Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - DÒNG VĂN HỌC MANG DẤU CHÚA (Kết)

12 Tháng Mười Một 20161:41 CH(Xem: 18512)
GS. Nguyễn Văn Lục - DÒNG VĂN HỌC MANG DẤU CHÚA (Kết)
Dòng Văn Học mang dấu Chúa (Kết)

saigon1Chính ngay những người Pháp hoặc những kẻ theo Pháp, hoặc kẻ chống Pháp, ngay cả những người đi làm cánh mạng chống Pháp đều nhìn thấy ở chữ quốc ngữ một lợi khí truyền đạt.

 

Sự bùng nổ thông tin báo chí trong đó có tờ Nam Kỳ Địa Phận

Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn ở miền Nam thời thuộc địa Pháp đã có một sự bùng nổ thông tin và truyền thông qua báo chí đủ loại.

Sương Nguyệt Anh (1864 - 1921), tên thật Nguyễn Thị Khuê, là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung (Tiếng chuông nữ giới) do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn. Tờ báo ra mắt ngày 1/2/1918, với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tầm ảnh hưởng của tờ báo khiến chính quyền thực dân bắt đình bản tờ báo vào tháng 7/1918. Nguồn: http://trithucsong.com

Sương Nguyệt Ánh (1864 – 1921), tên thật Nguyễn Thị Khuê, là nhà thơ và là bà chủ bút đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung (Tiếng chuông nữ giới) do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn. Tờ báo ra mắt ngày 1/2/1918, với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tầm ảnh hưởng của tờ báo khiến chính quyền thực dân bắt đình bản tờ báo vào tháng 7/1918. Nguồn: http://trithucsong.com

Chữ quốc ngữ không còn là dòng văn học thuần túy mang dấu Chúa nữa. Nó cũng không còn là công cụ riêng của chính quyền thực dân Pháp. Ngay cả những tờ báo chính thức do thực dân Pháp dựng nên cũng có thể đổi mầu, phản ảnh tâm tư, tình tự dân tộc, phản ảnh những chuyển biến trong chính trị, xã hội và văn hóa của thời đại.

Nó có sự lớn lên và trưởng thành, có thêm sự độc lập tư tưởng.

Chính ngay những người Pháp hoặc những kẻ theo Pháp, hoặc kẻ chống Pháp, ngay cả những người đi làm cánh mạng chống Pháp đều nhìn thấy ở chữ quốc ngữ một lợi khí truyền đạt.

Đại Nam Đăng cổ tùng báo của phong trào Đông Kinh Nghiã thục đã coi chữ Quốc ngữ như một lợi thế đấu tranh chống lại các hủ tục như đa thê, tảo hôn, nạn cờ bạc. Đã có nhiều người không ngần ngại tuyên bố: Chữ quốc ngữ, chữ nước ta.

Khẳng định dứt khoát, “chữ nước nhà” ở đây không còn là chữ Hán nữa, mà là chữ quốc ngữ.

Người ta vứt bỏ thành kiến cho rằng chữ quốc ngữ là chữ nhà đạo, do cha cố sáng chế. Pháp dùng chữ quốc ngữ để thống trị ta. Ta dùng chữ quốc ngữ để đánh Pháp.

Tuy nhiên, theo Ngô Hà, chương Lược sử báo chí thành phố (1865-1945) trong “Địa Chí Văn Hóa TP. HCM”, ibid., tóm lược các trang 326-328, thực tế người ta cũng nhận thấy nhiều tờ báo tồn tại ngắn hạn. Mấy tháng cũng có, một vài năm cũng nhiều. Gia Định báo được 32 năm. Nhưng các tờ chết non trong vòng một năm như các tờ Khoa Học Tạp Chí, Thanh Niên Tân tiến, Sư Phạm học khoa, Pháp Việt Nhất Gia, Tân Dân Báo, Le Nha Quê, Le jeune Annnam.

