Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Gs. Nguyễn văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p5)

17 Tháng Sáu 201712:32 SA(Xem: 19394)
Gs. Nguyễn văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p5)

Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p5)
NĐCan

Người dân Huế được sống an bình, đi lại tự do khắp nơi, tối ngủ không sợ cộng sản đến bắt cóc mang đi.

Chỉ riêng các thôn xã ở phía Nam có hàng 4000 các nhân viên các cấp ở xã ấp đã bị Việt cộng bắt cóc, thủ tiêu. Các cô thày giáo ngày về xã dạy học, tối đến phải quay về quận lỵ ngủ cho an toàn.

Thế nhưng, sự hưởng thụ một thôn quê thanh bình, thành phố Huế mộng mơ hầu như thể là chuyện đương nhiên phải là như thếm như từ trên trời rơi xuống.

Tôi xin nói thẳng, không có ông Ngô Đình Cẩn và đám Mật vụ của ông, Huế và các vùng phụ cận sẽ không có được những ngay thanh bình, yên ổn. Không ai có cơ hội nghĩ tới công lao của ông Cẩn cả.

Bốn năm sau khi loại trừ ông Cẩn (1964), 1968 Huế trở thành nạn nhân của chính mình với một cuộc thảm sát đẫm máu người dân Huế vô tội. 9 hầm hay 10 hầm giam giữ vài chục người cán bộ cộng sản ngoan cố bì thế nào được với con số cả 5000 người dân Huế vô tội bị trói tay, chôn sống, bổ cuốc vào đầu chôn ở các hố chôn tập thể lên đến vài trăm người mỗi nơi?

Ai trách nhiệm thảm cảnh này, nếu không phải là chính người Huế “giết” hay tiếp tay giết người Huế?

Tôi đã viết bài Huế Mậu Thân, miền đất nhiều bất hạnh. Những oan hồn uổng tử của Huế sau nửa thế kỷ đã thành tro bụi, chả biết xác chết có còn nguyên vẹn để nghe kinh tụng niệm cho họ để mong họ chóng được siêu thoát chăng?

Mười Hương, người đứng đầu tình báo cộng sản đã phải viết:

“Thế nhưng, hồi ấy (ám chỉ thời Pháp những năm 1940) cũng không đen tối bằng sau này những năm 1957-1959.”

Mười Hương nói về sự thâm hiểm của Ngô Đình Cẩn như sau:

“Khi tôi bị bắt, ban đầu nó bảo, chúng tôi mời ông về, không dám dùng đến chữ bắt. Nó khai thác đề tài Quốc Gia rất dữ để chống Cộng. Nó vẫn nói những người kháng chiến là những người có công với đất nước.”

(Hoàng Hải Vân- Tấn Tú, “Tướng Tình báo chiến lược. Người Thầy”, Báo Thanh Niên, số 200. Thứ ba, 26-11-2002)

Nhưng dư luận đồn thổi thì lại nhiều, thêu dệt cũng không thiếu. Từ một chuyện nhỏ có thể xé ra một chuyện lớn.

Trường hợp cụ thể như Vương Hồng Sển có dịp thăm Huế trong một phái đoàn của Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Ông ta có dịp ăn một bữa cơm tối tại nhà ông Cẩn. Nhân đó ông có dịp trông thấy một con hổ và một số chim chóc trong vườn. Khi về, ông viết phóng lên là Cẩn có cả một sở thú. Thật sự, đó chỉ là một con hổ con lạc mẹ do binhh sĩ đi hành quân bắt được đem về làm quà cho ông Cẩn. Ông nuôi nó như nuôi một con mèo, cho ăn cơm mỗi ngày.

Tư cách của Vương Hồng Sển chỉ đọc mà không vui. Ông ta còn toa rập với Nguyễn Đắc Xuân bịa chuyện ông Ngô Đình Diệm ăn cắp Nghiên mực của vua Tự Đức.

(Nguyễn Văn Lục, “Lịch sử còn đó”. Nguyễn Đắc Xuân, Vương Hồng Sển và chiếc nghiên mực của vua Tự Đức, trang 215)

Tôi lưu ý đặc biệt đến cách tuyển chọn và dùng người của ông Cẩn.

