Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Duy Liệu - CÁI TAI HẠI CỦA H1-B VISA

16 Tháng Hai 201711:24 CH(Xem: 17289)
Hoàng Duy Liệu - CÁI TAI HẠI CỦA H1-B VISA

Cái tai hại của H1-B Visa

H1-B VISA 

Chúng ta thường hay nói đến việc làm chạy ra ngoại quốc nhưng ít ai để ý đến mất job ngay tại nước nhà. Hàng năm có chừng 65,000 người ngoại quốc đến Mỹ làm việc tại các hãng xưởng lớn như Microshop, Amazon, Toy “R” Us , Fry's Electronic Disney, Google, Yahoo …

 

Phần lớn là từ Ấn Độ và China. Họ đã và đang thay thế cũng như lấy mất cơ hội làm ăn cho người dân bản xứ.

 

Theo luật thì visa H1-B được ban ra với mục đích tìm kiếm và kêu gọi nhân tài cùng khắp nơi đến làm việc để góp phần cho sự phát triển của nước Mỹ nhưng trên thực tế thì đang bị lạm dụng tối đa cho việc giảm thiểu sở phí lao động trong các đại công ty.

 

Cũng không ít hãng xưởng đưa ra mức lương cao hơn hiện đang trả cho công dân Mỹ đang làm cùng một việc để biện hộ cho việc bị lên án mướn nhân công giá bèo nhưng sở phí lao động không phải chỉ là tiền lương không mà còn nhiều thứ khác như bảo hiểm, vacation, lương hưu này nọ mà họ không phải chi trả nhiều cho người làm với diện H1-B. Sau khi cộng trừ nhân chia mọi thứ thì phần lợi vẫn về phía các công ty.

 

Hàng ngày, vào khoảng chừng từ 12:00 - 1:00 PM nếu chúng ta đi ngang các hãng lớn thì sẽ thấy rất nhiều nhân viên người Ấn Độ đổ ra đi ăn trưa. Đại đa số họ đến theo diện visa này. Người này hết hạn ra về thì có ngay người khác đến.

 

Cái không hợp lý và không đúng theo tinh thần của đạo luật H1-B là hầu hết những nhân viên này đều còn trẻ vừa mới tốt nghiệp đại học và không có bao nhiêu là kinh nghiệm. Vậy thì họ có cái gì hay ho mà đóng góp cho sự phát triển của nước Mỹ?  Phần lớn họ lại là những sinh viên vừa tốt nghiệp từ các đại học ở Mỹ.

Ngược lại họ đang được huấn luyện và sẽ thay thế các nhân viên người Mỹ có trình độ học thức cao và nhiều năm kinh nghiệm đang hướng dẫn họ.

 

Thay vì mang người tài giỏi đến giúp sức thì chúng ta đang đào tạo tay mơ đến từ nước ngoài đẩy công dân ta ra khỏi hãng.

Đồng ý là cũng có một vài người xuất chúng và họ đã đóng góp một phần nào cho sự phát triễn nền công nghiệp của nước Mỹ nhưng chỉ là thiểu số. 

 

Tìm người có tài và kiếm nhân công giá rẽ là 2 chuyện khác nhau xa không thể xét theo cùng một đạo luật một cách dễ dàng như thế được.

 

Nếu các công ty cứ viện lý do là không tìm được nhân viên ở Mỹ nên phải trả lương cao hơn để mướn người ngoại quốc thì xin hãy trả luôn tất cả sở phí liên quan cho U.S. Citizenship and Immigration Services (USCIS). Chúng ta sẽ có thêm một số tiền để mướn thêm nhân viên chính phủ tạo thêm việc làm và giải quyết nhanh chóng hơn cho các hồ sơ khác như di dân hay đoàn tụ. Các hãng xưởng cũng sẽ phải suy tính lại trước khi xin visa H1-B.

 

Tại sao một người ngoại quốc không có gì gọi là đặc sắc lại được nhanh chóng cho vô Mỹ làm việc với một đồng lương cao trong khi thân nhân của công dân Mỹ lại phải dài cổ chờ đợi gần 20 năm? Đó là chưa kể đến chuyện người bảo lãnh bị mất job vì sự lạm dụng không được kiểm soát kỷ lưỡng của đạo luật này.

 

Các công ty lấy lý do là không tìm được nhân viên người Mỹ nên phải bấm bụng mướn người ngoại quốc là một chuyện quá ư mù mờ rất khó kiểm chứng được.

Microshop bảo là đang thiếu hơn 6,000 nhân viên mà vẫn chưa tìm được người có khả năng ở Mỹ nên phải mướn nhân viên từ Ấn Độ.

