Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - LỜI TRẦN TÌNH THÁNG TƯ

14 Tháng Tư 20191:05 SA(Xem: 16112)
Nguyễn Trần Diệu Hương - LỜI TRẦN TÌNH THÁNG TƯ

Lời Trần Tình Tháng Tư 
 
Nguyễn Trần Diệu Hương




Em và Tháng Tư cùng thương tích
xoa mãi cho nhau những vết bầm

(Trần Mộng Tú)

 

Tháng Tư - APR

Đã 44 năm trôi qua kể từ ngày mặt mũi của tôi luôn bị tô màu đen, hoặc đỏ tùy theo  vị trí của phía Bắc hay phía Nam.

 

Không phải tự nhiên mà tôi bị như thế. Lẽ ra màu sắc của tôi phải là màu xanh mơn mởn của hoa lá mùa Xuân, phải là màu sắc xanh , hồng, vàng, trắng...  của những quả trứng mùa phục sinh, như truyền thống lễ Easter ở Mỹ.

 

Em có biết tại sao không? Em sinh sau chiến tranh, dù ở bên này hay bên kia vĩ tuyến 17, chắc là chưa ai giải thích cho em một cách tương đối khách quan tại sao tôi chỉ được tô đen, hoặc đỏ, mà không có được màu sắc của tháng thứ tư trong năm, lúc mùa Xuân đang ở độ đương thì, người ta đã có thể diện những cái váy mùa hè thay cho những chiếc áo khoác, khăn quàng cổ chống cái lạnh buốt giá của mùa Đông.

 

Ngày đó khi em chưa ra đời, tôi mới bước vào ngày thứ 2 trong chu kỳ 30 ngày hiện diện hàng năm thì thành phố Nha Trang cát trắng hiền hòa bị đổi chủ. Chủ cũ phải bỏ đi trong tức tưởi, nghẹn ngào. Người Nha Trang cũng ùn ùn tháo chạy, bỏ hết nhà cửa, cơ ngơi, và bỏ cả biển xanh còn nguyên vẻ đẹp thiên nhiên để chạy vào Saigon. Rồi không biết phải làm gì nữa, chỉ biết là làn sóng đỏ đang tràn về thì chạy. Người ta nhớ chuyện di cư tháng 7 năm 1954 của gần hai triệu người miền Bắc, họ cuống cuồng, gồng gánh chạy vào Nam, bỏ lại mồ mả, nhà cửa, ruộng vườn; vào miền đất mới, họ sống bình an đã 21 năm, đôi lúc cũng có hoài vọng cố hương, nhưng sống bình an, tự do, thành công ở miền Nam,  chưa có ai ân hận về quyết định di cư của mình.

 

Cả 30 ngày của tôi hiện diện năm đó (1975) không có màu sắc của mùa Xuân, chỉ có sự hoảng loạn, và nước mắt. Và cả hai bên vĩ tuyến 17 đều tưởng mình đang trong một cơn mơ dài. Phía Bắc có mộng lành, phía Nam có ác mộng.

 

Quân đội miền Nam với những người lính luôn mang trên vai những từ "tổ quốc, danh dự, trách nhiệm" như truyền thống kỷ luật của quân đội, vừa rút quân, vừa không hiểu tại sao mình phải làm như vậy? Súng thì còn, nhưng đạn không có! Không lẽ phải đánh nhau bằng cờ lau như thời vua Đinh Tiên Hoàng còn là em bé mục đồng Đinh Bộ Lĩnh?

 

Quân đội miền Bắc ngơ ngơ ngáo ngáo, cứ tưởng mình nằm mơ, ra khỏi Trường Sơn cứ một mực thẳng tiến trên quốc lộ 1, không còn phải sợ "sinh Bắc tử Nam". Họ ngước mắt nhìn những cao ốc bỏ trống của miền Nam, trong nỗi mừng tưởng chỉ có trong những cơn mơ, chợt nhận ra mình đã "giải phóng" đồng bào miền Nam không cơ cực, không bị bóc lột chút nào!

 

Dân thì càng không hiểu tại sao, cứ thấy quân đội miền Nam rút, là gồng gánh chạy theo.

 

Cứ như thế khi "ông Tổng thống hai ngày" đọc lệnh đầu hàng thì tôi đang sắp bàn giao phận sự đếm tháng ngày cho tháng Năm. Phải chi quân đội miền Bắc vào Saigon chậm hơn một ngày, thì không phải tôi mà tháng Năm mới là tháng bị tô đen .

