Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - THÁNG SÁU VÀ BA TÔI

31 Tháng Năm 201912:43 SA(Xem: 10983)
Nguyễn Thị Thêm - THÁNG SÁU VÀ BA TÔI


THÁNG SÁU VÀ BA TÔI

image001

 

Rất nhiều lần tôi muốn viết về ba của tôi. Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.

 

Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành. Tôi muốn ông đọc những dòng tôi viết về ông rồi cười thật tươi, thật sảng khoái như mọi lo âu, phiền muộn về đời sống theo gió bay đi.

 

Không gian chỉ có hai cha con, thời gian như quay lui lại. Tôi chỉ là đứa con gái nhỏ xíu ông hí hoáy cắt tóc húi cua như mấy người anh.

 

Ngày Tết, tôi ngồi trên bình xăng chiếc xe mô tô đen ông lái. Cái áo đầm ông mua cho tôi còn mới tinh. Sợi dây chuyền vàng mặt hai con chim tranh nhau trái đào, cây kiềng vàng cứng ngắt làm cổ tôi vướng víu. Mấy cái này đích thân ba tôi đeo vào cho tôi. Kể cả đôi khoen vàng đeo tai ông cũng tự tay mang vào cho con gái. Tôi ra dáng một cô con gái nhà giàu mỗi khi Tết theo ba về ngoại đốt nhang ông bà. Tôi nhớ mấy đứa con dì Bảy tôi, đứng lấp ló sau tấm vách tre len lén nhìn, ra dáng rất thèm thuồng.

 

Ba tôi cưng tôi như vậy đó vì ông chỉ có tôi là con gái một. Mỗi ngày, sau khi ăn cơm xong, ông cần ngủ một giấc buổi trưa để chiều còn đi rước dân cạo mũ. Ông hay bắt tôi nhổ tóc trắng. Cứ đếm sợi để nhận thưởng. Tôi ngồi nhổ tóc sâu cho ba mà gục xuống ngủ lúc nào cũng không hay. Khi thức dậy ba tôi đã đi làm và đầu tôi nằm trên chiếc gối của ông. Thì ra đó là cách ông dỗ tôi ngủ trưa.

 

Ba tôi không uống rượu và không đánh bài, ngoại trừ ngày Tết. Và ông chỉ chơi đúng 3 ngày Tết rồi thôi, không ham mê cờ bạc như những người khác. Tuy nhiên chỉ chơi ba ngày mà má tôi cũng đã đứng tim vì ông.

Ngày Tết dân phu thường được nghỉ nhiều ngày để chờ cao su thay lá mới. Do đó nhiều việc ăn chơi giải trí được mở ra. Trong đó có sòng tổ tôm và đánh chắn. Vì đa số dân phu, cai, đội ở đây đều là người Bắc, được Tây tuyển phu vô Nam khai phá cao su để lập đồn điền. Ba tôi chơi khá lớn. Ông đặt một lần, nếu thua thì bỏ tiền ra đặt lại. Nếu thắng, ông không lấy tiền vào. Ông để vậy đặt tiếp. Thắng đặt tiếp nữa. Nếu hên tới lần thứ tư chủ cái phải kêu ông thu tiền vào đặt nhỏ lại.

 

Cho nên khi ông thắng bài thì tiền nhiều lắm. Còn thua chỉ vài ván là ông sạch túi bỏ đi về. Má tôi rất tội nghiệp, bà bán thức ăn, khô mực nướng và các đồ nhậu. Bà không dám nhìn ba tôi đánh bài, cũng không dám lại gần vì sợ ba tôi la. Thỉnh thoảng bà kêu tôi:

-Chín! Qua coi ba con ăn hay thua. Có còn tiền không?

Mấy anh tôi thì theo dụ dỗ.:

- Chín! Đi qua xin tiền ba, anh dẫn đi mua kẹo kéo ăn.

Và tôi, chỉ có tôi là dám đứng sau lưng ba để khều khều xin tiền hay đem nước cho ba uống.

 

 Má kể khi sanh tôi ra ba tôi không có ở nhà. Nơi má nằm sinh là vùng  không được an ninh. Tôi sinh ra cứ khóc, khóc hoài không nín. Má nhắn ba tôi về thăm. Nhắn mấy tin mãi mấy ngày sau ba mới về. Ông vén cái màn che giường cữ của má tôi, thò đầu vào và nói:

- Ba về rồi nè. Ngủ đi con gái. Má bồng tôi ra. Ông vuốt hai má tôi rồi nói:

- Ngủ ngon đi con. Ba đi nghen.