Từ năm 1861 đến 1929, tôi đếm trước sau có 43 tờ báo. Nhưng từ năm 1930 đến 1939, chịu khó ngồi đếm được số báo xuất bản là 128 tờ.

Với số lượng báo chí như vậy, bàn về đủ mọi loại đề tài. Phải khẳng định trình độ dân trí của dân Nam Kỳ chắc hẳn phải cao hơn ngoài Bắc chẳng những về mặt kinh tế, xã hội mà còn về tư tưởng văn hóa qua sự giao lưu, tiếp thu với người Pháp.

Riêng báo Thiên Chúa giáo có bốn tờ là Trung Hòa báo (1924), Công giáo đồng thinh (1927-1930) và tờ Công giáo tiến hành (1936-1939)

Trong số đông báo chí ấy, có tờ Nam Kỳ Địa Phận (Semaine religieuse từ năm 1907-1945)

Tờ Nam Kỳ Địa Phận, tờ Nam Phong của miền Nam

Báo Nam Kỳ Địa Phận số 1, năm thứ nhất, ngày 26/11/1908 và những quảng cáo trên tờ báo. Nguồn: Nguyeecn Văn Lục, Kỷ niệm 100 năm tờ báo Nam Kỳ Địa Phận, Tạp chí Tân Văn, số 8, tháng 3, 2008. trang 11-12.

Báo Nam Kỳ Địa Phận số 1, năm thứ nhất, ngày 26/11/1908 và những quảng cáo trên tờ báo. Nguồn: Nguyễn Văn Lục, “Kỷ niệm 100 năm tờ báo Nam Kỳ Địa Phận, Tạp chí Tân Văn”, số 8, tháng 3, 2008. trang 11-12.

Tờ Nam Kỳ Địa Phận là cơ quan chính thức của tòa giám mục Sài Gòn. Công việc trông coi tờ báo được giao cho Lm Gioan Hướng. Nhưng trước khi ra báo, tòa giám mục đã gửi thư cho các linh mục trong địa phận để thăm dò ý kiến chung vào ngày 27/7/1908.

Trong thư, Lm Gioan Hướng đã trình bày 5 mục đich của tờ báo gồm: Đạo Lý, Phong Hóa, Thương Vụ, Bác Học, Văn tín.

Và chủ trương của tờ báo tránh hai việc: Là không dòm xét việc cai trị nhà nước, và cũng không châm chích biếm bác kẻ khác, vì sái ý Chúa cùng nghịch đức yêu người.

Tuy nhiên, người ta không được biết kết quả việc thăm dò kết quả ấy như thế nào?

Trong chủ trương trên của tờ Nam Kỳ địa phận, tờ báo đưa ra 5 mục đích như ở trên thật không có gì để bàn cãi nữa. Tuy nhiên, về mặt chính trị đối với chính quyền thực dân Pháp có điều không ổn. Việc không dòm xét việc cai trị của nhà nước cai trị liệu có phải là một chọn lựa đứng đắn và khôn ngoan hay không? Nhưng khi đánh giá hay phê phán có cần nên tùy theo thời kỳ, tùy theo chính sách chính trị của người Pháp hay không?

Trong mục Văn Tín, tờ báo đăng lại nguyên văn các các thông cáo của nhà nước về thời cuộc. Nhất là thời cuộc liên quan đến các cuộc nổi dậy chống đối, hoặc phá rối trị an đối với người Pháp.

Thái độ chính trị thỏa hiệp ấy là một thái độ hợp pháp, nhưng về mặt đạo lý có thể chấp nhận được không? Đây phải chăng là cái thế kẹt của giáo hội công giáo ở thời điểm đó, bị đồng hóa là theo Tây.

