Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - VĨNH BIỆT TUÂN

26 Tháng Ba 20172:10 SA(Xem: 14755)
Nguyễn Thị Thêm - VĨNH BIỆT TUÂN

Vĩnh Biệt Tuân.


Ngồi trước máy, tôi cứ muốn viết một cái gì đó về Tuân.

Những ý từ phát sinh từ lúc biết Tuân đang đối phó với căn bệnh thập tử nhất sinh này. Đôi mắt của Tuân và nụ cười không trọn vẹn mấy lần gặp mặt, khiến tôi chú ý em nhiều hơn.

Tuân là chồng của Kim Loan Nguyễn Trần một cựu học sinh năng nổ của ngôi trường Trung Học Long Thành. Em là con gái bác Đại Tín một người mà dân Long Thành không ai không biết. Duyên đưa đẩy, Dung (chị ruột của Loan) lại là em dâu họ của chồng tôi. Cho nên giữa chúng tôi cũng có chút thân tình.

Loan Trần từng sinh hoạt trong gia đình Phật Tử Khánh Long nên em rất hoạt bát và năng động. Em đi đến đâu nơi nó có thêm sức sống. Tính em luôn xông xáo tham gia và tích cực trong mọi hoạt động của trường THLT và những hội đoàn.

 

Trường chúng tôi có hai Loan: Loan Trần và Loan Huỳnh. Cả hai Loan đều là nồng cốt của Ban Chấp Hành hội Cựu học sinh Trung Học Long Thành. Loan Huỳnh lo thủ quỹ, giữ tiền không mất một đồng. Loan Trần trong ban Tổ Chức và Văn Nghệ. Em nhiệt tình và hát rất hay .

Tôi yêu cả hai em và thật lòng rất thương mến hai em rễ: Đặng Minh của Loan Huỳnh và Trần Tuân của Loan Trần.

Nếu Minh của Loan Huỳnh to con chụp hình đẹp và chạy marathon có tiếng, thì Tuân của Loan Trần gầy gầy, ít nói và có râu. Cả hai rễ Long Thành đều rất yêu vợ và nhiệt tình với tất cả hoạt động của trường.

Điểm gây cho tôi chú ý đến Tuân là bộ râu của em và dôi mắt buồn buồn. Tôi ít khi thấy Tuân cười đùa với bạn bè. Có thể vì tôi ít khi gặp mặt em nên không biết nhiều về em lắm. Nhưng trong tôi Tuân thật dễ thương và có gì đó trầm tư sâu lắng.

Bạn bè rất mến Tuân và Loan vì hai em sống hết lòng với họ. Nơi nào các em tới cũng rộn rã tiếng cười. Đi về Việt Nam thăm bạn bè, đi chơi chỗ này chỗ kia và nhất là tham gia các hoạt động từ thiện. Loan post lên Face book mỗi ngày cho từng những chuyến đi. Em lưu giữ rất nhiều hình xưa của gia đình và một thời đi học. Em đã giúp tôi tìm lại hình ảnh thân thương của Long Thành ngày đó.

Lần đầu tôi biết Tuân bị bệnh là giữa năm 2016. Cả nhóm Long Thành như hụt hẫng. Thương Tuân và thương Loan nhiều lắm. Tôi đã thấy Loan post lên rất nhiều hình của hai đứa đi chơi. Chỗ nào em cũng chụp hình hai vợ chồng rất tình tứ và hạnh phúc. Lúc đó, tôi biết Loan dành hết thời gian và tình yêu cho Tuân. Em muốn Tuân hưởng những ngày vui để chống chọi với nhựng tế bào dị dạng đang tìm cách hủy hoại cơ thể. Tôi theo dõi từng chuyến đi của em. Tôi mong cho Tuân lành bệnh cũng  như ngày nào đó tôi cầu nguyện cho Lộc vượt qua khúc quanh tàn khốc của đời mình.

Đọc một bài viết của em trai Tuân (Jimmy Tran) tôi lại mến Tuân nhiều hơn. Em đã cùng em trai vượt biển tìm tự do trong hoàn cảnh bi đát của đất nước. Để dọn đường và che mặt chính quyền em đã theo tàu đi đánh cá suốt cả năm. Khi cơ hội đến, Tuân cùng em trai lên tàu vượt biên. Jimmy lúc đó mới 15 tuổi và trong túi chỉ võn vẹn có 10$ má cho đem đi. Con đường đi tìm tự do phải đổ bằng máu, nước mắt và đánh đổi với chính mạng sống của mình.