 

Thế là ông đi. Còn tôi từ đó ngủ một giấc say sưa và nín khóc. Má tôi lấy cái áo cũ của ba đắp lên người tôi để lấy hơi.

 

Tôi lớn lên trong bàn tay chăm sóc của mẹ và sự dạy dỗ dặn dò của ba. Ba tôi rất ít nói. Nhưng khi ông nói thì đâu ra đó. Từ từ chậm chạp như để chúng tôi nuốt từng câu, hiểu từng ‎ý trong lời nói của ông.


Tôi nhớ khi học lớp ba trường làng. Ông thầy giáo Lượm ra đề tài vẽ một trái bí đỏ. Tôi nắn nót vẽ rồi tô màu đàng hoàng. Khi chấm điểm và trả lại bài cho học trò. Thầy kêu tên tôi:

- Trò Chín vẽ trái bí rất đẹp và to. Trái bí này trồng lâu, lâu, lâu… lắm mới lớn như vầy.

Cả lớp cười rần rần. Tôi mắc cở muốn khóc vì tôi biết thầy đem ba tôi ra để chọc chơi.

 

 Ba tôi ở Bình Sơn được bà con xóm giếng gọi là Bác Sáu Lâu. Sáu là thứ của má tôi. Còn Lâu hình như tên thường gọi trong nhà ở ngoài quê. Mà tánh tình ba tôi cũng giống cái tên lắm. Ông làm gì cũng kỹ lưỡng, chậm chạp, từ từ không có gì là vội vàng, kể cả đi... cầu. (Ở Bình Sơn. Đường mương thoát nước từ nhà máy chảy ra suối được xây những nhà cầu công cộng. Nước cứ chảy liên tục như vậy để tống khứ phân và rác ra hạ nguồn con suối.).

 

Mỗi sáng ba tôi đi cầu. Nếu người nào muốn đi mà biết là ba tôi ngồi ở trong là họ phải đi tìm nhà cầu khác:

- Ai ở trỏng vậy?

- Bác Sáu Lâu

- Thôi! Tui đi tìm chỗ khác. Chờ ổng có nước ị ra quần.

Thế đó ba tôi nổi tiếng như vậy đó có mắc cười không.

 

 Ba tôi khá đẹp trai dù ông không cao mấy. Nhìn ông người ta có thể tin tưởng: Đây là một người đàn ông chính trực, ngay thẳng và đáng tin cậy. Ông không đùa dai, không trớt nhã nhưng dường như ông có duyên ngầm nên rất nhiều phụ nữ đã ngã vào vòng tay ông.

 

 Bà dì ghẻ của tôi một lần chân tình thố lộ:

- Ba mày không dụ dỗ dì đâu. Dì bỏ nhà đi theo ổng từ hồi còn con gái. Ba của dì đánh biết bao nhiêu nhưng dì không thể không nhớ ổng. Dì lén gói quần áo, trốn ông ngoại và theo ổng tới bây giờ.

 

Hồi còn nhỏ tôi rất ghét dì. Nhưng khi lớn lên thấy dì thương ba tôi bằng cả tấm chân tình nên tôi không còn giận hờn. Tôi coi dì như một người mẹ và yêu thương các em con dì như ruột thịt.

 

Ba tôi một thời lăn lộn để mưu sinh nên ông biết nhiều thứ, nhiều nghề. Ông cần mẫn siêng năng và đôn hậu. Ông đã dạy rất nhiều người thành tài xế vận tải cho sở Bình Sơn. Ông lái xe rất kỷ lưỡng, đàng hoàng. Cho nên thời trai trẻ ông là tài xế riêng cho chủ Tây. Khi lớn tuổi ông được chọn làm tài xế đưa rước học trò trong Sở Bình Sơn ra quận lỵ Long Thành học.

 

Ông rất mê thể thao và là đoàn trưởng của đoàn Thanh Niên Cộng Hòa thời đó.

 

image002

 

 

Nhìn thân hình ông, những bắp thịt săn chắc cuồn cuộn trông rất khỏe mạnh. Ông là huấn luyện viên túc cầu cho sở Bình Sơn. Mỗi khi nhìn ba tôi làm trọng tài trong những lần giao đấu, tôi cứ ao ước mình được là con trai để được chạy trên sân cỏ. Bởi vì ngày xưa phụ nữ không hề được quyền bỏ việc nhà để đi đá banh.