Trên thực tế, có các hàng tu sĩ đã có những thái độ chinh trị khác nhau tùy theo sự lựa chọn của mỗi người. Có những vị im lặng. Có những vị chọn lựa thái độ chống đối. Nhiều vị khác tin rằng có thể có một hòa giải với chế độ thuộc địa và tưởng tượng có thể có một tiến bộ của con người từ đó có thể biến đổi toàn diện chế độ thực dân.

Riêng một số thành phần trí thức Thiên Chúa giáo tiêu biểu như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu đều có một thái độ tương đối thẳng thắn và rõ ràng. Họ không phủ nhận việc họ cộng tác với tây. Trương Vĩnh Ký là người điều khiển tờ Nam Kỳ Lục Tỉnh trong nhiều năm. Họ thường ghi tên thánh của họ một cách công khai chứng tỏ họ là người Thiên Chúa giáo. Nhưng trong việc viết sách hoặc viết báo, họ chứng tỏ cho thấy đều lấy nho học làm nền tảng đạo lý của họ trong nhận thức cũng như trong hoạt động chính trị của họ.

Và nếu có thể đọc lại những công trình viết lách của họ thì có thể nói trước sau họ vẫn giữ được thái độ của người trí thức trước thời cuộc.

Trong đó Trương Vĩnh Ký thường nhắc tới câu châm ngôn trong lối hành xử của ông trước người Pháp. “Sic vos, non vobis.”(Ở với họ, nhưng không theo họ).

Trong đời sống thường ngày, Trương Vĩnh Ký vẫn giữ phong cách một nhà trí thức thấm nhuần nho học, luôn luôn bận áo dài khăn đóng, không vào quốc tịch Pháp, không xiển dương văn hóa Pháp như Phạm Quỳnh.

(Nguyễn Thế Anh, “L’élite intellectuelle Vietnamienne et le fait colonial dans les premières années du XX siècle”. Revue Francaise d’histoire d`Outre-Mer, no. 268 (1985), pp 291-307)

Tuy nhiên, có những người hoặc những tờ báo chọn lựa chống đối lại người Pháp; số những vị chống đối lại chính sách cai trị của người Pháp không nhiều. Có nhiều tờ báo bị đóng cửa, có tờ đình bản rồi tái bản nhiều lần. Có những vị bị giam cầm. Đó là trường hợp các già lãnh tụ như Già Châu, Già Thanh chọn con đường liên kết với Phan Đình Hiên, con của Phan Đình Phùng.

Hoặc sau này, từ 1919-1930, do tình hình chính trị đã đổi khác, đã có hàng loạt các tờ báo chính trị đối lập như các tờ La Cloche fêlée, L’Annam, La lutte, Le peuple, L’Avant-garde. Tờ Dân Chúng ra báo mà không xin phép.

Vì thế, khi đánh giá hay phê phán nên lưu ý một lần nữa là cần tùy theo thời kỳ, tùy theo chính sách chính trị của người Pháp.

Ngày nay, người ta vẫn có thể đặt ra vấn đề có thể nào có một thái độ phi chính trị của Nam Kỳ Địa Phận như thế được không?

Thái độ phi chính trị bằng cách vâng phục quyền bính bề trên trong giáo hội trong tinh thần đứng ngoài chính trị thì tự nó cũng là một thái độ chính trị? Và thái độ này có thể là một thái độ thiếu trung thực, vi phạm công bằng và bác ái vì có thể trở thành đồng lõa với bất công, bạo lực xã hội.

Tuy nhiên sự biện luận trên cũng là một thái độ của người hôm nay như kẻ đứng ngoài cuộc mà sự phê phán không đem theo bất cứ một đe dọa chính trị hay nguy hiểm nào cho họ. Lm Vàng có ghi nhận về chế độ làm báo thời Nam Kỳ Địa phận:

“Linh mục Nguyễn Thanh Chiêu phụ trách dịch các bài báo của Nam Kỳ ra chữ Pháp văn để nộp cho Sở Kiểm Duyệt xem xét trước mới đem về sắp chữ in. Mãi về sau (quãng 1918) mới bỏ luật lệ trên và mỗi tuần nhà báo cứ cho xếp chữ sẵn rồi vỗ bài(espreuve) nạp cho Sở Kiểm Duyệt xem xét, nếu không có gì trái luật thì đóng dấu phê chuẩn cho in như bây giờ.”

