Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê. - GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ (p.đầu)

14 Tháng Hai 201911:39 CH(Xem: 13378)
Huỳnh Văn Huê. - GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ (p.đầu)



GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ (p.đầu)
Huỳnh Văn Huê.


blank
(Hình ảnh trên mạng)



Truyện năm Kỷ Hợi: GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ.
   Nơi cái làng quê nhỏ bé, ven một tỉnh lỵ tầm trung... , mỗi năm không biết từ đâu đó có một gánh xiếc sơn đông mãi võ dọn đến trình diễn. Đầu những năm 60, khói lửa chiến tranh chưa lan rộng, cái làng quê phương Nam này có thể nói là còn hưởng được cảnh thanh bình... .

   Như vậy ở làng quê làm sao có rạp hát? Đơn giản thôi, cái rạp chính là ngôi chợ làng cũng nhỏ xíu! Tối đến người ta thắp sáng bằng hai cây đèn  măng - sông, thế là có cái rạp xiếc để mà biểu diễn  rồi. 

   Gánh xiếc cũng tính toán hết cả, mùa này việc đồng áng đã xong, sau khi thu hoạch mùa màng, người dân cũng đã có rủng rỉnh chút tiền. Nếu khi đi đến xem xiếc "miễn phí", tiện thể mua vài món thuốc cao đơn hoàn tán, hoặc hàng tiêu dùng là lạ nhưng cần thiết. Được xem xiếc không mất tiền thì mua hàng ủng hộ cho nó... phải lẽ. Mình có vật phẩm để xài, còn gánh xiếc có thu nhập để ... sống!

   Sau bữa cơm chiều thường rất sớm ở làng quê, tiếng trống của gánh xiếc đã bắt đầu giục giã thôi thúc... . Nghe mấy hồi trống, không cần đi ngang, ai cũng biết có gánh xiếc hay gánh hát về làng. Người ta chuyền tai nhau... . Người người, nhiều nhất là đám con nít đã bắt đầu tụ tập... . Lần hồi đến chừng hơn 7giờ tối, lượng người đến càng lúc càng đông, đã đủ để có thể bắt đầu cuộc biểu diễn.

   Có màn xiếc bình dân và phổ thông đến mức đến bây giờ ai ai cũng nhớ đó là đi xe đạp một bánh xe, đi vòng vòng, tới lui rồi tăng độ khó bằng cách vừa đạp xe vừa nghiêng người nhặt đồ vật trên mặt đất. 

   Rồi đến màn dùng một que nhỏ như chiếc đũa ngậm trong miệng để giữ thăng bằng mũi gươm nhọn hoắt!

   Tiếng trống vẫn liên hồi giục giã...

   Riêng cái chuyện đánh trống quảng cáo mời gọi người xem cũng có điều thú vị. Thằng nhỏ đánh trống không phải là người của gánh xiếc, nó là người xóm chợ của làng này. Nó vốn... thèm đánh trống ! Nhất là cái trống to rất... "ngon" của gánh xiếc. Được dịp nó ra sức đánh trống cho thỏa thích, có khi 2-3 đứa nhỏ còn phải tranh giành nhau nữa kia. Và công việc đánh trống này hoàn toàn không... công ! Gánh xiếc chỉ bỏ ra đó một cái trống và một cặp dùi mà không hề tốn một lao động nào.

   Xong hai màn biểu diễn dạo đầu là tới màn... bán thuốc. Người ta quảng cáo một loại thuốc trị đau lưng nhức mỏi. Đúng thời điểm quá đi chứ, sau một vụ mùa vất vả mà!

   Thoạt tiên họ cho mời một người trung niên trong đám đông ra, sau khi thăm hỏi vài câu rồi yêu cầu người đó vén áo đưa lưng ra. Cũng anh chàng biểu diễn xe đạp một bánh khi nãy bây giờ trở thành... thầy thuốc ! Anh ta thoa thuốc vào lưng khách mời. Tiếp theo anh ta dùng một cái... muỗng, cạo từ trên xuống dọc sóng lưng. Thật ghê rợn ! Thuốc biến thành màu đỏ bầm như máu và được người ta nói là đó là máu độc, đã được hút ra ngoài, như thế bệnh mới khỏi (!?) Mọi người xung quanh - dù có khi đã xem qua tiết mục này rồi - đều ồ lên kinh ngạc và thán phục công hiệu của... thuốc thần !! 

