Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN "CẤM TÚC" THỨ NĂM

26 Tháng Tư 20203:25 CH(Xem: 10596)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN "CẤM TÚC" THỨ NĂM
NHẬT KÝ TUẦN LỄ CẤM TÚC THỨ NĂM

stayhome




Thứ hai 13 tháng 4


Mở đầu nhật ký tuần này xin được góp phần tưởng nhớ các nhân viên y tế, đặc biệt là các y tá (những thành viên trong đội ngũ thiên thần áo trắng ở tuyến đầu chống dịch bệnh Vũ Hán) ở khắp nơi trên thế giới đã "sinh nghề tử nghiệp". Tính đến đầu tháng 4 năm 2020, đã có hơn 100 "thiên thần áo trắng" qua đời vì bị lây nhiễm Coronavirus từ bệnh nhân, hơn một nửa  là nhân viên y tế ở Ý.


Cô Daniela Trezzi, 34 tuổi, một cô y tá người Ý làm việc ở ICU (khu vực điều trị bệnh nhân bệnh nặng cần chăm sóc đặc biệt) của bệnh viện San Gerardo  bị nhiễm dương tính COVID-19 sau những ngày làm việc vất vả liên tục khi đại dịch cúm Tàu lên đến peak time ở Ý. Trong lúc đang được điều trị cách ly, Cô Daniela tự kết liễu mạng sống của mình vì không muốn người khác bị vạ lây. Điều buồn hơn là Cô không phải là trường hợp duy nhất làm như vậy. Trước Cô, đã có một vài y tá khác cũng tự chấm dứt cuộc đời hãy còn trẻ của mình.


Ở Mỹ, đến trung tuần tháng 4, các tiểu bang miền Đông đã phải ngậm ngùi vĩnh biệt :

Sean D. Boynes, 49, Pharmacist, Greenbelt, Maryland

Danielle Hedrick DiCenso, 33, Registered Nurse, Wellington, Florida

Devin Dale Francis, 44, Radiology Technician, Jackson Memorial Hospital, Miami, Florida

Greg Hodge, 59, Emergency Medical Technician, New York City

James House, 40, Registered Nurse, Omni Continuing Care, Detroit, Michigan

Kious Kelly, 48, ER Nurse, Mount Sinai West, New York City


Buồn nhất là nữ bác sĩ mới ra trường Sara Bravo López đã phải chấm dứt cuộc đời còn rất trẻ, ở tuổi 28 vì cúm Vũ Hán khi đang làm việc ở Cuenca, Tây Ban Nha.


Xin gởi đến những cánh hồng vàng trong tâm tưởng để cảm ơn,và tưởng nhớ đến sự hy sinh thầm lặng của những thiên thần áo trắng.

 

Thứ ba 14 tháng 4 


Tổ chức tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund) đưa ra dự đoán hệ quả của vi khuẩn Vũ Hán về kinh tế, tài chính là cả thế giới (từ quốc gia, các công ty, đến cá nhân) đều nghèo đi. Đây là năm đầu tiên kể từ suy thoái kinh tế vào những năm 1930s (giữa hai cuộc thế chiến), nhân loại phải tự hạ thấp nhu cầu vật chất của mình.


Được truyền cảm hứng từ tài tử kiêm đạo diễn Tyler Perry khi ông trả tiền thay cho tất cả những khách hàng đi chợ Winn Dixie vào giờ chỉ dành cho người lớn tuổi, Ban Giám đốc hệ thống chợ Winn Dixie ở 7 tiểu bang miền Nam: Florida, Alabama, Louisiana, Georgia,Mississippi, North Carolina, and South Carolina cũng không tính tiền một lần đi chợ cho tất cả những người đang đứng trên tuyến đầu chống dịch: nhân viên y tế, cảnh sát, nhân viên vệ sinh, nhân viên bưu điện... như một lời cảm ơn cho những thầm lặng đóng góp của họ khi nước Mỹ đang bị đại dịch hoành hành


Lòng biết ơn và tình người làm người ta dịu bớt những âu lo, phiền muộn trong mùa đại dịch.


Thứ tư 15 tháng 4


Hôm nay là ngày mà ai ở Mỹ cũng phải nhớ: 15 tháng 4 hạn chót khai thuế lợi tức của năm trước. Lần đầu tiên sở thuế liên bang IRS gia hạn khai và đóng thuế cho những người còn nợ Uncle Sam 90 ngày. 15 tháng 4 được dời thành ngày 15 tháng 7. Cầu mong đến tháng 7, giữa mùa hè, trời nóng lên, ít nhất tốc độ lây lan giảm từ cấp số nhân qua cấp số cộng để người ta có thể trở lại đời sống bình thường, đi làm đóng thuế xây dựng đất nước. 