 

Khác với 11 tháng còn lại, từ dạo đó,  tôi phải cùng hơn 20 triệu đồng bào miền Nam gánh chịu oan khiên cùng vận nước.

 

 

***

 

Người Lưu Vong Lúc Còn Trong Bụng Mẹ

 

Những em bé Việt Nam chào đời trong trại tỵ nạn, hay trên xứ người thấy mình được đến trường học bằng ngôn ngữ không giống ngôn ngữ cha mẹ nói ở nhà. Cha mẹ thì lúc nào cũng buồn lo, nhớ những người thân còn ở một xứ sở xa tít bên kia bờ đại dương, được gọi là quê nhà .

 

Một vài em không may, chào đời trong một bệnh viện tiện nghi của Mỹ, mà không có cha. Lớn lên chỉ nghe mẹ kể là cha vẫn còn bị tù trong "trại cải tạo ở bên nhà" như câu hát "ngày con ra đời, núi rừng cha sống lưu đày".

 

Phải gần 20 năm sau, khi em lớn lên, mới gặp được cha gầy gò, khắc khổ, đen sạm, qua Mỹ theo chương trình định cư nhân đạo, dành cho những cựu tù nhân chính trị, những người vô tội bị lao động khổ sai trong tù mà  không hề có án. Em sinh ra ở Mỹ, nên chỉ hiểu tiếng mẹ đẻ loáng thoáng, nhưng nhờ liên hệ huyết thống nên cha con rồi cũng hiểu nhau.

 

Em nhận ra là cứ hàng năm đến tháng 4, khi nước Mỹ rộn ràng đón lễ Phục sinh đầy màu sắc, cha chỉ mặc đồ màu đen và trắng. Dù tháng tư với những mầm sống của mùa Xuân vươn lên, những đồi hoa dại màu vàng nở rộ khắp nơi, những thảm hoa poppy màu cam ở California  rực rỡ vẫn không át được màu đen trên áo quần của cha, những áng mây buồn trong mắt của mẹ .

 

Cả nhà không ai nói với ai cả ngày cuối tháng tư, chỉ có âm thanh trầm buồn từ TV của những cuốn phim tài liệu đen trắng nhạt nhòa về ngày 30 tháng tư năm 1975 khi em đang nằm trong bụng Mẹ. Không biết nỗi "hồ hởi, phấn khởi" của "bên thắng cuộc" có còn nguyên vẹn sau hơn 40 năm?  Nhưng đau buồn của "bên thua cuộc" từ đời cha qua đời con vẫn còn đó, buốt nhói lên mỗi độ tháng tư.

 

Tháng 4 cũng là mùa lễ Phục sinh ở Mỹ. Lúc còn nhỏ, em được cô giáo dẫn đi tìm trứng (eggs hunt)  ở công viên gần trường. Người ta làm hình quả trứng bằng nhựa đủ màu:

image001

image002

- Màu vàng là màu nắng ấm áp của mùa Xuân, biểu tượng niềm vui, và hạnh phúc.

 

- Màu xanh lá cây là màu của cỏ, và lá non, biểu tượng cho hy vọng, sức sống đang lên.

 

- Màu cam nhạt biểu tượng bình minh, và khởi đầu.

 

- Màu xanh dương là màu của bầu trời, màu của nước, biểu tượng của hòa bình và sự hòa hợp. Trời trong xanh sau một cơn mưa là nguồn nuôi mầm sống mới.

 

- Màu tím nhạt biểu tượng cho một điều gì đó rất đặc biệt .

 

 

Thời nhỏ dại, không có khái niệm về những biểu tượng của màu sắc, tụi con trai thích vỏ trứng nhựa màu xanh dương, tụi con gái thích vỏ trứng màu hồng, dù bên trong là cùng một loại kẹo hình hạt đậu (jelly bean) đủ màu. Nhưng cứ tìm được quả trứng nào là mừng như tìm được vàng, mặc dù không phải là màu mình thích .

 

Lớn hơn một chút, vào trường Trung học thì cả con trai, lẫn con gái đều thích tìm những quả trứng nhựa màu tím  nhạt để tặng cho "ai đó rất đặc biệt", crush đầu đời của mình.