   Nhưng đó là câu chuyện xa xưa đã hơn nửa thế kỷ rồi. Bây giờ dân trí đã khác xưa. Ai cũng biết đó là do phản ứng giữa hai hóa chất với nhau thôi, một học sinh trung học phổ thông cũng biết rõ. Xem thế dân trí thật là quan trọng, người ta chỉ gạt được khi dân trí còn thấp mà thôi ! Nên bây giờ đâu ai còn "diễn" trò này. Nhất là bây giờ mà còn đem trò này bày ra để quảng cáo bán thuốc thì sẽ bị pháp luật xử lý ngay. Có chăng là phải ra một công ty dược lớn, có tên tuổi rồi nhờ nhiều đầu mối quan hệ để ra những thứ thuốc cao cấp, tối cần thiết như là báo chí đã đưa tin : vụ thuốc trị ung thư giả !!

   Trở lại màn bán thuốc trị đau lưng nhức mỏi vừa được quảng cáo thật kỳ công kể trên. Những người nông dân sau một vụ mùa vất vả, những lao động đi làm ăn xa xứ mới trở về quê chuẩn bị ăn Tết... . Chính những người này là giơ tay mua thuốc nhiều nhất! Đương nhiên là như thế !

   Để thêm phần hào hứng, thuốc được người của gánh xiếc trao cho khách, nhưng "người thu ngân" lại là một... con heo. Tất nhiên phải có người giám sát kỹ hình thức thanh toán này. Bằng chứng là anh chàng bán thuốc tay trao thuốc, mắt luôn đảo nhìn xuống con heo đi cạnh mình, miệng thì dẽo nhẹo luôn nói : cô bác mua thuốc và nếu thấy đoàn diễn hay và con heo... dễ thương thì cho... thêm ít nhiều thì đoàn cũng cảm ơn !

   Thường các đoàn xiếc khác dùng khỉ để diễn trò và thu tiền. Nhưng đoàn xiếc này quả là độc đáo khi dùng "thu ngân" là một ... con heo !

   Con heo được đặt tên Đỏ, có lẽ chỉ ông bầu gánh xiếc mới có quyền này. Con Đỏ được huấn luyện chỉ có mỗi một việc mang trên lưng một cái rổ sâu, giống như con ngựa mang yên vậy... . Con Đỏ chắc được cưng và chăm sóc chu đáo đầy đủ lắm. Da vẻ nó sạch bóng và trắng hồng như sáp đèn cầy. Người nó tròn ủm nung núc những mỡ. Dáng đi dạn dĩ đầy tự tin và không e ngại đám đông, bộ óc heo giúp nó đủ để hiểu những người này có bổn phận phải đưa tiền cho nó. Nó được chỉ dạy phải làm bấy nhiêu thôi để được sung sướng tấm thân... heo.

   Những người lao động nông thôn hiền lành chất phác, họ nghĩ đơn sơ : đã xem xiếc không tốn tiền, lại mua được "thuốc hay" để trị bệnh như vậy tiếc gì không đưa thêm mấy đồng bạc lẽ ! Chắc rằng ông bầu gánh xiếc cũng biết như vậy qua việc kiểm lượng thuốc bán ra và lượng tiền thu vào. Và số tiền chênh lệch không phải ít, chính vì vậy nên người ta hiểu vì sao mấy nhân viên đoàn xiếc - và kể cả ông bầu nữa - nâng niu con heo tên Đỏ lắm!

   Sau khi thấy có vẻ đã hết người mua rầm rộ như ban đầu, người chủ trò của gánh xiếc ra lệnh cho con Đỏ đem rổ tiền vào cho ông bầu. Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền... . ( còn tiếp )

HUỲNH VĂN HUÊ (25/1/2019)
10 Tháng Chín 2023(Xem: 2876)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3165)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
28 Tháng Tám 2023(Xem: 3138)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
26 Tháng Tám 2023(Xem: 2890)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
22 Tháng Tám 2023(Xem: 2819)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
17 Tháng Tám 2023(Xem: 2741)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
12 Tháng Tám 2023(Xem: 2749)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3546)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 2925)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3193)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3729)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3394)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
29 Tháng Bảy 2023(Xem: 2646)
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
28 Tháng Bảy 2023(Xem: 2504)
Chính nhờ những người dám đứng ra gánh vác ngà voi như vậy, mà những người như chúng ta mới có cơ hội được đến gặp lại những người thân quen,
20 Tháng Bảy 2023(Xem: 4810)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 7960)
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
02 Tháng Bảy 2023(Xem: 2672)
Ta về họp mặt trường Ngô Quyền Để nghe vừa nhớ lại vừa thương Website gửi đến người muôn ngã Nhớ lại một thời ta vấn vương
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 8558)
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5148)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
18 Tháng Sáu 2023(Xem: 2597)
Ngày mai là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một bà già, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.