Thống đốc California cũng phá tiền lệ, mở quỹ dự trữ của Tiểu bang lập ngân quỹ đặc biệt Pandemic Unemployment Assistance (PUA) để trợ giúp cho những người làm nghề tự do, hoặc chủ business nhỏ có tiền trợ cấp thất nghiệp trong thời gian California vẫn giữ và phải gia hạn lệnh "Shelter in Place".


Là tiểu bang bị thiệt hại nặng nề nhất nước Mỹ vì đại dịch, hôm nay, Thống đốc New York ban hành lệnh bắt NewYorker phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà nếu họ không thể giữ được khoảng cách tối thiểu 2 feet với người khác ở nơi công cộng.


Covid-19 làm đời sống đảo lộn theo chiều hướng xấu, tước đoạt quyền tự do của tất cả mọi người, để lại những vết hằn năm tháng, già hơn tuổi thật trên trán những người có trách nhiệm với đất nước, với gia đình.


Thứ năm 16 tháng 4


Trung tuần tháng tư, trời ấm lên, mọi người đều muốn ra ngoài. Câu hỏi lớn nhất bây giờ là khi nào thì lệnh "shelter in place" chấm dứt?


Vấn đề không đơn giản như đóng, mở cửa nhà . Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu virus Vũ Hán vẫn hoành hành, nhiều nhân mạng sẽ tiếp tục bị lấy mất? Ngay cả các nhà lãnh đạo cũng không dám đơn phương quyết định mà phải dựa theo ý kiến của giới chuyên môn.


Viện nghiên cứu IHME (Institute for Health Metrics and Evaluation) thuộc trường Đại học Washington của miền Tây Bắc đã căn cứ trên điều kiện thực tế và các dữ kiện khoa học để đưa ra dự đoán lúc nào đời sống có thể từng bước một, dần dần trở lại bình thường. 


Theo các nhà nghiên cứu của IHME, có 6 mốc thời gian khác nhau để nước Mỹ từng bước bỏ dần lệnh cấm túc, chẳng hạn như:


- California có thể bắt đầu bớt đi các hạn chế trong giao tiếp xã hội từ ngày 17 tháng 5 (nghĩa là người dân của tiểu bang có nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới phải sống đúng hai tháng với "shelter in place" order.)


- Mười hai tiểu bang: Utah, Arizona, North Dakota, South Dakota, Nebraska, Kansas, Oklahoma, Iowa, Arkansas, Kentucky, Georgia and Florida phải đợi đến ngày 8 tháng 6 mới có thể từ từ trở lại đời sống bình thường.


- Tiểu bang thuộc nhóm cuối cùng  tháo bỏ lệnh cấm túc là Nebraska không thể sớm hơn ngày 30 tháng 6.


blank



Chưa khi nào người ta cầu mong ngày tháng nhanh như lúc này, để được thấy đất nước được hồi sinh sau đại dịch.


Thứ sáu 17 tháng 4


Đến hôm nay Californians phải sống "cấm túc" như khẩu hiệu "stay home, save life" đúng một tháng. Nhật ký cấm túc đã bước qua tuần thứ năm, đường hầm thảm họa COVID-19 xem chừng vẫn còn dài thăm thẳm. Các chuyên gia đã cho biết "đừng hy vọng đời sống trở lại bình thường sớm. Phải chuẩn bị tinh thần sống với "shelter in place" một thời gian khá dài nữa". 

Chúng tôi tin cuối đường hầm bao giờ cũng có ánh sáng, có lối ra. Chỉ cần vững vàng tinh thần để mò mẫm đường ngắn nhất ra khỏi đường hầm.


Người thân không thể đi thăm nhau. Bạn bè chỉ ao ước được ngồi ăn với nhau một tô phở, uống với nhau một ly cà phê mà không biết bao giờ mới thực hiện được? Buồn nhất là không thể tiễn người quen, bạn bè về thế giới khác. Chỉ có cách thầm lặng gởi lời cầu nguyện vào lời hư không.  Ở một nơi nào đó, chắc người quá cố cũng hiểu lòng của bạn bè đang bị "cấm túc tại gia".


Mặc dù "lâu dần đời cũng quen" nhưng không gian bên ngoài vẫn thoải mái hơn phạm vi nhà ở. "Chim hót trong lồng", dù là lồng son có đầy đủ thức ăn, nước uống vẫn ao ước mình có thể tung cánh lên trời xanh tự do bên ngoài.