(Nguyễn Văn Trung, “Lục Châu Học”, phần Báo chí văn xuôi và lý luận trích lại tài liệu “tiểu sử báo Nam Kỳ địa phận” do L.M Vàng, người phụ trách sau cùng tờ báo soạn ghi chép cho họ đạo Tân Định, cung cấp, cho biết cách điều hành tờ báo.)

Việc làm báo như thế hẳn không phải dễ. Tôi đã chịu khó mầy mò khoảng 1000 trang báo Nam Kỳ Địa Phận có được trong tay thử xem có bài báo nào có bài báo viết ca tụng hoặc nịnh bợ chế độ thực dân Pháp không?

Tôi không thấy có dù một bài, dù chỉ là nói xa xôi, nói gián tiếp dù mục Văn Tín của tờ báo đăng lại nguyên văn các các thông cáo của nhà nước về thời cuộc như đã nói ở trên.

Điều đó cho thấy tư cách đứng đắn của những vị chủ trương tờ báo, không nói thì thôi, thà im lặng, nhưng không có lý do gì phải bợ đỡ chính quyền Pháp như một số báo khác thời bấy giờ như các tờ “Le Courrier du Saigon”, “L’Avenir du Tonkin”, “L’Impartial”, v.v. Ví dụ:

“Hãy đề phòng. Hãy đoàn kết lại để bênh vực quyền lọi Pháp ở Đông Dương bị đe dọa. […] Thực ra làm gì có dân tộc Việt Nam.” Tờ L’Avemir du Tonkin cũng hùa theo tờ Le Courrier de Sai gon viết: “Hãy chấm dứt ngay hành động này. Chúng tôi không còn nghi ngờ gì nữa rằng, chính phủ sẽ ra tay trừng trị, làm sao cho cái giống xấu không mọc lên được”.

(Ngô Hà, “Địa chí Văn Hóa TP.HCM”. Chương:Lược sử báo chí thành phố (1865-1945). NXB TP HCM, trang 341.)

Tờ L’Impartial ngày 15/1/1921 viết một cách khinh miệt người bản xứ như sau:

“Như một lũ trẻ con, các người đòi chơi một món đồ nguy hiểm, với một món đồ chơi đó, các người chỉ có thể tự sát thôi. Các người muốn có quyền chính trị à? Các người sẽ dùng quyền chính trị giống như đứa trẻ con mà người ta cho một khẩu súng lục, có đạn, lên cò: các người sẽ quay súng vào các người, rồi chúng tôi sẽ phải than thở về cái tang tó ấy.”

(Ngô Hà, ibid., tr 342.)

Báo chí Việt Nam ở Sài Gòn, vì sợ hãi im re, chẳng ai dám lên tiếng vì sợ bị trả thù. Đủ biết việc làm báo tiếng Việt khó khăn và phải cẩn thận như thế nào?

Ngoài vấn đề chính trị trên thì tờ Nam Kỳ Địa Phận đã đáp ứng được một số đông độc giả bình dân về nhiều mặt như xã hội, văn hóa, kinh tế, ngôn ngữ chữ viết.

Về thái độ chính trị, bạn đọc của tờ báo thường không đụng chạm đến người Pháp. Nhưng mặt khác độc giả thường bày tỏ một thái độ thù ghét đặc biệt đối với người Tầu.