 

Những cầu thủ Bình Sơn lúc đó đa số là người Chà Và. Họ to con, rắn chắc và chạy rất bền sức. Họ đá banh rất khá và thường đi ra ngoài các quận và sở cao su khác đá tranh giải. Tôi luôn được ba tôi cho đi theo để lo vụ nước chanh và quần áo, khăn cho cầu thủ. Thật ra cả gia đình tôi đều phải tham gia tích cực không công cho đam mê của ba tôi. Má tôi phải bỏ tiền và công sức cho ba tôi làm tròn nhiệm vụ. Anh em tụi tôi sau mỗi lần đội banh giao đấu phải hì hục gở cỏ may ghim vào vớ, áo quần cầu thủ. Còn má tôi giặt đồ bở hơi tai chả được ba tôi trả công gì hết.

Ba tôi là một người rất có uy tín trong làng xã. Tôi nhớ có một lần, vào dịp gì đó có buổi họp khá quan trọng. Ban Tổ Chức mời ba tôi lên phát biểu ý‎ kiến. Ba tôi bước lên khán đài. Tôi khều khều con Tuyết mặt mày hí hửng. Mấy anh tôi vỗ tay rào rào. Hội trường dứt tràng pháo tay, ba tôi lên tiếng:

- Kính thưa qu‎‎ý‎ vị quan khách. Kính thưa…. Hôm nay tui…. Thế rồi ba tui đứng như trời trồng, tay mân mê cái cằm đã cạo râu sạch coóng. Cả hội trường im như nín thở chờ đợi. Thế rồi ba tui lí nhí:

- Xin cám ơn quý vị.

Rồi ba tôi bước xuống. Cả hội trường òa ra cười, vỗ tay vang trời. Tôi ngớ ra tẻn tò ra mặt.

 

Ba tôi là vậy, làm chứ không nói. Trước đám đông ông rất khớp. Nhưng trước mặt ông, cả gia đình các em, vợ, con, cháu cũng rất khớp vì cái uy nghiêm của ông. Ông chưa hề đánh con một roi nào. Ông kêu vào, chỉ cái ghế bảo ngồi xuống đó rồi ông nói. Từng lời nghiêm huấn khiến chúng tôi nín thở để nghe. Ông là cội tùng rất to che chắn cả 3 dòng con và 3 mái gia đình.

 

Ba tôi là người con rất có hiếu với bà nội tôi. Một mình xa quê vào Nam lập nghiệp. Tiện tặn lo cho mẹ cho em. Gửi tiền và vật liệu về quê để nội tôi cất nhà đàng hoàng và đài thọ cho các em ăn học. Khi nội tôi bệnh, ông cho má tôi về quê rước nội tôi vào Nam trị bệnh và phụng dưỡng. Mỗi ngày ông đều đến hỏi thăm, trò chuyện và dặn dò má tôi chăm sóc tận tình. Ông và chú Năm tôi mua gỗ tốt rồi mướn thợ làm áo quan cho nội tôi. Ngày đem về, trông thấy cái hòm nội tôi phát khiếp, bà la om sòm:

- Úy chu choa quơi! Đem đi, đem đi quăng cho xa, mẹ sợ lắm.

Thế là ba tôi phải làm một gian nhà nhỏ để cái quan vào và phủ kín mít không cho nội biết.

 

Bà nội tôi sống tới 95 tuổi mới ra đi. Ngày nội tôi hấp hối, cơ thể yếu dần, chân tay không còn cử động. Trong khi ba tôi đi rước chư tăng về, tôi pha nước nóng với rượu lau cho nội và thay bộ đồ trắng cho bà. Vì lúc đó nơi tôi ở không có chùa, ba tôi phải đi tìm các vị sư Nam Tông.  Vì thuộc phái Nam tông nên họ tụng cho nội tôi kinh bằng tiếng Phạn. Tụng xong, Ba tôi nói :

- Mẹ tui là người Việt Nam, mấy thầy tụng tiếng Phạn mẹ tui không có hiểu. Mấy thầy làm phước tụng cho mẹ tui một hồi kinh tiếng Việt Nam.

 

Tôi đứng ở đầu giường lau mồ hôi nội tươm ra ở trán, thấy các thầy vừa dứt hồi kinh, nội tôi thở hắt ra một cái rồi ra đi. Ông thầy cả nghe tôi nói cũng còn nghi ngờ nên lấy bông gòn để ở mũi nội tôi và cuối cùng tuyên bố nội tôi đã ra đi sau khi nghe xong lời kinh siêu độ.

 

Từ đó ba tôi bắt đầu hướng Phật. Ông ăn chay và tích cực phát tâm cúng dường cũng như bố thí. Ông phát động các bác trong xóm tái thiết lại ngôi chùa bị bỏ hoang từ lâu. Ông thành lập Hội tương tế và cùng các bác trong hội thỉnh Phật và thỉnh tăng về trụ trì. Ngôi chùa thành hình và phát triển cho tới ngày nay.

