Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - NHỚ VỀ THẦY PHẠM HỮU ÂN.

02 Tháng Mười Hai 20171:59 SA(Xem: 14209)
Nguyễn thị Thêm - NHỚ VỀ THẦY PHẠM HỮU ÂN.

NHỚ VỀ THẦY PHẠM HỮU ÂN.

Thay PH Ân

 

 

Tôi đang ở Nhật, nghe tin thầy Ân mất, tôi thật bàng hoàng.

Người học trò cũ của Thầy ở nơi xa chỉ biết viết những lời phân ưu gửi vào trang Web.

Thú thật không có người học trò cũ nào của trường Trung Học Long Thành không biết và không nhớ đến thầy Phạm Hữu Ân.

 

Chúng tôi may mắn là những lớp đầu tiên, sau khi tốt nghiệp Sư Phạm thầy về trường Trung Học Long Thành giảng dạy. Hình ảnh thầy trong mắt chúng tôi là đẹp trai và có dáng dấp lịch sự như một công tử.

 

Thầy cao, trắng trẻo với đôi kiếng cận. Giọng nói sang sảng và rất …điệu. Cái điệu ít có ở những người thầy giáo khác. Thầy khác biệt hoàn toàn với thầy Phúc dạy tập thể dục lùn lùn và da ngâm đen. Thầy cũng không giống thầy Ri hơi to con, thô kệch. Không giống thầy Hùng tuy có nhiều nét thanh tú nhưng da đen như Ấn Độ. Thầy Ẩn cũng cao như thầy nhưng khắc khổ và có vẽ đàn ông hơn.Thầy mà đứng gần thầy hiệu trưởng Huỳnh Trung Trực thì lại là hai phương trời cách biệt.

 

Chúng tôi học thầy môn Việt Văn và say mê trong những giờ kim văn và cổ văn thầy đã dạy. Giọng thầy sang sảng, thơ thuộc làu làu. Thầy đã cho chúng tôi nhớ hoài những bài thơ, bài văn thật hay của Thanh Tịnh, Khái Hưng, Nhất Linh, Tản Đà, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến… Đến bây giờ thỉnh thoảng gặp nhau trên Email. Chúng tôi những học trò già U70 thỉnh thoảng vẫn đố nhau về những bài thơ cũ. Những bài thơ thầy dạy thời 13, 14 tuổi thơ ngây đi học trường Trung Học Long Thành.

 

Thầy Ân có cái tài lẻ là thầy có thể làm hai vành tai mình nhúc nhích. Chúng tôi hồi đó thích lắm, thỉnh thoảng lại xúi thầy làm thử cho xem. Thầy cũng có cái tật là búng ngón tay rất điệu. Thầy đi cũng điệu, nói cũng điệu, ăn mặc chải chuốt và trắng trẻo như con gái. Thú thật hồi đó, thời mới lớn vốn bản tính nhiều chuyện hay kháo với nhau “ hay là thầy thuộc dạng …” xin vong hồn thầy tha thứ cho tụi em.

 

Rồi đùng một cái thầy lấy vợ. Tụi học trò quỷ sứ ngạc nhiên hết sức. Ôi thôi là bàn ra tán vào. Thiệt là không có chuyện gì về thầy, cô giáo mà nhóm học trò không tọc mạch‎. Từ nay thầy chính thức làm rễ Long Thành. Thầy biến thành người nhà và tuy cũng còn sợ thầy nhưng ít nhất cũng thân hơn. Vì nhà thầy cách trường chỉ mấy bước và gia đình bên vợ thầy thì có bà con cùng khắp quận nhà.

 

Chúng tôi học xong lớp đệ tứ trường Trung Học Long Thành phải thi lấy bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp. Địa điểm thi là trường Ngô Quyền, một trường tỉnh lớn nhất lúc đó. Chúng tôi bắt đầu đối diện với chính bản thân mình. Phải cố gắng thi đậu để không phụ lòng cha mẹ. Mặc dù thi rớt bằng Trung Học vẫn được học tiếp để thi tú tài. N

hưng chúng tôi cũng gạo bài ghê lắm. Cả lớp thức mờ con mắt để học thi. Ngoài ra chúng tôi còn phải chuẩn bị cho mình bước kế tiếp khi lên đệ nhị cấp. Tất cả học sinh công lập trường Long Thành được chính thức gia nhập hàng ngũ học sinh công lập Ngô Quyền. Chúng tôi phải chọn môn học cho mình để dọn đường vào Đại Học và nghề nghiệp sau này. Có 3 môn để chọn. Ban A, B và C.