Ông ít học, nhưng bản năng chính trị giúp ông chọn người khá kỹ càng. Những người được ông chọn mà chức vụ cũng không lấy gì làm lớn gì cũng qua giới thiệu kỹ càng, tin cẩn mà tiêu chuẩn thứ nhất là có lý tưởng Quốc Gia chống Cộng, thứ hai là sự trung thành hầu như tuyệt đối và thứ ba hầu hết là theo đạo công giáo.

Những tiêu chuẩn này không nhất thiết là quy luật chung hay có giá trị khách quan cho bây giờ. Nhưng ở thời điểm khai sinh ra nền Cộng Hoà, ở phạm vi hỗ trợ chính phủ, người ta cần những người đồng chí hơn là người có bằng cấp hay học vị chuyên môn.

Và qua thử thách 9 năm làm việc tận tụy cho chế độ, những người này đều cho thấy họ thật xứng đáng. Tôi xin nêu một vài người tiêu biểu nhất như Phan Quang Đông, Nguyễn văn Minh, Dương Văn Hiếu, Nguyễn Văn Châu, Phạm Thư Đường, Lê Quang Tung, v.v...

Phan Quang Đông đã chết hiên ngang như thế nào với lá thư nhắn gửi vợ con vài giờ trước khi bị xử bắn. Sau này đến lượt Ngô Đình Cẩn cũng một thái độ như vậy. Không có gì khó hiểu cả, bởi vì họ có một lý tưởng và phải chăng vì họ sống có xác tín?

Thứ hai về nguyên tắc làm việc của ông Ngô Đình Cẩn dựa trên một thứ bản năng chính trị. Cái bản năng ấy được phát triển một cách cùng cực trước tiên là để tự vệ sống còn và sau là bằng mọi phương tiện tiêu diệt kẻ thù trong cái tương quan sống-còn giữa đôi bên.

Nó có thể không chấp nê đến lý thuyết, đến ngay cả pháp luật. Nó hành xử không theo một thủ tục hành chánh, hay thủ tục pháp lý trong việc bắt người, giam người, tra khảo. Đây là mặt yếu của các Đoàn Công tác mật vụ đứng về mặt chính quyền. Một chính quyền dù coi việc chống Cộng là hàng đầu không thể cho phép các tổ chức mật vụ bắt người, giam giữ không xét xử, ngay cả tra tấn, v.v...

Chính vì thế đi đến chỗ lạm dụng như trong vụ án xử gián điệp miền Trung mà nhiều phần có kẻ bị bắt oan, bị xử hoặc tù tội một cách oan uổng.

Nhưng về mặt hiệu quả của các cơ quan này thì thật không thể chối cãi được. Nó chẳng thua bất cứ cơ quan nào của ngoại quốc như F.B.I., S.D.E. của Pháp, K.G.B của Nga hay ngành đặc biệt N.D.B ( Ngành đặc biệt- The Spécial branch), trong đó có chiến dịch Phượng Hoàng (Phoenix program 1968-1975). Chiến dịch Phượng Hoàng là tình báo và ám sát bí mật! Đã bao nhiêu người dân vô tội bị chết oan? Tại sao người Mỹ không lên tiếng? Tại sao kết tội mình ông Cẩn và đám mật vụ?

Theo số liệu, trong 8 năm, số viên chức Việt Nam Cộng hoà bị Việt cộng ám hại lên tới con số 33.052 người. Số liệu trong Chiến dịch Phượng Hoàng đưa tới kết quả có 22.013 hồi chánh, 24.843 bị bắt. 26.369 bị giết. Tổng cộng tất cả là 73.225. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Chiến dịch Phượng Hoàng”)

Nào ai thực sụ biết được trong số 26.369 Việt Cộng bị giết, có bao nhiêu thường dân bị chết oan?