 

Thật lòng mà nói, đối với tôi ông ngoài là nghiêm phụ còn là một người bạn. Có điều gì khó khăn tôi thường tâm sự với ông. Ông lắng nghe và cho tôi những câu khuyên bảo chí tình. Còn ông, tuổi càng cao ông càng gần gũi tôi hơn. Những chuyện không thể nói với ai ông đều cùng tôi san sẻ. Hai cha con có nhiều khi ngồi tâm sự thâu đêm. Cái lằn ranh cha con nghiêm khắc những lúc đó không còn, mà còn lại như hai người bạn vong niên.

Tôi thương ba tôi lắm. Có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống mỗi khi nhắc tới ba tôi. Nhất là mỗi dịp Tết chuẩn bị bàn thờ để rước ông bà. Nhớ tới ông tôi lại khóc.

 

Vào những ngày Tết Đoan Ngọ hay Tết Nguyên Đán, phụ huynh học sinh thường đem đến biếu cô giáo những trái cây vườn nhà. Ba tôi quý lắm. Ông trang trọng đặt  lên bàn thờ gia tiên và khấn vái nghiêm túc. Ông nói đây là cái lộc của gia đình. Con làm nghề này hãy giữ đúng tác phong và nhiệm vụ một nhà giáo.

 

Nhà tôi đa số là con trai chỉ có mình tôi là gái. Thế nhưng vào những ngày giáp Tết, các anh tôi có bổn phận lau chùi lư hương, chưn đèn. Nhưng quét dọn bàn thờ và trang trí chưng trái cây, bông hoa ông không cho ai làm. Chỉ chờ tôi về mà thôi. Có năm vì việc làm, việc nhà, chiều 30 Tết tôi mới về nhà cha mẹ. Mấy anh tôi chỉ bàn thờ chưa trang trí mà quát tôi một trận. Mấy ảnh giận tôi và giận luôn cả ba tôi. Ông ngồi đó chậm rãi:

- Bây lo chuẩn bị dọn cúng đi. Con Chín quét dọn chưng trái cây xong thì bưng lên cúng ông bà. Làm gì mà ồn vậy.

 

Tôi xuất ngoại được hai năm thì ba tôi vào chùa xuất gia. Ông vui trong kinh kệ và hướng tâm vào Phật pháp. Tôi về chùa nhìn ông trong lớp áo tăng già mà thương ông nhiều lắm. Tôi cũng rất mừng là ông đã chọn con đường chánh pháp để sống cuối đời. Con anh Sáu tôi theo nội vào chùa để săn sóc và làm thị giả. Sau ngày ba tôi mất, cháu xin thầy trụ trì xuống tóc xuất gia làm chú tiểu. Bây giờ chú cũng đã là một đại đức.

 

Ba ơi! Tháng Sáu bên này là lễ của cha. Con ngồi viết những dòng này mà nước mắt rơi ướt cả bàn tính. Ba hiển hiện trước mắt con với nụ cười bao dung và hiền hòa. Ba đã vào cửa Phật từ khi con rời quê hương xa xứ. Con đã bất hiếu bỏ ba ở lại để làm tròn trách nhiệm một người dâu, người vợ, người mẹ. Bây giờ đôi khi chăm sóc chồng quá vất vả hay bị nhiều phiền muộn, căng thẳng. Không hiểu tại sao con cứ nhủ mình “Hãy coi anh ấy như là ba để toàn tâm toàn ý yêu thương và săn sóc.

Ba ơi! Trên cao hay ở một nơi nào đó trên trái đất này. Con nguyện ba luôn được an lành, hạnh phúc và được mọi phước lành.

 

Nguyện 10 phương Chư Phật hộ trì cho Ba.

Con gái của ba.

Nguyễn thị Thêm.

 

