chết.” *, ngư ông nói với cá như vậy sau bao nhiêu tiếng vật lộn với cá hay tác giả nói với chính cuộc sống mình? Những nhân vật tiểu thuyết của ông đều mang chính ông trong đó. Nhân vật Federic Henry trong A Farwell to Arms, cũng là một trung úy lái xe Ambulance như ông từng đảm nhiệm trong quân đội. Federic đã yêu, đã chiến đấu như chính ông đã yêu, đã chiến đấu. Nơi chiến trường không có Thượng Đế kiểm soát con người, không công lý, không đạo lý, cứ chém, giết, thế thôi.

Trong For Whom the Bell Tolls, nhân vật Robert Jordan đi đặt chất nổ đánh sập cầu, loay hoay mãi với ý định có nên tự tử không nếu bị bắt, cũng dựa trên kinh nghiệm của Ernest Hemingway khi ông ở trong quân đội. Hai mươi năm sau ông áp dụng cho chính mình: tự tử.

Nhà văn đã gửi tất cả kinh nghiệm sống của mình từ năm 17 tuổi vào trong những tác phẩm của mình, nên tiểu thuyết của ông rất “thật”. Bao nhiêu tinh hoa, tài năng cũng như cay đắng của ông rải rác gửi vào những nhân vật tiểu thuyết. Cuối cùng ông thoát ra ngoài những nhân vật của mình bằng cách tự kết liễu đời mình.

Người ta nói những “nhà văn lớn” họ không bao giờ hài lòng với chính mình, giấc mơ của họ luôn luôn vượt trên tài trí họ, càng nổi tiếng càng thấy trống rỗng, càng thấy cái hào quang mình đuổi theo chỉ là ảo ảnh.

Những tác phẩm của họ thiên hạ trân quý, thực ra chưa đúng với tiêu chuẩn chính họ kỳ vọng ở mình. Họ thất vọng và họ tự hủy mình.

Yasunari Kawabata, nhà văn đầu tiên của Nhật đoạt giải Nobel văn chương, nổi tiếng với những tác phẩm: Tiếng Rền Của Núi (The sound of The Mountain), Đẹp và Buồn (Beauty and Sadness) Ngàn Cánh Hạc (Thousand Cranes)... cũng có giả thuyết ông tự kết liễu đời mình bằng hơi ngạt (gas) ở tuổi 71.

Nhắc đến Ernest Hemingway, mọi người hầu như chỉ nhắc đến những tác phẩm văn xuôi đã tạo nên tên tuổi của ông. Người ta không biết rằng, song song với những tác phẩm “nặng kí”, ông còn làm thơ, và làm thơ khá nhiều.

Bài thơ ông viết “Điếu” một người bạn, (Gene Van Guilder) chỉ có sáu dòng ngắn nhưng nói lên được điều mơ ước giản dị nhất của lòng ông. Viết cho bạn cũng là viết cho chính mình. Bài thơ ngắn này đã được khắc trên bia mộ ông trong nghĩa trang, nằm ở cuối phía bắc, thành phố Ketchum thuộc bang Ohio, là nơi ông cư ngụ cuối cùng.


  • Best of all he loved the fall
    The leaves yellow on the cottonwoods
    Leaves floating on the trout streams
    And above the hills
    The high blue windless skies
    Now he will be a part of them forever

    Chàng yêu nhất mùa thu
    Những chiếc lá vàng trên cây bông gạo
    Những chiếc lá bập bềnh trong dòng suối cá hương
    Yêu những mảnh trời cao xanh lặng gió
    Mãi trên cao trên tít những ngọn đồi
    Giờ đây chàng là một phần của tất cả đến muôn đời

bia Hemingway


Mùa thu, mùa ông thú nhận là mình yêu nhất: Best of all he loved the fall. Chàng đứng đó với những cây bông gạo đang nhuộm vàng những chiếc lá, những con suối chàng vẫn câu cá hương, ở đó bây giờ đang trôi bập bềnh những chiếc lá thu, những mảnh trời xanh trong vắt vút trên cao, tắp tít vắt ngang những ngọn đồi, nơi trái tim mơ mộng của chàng hay gửi tới. Nếu một ngày nào đó, chàng nằm xuống như người bạn chàng nằm xuống hôm nay thì chàng sẽ ao ước điều gì?

Khi nằm xuống thân thể chàng thoát ra khỏi những đau đớn của bệnh tật, trí óc chàng bay bổng trên cao, nó không kéo chàng vào cái thế giới hoang loạn nữa. Trong dịu dàng của đất, chàng mềm mại ra, chàng tan từ từ, chàng là lá vàng, là cây bông gạo, là suối, là cá hương, là ngọn đồi, là những mảnh trời xanh lặng gió. Hay cũng chính trong dịu dàng của đất, tất cả những thứ đó tan ra thành chàng. Giờ đây chàng là một phần của tất cả đến muôn đời.

Hình như Thơ bao giờ cũng là nơi tâm hồn người ta tìm đến cuối cùng.


Trần Mộng Tú


Nguồn: http://www.diendantheky.net

 
21 Tháng Chín 2013(Xem: 59479)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 62976)
ChsNQ khóa 1 đến thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng và Thầy Phan Thông Hảo
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53698)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57555)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 54932)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 46986)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
06 Tháng Chín 2013(Xem: 78231)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 60278)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 45108)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 68626)
Đã thành thông lệ, sau lần họp mặt với bạn bè phương xa, bạn bè quê nhà sẽ cùng nhau đóng góp tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay để người đi nhớ mãi ân tình nơi cố hương.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 73418)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 52712)
Lúc bà mất, cậu Út ôm bà khóc như mưa, nghe cậu nhắn nhủ: "bà ngoại, ông ngoại, ba con ơi! nhớ về thăm cây mít nha!" cả nhà không ai cầm được nước mắt.
30 Tháng Tám 2013(Xem: 83505)
Xin bấm vào tựa các bài muốn đọc
23 Tháng Tám 2013(Xem: 77569)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
21 Tháng Tám 2013(Xem: 89680)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 50980)
Vì mẹ là ai con nào có thể biết, mẹ là ai hay có thể là bất cứ bà mẹ nào? Mẹ sẽ như nào nhỉ? Mẹ có giống người mẹ đã sinh ra con không? Giống, con cam đoan là giống.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 60671)
Thầy ốm, ốm theo cả hai nghĩa. Thầy đang bị bệnh, cơn bệnh kéo dài hơn hai tháng. Thầy nhạt miệng không ăn uống được nhưng nên trọng lượng xuống như vật rơi tự do bị lực hút của trái đất hút xuống.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 51593)
Chỉ một ngày vắng mẹ căn nhà đã quạnh quẽ buồn. Bàn tay mẹ là đôi đũa diệu kỳ biến ra cơm ngon canh ngọt, là ngọn gió mát lành ru giấc ngủ cho con… Vậy mà… Vũ Hạ mới ngần ấy tuổi đầu đã mất mẹ.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 35830)
Trong gian nhà chúng chùa núi quá trưa, có mâm cơm chay dành cho bọn trẻ. Tôi nhẩm đếm, có hơn một chục thiếu niên. Đứa nào cũng đèo đẹt đen đúa, làn da khô héo quắt queo,…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 79477)
Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.