Xin nhấn mạnh điều này. Dù là một tờ báo đạo, nhưng tờ Nam Kỳ Địa Phận không chỉ có mục đích truyền đạo mà còn là giáo dục, mở mang dân trí, kiến thức, khuyến khích việc làm ăn thương mại. Ba phần năm nội dung tờ báo nói chuyện đời, có tác dụng giáo dục đại chúng. Nam Phong dành giáo dục trí thức, giới thiệu tư tưởng văn hóa Tây Phương. Nam Kỳ Địa Phận dành cho quần chúng nói chung, giáo dục những điều thực tiễn.

Đã hẳn với tuổi thọ cao nhất từ trước đến sau này, 38 năm – 1908-1946, khi miền Nam (CochinChina, Nam Kỳ) bị ảnh hưởng rất lớn của thực dân Pháp – phần đông góp của tờ Nam Kỳ Địa Phận vào dòng văn học mang dấu Chúa là không nhỏ.

Chẳng những thế, có thể là một đóng góp lớn lao nhất chẳng những đối với giới Thiên Chúa giáo mà cả ngoài Thiên Chúa giáo. 38 năm có mặt ấy nói không ngoa tương đương với ba thế kỷ dòng Văn học mang dấu Chúa. Phần đóng góp này đa dạng và phong phú lắm. Về mặt thông tin, về mặt lịch sử, về mặt thương mại, về văn chương truyền khẩu với hàng ngàn câu đố, đối, tục ngữ và các chuyện giải buồn.

Tuy nhiên, phần đóng góp quan trọng nhất vẫn là phổ biến chữ quốc ngữ đến quảng đại quần chúng, nhất là tại thôn quê cho giới bình dân ít học. Nó có một chỗ đứng nhất định trong dòng văn học nói chung.

Về danh xưng tờ báo

Chữ địa phận ở đây dễ gây ngộ nhận. Địa phận không có nghĩa thu hẹp vào Địa phận Sài Gòn mà chỉ chung các tỉnh thành trong miền lục châu như Gia Định, Biên Hòa, Cần Thơ Vĩnh Long.

Khác đi là toàn thể Đàng Trong phân biệt với Đàng Ngoài.

Chữ Nam Kỳ cho thấy ý muốn phân biệt với Trung Kỳ, Bắc Kỳ. Trên mặt bìa tờ báo lại có một chú thích bằng tiếng Pháp, Semaine religieuse. Chữ chú thích này xem ra không phù hợp với tên của tờ báo Nam Kỳ Địa Phận. Trần Thái Đỉnh giải thích chữ Semaine religieuse là theo kiểu các bản thông tin của các giáo phận bên Tây. Nhưng nếu theo sát nội dung các bài vở trong tờ báo thì nó không nhất thiết chỉ là bản thông tin.

Mục đich của tờ báo bao trùm rộng rãi cả đạo lẫn đời và phần thông tin nhà đạo chỉ chiếm một phần nhỏ tờ báo mà thôi.

Mục Đích tờ báo

Lm Gioan Hướng đã trình bày 5 mục đich của tờ báo gồm Đạo Lý, Phong Hóa, Thương Vụ, Bác Học và Văn tín. Và có thêm một câu viết giản dị, rất Nam Kỳ, “Trong nhựt trình này, sự gì hữu ích thì đem vô đặng hết.”

Trong lời mở đầu, người ta còn ghi nhận được như sau:

“Bổn quán kỉnh cáo, tòa báo đã ước ao cho con nhà Annam ta, đua nhau tấn tài, tấn đức, thông phần đạo, ngoan việc đời. Trong nhựt báo sẽ biện luận về những điều sau này: Đạo lý, phong hóa, bá nghệ, bác học và văn tín. Tờ báo có ý khai đằng văn minh cho nhân dân đặng tấn phát cho bề đạo việc đời đều thông thuộc.”

(Trích “Lời mở đầu” trong số khai trương tờ Nam Kỳ Địa Phận, 1908)

Tuy đã viết là “sẽ biện luận” nhưng tờ Nam Kỳ Địa Phận chỉ đăng lại nguyên văn các các thông cáo của nhà nước thuộc địa về thời cuộc trong mục Văn Tín.