Chứng từ tự thuật của một người bị bắt cóc, bị giam ở trại Lê Văn Duyệt từ 1961 đến sau cuộc cách mạng 1963

Bài Tự thuật sau đây, không đề tên tác giả, được trích từ tờ Tiếng Nói Dân Tộc nhan đề, “Dưới chế độ Mật vụ Ngô Triều”. Bị bắt cóc, bị giam một thời gian, được đưa về thăm gia đình. Mà không được nói hiện mình ở đâu? Làm gì?

trai LVDuyetSAIGON 1969 – Photo by larsdh – Trại Lê Văn Duyệt

“Chiều hôm đó, cũng như bao nhiêu chiều khác, mãn giờ làm biệc tôi thoát lên xe đạp ra khỏi sở. Bỗng một người cỡi xe gắn máy chạy đến bên tôi và nói, “Xin lỗi ông cho tôi hỏi thăm một chuyện.” Tưởng có chuyện gì cần mình, tôi dừng xe lại. Anh đi xe gắn máy trình thẻ Công an cho tôi xem và mời tôi về bót có chuyện cần.

Thế là tôi bắt buộc phải đạp xe đi theo người ấy, và một người nữa chạy Lambretta sau lưng tôi.

Đây, trại Lê Văn Duyệt

Trại “Lê Văn Duyệt” là căn cứ của mật vụ thuộc Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung đóng tại Biệt Khu Thủ Đô mà mãi đến sau ngày Cách mạng người ta mới biết. Vì bọn Mật vụ tổ chức vô cùng bí mật, ngoài thì cũng cửa sắt kín mít, lính gác không khác nào một trại lính. Cũng chào cờ, cũng đá banh vui chơi, cũng ca hát, ai ai đi qua cũng tưởng là một trại lính ở, chớ đâu dè đó là nơi bọn Mật vụ của Ngô triều để giam hãm những kẻ nào dám cả gan chống lại bọn chúng..

Ngủ có divan hoặc giường sắt hay ghế bố, mỗi người một cái, có mùng, có tấm đắp đàng hoàng: có giờ có giấc. Ăn uống cũng khá hơn chế độ thầu. Có câu lạc bộ, có phòng đọc sách, có sân banh giải trí, có bàn ping pong.

Về tinh thần, có Ban Văn nghệ của trại: tập tành nhạc, kịch, tuồng cải lương, lâu lâu vài tuần trình diễn cho anh em giải trí. Thường xuyên mỗi buổi chiều có một máy hát, máy quay cải lương cũ mèm, nhưng nghe cũng đỡ buồn. Tối thứ bảy nghe truyền thanh tuồng cải lương Sài gòn hay xem chớp bóng. (…)

“Ăn Cơm tiều”, một danh từ được khai sinh trong trại Lê Văn Duyệt.

Không biết bên chánh quyền dự chi về ăn uống một người bao nhiêu mà ở trại Lê Văn Duyệt thì chúng tôi được 5$50 tiền chợ, mỗi trại viên, mỗi ngày.

Có một Ban cấp dưỡng (cũng anh em trại viên) lo lắng miếng ăn miếng uống cho anh em. Đáng lý chúng tôi mỗi người ăn 5$50, nhưng chúng tôi khai “cơm tiều”, nghĩa là một mâm bốn phần ăn, chúng tôi ăn năm người. Phần dư ra 5$50 thay nhau lãnh. Ăn sáng 1$. Nếu nhịn thì mỗi tháng cũng được thêm 30$.

Ở tù mà cũng lãnh lương. Ở tù mà cũng đi nghỉ phép.

Ở tù sau đó được về thăm nhà. Có nhiều anh em ở tù lâu, cuối tuần được nghỉ phép, chiều thứ bảy về, sáng thư hai vô. Hoặc có anh về hằng đêm 5 giờ 30 sau giờ làm việc ra cổng, sáng 7 giờ 30 trở về ở…tù. (…)

Ở tù vợ đẻ, thật là họa vô đơn chí.

Những người của một thời đã qua.”

Theo tôi, nhà tù như trại Lê Văn Duyệt của ông Ngô Đình Cẩn là có một không hai trên thế giới này. Đó là “nhà tù không song sắt”. Sau này cũng có những trại cải huấn, nhưng không thể nào so sánh với trại tù Lê Văn Duyệt được.

Tuy nhiên, theo Dư Văn Chất,

“đối với tù nhân ngoan cố nhất định không chuyển hướng — như trường hợp Đặng An — thì bị giam trong sà lim. Hoặc sau này Đặng An bị chuyển ra nhốt ở Mang Cá nhỏ, một trại giam biệt lập trung chuyển. Từ trại này có thể được đưa lên Chín Hầm và bị bỏ đói. Hoặc tệ hơn nữa thả trôi sông hoặc thả biển. Người giám thị trại giam Mang cá lúc bấy giờ là Phạm Mại.”