 

Những ngày cuối niên khóa chúng tôi phân vân không biết mình phải chọn môn gì? Các thầy hướng dẫn là những người cho chúng tôi những lời khuyên đúng đắn nhất. Tôi hỏi thầy Kiệt. Thầy Kiệt khuyên tôi chọn ban A vì tôi cũng thuộc loại gạo bài. Tôi hỏi cô Hảo. Cô khuyên tôi nên chọn ban B vì môn toán tôi cũng khá. Tôi hỏi thầy Ân, thầy nói tôi nên chọn ban C vì mỗi lần thuyết trình hay viết bình luận tôi cũng khá. Tôi suy nghĩ ghê lắm vì mấy nhỏ bạn thân tôi đều chọn A và B. Nhưng trời xui đất khiến, tôi đã nghe lời thầy Ân tôi chọn ban C. Cả trường Long Thành chỉ mình tôi và Hỏa Thị Kim Hòang chọn ban này.

 

Hai năm học điên cái đầu vì văn chương chữ nghĩa. Hán văn nhiều nét ngang dọc học muốn khùng mà viết không xong. Tiếng  Pháp, tiếng Anh học nhiều mà chạy đi đâu mất tiêu. Học triết thì như người mù quơ gậy đi trong ban ngày. Bạn bè kháo nhau chỉ mấy đứa học tệ nhất và làm biếng nhất mới chọn ban C vì học lơ tơ mơ chẳng có gì làm chuẩn. Nghe xong tôi thấy con đường tương lai mình mù mịt thiệt, Tôi thuộc học sinh giỏi, được thầy cô thương, bạn bè mến. Trong suốt quá trình đi học, đây là lần đầu tôi thấy mình thiếu tự tin. Tôi học ngày học đêm  mà tôi cũng không biết lần thi này mình có đậu hay không?. Vì văn chương hay hay dở tùy người chấm thi nhận định chứ chẳng có thước đo nào chính xác. Kết quả tôi đậu tú tài I mà hú hồn, không biết lớp Nhị C Ngô Quyền của chúng tôi đậu được mấy đứa. Bởi vì sau mùa hè năm đó, bước ra khỏi cổng trường Ngô Quyền là chúng tôi như những cánh chim bay đi muôn phương không hẹn ngày trở lại.

 

Thầy Ân đã cho tôi một niềm tin vào văn chương chữ nghĩa. Thầy đã rót vào tâm hồn tôi những hy vọng và những ước mơ. Thầy khiến cho chúng tôi bay bổng theo những bài giảng rất hay của thầy. Trong tôi thầy vẫn là vị giáo sư tôi rất mực kính yêu và cảm phục.

 

Tôi không biết sau này với chức vụ Tổng Giám Thị, với sâu chìa khóa leng keng thầy khó đến mức độ nào. Nhưng theo tôi, một người mô phạm như thầy khó cũng có nguyên do của nó. Thầy đã gắn bó đời mình với ngôi trường Trung Học Long Thành, từ lúc mới ra trường đến ngày nghỉ hưu, thì thầy đã coi đây là mái nhà thân yêu của mình. Thầy khó với học sinh cũng là vì trách nhiệm và yêu thương họ mà thôi.

 

Mấy chục năm rời trường, năm 2005 tôi trở về lại Long Thành. Tôi đã gặp lại thầy Kiệt và thầy Ân trong một lần tổ chức họp mặt. Tôi mừng và xúc động muốn khóc khi gặp lại thầy xưa và các bạn già cùng lớp. Các thầy của tôi vẫn còn khỏe mạnh và yêu đời. Chúng tôi đã cùng nhau đọc lại bài “Hoa Thanh Bình” để cám ơn thầy đã dạy. Thầy cũng đọc bài thơ do thầy viết để tặng lại chúng tôi. Những mái đầu đã bạc gói ghém biết bao kỷ niệm giờ có dịp tuôn trào. Tôi đã sống những giây phút đẹp nhất đời mình trong những ngày về lại quê hương.

