Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P8)

01 Tháng Hai 20172:22 CH(Xem: 16566)
GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P8)

Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P8)


Diễn biến cuộc tịch thu tài sản của Bảo Đại

Một điều cần ghi nhận là trong Hồi ký Le Dragon d’Annam của Bảo Đại. Ông không đả động gì đến chuyện tịch thu tài sản cả. Cho đến nay, người ta vẫn không hiểu dụng ý của ông tại sao giữ im lặng, tại sao không viết gì?

Người đại diện chính thức đảm trách trông coi việc kiểm kê tài sản là ông Bộ trưởng Bộ Lao Động làm việc cùng với ông Phạm Khắc Hòe. Họ để ra một nguyên tắc kiểm kê rất đơn giản: Cái gì của cá nhân thì mang theo, còn lại những cái khác thuộc tài sản của triều đình. Họ yêu cầu trong nửa ngày mọi người phải dọn ra khỏi Hoàng cung.

Bà Nam Phương thì rất nguyên tắc chỉ mang theo quần áo đồ, đùng thường ngày, dự trù khoảng 40 chục thùng. Tất cả đều diễn ra một cách nhanh chóng trong nửa ngày. Cả một đoàn người như một đám di tản, tay sách, đội gánh đi ra khỏi cửa Ngọ Môn. Nhiều người mang nặng quá phải để đồ lại phía bên này cầu Clémenceau.

Riêng Bảo Đại, trước mắt chỉ còn lại hai xe hơi và máy bay đều là những thứ cồng kềnh không khuân đi được nên để lại biếu chính quyền mới.

Tôi có cảm tưởng Bảo Đại đi tay không ra khỏi Hoàng Thành, nơi mà ông đã ở đó khoảng 20 năm. Ông xem ra dửng dưng trước những thứ bị tịch thu và không thèm lưu tâm tới!

Theo Khai Bui, “Bao Dai. The king and a refugee”, Jun 17, 2012,

“Trong cuộc sống ở Pháp Bảo Đại là chủ nhân ông một chiết du thuyền lớn nhất đậu ở Monaco năm 1954, thời giá khoảng 150.000 bảng Anh (khoảng 30 triệu đô-la theo tiền ngày nay) và Lâu đài Thorenc, một bất động sản gồm 20 phòng ngủ, toạ lạc trên một khu vườn rộng gần 3 hecta, nhìn xuống Cote d’Azur, miền Nam nước Pháp; một nhà xe có thể đậu 10 chiếc, gồm một chiếc Lincoln mui trần mầu xanh, một chiếc limousine Citroen đen, vài chiếc xe đua hiệu Simca, và một chiếc Rolls Royce Bentley. Theo nhận định của Bruce Lockhart, lối sống đó đã không chinh phục được sự kính trọng, lòng tin, sự ngưỡng mộ của dân chúng, đa số là nông dân. Và chính Bảo Dại cũng đã than phiền thay cho dân, “Tôi thấy tận mắt, trong những chuyến đi khắp đất nước, đời sống khốn khổ của nông dân, không ai có thể nảo tôi rằng những hình ảnh đó tương ứng với lý tưởng của cuộc cách mạng Pháp, dân chủ”, nhưng sau đó Bảo Đại lại trở về Pháp sống đời thoải mái. Decoux, một Toàn quyền Pháp ở Việt Nam nói, “Bảo Đại có một số tính tốt khiến ông ấy là một người rất dễ chịu, và có những khả năng khác nhưng ông ít khi dùng đến. Ông ấy dành phần lớn thời gian của mình vào những thú vui vô ích, ít làm việc, và tỏ ra không quan tâm đến vấn đề công.”


Bảo Đại tại Lâu đài Thorenc (1955). Nguồn: British Pathé

Vua chúa nhà Nguyễn không chỉ có mình Bảo Đại giàu có. Tài liệu trong thư khố của Bộ Ngoại giao Pháp (Archives Du Ministère Des Affaires Étrangères, MAE) nhan đề “Mémoires et Documents, Asie” của Pháp tiết lộ cho thấy một cuộc tịch thâu tài sản vô tiền khoáng hậu sau khi vua Đồng Khánh băng hà (28/1/1988) do thực dân thực hiện và làm phúc trình lên Toàn quyền Pierre Paul Rheinart.

Đại Nam Thực Lục ghi, “Pierre Paul Rheinart giữ chức Tổng Trú sứ Trung – Bắc Kỳ từ 8/9/1888 đến tháng 5/1889 nên ở đây chép là Toàn quyền, nhưng chỉ là Toàn quyền Trung Bắc lưỡng kỳ.”