Thứ bảy 18 tháng 4 


Ròng rã 17 năm trôi qua, từ  khi bà Ann Kline bị bệnh Alzheimer, ông John Kline săn sóc bà tận tình. Đến lúc "lực bất tòng tâm", ông phải đưa vợ vào nursing home John Knox Manor ở Montgomery, Alabama. Và thường xuyên vào thăm vợ mỗi ngày bất kể nắng, mưa, bão táp. Bà nằm đó, nhưng đôi mắt vô hồn vẫn sáng lên, có một chút sức sống của hạnh phúc khi ông vào thăm.


Từ khi virus Vũ Hán hoành hành, để giữ an toàn cho tất cả mọi người, các viện dưỡng lão không cho thân nhân  thăm viếng. Ông Kline vẫn đến thăm bà đúng giờ như thường lệ, nhưng chỉ đứng bên ngoài. Cảm kích trước tấm lòng của Ông, nursing home John Knox Manor di chuyển Bà ra phòng ngoài cùng, để hai vợ chồng vẫn có thể thấy nhau qua cánh cửa kính trong suốt.


Coronavirus đã lấy đi mạng sống của cả trăm ngàn người, đã xâm phạm nhiều quyền tự do của con người nhưng không ngăn được tình nghĩa phu thê gần nửa thế kỷ của ông bà Kline .


Tương tự, ở Albany, New York, cụ ông Robert Barber đã bước vào tuổi 85 , cũng mỗi ngày dù nắng, mưa hay tuyết đổ đều đến thăm vợ, bà Lauren đang ở trong một trung tâm dưỡng lão cho những bệnh nhân bị dementia. Từ khi chính sách không được thăm viếng ban hành, ông Robert vẫn đến thăm vợ từ bên ngoài khung cửa kính. Hình ảnh hai bàn tay nhăn nheo cùng áp lên mỗi bên của khung cửa kính vài phút mỗi ngày đã làm mềm lòng tất cả mọi người.


Chủ Nhật 19 tháng 4


Các trường Đại học tư (Private Ivy League) lẫy lừng khắp thế giới: Princeton, Harvard, và Stanford đều từ chối nhận tiền trợ cấp từ Chính phủ Liên bang dành cho các trường Đại học từ CARES Act do do đại dịch COVID-19.

Harvard đã trả lại số tiền được trợ giúp của liên bang gần 9 triệu, và yêu cầu nếu có thể xin nhường lại cho "trường láng giềng" MIT (Massachusetts Institute of Technology).

Điều này cũng hợp lý vì dù sao các trường Đại học tư luôn được các nhà tỷ phú, các cựu sinh viên thành công, giàu có tài trợ hàng năm, ngân quỹ của họ không eo hẹp như hệ thống Đại học công lập (hơn một ngàn sáu trăm trường trải dài khắp nước Mỹ).


Tối nay, như dự định "virtual concert" diễn ra, không có khán giả, nên dĩ nhiên cũng không có sân khấu. Ba MC Jimmy Kimmel, Jimmy Fallon, and Stephen Colbert cũng làm việc từ studio của riêng họ với các nhân viên kỹ thuật đã nối kết tài tình các ca sĩ nổi tiếng hát live từ nhà họ với khán giả khắp thế giới.


Chương trình còn có  phát biểu ngắn vinh danh những người làm việc ở tuyến đầu chống Covid-19 của một số nhân vật có uy tín như nhà từ thiện giàu nhất thế giới Bill Gates, hai cựu Đệ Nhất Phu Nhân của Mỹ: Laura Bush, và Michelle Obama.



Những ca sĩ hát bằng tấm lòng và khả năng thiên phú của họ. Chẳng hạn, từ một góc vườn nhà mình,  Elton John  tay đàn piano, miệng hát nhạc phẩm rất đầy sức thuyết phục "I'm still Standing" như nhắn nhủ tất cả mọi người bất kể màu da, bất kể tuổi tác phải đứng vững trước đại dịch Coronavirus như một "true survivor": 


You could never know what it's like

Your blood like winter freezes just like ice

And there's a cold lonely light that shines from you

You'll wind up like the wreck you hide behind that mask you use

Don't you know I'm still standing better than I ever did

Looking like a true survivor.


 

Jennifer Lopez thì hát lại nhạc phẩm "People" đã làm nên tên tuổi Barbra Streisand từ năm 1964 rất có hồn, nhắc mọi người "People who need people in the world -Send them your love" đúng như chủ đề của buổi trình diễn âm nhạc đặc biệt “One World: Together at Home”


Buổi trình diễn âm nhạc rất đặc biệt, từ ca sĩ, MC, đến khán giả mỗi người ở một góc nhà của mình đã rất thành công thu hút được 270 triệu người khán giả khắp thế giới, và 20.7 triệu khán giả ở Mỹ, thu về được 127 triệu Mỹ kim cho 3 mục đích:


- Giúp các nhà khoa học đẩy nhanh tiến độ tìm thuốc chủng ngừa chống COVID-19

- Giúp đỡ những người đang làm ở tuyến đầu chống dịch.