 

Thầy Ân, Thầy Kiệt, Thầy Ri là những ông thầy cũ của chúng tôi còn cư ngụ tại Long Thành. Các thầy là ba trong số các thầy xưa của khóa 2 THLT  lớp B1 B2 chúng tôi. Nhất là thầy Phạm Hữu Ân gắn bó với học sinh cũ nhiều nhất. Nơi nào có hội họp, họp mặt, học trò mời là thầy sốt sắng tham dự. Thầy là tâm điểm của những học trò xa, học trò gần quy tụ về với nhau. Mỗi năm học trò đều có chút ít quà gửi đến thầy cô cũ. Món quà chỉ là tượng trưng nhưng đã làm các vị thầy xưa cảm động và hãnh diện về nghề nghiệp của mình. Cái nghề thật nghèo, đạm bạc nhưng đầy tình nghĩa.

 

Thỉnh thoảng thầy Ân lại kêu gọi học trò họp mặt ở nhà thầy để vui hội ngộ.

Thầy vui cười đứng chụp hình với học trò. Trong mắt thầy niềm vui thật rạng rỡ. Các học trò cũ tóc cũng bạc như thầy. Họ đã già, con cháu đầy đàn nhưng lúc nào cũng cung kính và yêu mến ông thầy hồi còn trẻ.

 

Mấy năm sau này  sức khỏe thầy ÂN mỗi ngày mỗi xuống. Nhất là cái chân hành hạ thầy thường xuyên. Lớp chúng tôi đã có bạn Đào Văn Hân luôn đại diện bạn bè theo dõi và giúp đở mỗi khi thầy đau yếu. Các bạn lớp tôi và các khóa khác thường đến thăm thầy, giúp thầy khi cần . Các anh chị cũng hay chọc phá thầy cho cuộc sống thầy thêm chút niềm vui.

 

Bây giờ thì hết rồi, theo luật tử sinh đến lúc thầy cũng phải ra đi. Những gì thầy để lại cho đời là một tấm gương đẹp của nghề cầm phấn. Những bài giảng thật sống động và hấp dẫn mà nhóm học trò già chúng tôi nhớ hoài, nhớ mãi.

 

Thầy ơi, ở nơi thật xa nghe tin thầy mất. Em xúc động bàng hoàng. Em cũng còn mang tang mới. Nỗi buồn chia xa người chồng gắn bó suốt 47 năm chưa nguôi. Em hiểu và như thấy được những đau đớn thầy phải chịu đựng trong những ngày cuối đời. Em cũng thông cảm nỗi đau mất mát của gia đình thầy.

Lớp B1B2 chúng em sẽ hẹn nhau đến viếng lễ tang thầy tập thể. Em không thể có mặt cùng các bạn để đốt một nén hương, lạy thầy 4 lạy tạ ơn dạy dỗ. Em chỉ biết ngồi đây, trong cái lạnh cuối thu nơi xứ sở đất nước Phù Tang Em viết những dòng này để kính nhớ tới thầy. Vị giáo sư Việt Văn đã ươm mầm cho em biết cái đẹp của chữ nghĩa. Cái tinh hoa của dân tộc và trân trọng hồn thiêng sông núi.

 

Tận đáy lòng, em cám ơn Thầy và xin thành thật chia buồn cùng tang quyến.

 

Nguyện Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn hương linh Thầy PHẠM HỮU ÂN về nơi an lạc nhất.

 

Vĩnh biệt thầy Phạm Hữu Ân

 

Nguyễn Thị Thêm.

 

24 Tháng Hai 2024(Xem: 1359)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1279)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1763)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1606)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1607)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1389)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1546)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1241)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 2313)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 1196)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 1210)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 2815)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 1471)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 1429)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1565)
Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè,
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1445)
Tôi chỉ kể chuyện cá nhân chứng kiến (bên đây), và xem video ( bún chửi Hà Nội), chớ không vơ đũa cả nắm cho bất cứ nơi chốn nào.
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1758)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 2777)
nhưng thành phố của tôi có những góc nhỏ duyên dáng và dễ thương khiến người dân bản địa sẽ nhớ hoài như: con đường đẹp dốc tòa, con đường Nguyễn văn Trị (NVT) dọc theo bờ sông
11 Tháng Giêng 2024(Xem: 1390)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.