 

Màu sắc tươi sáng của những quả trứng mùa phục sinh theo em đến lúc trưởng thành . Rồi em lập gia đình, dẫn con đi tìm trứng (eggs hunt) hàng năm, lòng ngậm ngùi hơn khi thấy cha mẹ mình càng lúc càng cao tuổi, sức khỏe hao mòn, nhưng nỗi buồn tháng tư vẫn còn nguyên vẹn. Em tò mò tìm đọc tài liệu về chiến tranh Việt Nam, tìm hiểu về lịch sử cận đại. Càng đọc, càng hiểu, càng thương cha mẹ, và cũng bần thần, không cười trọn nụ mỗi tháng tư.

 

Mùa Phục sinh năm nay, em phải luộc một quả trứng gà, tô đen vỏ trứng sau khi luộc, và đem chôn ở một góc khuất của vườn nhà. Sẽ không có ai đi tìm trứng ở đó. Rồi quả trứng vỏ đen sẽ phân hủy cùng đất. Cầu mong mọi nguyên nhân làm đất nước Việt Nam thụt lùi, thiếu đạo đức, suy đồi sẽ phân hủy như quả trứng đen trong lòng đất. Hy vọng màu đen trong ký ức của thế hệ ông bà, cha mẹ sẽ biến mất.  Cầu mong quê cha đất tổ của em ở bên kia bờ đại dương rồi sẽ có tự do dân chủ, có đủ màu sắc của vỏ trứng nhựa mùa phục sinh.

 

Phải có một ngày quê cha đất tổ của em phục sinh. Và tháng tư sẽ không bị tô đen trên lịch, trong lòng của cả triệu người Việt Nam phải sống đời lưu lạc.

 

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

Easter April 2019

 

*** trích từ bài thơ "Đêm Tháng Tư" của Thi sĩ Trần Mộng Tú

 

 image003

 

 

 

 

12 Tháng Bảy 2014(Xem: 26092)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THỨC GIẤC - Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông - Tác giả trình tấu
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 15679)
Chép lại bài thơ để bày tỏ lòng qúi mến đối với tác giả, một người anh, người bạn đã nhiều dịp chia sẻ với tôi buồn vui dạy học, làm báo và văn học trước khi chuyến xe luân hồi ghé bến để anh lên đường.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36910)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30921)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 30001)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 19163)
Mùa trôi. Mùa vẫn trôi. Chớp mắt đã vụt qua, ta giơ tay nhanh mấy cũng không níu kịp. Ký ức xưa sao ta thấy ngày như càng dầy lên theo tuổi tác, cho thương nhớ vin theo mùa mà tìm về, ta biết làm sao từ chối?
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 29508)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 18858)
Không, tôi ước gì năm nào cũng có bóng đá World Cup thì vợ chồng mình sẽ thôi khắc khẩu, sẽ hạnh phúc triền miên… Chị Bông cũng mỉm cười nhìn chồng. Anh nói đúng như trong lòng chị đang nghĩ.
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 18158)
Một ngày bạn bè gặp gỡ trong tình thân. Bạn bè thân mến tôi ơi, còn cơ hội, còn sức khỏe, thì hãy đến với nhau. Một ngày vui rồi cũng qua mau....
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 29500)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 23951)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 22447)
Tựa đề: ĐẸP MÃI NHỮNG THIÊN THU Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Trình bày: Tác giả. Bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 30636)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 16945)
Và cháu ơi! Tất cả những sự việc tốt đẹp đều bắt đầu từ những cái bình thường nhất.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 25935)
Không niềm vui nào tả hết, sau hơn 40 năm, học trò gặp lại người thầy kính yêu. Học trò nhìn đôi chân thầy, vẫn đôi dép lê, chiếc áo pull giản dị. Tôi vui quá, thật sự một ngày vui, khi gặp lại các anh chị. Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 28368)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 17343)
Riêng tôi trong mọi sinh hoạt giới trẻ vẫn mong muốn các cháu dù thành đạt nhưng vẫn luôn ghi nhớ biết mình từ đâu để quay về và hơn lúc nào hết phải nhận được nguyên do tại sao mình hiện diện trên đất nước này.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 19541)
. Ông nói, ví dụ như khi có tiền lệ như thế rồi, nếu tương lai có một nước lớn tham tàn hung bạo nào đó thừa gió bẻ măng hoặc với lý do tương tự như vậy tiến chiếm đất đai, lãnh thổ nước Việt mình (3)
20 Tháng Năm 2014(Xem: 22650)
Xin hãy viết, hãy ghi những tâm tình, những dòng nhạc ca ngợi và biết ơn Tình Mẹ không chỉ trong Ngày Lễ Mẹ hay trong Tháng 5 nầy mà mãi mãi về sau dù thời gian đã làm ''mẹ con giờ tóc bạc như nhau''.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 20987)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.