Tài liệu này cho thấy, ngay từ thời Minh Mạng, vua Minh Mạng nổi tiếng nhiều vợ nhất và còn nổi tiếng giàu có nhất đã tích lũy rất nhiều tiền của thâu tóm được của dân chúng rồi chôn dấu trong hậu cung để làm của riêng.

Tại sao những việc động trời như thế này không thấy sử sách Việt Nam đả động tới?

Khi Đồng Khánh lên ngôi, Đồng Khánh biết được các chỗ chôn dấu ấy của triều Minh Mạng nên đã cho tay chân đào lên. Nhưng chẳng may chình quyền thực dân biết được. Vì thế, ngay khi vua Đồng Khánh vừa băng hà, thực dân Pháp đã cho người đào lên lấy lại tất cả. Thực dân Pháp cướp toàn bộ tài sản triều đình Nguyễn từ thời Minh Mạng-Đồng Khánh để lại và sau đó, dùng tàu thủy chuyên chở tất cả về bên Tây.

“Đồng Khánh mất ngày 28-01-1889, vì những trận nôn mứa ra máu đen, sau một cơn hấp hối kéo dài 10 ngày theo lời ghi chú lại của một bác sĩ Pháp có bổn phận chăm sóc sức khỏe cho nhà vua. Quan tài Đồng Khánh còn quàng tại điện Cẩn Chánh thì toàn quyền Rheinart đã cho kiểm tra tài sản của Đồng Khánh trong thời gian ba năm, bốn tháng. Người có trách nhiệm kiểm kê đã làm phúc trình như sau:

“Tôi cùng ông Boulloche tham gia vào việc tìm kiếm và kê khai:

– Hai hòm nhỏ đựng 20.000 đồng bạc, gói thành từng cuộn 50 đồng một.

– Phía sau nhà hát, có hai chiếc hòm to tướng bọc sắt. Đồng Khánh đã cho đặt ở chỗ đó gần hai năm nay, mỗi hòm có thể đựng ngót 100.000 nén, tức 1.500.000 đồng bạc. Một hòm thì trống rỗng, Một hòm thì còn lại một.”

(Nguyễn Xuân Thọ. “Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thông thuộc địa Pháp tại Việt Nam (1858-1897), Paris 2002, trang 504. Trích dẫn theo “Mémoires et Documents” quyển 74, chưa xuất bản).

“Tại một khu vườn hoang, vườn Hoàng Phước, có chôn các bao bạc thời Minh Mạng được chôn dấu ở đây. Các nén bạc được đóng vào từng bao 150, 250 nén một. Tôi đã đi kết luận, một cách chắc chắn rằng, mỗi lỗ cất giấu 100.000 lượng, tính ra là một vạn nén, tức trị giá 150.000 đồng là một số tiền khổng lồ vào thời Minh Mạng. Đồng Khánh đã đào bới được bạc trị giá 450.000 của Minh Mạng.”

“Chưa kể những đồ vàng bạc, châu báu, hàng trăm ngàn đồ vật linh tinh, hầu hết không có giá trị gì như ly, cốc, bình lọ, bát đĩa pha lê, những đồ ngọc thạch khá nhiều, biểu hiện một gíá trị khá quan trọng, theo như các công chức ước tinh, có thể lên tới 500.000 quan.”

“Tôi sẽ không nói gì về tính phóng đãng của nhà vua; nhưng điều tôi lưu ý hơn hết là những mánh khóe bất hảo mà đâu đâu người ta cũng nhắc tới. Người ta kể những cuộc khai quật “rất phát tài” của Đồng Khánh thực hiện trong nội cung, những hòm bạc mang đi chôn dấu tại Quảng Trị và trong Thiên Thanh, (lăng vua cha).”

(Nguyễn Xuân Thọ, ibid., trang 504-505)

Tiền bạc của Đồng Khánh tích lũy được hay đào được của các tiên đế như Minh Mạng rồi tìm cách chôn dấu rồi để cho cho người Pháp tịch thâu được và chở tất cả bằng tàu thủy về Pháp. Nguyễn Xuân Thọ nhờ kho tài liệu lưu trữ của Pháp nhan đề “Mémoire et Documents Asie” thuộc Archives Du Ministère Des Affaires Étrangères (Thư khố Bộ Ngoại giao Pháp) đã cho người đọc biết được những gì xảy ra trong nội cung triều đình nhà Nguyễn thời vua Đồng Khánh.