Tàu bị hải tặc tấn công, chúng cướp toàn bộ những gì chúng lục soát. Chúng hiếp dâm và đem đàn bà con gái ra đi. Chúng đâm thủng tàu để tàu chìm phi tang. Chúng là một lũ súc sinh tàn bạo. Chúng rút đi trong tang thương và tàn khốc. Jimmy ngất xỉu vì bị chúng đánh vào mặt. Nhờ trời thương, con tàu mong manh vẫn chưa chìm chỉ bập bềnh trên biển phó thác cho trời vì xăng dầu đã bị chúng lấy sạch. Qua bao trở ngại và chết chóc, con tàu cũng được đến đảo Pulau Bidong. Tỉnh dậy trong cơn say sóng và đói khát, anh em Tuân bước lên bờ bằng những bước chân chệnh choạng say đất liền. Đến đảo là thoát chết, cái chết như treo trên đầu những người đã chọn con đường vượt biển tìm tự do.

Jimmy phải nằm bệnh viện Sick Bay nhiều ngày vì bị thương và kiệt sức. Đây không phải là nơi dễ dàng để sống, nhưng ít nhất cũng là nơi khởi đầu cho bước chân tìm đến miền đất hứa. Tuân đã cố gắng và đùm bọc em trai cho đến ngày hai anh em bước lên cầu tàu Jetty để lên phà tới đất liền. Từ đây sẽ lên xe buýt đến Kuala Lumpur tạm trú. Sau đó lên máy bay để đến Bataan Philippine một nơi chờ hoàn tất thủ tục đi định cư. Cuối cùng anh em Tuân đã được đi Mỹ, miền đất hứa California.

Những ngày sống trên đảo, Tuân đã gặp Loan Trần. Hai em đã tìm hiểu và kết bạn. Tình yêu thăng hoa theo những ngày gian lao và sinh hoạt chung trên đảo. Đời sống và tương lai những người tị nạn, không ai có thể biết được sẽ ra sao và đi về đâu. Kẻ trước người sau theo từng đợt thanh lọc và sắp xếp chuyến bay của Phòng Cao Ủy Tị Nạn. Có nhiều cuộc tình khởi đầu rất đẹp trong trại rồi tan vỡ theo từng đợt rời trại. Thế giới rộng lớn, số phận con người như lục bình trôi không biết sẽ tấp vào một nơi nào. Tùy theo lòng thương xót của người có lòng ở Úc, Pháp, Canada, Mỹ... bảo trợ. Từng đợt gọi lên đường với nụ cười mừng vui vì đã được đi định cư, hòa theo nước mắt phân ly không biết bao giờ gặp lại.

Tuân và em trai từng đợt đều đi trước Loan và như ơn trên sắp đặt, hai em được kết hợp một cách mỹ mãn và hạnh phúc cho đến bây giờ.

 

Tuân là một người chồng tốt, một người bạn chân thành. Họp mặt THLT lần nào có Tuân là em xốc vác lo mọi việc. Em không nói nhiều chỉ dùng tấm lòng và hành động trao ra. Nhiều lúc tôi có cảm giác như Loan hoạt bát, năng nổ lấn át cả hình ảnh nhỏ nhắn hiều lành của Tuân luôn đi theo Loan để  hổ trợ.

Những ngày Tuân nhập viện Loan luôn kề cận và khuyến khích tinh thần. Em tin tưởng Tuân sẽ đem tình yêu và nghị lực để chiến thắng. Từng đợt điều trị, Tuân xuất hiện trong những lần gặp mặt với đầu trọc, gương mặt mệt mõi, đau đớn và đôi mắt thật buồn, làm tôi thương em nhiều lắm.

 

Hỏi thăm ai cũng nói Tuân chắc không vượt qua được vì ung thư đã lan nhiều nơi trên cơ thể. Thời gian chỉ là chờ đợi một phép lạ hay phước duyên. Bạn bè ở VN gửi qua từng đợt thuốc dân gian để Tuân uống "Phước chủ may thầy" Tôi biết Tuân và Loan phải đấu tranh nhiều lắm. Đấu tranh với cơn bệnh, đấu tranh với chính mình để không ngã gục và suy sụp tinh thần

.- Gắng lênTuân,- Gắng lên Loan - Đừng bi quan Tuân. - Đừng nản chí Loan- Những lời cổ vũ như tiếng phèn la thúc trận, để người chiến sĩ mạnh dạn trước sự tấn công âm thầm và vô hình của kẻ địch.

Ngày thứ hai,  Đặng Minh, Loan Huỳnh, Ngọc Dung, Ngọc Hương, Đinh Hương có đến thăm Tuân. Tôi gọi hỏi thăm các em cho biết Tuân vẫn tỉnh nhưng chắc không qua khỏi. Ai cũng ngậm ngùi thương Tuân và Loan quá.

Sáng nay vào FB, thấy Nam post lên :

"Chiều nay, dọc đường thiên lý về San Jose.