Vì không chủ trương chỉ giảng đạo nên tờ báo có cả những bài huấn nghệ đủ loại từ nuôi tầm, chài, lưới, trồng trọt đến những bài khuyến khích làm ăn, thương mại để tranh đua với người Tầu, người Pháp.

Lại có những bài nêu những gương cũ, tích xưa để khuyến dụ người ta theo đường lành.

Thái độ chống ‘Chệt’ của độc giả báo Nam Kỳ Địa Phận

Về thái độ chính trị, bạn đọc của tờ báo thường không đụng chạm đến người Pháp. Nhưng mặt khác độc giả thường bày tỏ một thái độ thù ghét đặc biệt đối với người Tầu. Điều đó cho thấy rõ cái tâm trạng của giới độc giả bình dân của tờ báo. Thay vì phải ghét tây, họ ghét chệt. Nó cho thấy, trước sau gì cũng cần có một lối thoát cho tâm trạng của người mình. Chọn chống Chệt là một thái độ khôn ngoan và nhất là không nguy hiểm gì, thỏa mãn được niềm tự hào dân tộc. Vả lại có muốn chống tây thì tờ báo cũng không đăng. Chuyện chống tây là một chuyện xa vời, không thực tế mà không phải ai cũng hiểu hết những nguyên do sâu xa về kinh tế, chính trị.

Trong khi chuyện chống Tầu là chuyện trước mắt, đụng chạm đến quyền lợi của họ mỗi ngày trong truyện cơm áo, gạo tiền. Vì thế, có những lá thư của bạn đọc gửi đến tòa báo bày tỏ sự bất bình với người Tầu.

Đặc biệt có một số bài của độc giả gửi tới lên án gắt gao người Chệt vì làm ăn điêu xảo và còn có bài kêu gọi người Annam tẩy chay, không mua bán làm ăn với người Tầu

Xin trích dẫn một đoạn về lề lối cầm đồ của người Chệt:

“Kính xin ông chủ bút làm ơn ấn hành bài nầy cho chư vị trong lục châu rõ, mà trừ ba anh Chệc ở tiệm cầm đồ cho hết lường gạt mấy chị đờn bà. Vậy nếu muốn cho khỏi lầm tay mấy anh Chệc đó thì phải lời nghị ngày 25 tháng Novembre 1905 của quan Nguyên Soái Nam Kỳ đã định điều lệ cho công ty cầm đồ như sau này: Những đồ cầm 100 đồng bạc, tiệm đặng lời 2 đồng trong một tháng, là 30 ngày, nghĩa là kể từ ngày cầm mà cho đến ngày mình chuộc, cho đúng 30 ngày, ví dụ mình cầm ngày 28 tháng 2 tây, cho đến ngày 29 tháng 3 tây mình chuộc, thì đúng là 30 ngày, thì trọn một tháng lời, vì tháng 2 tây thiếu ngày.”

(Trích Nam Kỳ Địa Phận, trang 541, JB Xuân)

Chợ Lớn. Nguồn: “Bộ sưu tập của Poujade de Ladevèze”

Chợ Lớn. Nguồn: “Bộ sưu tập của Poujade de Ladevèze”

Sự bài Hoa cũng dể hiểu, vì người Tầu trong việc buôn bán có những mánh khóe gian ngoan để gạt những người dân lành. Chẳng hạn, họ thường dùng cái gạt hình thoi, ở giữa phình ra, hai đầu nhọn, thì mỗi lần gạt thùng thóc vơi đi ở giữa và người mua thiệt mỗi thùng là 40 gr. Các chú khách làm hai thứ lường: một thứ để khi quan xét thì đem ra, còn một thứ để bán gạo thường ngày. Cái lường này nó dộng đưới dáy lường cho nẩy lên.