Cuộc kiểm kê và tịch thu tài sản của Pháp thời Đồng Khánh cho thấy vua chúa đã tham ô, lấy của dân để làm giàu cho cá nhân mình.

Đứng về mặt xã hội và pháp lý, họ không xứng đáng là vua mà thuộc phường đạo tặc, bất nhân. Tại sao một kẻ thường dân ăn cắp một con chó, một con gà bị đánh què cẳng, có khi thiệt hại cả đến tính mạng trong khi hàng vua chúa cướp của dân lại được bình an vô sự? Đọc đọan này, tôi tin chắc có những thành phần bảo hoàng sẽ nổi điên lên vì xúc phạm đến những kẻ vô sỉ mà họ tôn kính.

Xin đọc đoạn phúc trình sau đây do chính quyền thực dân / bảo hộ Pháp viết như một lời kết luận cho phần này:

“Đồng Khánh vừa mất, thì những tiếng đồn chẳng hay ho gì về ông đã lan truyền khắp nơi: và chắc chắn là ông đã chẳng để lại trong lòng người dân một thoáng cảm thông nhớ tiếc nào. […] Tôi sẽ không nói gì về tính phóng đãng của nhà vua; nhưng điều tôi lưu ý hơn hết là những mánh khóe bất hảo mà đâu đâu người ta cũng nhắc đến; Người ta kể những món tiền lớn lao cho các quan chức và tư nhân vay; những lệnh mua sắm giao cho một vị hoàng thân chắc chắn đã nhận được những món tiền kếch sù; người ta kể những cuộc khai quật “rất phát tài” của Đồng Khánh thực hiện trong nội cung, những hòm bạc mang đi chôn giấu tại Quảng Trị và trong Thiên Thành, (Lăng vua cha).”

(Nguyễn Xuân Thọ, ibid., trang 507, trích “Mémoires et documents, Asie”, MAE, quyển 74,)

Kết luận về vai trò làm vua của Bảo Đại dưới thời Pháp thuộc

Độc giả đã theo dõi bốn kỳ trên DCVOnline.net viết về giai đoạn Bảo Đại làm vua. Kể từ lúc 5 tuổi khi còn ở trong cung cho đến lúc được 9 tuổi được vua cha Khải Định gửi gấm cho ông Jean François Eugène Charles, Khâm sứ Trung Kỳ từ 1913 đến 1920, nhận làm con nuôi, đưa sang học tại Pháp. Bảo Đại về lại Việt Nam, chịu tang cha đồng thời đăng quang, sau đó ông lại tiếp tục sang Pháp học tiếp cho đến năm 19 tuổi.

Được huấn luyện một cách bài bản, nghiêm nhặt, được trông thấy, được quan sát đầy đủ nếp sống văn minh xứ người. Học đươc rất nhiều mà không hành, không áp dụng. Về việc học ở L’Institut d’études Politiques de Paris (SciencePo) Bảo Đại nói, “Tôi không khi nào bỏ những giờ học kinh tế, chính trị.” (I never missed lectures on economics, politics. Khai Bui, ibid., Jun 17, 2012)

Đáng lẽ khi về Việt Nam, ông sẽ mang cái học trong bấy nhiêu năm nơi xứ người về chính trị, về giáo dục, về hành chánh, về kinh tế để phát triển đất nước đi đến chỗ cường thịnh rồi từ đấy liệu bề đòi hỏi độc lập, dân chủ về cho đất nước, từng bước một.

Tiếc thay trong 20 năm ở ngôi vua, ông lo chơi hơn là làm, lo hưởng thụ hơn là nghĩ tới dân. Ông đã làm thất vọng mọi người trong đó có cả người Pháp như ông bà cha mẹ nuôi cũng như chính ông. Ông đóng trọn vẹn vai trò một vị vua bù nhìn không hơn không kém.

Nghĩ tới ông, nhiều lúc bẽ bàng tủi hổ cho đất nước không có lấy được một người tài.

Ông hưởng hết mọi bổng lộc mà người Pháp dành cho một vị vua Annam. Nhưng càng được người Pháp dung dưỡng, ông càng trở thành bê tha hư hỏng. Ông trở thành một thứ tây con, sống như Tây, hưởng thụ như Tây, hành xử theo cách người Pháp. Ông trở thành một thứ con hoang, người khách lạ trên chính quê hương mình. Nếu được phép thì ông sẵn sàng từ bỏ tất cả cung điện, ngai vàng để có thể sang Tây ở.