- Giúp những người thiếu ăn vì ảnh hưởng của đại dịch


Xin gởi đến lời chúc "true survivor" cho tất cả những thiên thần áo trắng, và những bệnh nhân COVID-19 đang đứng giữa hai bờ sinh tử.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Tháng tư đen 1975 và 2020

15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41543)
Nếu tôi phải làm một tuyển tập những truyện ngắn hay nhất ở hải ngoại sau năm 1975, trong số các tác phẩm được chọn, nhất định phải có truyện ngắn “Tự truyện một người vô tích sự” của Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53966)
Nghe Hoàng đau, nhóm anh em báo Người Việt nóng lòng muốn đi thăm. Chuyến đi đã được thực hiện ngày thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013, chúng tôi sáu người từ quận Cam đi San Jose lúc 6 giờ sáng, phải đi sớm vì còn phải lái xe về trong ngày.
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 55719)
Hàng chữ nhảy nhảy, bay bay, múa múa, nhợt nhạt rồi nhòe nhòe dần dần. Tôi lẩm bà lẩm bẩm "Trí sún ơi! Tao ngàn lần xin lỗi, xin lỗi và cám ơn mày".
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39858)
Riêng Nguyễn Thế Hùng, đây là lần gặp lại sau 43 năm, khi bè bạn rời ghế học của trường trung học Ngô Quyền, để bước chân vào giảng đường đại học.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41939)
Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 43848)
Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi…sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 52552)
Biết cùng ai chia sẻ sự suy nghĩ riêng mình, chỉ biết nhìn lên bầu trời âm u bên kia đồi, để rồi ước mong, mong một ngày nắng lên...
25 Tháng Mười 2013(Xem: 66749)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị,...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 49335)
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 36426)
Dường như đã thành người nhà dù màu da có khác, tiếng nói có khác, phong tục có khác mà sao thật quyến luyến vô cùng.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 56112)
Nhớ điều này nha anh Hoàng, như anh đã viết năm nào. “Sau cái chết là gì? Là không gì hết. Có chăng là những ngọn gió. Ngọn gió thổi những lời bay đi. Ngọn gió thổi trả những lời trở lại.”
14 Tháng Mười 2013(Xem: 55276)
Xem lịch mới biết hôm nay là ngày đầu thu. Từng mùa thu đến, từng mùa thu đi. Đến rồi đi, đi rồi lại đến như bao kiếp người luân lạc trên dòng đời chảy miên man.
12 Tháng Mười 2013(Xem: 43399)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt. Thì ra, nói một chuyện mà thực hành không phải dễ dàng.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 52006)
VÌ EM LÀ NỖI NHỚ - Nhạc và Lời: Ngô Càn Chiếu - Hòa âm: Ngô Càn Chiếu - Ca sĩ trình bày: Ngô Càn Chiếu Vì em là nỗi nhớ Là Sài gòn nắng ấm bình minh Bên phố phường rôn rã thanh âm Là ngựa xe trong ngày đang đến
10 Tháng Mười 2013(Xem: 63933)
Xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, cho một người bạn văn chương của tôi. Anh là một homo literatus với ý nghĩa đáng trân trọng của nó.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 42620)
Tôi được biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng khi anh là giáo sư dạy môn triết tại trường Pétrus Ký. Lúc ấy, anh Hoàng tuổi ngoài hai mươi, còn trẻ lắm.
03 Tháng Mười 2013(Xem: 60208)
Nhớ anh, tôi thèm đọc một cuốn sách. Tôi tìm chữ, tìm tôi cũ trong những ngày tháng miệt mài viết bài gửi cho anh. Những ngày thân thiết vô cùng. Những ngày của chữ, của Văn …
03 Tháng Mười 2013(Xem: 46160)
Có làm cha làm mẹ, tôi càng biết quý trọng, mang ơn và thông cảm những nỗi khó khăn của những người đã ra công dạy dỗ mình và giờ đây là con cái mình từ truyền trao kiến thức cho tới uốn nắn tính tình.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 62556)
Biết được tin tức thầy, em mừng rỡ lắm. Gặp được thầy lại càng vinh hạnh hơn. Bàn chân "trần" của thầy chắc có lẽ cũng dừng chân nơi bến đỗ "trung học Ngô Quyền" để cùng đồng liêu theo dõi nhịp thở của học trò.
28 Tháng Chín 2013(Xem: 49673)
Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