06 Tháng Sáu 2014(Xem: 25350)
Không niềm vui nào tả hết, sau hơn 40 năm, học trò gặp lại người thầy kính yêu. Học trò nhìn đôi chân thầy, vẫn đôi dép lê, chiếc áo pull giản dị. Tôi vui quá, thật sự một ngày vui, khi gặp lại các anh chị. Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 27798)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 16932)
Riêng tôi trong mọi sinh hoạt giới trẻ vẫn mong muốn các cháu dù thành đạt nhưng vẫn luôn ghi nhớ biết mình từ đâu để quay về và hơn lúc nào hết phải nhận được nguyên do tại sao mình hiện diện trên đất nước này.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 18859)
. Ông nói, ví dụ như khi có tiền lệ như thế rồi, nếu tương lai có một nước lớn tham tàn hung bạo nào đó thừa gió bẻ măng hoặc với lý do tương tự như vậy tiến chiếm đất đai, lãnh thổ nước Việt mình (3)
20 Tháng Năm 2014(Xem: 22128)
Xin hãy viết, hãy ghi những tâm tình, những dòng nhạc ca ngợi và biết ơn Tình Mẹ không chỉ trong Ngày Lễ Mẹ hay trong Tháng 5 nầy mà mãi mãi về sau dù thời gian đã làm ''mẹ con giờ tóc bạc như nhau''.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 20243)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 15244)
Lúc trước nó thường hay chọc ghẹo là má nó hà tiện cứ ưa cất giữ đủ thứ mốc meo cũ xì nhưng giờ thì nó đã hiểu. Má không giữ đồ cũ, má cố giữ niềm vui ngày cũ. Ngày có Má có Con.
09 Tháng Năm 2014(Xem: 20953)
Những kinh nghiệm sống, những gian lao cực khổ của Mẹ đã chấp cánh cho anh em tôi bước vào đời. Mẹ truyền đạt cho tôi bằng những kinh nghiệm mà Mẹ từng trải.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 16585)
Vâng. Tôi đã kể câu chuyện của tôi trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 23758)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức HÌNH NHƯ LÀ TÌNH YÊU - Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông - Hòa Âm: Tuấn Ngọc - Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 31195)
Cám ơn anh, TY ơi, vì dù đến với nhau muộn màng, em đã vô cùng hạnh phúc với tình yêu anh bóng ngời như hạt ngọc, mà anh đã mài dũa mấy mươi năm trong chén ngọc Trương Chi đó…
27 Tháng Tư 2014(Xem: 22731)
Lão từng làm phó lý, tậu được một ít ruộng vườn và trong đợt cải cách ruộng đất, lão bị qui là phú nông cường hào. Lão là người trọng nho học và những lời dạy của thánh hiền...”
25 Tháng Tư 2014(Xem: 34422)
Đến bây giờ mà vẫn chưa có một bài hát nào sáng tác cho cái thành phố Hội An nhỏ bé và êm đềm của tôi. Em Hội An buổi chiều đông về cũng má đỏ môi hồng, mắt ướt long lanh.
19 Tháng Tư 2014(Xem: 20923)
Hắn làm tôi nhớ một truyện ngắn của nhà văn Tchekov có tựa đề là Con Kỳ Nhông, con vật có khả năng đổi màu da tùy thuộc vào nơi nó ẩn nấp. Tuấn giống con kỳ nhông cách gì.
11 Tháng Tư 2014(Xem: 32703)
nhưng nhìn qua mái tóc của thầy Hà Tường Cát, tôi liên tưởng đến mái tóc bạc trắng của thầy Nguyễn Xuân Hoàng và của thầy Phan Thanh Hoài, và chợt nhận ra hoàng hôn đã ngã bóng…
05 Tháng Tư 2014(Xem: 28060)
Có những điều dù chưa bao giờ được nói ra thành lời, nhưng không có nghĩa là đã chìm vào quên lãng, đó là một trong những nỗi niềm mang theo mà chỉ có những người cùng cảnh ngộ mới đọc được từ "cửa sổ của tâm hồn".
03 Tháng Tư 2014(Xem: 28207)
''Đây là tác phẩm viết về Những Ngày Sài Gòn sau 30 tháng Tư 1975. Sách viết xong năm 1986 sau ngày tác giả đến Mỹ. Nhà xuất bản Thanh Văn, California, in năm 1992...
03 Tháng Tư 2014(Xem: 32316)
Chỉ hai năm thôi, hai năm trôi qua cho tôi thấy một lực hút cuốn mọi người xoay chóng mặt. Đứa cháu ngày nào mới biết lật giờ đã là một cậu bé dễ thương tinh nghịch, ngây thơ...Còn ông thì mòn hết mọi thứ để đi vào con số không của cuộc đời.
29 Tháng Ba 2014(Xem: 31713)
Đang tính đi đến quán cà phê Cội Nguồn để gặp hai cô em Mỹ Chơn và Sương Trầm thì có tin nhắn trong điện thoại báo là đã hết tiền tui bèn bảo ông xe ôm quen chở tui đi nạp thêm tiền.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 24084)
Nhân kỷ niệm bốn mươi năm ngày cưới của anh chị Nguyễn Xuân Hoàng Trương Gia Vy, xin tặng anh chị những tấm hình như là “phóng sự ảnh“, ghi lại một ngày trong đời thường...