Một con người xa đọa, hư hỏng, mất gốc như thế, tôi muốn hỏi thẳng, những người vẫn muốn bảo vệ uy tín cho Bảo Đại, họ có biết ngượng và xấu hổ về việc bảo hoàng ấy không? Ca tụng Bảo Đại, che dấu tất cả những việc làm bại hoại của Bảo Đại là một hình thức vô luân về nhân cách, về đạo đức. Thật vậy, Khi Bảo Đại tuyên bố, thà làm người dân một nước độc lập hơn làm vua một nước bị trị, Bảo Đại đã chỉ lặp lại như máy những gì người ta viết sẵn cho ông đoc! Vậy mà lời tuyên bố dối trá ấy giúp ông thêm nổi tiếng? Chính ông và mọi người đã quên đi quá khứ nhem nhuốc 20 năm làm vua bù nhìn?

Bảo Đại đã hy sinh cái gì cho đất nước? Trước nạn đói, đi thăm dân, cứu đói cho một đứa trẻ, Bảo Đại cũng không bỏ, dù một đồng xu để cứu đói? Nếu bảo Đại có lòng thương dân, ngay từ tháng 5-1944, ông cùng với chính quyền đến ủy lạo, kêu gọi mọi người bỏ tiền cứu đói, đi đến đâu kêu gọi toàn dân cứu đói, xuất quỹ triều đình ra cứu dân từ Quảng Trị ra, nhất là giúp dân Thái Bình thì tôi tin rằng số nạn nhân chết vì đói sẽ không cao như thế và không kéo dài cho đến tháng Năm,1945.

Và cứ như thế người Pháp không mua chuộc ông được và Hồ Chí Minh đã không thể nào dám ép buộc ông thoái vị.

Rất tiếc. Lại rất tiếc, vì ông chỉ là một ông vua bù nhìn.

Trước khi chấm dứt phần này, nhân tiện đây, tôi cũng xin cám ơn ban biên tập DCVOnline đã sưu tầm được tài liệu, một bài báo, quý giá về vụ Bảo Đại gẫy chân đã được tờ Trường An tường thuật đầy đủ trong phần hai của bài này. Tự nó, bài báo cho thấy cái mặt trái của chế độ mà đến nỗi không cần phải nói ra. Bài báo ấy, hình ảnh ấy là một bằng chứng khẳng định chế độ vua quan nhà Nguyễn không có lý do gì để tồn tại lâu hơn nữa.

Bảo Đại đi chơi, chỉ gẫy một cái chân mà làm náo động đến cả nước. Nào bác sĩ đi ô tô lên Ban Mê Thuột điều trị. Thuê chuyến máy bay đặc biệt trở cái chân gẫy về Sài Gòn vào điều trị tại nhà thương Grall. Các quan tây từ Toàn quyền đến khâm sứ, các tai to mặt lớn đều có mặt đông đủ đón tiếp Đức Hoàng Thượng. Về phía triều đình thì từ Huế như quan thượng thư Phạm Quỳnh lục tục kéo vào Saigon vào hầu ngự. Thấy vẫn chưa đủ, Đức Hoàng Thượng còn sang Pháp ở tại lâu đài Thorenc chữa trị vết thương cho mau lành. Chính ở nơi đây, vết thương vừa chữa lành thì một vết thương khác làm cho sau này, đời Đức Hoàng Thượng có lúc thân bại danh liệt. Ngài mê cờ bạc nhiều lúc bán tất cả!

Bài báo trên tờ Trường An, xuất bản tại Huế trong dịp này càng tường thuật đầy đủ bao nhiêu, càng đánh bóng Đức Hòang Thượng bao nhiêu càng cho thấy nó dơ dáy, thối tha bấy nhiêu!

Việt Minh mặc dầu có tội với dân tộc. Nhưng việc xóa bỏ chế độ phong kiến, chế độ vua quan nhà Nguyễn, chấm dứt 400 năm triều Nguyễn là điều không thể làm khác được.

Không có Việt Minh thì sau này đến lượt Ngô Đình Diệm, ông ta cũng phải làm. Ông Diệm không có công gì cả, cùng lắm truất phế một vị Quốc Trưởng như một thay đổi về mặt hành chánh!

Kỳ sau, xin mời bạn đọc theo dõi phần: Vai trò cố vấn tối cao của Bảo Đại

(Còn tiếp)


Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1894)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,
19 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1685)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
17 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5384)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5652)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1913)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 4945)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3687)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2286)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2231)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
23 Tháng Mười 2023(Xem: 2610)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
21 Tháng Mười 2023(Xem: 2655)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 2547)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 2568)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2804)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3050)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2919)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2739)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2845)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2752)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 2851)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?