Sự trung thực và chính xác của những con số đó làm sao chúng ta biết được? Và làm sao mà kiểm chứng rõ ràng minh bạch với một đại công ty có cả trăm ngàn nhân viên chuyên về nghiên cứu?

Không chịu mướn và Không mướn được chỉ khác nhau một cái email hay một cú điện thoại mà thôi. Hoặc có thể chỉ là một câu hỏi vớ vẩn nào đó trong lúc interview.

 

Nếu họ là người tài giỏi không thể tìm ra trong xứ thì tại sao lại phải được huấn luyện từ nhân viên người Mỹ để rồi sa thải nhân viên người Mỹ đó? Và đại đa số các công ty mang họ đến Mỹ để làm công việc gì?

 

Một anh Ấn Độ làm việc IT, Data Entry, Customer Service, Cashier hay một em Tàu làm Quality Control, Pay Roll đâu phải là những nhà bác học hay là kỹ sư, bác sĩ tài danh gì mà bảo là không tìm ra trong hàng triệu người đang thất nghiệp cùng các sinh viên vừa ra trường trong xứ.

 

Chẳng những H1-B visa làm cho chúng ta đang mất việc ngay trong nước mà còn đang tiếp tay cho việc mang việc làm ra nước ngoài là vì những nhân viên đó sau khi hết hạn visa sẽ trở về xứ và huấn luyện cho công nhân nơi đó trong các hãng xưởng chạy ra từ nước Mỹ góp phần đẩy nhanh đẩy mạnh việc làm ra khỏi nước Mỹ.

 

Hãy làm một con toán sẽ nhận ra  từ khi có đạo luật này bao nhiêu người Mỹ đã phải ngậm ngùi đi ra khỏi hãng sau khi bỏ công huấn luyện kẻ thay thế mình? Và bao nhiêu sinh viên Mỹ không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

 

Ngoài ra, còn có vấn đề ăn cắp kỹ thuật hay bản quyền một cách hợp pháp. Nhân viên ngoại quốc học cùng trường, làm việc cùng hãng, phụ trách cùng một công việc thì có  cái chi chúng ta biết mà họ lại không? Có bao giờ chúng ta tự hỏi hầu hết các phát minh mới lạ tiện lợi cho đời sống hay các dược phẩm hoàn hảo đều được phát minh khởi sự từ Hoa Kỳ mà sao bây giờ lại đi năn nỉ người nước ngoài đến chỉ dẫn cho chúng ta? Cái điều tức cười nữa là đại đa số họ học hỏi và thu thập kiến thức từ các đại học ở Mỹ.

 

Lẽ dĩ nhiên là cũng có người sẽ bảo rằng chỉ có gần 85,000 việc làm một năm thì không phải là chuyện lớn. 

Nhưng nếu tính từ lúc bắt đầu vào năm 1991 cho tới nay thì đã có hơn 1 triệu và đang tăng lên hàng năm. Một triệu người không những đã mất việc làm tốt mà còn không có tiền để cho con đi học đại học. Những đứa trẻ đó sẽ làm gì trong tương lai?

Rồi còn bao nhiêu người mất việc hay phải đóng cửa quán tiệm vì khách hàng của mình đã thất nghiệp không có  tiền để ăn xài mua sắm. Vậy thì con số người bị thiệt hại là bao nhiêu triệu?

 

Blue collar chạy ra ngoại quốc đồng thời với White collar chạy đến Mỹ theo cái trình độ này thì một ngày không xa chúng ta sẽ không còn một manh áo mà mặc chứ đừng nói đến cổ áo màu gì.  

 

Tổng Thống Trump không cần phải ra luật mới hay sửa đổi chi hết cho mất thì giờ, chỉ cần yêu cầu các bộ ngành liên hệ kiểm tra và làm việc nghiêm chỉnh hơn nữa với luật lệ hiện hành trong vấn đ ề H1-B visa này.

 

Gìn giữ và tạo thêm công việc làm tốt ở Mỹ thì hợp lý, có nhiều lợi ích, mau chóng và được lòng dân hơn là mang sweet shop trở lại Mỹ. Chỉ còn không đến hai năm nữa là lại phải lo chuyện tái cử nữa rồi.

 

Hoàng Duy Liệu

02 - 2017

 

 

21 Tháng Mười 2023(Xem: 3033)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3136)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 2984)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3208)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3424)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3338)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3116)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3180)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3015)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3224)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3331)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3657)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
28 Tháng Tám 2023(Xem: 3534)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
26 Tháng Tám 2023(Xem: 3279)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
22 Tháng Tám 2023(Xem: 3187)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
17 Tháng Tám 2023(Xem: 3107)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
12 Tháng Tám 2023(Xem: 3199)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3944)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3374)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3616)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.