Buồn vô tận,

Buồn trong nước mắt"


Tôi đã nghi có chuyện gì rồi. Và chuyện ấy buồn ấy đã đến với mọi thành viên cựu học sinh THLT. "Tuân đã rời bỏ chúng ta"

 

Hãy yên nghĩ đi Tuân. Em giỏi lắm. Em kiên cường lắm. Em đã gánh vác đau đớn nhiều quá rồi. Hãy thanh thản ra đi. Em hãy tin tưởng Loan sẽ vượt qua tất cả để kiên cường đứng lên. Là người con của Phật, thành viên của gia đình Phật Tử Khánh Long,  Loan hiểu rõ về luật tử sinh và sinh mạng con người. Loan sẽ tìm nơi an trú cho tâm hồn mình một cách thỏa đáng.

Các con em đều đã lớn, chúng có thể tự mình đứng vững trong cuộc sống nơi này.

Chị gửi vào đây một bức hình hai em để em biết tình yêu em bỏ ra cho Loan thật xứng đáng. Và trong tim Loan luôn có hình bóng em.

 

loan tuan

 

Tất cả những người bạn ở đây đều thương yêu và tưởng nhớ đến em

Chị xin đốt một nén hương đưa tiễn em về nơi bình yên nhất.

Nguyện đức Phật A Di Đà hướng dẫn hương linh Tuân Trần về nơi đất Phật.

Thành kính phân ưu cùng Loan và gia quyến.

 

VĨNH BIỆT TUÂN.

Nguyễn thị Thêm.

 

28 Tháng Giêng 2024(Xem: 971)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1071)
Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè,
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 971)
Tôi chỉ kể chuyện cá nhân chứng kiến (bên đây), và xem video ( bún chửi Hà Nội), chớ không vơ đũa cả nắm cho bất cứ nơi chốn nào.
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1311)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 2202)
nhưng thành phố của tôi có những góc nhỏ duyên dáng và dễ thương khiến người dân bản địa sẽ nhớ hoài như: con đường đẹp dốc tòa, con đường Nguyễn văn Trị (NVT) dọc theo bờ sông
11 Tháng Giêng 2024(Xem: 1007)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.
02 Tháng Giêng 2024(Xem: 1368)
Nhìn cái mỏ chu chu của thằng con đưa ra chực chờ hôn phá mẹ, hai tay nó đưa ra lo le thọc lét, tôi tuột vội xuống giường chạy ra khỏi phòng: - Thằng khỉ gió đừng thọc lét mẹ, mẹ đầu hàng.
31 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1183)
Đọc tới đây ông xã tôi bảo, Tiễn Vong là Vong cả thế giới năm qua, sao em tiễn vong Chiều Nay dài thế. Vậy đó, hễ nói tới xứ đó là em không kiềm được cảm xúc tuôn trào, huyết áp tăng cao
25 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2126)
Tôi hôm nay trong lòng rất vui Giáng Sinh đến rồi rộn rã nơi nơi Ngày mai con về gia đình sum họp Nâng ly chúc mừng hạnh phúc đầy vơi.
24 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1961)
trong suốt 21 năm tồn tại của miền Nam còn rất nhiều phim hay khác của Âu, Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ và Việt Nam nữa mà chúng ta may mắn được sống ở vùng đất tự do nên có cơ hội thưởng thức
23 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1557)
Theo người hướng dẫn, với cư dân khoảng 15 triệu (chiếm 190/0 dân số Thổ Nhỉ Kỳ), thành phố Istanbul có gần 4 ngàn thánh đường mà đẹp nhất là Đại Thánh Đường Xanh (Blue Mosque).
16 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1636)
Sau nhiều năm đón Christmas lạnh giá ở xứ người, tôi mong có dịp trở lại BH vào dịp lễ Noel một lần, chỉ để :“Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu”,
16 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1585)
Vào tháng 9 vừa qua,vợ chồng Tôi du lịch Iceland bằng Cruiseship Hollandamerica Rotterdam Hai tuần liên tục thưởng thức Iceland Lamb-Rack tuyệt vời không đâu ngon bằng.
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1650)
Dù ngạn ngữ Việt Nam có câu ”nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng người dân miền Nam không quên mối hận: Henry Kissinger là người đã khai tử quốc gia Việt Nam Cộng Hoà.
02 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2073)
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
02 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2304)
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1952)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1802)
Từ lâu đã là một đối tượng được tôn sùng và xung đột, thành phố Jerusalem đã được cai trị, vừa là một thị trấn cấp tỉnh vừa là thủ đô quốc gia, bởi một loạt các triều đại và chính quyền.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1895)
học sinh ở Mỹ ngay từ nhỏ đã được dạy có niềm tin vào bản thân, không cần phải đem mình so sánh với người khác, mà phải tự so với chính mình.
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1852)
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau