Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Du Miên - MÙA XUÂN CÓ PHẢI

18 Tháng Ba 201711:04 CH(Xem: 18315)
Lê Du Miên - MÙA XUÂN CÓ PHẢI

MÙA XUÂN CÓ PHI?

 ngam hoang hon


 

 


Mấy ngày gần đây, thiên hạ, nhất là thiên hạ quốc nội lại ì xèo bàn tán về ca khúc Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Một ca khúc thật hay, thật tuyệt mà ở miền Nam những năm xưa mỗi ngày Xuân về, từ thành thị đến đồng quê đâu đâu cũng vang lên “Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi…”. Người ta bàn tán nhiều tới nó là vì nó đã được nhà nước Cộng Sản Việt Nam phóng thích sau 41 năm bị cầm tù, sau 41 năm nằm gai nếm mật, và nhất là nó mới vừa được chọn làm ca khúc kết thúc chương trình “giai điệu tự hào” tối 31 tháng 12 năm 2016 trong nước. Ca khúc đã gây xúc đông cho nhiều người  và một vị GSTS âm nhạc trong nước đã nói ”Ly rượu mừng là ly rượu quá xứng đáng để tiễn một năm cũ đi”. Không hiểu vì lý do gì mà mãi tới 41 năm sau họ mới nhận ra được gía trị đích thực của nó. Nó tội tình gì mà trù ẻo mà đầy ải nó… Chẳng qua chỉ là do ganh tị theo ý nghĩ thô thiển của người viết… Như Nhạc sĩ Tô Hải đã nhận xét: “Nói về âm nhạc của miền Bắc thì rõ ràng không có gì, chỉ là một con số không to tướng”. Thật ra mặc dù nó bị ngồi tù trong 41 năm, nhưng nó vẫn thường có mặt trong nhân gian từ Bắc chí Nam mỗi độ xuân về.

Nhạc Xuân thì nhiều lắm, đặc biệt nữa là bản Xuân Ca của cây cổ thụ âm nhạc Việt Nam… Nói về những ca khúc có “danh vọng” này thì đã có quá nhiều những nhà bình luận tên tuổi nhắc tới rồi. Hôm nay nhân dịp Xuân lại về… Xuân con gà… Bên tách trà ấm áp đầu năm ngồi nghe bước xuân nhè nhẹ … Người viết cũng đang cùng dăm người bạn nâng chén chào xuân và mạn phép được “mặc áo thụng vái nhau”… Không dám nói là bình luận mà chỉ xin góp vài ý nho nhỏ trong ca khúc Xuân Ca mà nhạc sỹ Nguyên Phan phổ bài thơ cùng tên của nhà thơ Tưởng Dung. Nhà thơ của Ngô Quyền, Biên Hoà chúng ta… Nói tới nhà thơ Tưởng Dung là nói tới một nữ sĩ tài hoa. Cô viết nhiều lắm và đủ mọi thể loại… Tuy nhiên trong bài viết này chỉ xin được nhắc tới bài Xuân Ca mà thôi.

          “Mùa xuân có phải

           là những giọt sương

           long lanh cuối mắt

           khi ta nhìn nhau…”

 

Với nhạc sỹ tiền bối họ Phạm, mùa xuân bắt đầu cho một con người là từ khi mẹ về với cha. Vâng đúng thế Mẹ về với cha đã ươm mầm cho những chồi xuân nở hoa… Nhưng dưới ngòi bút của Tưởng Dung thì hình như mùa xuân đã về sớm hơn, những búp hoa Đào, những nụ hoa Mai, hoa Hồng đã trở mình trỗi dậy khi hai cha mẹ với những ánh mắt đầu tiên nhìn nhau rạo rực, những gịot nước mắt yêu đương long lanh đọng lại chưa kết đủ để rơi xuống. Những mừng vui rộn ràng hơn cả nắng xuân bên thềm nhà. Và khi đó mùa xuân đã thật sự về, về sớm hơn, làm hồng đôi má, làm e thẹn đôi tim của những người yêu nhau… Và trong tình yêu mùa xuân mãi mãi là bất tận.

 

Với đất trời mùa xuân về cùng thời tiết ấm áp, cây trái trổ bông đâm chồi nẩy lộc. Hoa xuân trong thơ Tưởng Dung không đơn thuần là những màu hoa tiêu biểu, tượng trưng như màu vàng của mai hay màu hoa đào nở thắm mà là:

            Mùa xuân có phải

            là những nụ hồng

            trên cành lá biếc

            như môi xinh tươi

            chờ người hôn vội.

 

Ôi nụ hôn vội. Ôi mật ngọt tình yêu… Khoảnh khắc vội vàng ấy quý hoá ngần nào,… Mà nhạc sĩ Anh Bằng đã có lần tiếc ngẩn ngơ khi đặt những nốt nhạc ray rứt: ”Anh còn nợ em nụ hôn vội vàng, nụ hôn vội vàng. Nắng chói qua rèm…”(*)

 

Sau cuộc đổi dời của đất nước, hàng triệu người đã vì hai chữ tự do mà đành đoạn dứt áo ra đi cho dù gặp bao chông gai cách trở, kể cả biết chắc là sự sống còn rất mong manh… Trên khắp năm châu bốn biển chỗ nào cũng có người Việt luôn hoài vọng, luôn ấp ủ một giấc mơ cho một ngày về. Lòng chợt reo vui muốn cùng mây phiêu lãng về thăm chốn xưa nơi có dòng sông tuổi thơ cùng những đợt sóng vỗ dạt dào, âm vang khuấy động trong lòng và mùa xuân trong giây phút đã ẩn hiện một tình yêu quê hương thắm thiết:

            Mùa xuân có phải

            là những hoàng hôn

            cùng mây phiêu lãng

            về thăm chốn xưa

            …….

 

            Mùa xuân có phải

            là sóng dòng sông

            quê nhà xa lắc

            đang vỗ dạt dào

            ….

 

 Còn gì hạnh phúc và đẹp cho bằng hình ảnh hai vợ chồng trôi dạt xứ người, cùng ngồi xuống hát bản tình ca về quê hương xa:

            Mùa xuân có phải

            là bản tình ca

            anh đàn em hát

            về quê hương xa

            mãi là… tất cả!

 

Vâng đúng … Mãi là tất cả. Tất cả hoà cùng nhịp thở quê hương. Không có quê hương thì làm gì có tình yêu. Con người không biết mình sẽ ra sao khi chẳng có cội nguồn, chẳng có tông tổ…

 

Thường trong một bài thơ… Có người thích khổ thơ này có người thích câu thơ kia… Người viết thì thích toàn bài Xuân Ca nhưng đặc biệt thích nhất khổ thơ:

            Mùa xuân có phải

            là những bình minh

            ngồi nghe chim hót

            lời ru bình yên…

 

Khổ thơ này có phải mang mang một chút triết lý của Phật… “lời ru bình yên” nghe sao êm ái, ấm áp dường nào. Nó đã dìm bao lo lắng, nhiễu nhương xuống để tâm thân an lạc… Ngày xưa khi còn ở quê nhà, người viết cũng như mọi thanh niên trai tráng cùng lứa tuổi, một thời khói lửa chiến chinh với bao cuộc hành quân trong rừng thẳm, bên miệng hố cá nhân thức trắng đêm chiến đấu với giặc cộng từ miền Bắc xâm lược, thần kinh căng thẳng tột cùng… Nhưng khi mặt trời ló dạng và nghe một vài tiếng chim hót líu lo trên cành cây xơ xác vì bom đạn… Bình minh và tiếng chim hót mầu nhiệm làm sao… làm cho tâm tư lắng đọng… Những tia nắng ban mai và tiếng chim hót đó đúng là một lời ru bình yên, tạo niềm hy vọng cho người lính chiến giữa vùng lửa đạn.

 

Ngày nay với cuộc sống tha phương tất bật giữa muôn nghìn khó khăn cơm áo gạo tiền, với muôn trùng khắc khoải trong tâm về một quê hương đã mất, với sự hổ thẹn trăm bề về một lời thề quyết giữ vững mảnh giang sơn mà cha ông đã tốn bao sương máu gầy dựng… Lời thề ấy người tráng sĩ năm xưa đã chẳng vuông tròn. Ai trong chúng ta những người yêu tự do với căn cước tỵ nạn cộng sản mà chẳng ít nhiều tự thấy lòng không an với tâm niệm Tổ Quốc- Danh Dự - Trách nhiệm… Nhưng thử nghĩ lại xem trong một ngày nghỉ cuối tuần, vợ chồng dậy sớm ngồi đối ẩm, nhìn ra ngoài song cửa sau nhà, im lặng nghe một vài tiếng chim ca hót, tự thấy lòng mình thảnh thơi nhẹ nhàng, hầu như mọi muộn phiền được trút bỏ. Ôi tuyệt vời quá những lời ru bình yên và mùa xuân như ngập tràn dù giữa trưa hè nắng cháy hay đông đầy tuyết phủ.

 

          Chỉ với dăm ba khổ thơ ngắn với thể thơ bốn chữ, một thể thơ khó để có thể diễn tả trọn vẹn được những cảm xúc… không khéo sẽ dễ thành những bài vè “nghe vẻ nghe ve…”. Mà Xuân Ca của Tưởng Dung đã lột tả được những bông hoa xuân đằm thắm rộ nở một trời xuân bất tận, kéo dài trong năm tháng của đời người… Xuân của Đất trời, xuân của Tình nhân, xuân của những lữ khách, xuân của hạnh phúc, và xuân của tình yêu Quê hương… Chỉ với dăm khổ thơ ngắn ngủi mà Tưởng Dung đã tô màu để phác hoạ những bức tranh xuân tuyệt đẹp, với những hình ảnh sống động: đôi mắt đắm đuối tình nhân, dòng sông quê hương sóng vỗ, hình ảnh của người xa xứ ngồi nghe chim hót lời ru bình yên hay theo mây trời phiêu lãng về nơi chốn xưa, hình ảnh hai người yêu nhau anh đàn em hát, mơ về quê xa. Tất cả hoà quyện cho một bức tranh xuân đằm thắm đầy ắp tình người, tình cố quốc... Điệp khúc “mùa xuân có phải” đôi lúc dịu dàng khoan thai, nhưng đôi lúc thấy như dồn dập trong tâm tư của mỗi người đọc, người nghe… Và câu hỏi ấy đã mặc nhiên được trả lời. Câu trả lời tròn nghĩa.

 

          Cám ơn nhạc sĩ Nguyên Phan đã khoác áo Hoàng Hậu cho những lời thơ dễ thương của Tưởng Dung. Và với người viết cùng một số bạn bè trong nhóm “trà đạo” đang tâm đắc thả hồn ngồi nghe “lời ru bình yên”, không phải do tiếng chim ca mà là tiếng ru ngọt ngào của ca sỹ Thuỳ An… Xin cám ơn nhà thơ, xin cám ơn ca sỹ … và sẽ “mãi là tất cả” cho mùa xuân yêu thương vĩnh cửu.

 

Xuân Đinh Dậu 2017

Lê Du Miên

 

(*) Anh còn nợ em – Anh Bằng.

 

https://youtu.be/cjnZ7ZmpmuQ

(ca khúc Xuân Ca. Thơ Tưởng Dung- Nhạc Nguyên Phan- Hoà âm Cao Ngọc Dung- Ca sỹ Thuỳ An)

 

 

15 Tháng Tám 2014(Xem: 28203)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25427)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 24734)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 14994)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 25131)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 29143)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 23259)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15238)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15276)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 20973)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 28064)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17985)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17349)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15290)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 18355)
Với nữ lực của Vy, chắc chắn tác giả Người Đi Trên Mây sẽ luôn bước trên những đám mây mịn màng, bồng bềnh, thư thái nhất giữa nụ cười e lệ ...
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 22648)
Quỳnh nhắc lại chuyện tối qua, khi cả xóm bị khích động bởi tiếng kêu la giữa khuya của căn nhà đâu lưng bên kia hẻm.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 23195)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 20414)
Ông lại nghĩ đến người nghèo ở VN và những ngôi nhà bạc tỉ, dát vàng lộng lẫy. Ông nghĩ đến dàn khoan đang chễm chệ ngoài khơi và lời nói trịnh thượng của đại diện Trung Cộng.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 23091)
Xin được một lời cám ơn Thầy, cám ơn Cô. Cám ơn quý anh chị và các bạn đã thực lòng với trường xưa, cùng góp bàn tay mang bao nụ cười, niềm vui nhiều kỷ niệm trên hai chuyến đi về.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 30147)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.