(Đây là phần viết thêm của Dư Văn Chất, dạng photcopy. Sau ba năm ông đã viết: Nhà văn bất đắc dĩ. Trong đó còn viết: Người cộng sản sợ người cộng sản)

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

 

 

27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 99163)
Đây là lần thứ bảy, các CHS.NQBH K15 gạt hết những âu lo toan tính đời thường, hóa thân thành những cô cậu học trò hồn nhiên của những ngày xưa thân ái.
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 126762)
Giờ đây, nếu mẹ hỏi lại: - “Giả sử có ngày tận thế thật thì thời khắc ấy, con muốn được ở bên cạnh ai?”, con sẽ không do dự trả lời: - “Con muốn được ở bên mẹ, bây giờ và suốt đời…”
22 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 110088)
Noel cũng là dịp tôi và mọi người xung quanh tận hưởng những giây phút ngọt ngào của tình yêu, của niềm tin và hy vọng.
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 135248)
Xin mời đến thăm xứ Úc trong mùa Giáng Sinh với Hạnh Phạm.
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 124004)
Giả thử có ai hỏi, ai là người tôi yêu thương và tin tưởng nhất? Không ngại ngần tôi sẽ nói là em tôi. Cậu Mười của mấy đứa con tôi.
19 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 127921)
Đông đến Thu đi mai vàng nở rộ bao mùa, năm nay Tết lại sắp về chị đang lưu lạc phương nào hả chị Gấm? Chị có muốn về thắp nhang nơi mả ngoại với em không?
16 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 127538)
Chuyến đi tour NCA đã để lại trong lòng tôi đầy những kỷ niệm, và khi viết những dòng chữ nầy, tôi chợt thấy nhớ Kobe chi lạ.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 122733)
Sợi dây chuyền kỷ niệm đó đã đem đến niềm vui nỗi buồn cho bà. Bà đã gắn bó với nó một thời gian dài và đã chôn nó sau vườn vào một ngày pháo đỏ rộn sân nhà...
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 111392)
trái đất tròn còn sống là Thầy trò vẫn còn có dịp mừng vui đoàn tụ. Mong thời gian đừng cướp mất cơ hội của Thầy trò chúng mình.
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 117298)
Vậy thì anh chị em mình cùng cảm ơn quí thầy cô, và cùng cảm ơn nhau nữa. Đã nửa thế kỷ trôi qua đời người, hạnh phúc biết bao khi Thầy – Trò ta vẫn có nhau bên đời…
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159695)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 130963)
Những khu vườn đẹp nhất thế giới rải rác khắp nơi, lộng lẫy và xanh tươi, vượt ngoài sức tưởng tượng của con người.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 130891)
Hân hạnh giới thiệu đến quý vị và các bạn chương trình Nhạc chủ đề TIẾNG THU của Ngô Càn Chiếu
01 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 111179)
Sau gần ba tháng chuẩn bị, cuối cùng nhóm cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa chúng tôi đã có một món quà dễ thương tặng thầy cô giáo cũ của mình: Một đêm hội ngộ Thầy trò ngập tràn niềm vui và hạnh phúc, sau khoảng thời gian xa cách gần năm mươi năm.
27 Tháng Mười Một 2012(Xem: 144109)
... Thời gian 42 năm sau tôi mới gặp lại thầy hiệu trưởng của ngôi trường trung học mà 7 năm tôi đã gắn bó.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 153042)
Tôi lần lượt đọc lại từng lá thư theo thứ tự thời gian Đông đã gửi dù đã đọc đi đọc lại nhiều lần và lại đắm chìm trong những suy nghĩ miên man
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 126955)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 151982)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133079)
Thuở nhỏ, tôi được gia đình ưu tiên cho làm ''sư cọ" vào những tháng hè. Cậu Mợ tôi lấy lý do cạo sạch tóc để chống ''chí''
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 219506)
“Có lẽ chỉ dân Hướng Đạo như em, mới làm được những việc như thế!...” Đó là “phần thưởng” quí báu nhất tôi trân trọng nhận được từ cô Phạm Kiều Tiên, trong hành trình thăm lại thầy cô giáo xưa ...