Và có độc giả phát giác ra nên sau đó kêu gọi mọi người chú ý, đừng để bị gạt.

Sự đố kỵ ấy chỉ cần một việc nhỏ có thể trở thành một phong trào bài Hoa, tẩy chay hàng hóa của người Hoa. Báo chí góp phần vào sự vận động trong việc bài Hoa mà cái lợi trước mắt là số độc giả của tờ báo gia tăng hơn bình thường. Bài học ấy xem ra vẫn tỏ ra có tác dụng trong giai đoạn hiện nay. Tờ Nam Kỳ Địa Phận cũng đã bắt mạch được chuyện ưa thích của độc giả và trở thành người bạn đồng hành của độc giả Nam Kỳ trong nhiều năm. Phải chăng đó cũng là một thành công của truyền thông báo chí giai đoạn đó.

Bộ mặt thật của Sài Gòn cách đây hơn 100 năm qua các quảng cáo trên Nam Kỳ Địa Phận

Trước khi kết thúc, người viết nhận thấy không thể ngờ rằng các quảng cáo lại có vai trò quan trọng đặc biệt trong tờ Nam Kỳ Địa Phận mà các tờ báo đồng thời như Nông Cổ Mín Đàm, Lục tỉnh Tân Văn đã không khai thác đủ; Nam Kỳ Địa Phận giới hạn vào độc giả theo Thiên Chúa giáo đã phải cạnh tranh ráo riết với nhiều báo đủ loại để sống còn.

Báo chí dù sao cũng phải phản ảnh được nhu cầu bạn đọc và Nam Kỳ Địa Phận đã bắt mạch được điều đó. Số độc giả của Nam Kỳ Địa Phận gấp 5, 6 lần các tờ Nông Cổ Mín Đàm cũng như tờ Nam Kỳ Lục Tỉnh qua các lời quảng cáo trên tờ Nam Kỳ Địa Phận.

Việc quảng cáo ấy không ngờ ngày nay nó giúp nhận ra nếp sống, sinh hoạt làm ăn, mức sống của người dân Sài Gòn. Một nếp sống cao đến ngạc nhiên so với miền Bắc. Thật vậy, chúng ta hãy đọc một quảng cáo của bà Michel Mỹ, Salon de coiffure, 59 rue d’Orway, Saigon để nhận ra điều ấy:

Phấn dồi. Nguồn: gettingcheeky.com

Phấn dồi. Nguồn: gettingcheeky.com

“Kính cáo cùng chư vị, cùng các bà, các cô đặng rõ. Nhơn dịp tết Annam, tôi mới bỏ thêm hàng Lang Sa nhiều lắm. Có nón, giầy đủ giá, đủ kiểu rất xinh lịch, lại có dầu thơm (essences), savon rửa mặt, phấn dồi (poudre de riz), creme trừ mụn, savon bột để cạo râu (bán hộp nhỏ và kilo) dầu thơm tháng để xức dầu nước (huiles et brillantines), nước thơm để gội đầu và trừ tóc rụng, tóc trỗ (lotions) dầu pha nước để mà rửa mặt (eaux de toilette), vân vân. Cũng có dầu sức khăn (extraits pour mouchoirs)giá rẻ và đủ mùi rất thơm tho, dịu dàng, nhứt là dầu bông lài (jasmin) kiểu mới.

Còn những vật thường dùng như bàn chải răng, chải tóc, chải áo, chải nhung và hàng lụa, dao cạo, bàn bào tóc (tondeuse), lược gỡ đầu vân vân thì thường thường đều có bán. Nội tháng chạp cùng tháng giêng Annam, mỗi vị đến mua một món chi mặc lòng, thì tôi sẽ thêm cho một vật, tùy theo giá tiền mua nhiều ít, để mà làm dấu tích.

Xin chư vị cùng các bà, các cô đoái tình, trước đến cho biết tiệm tôi, sau giúp người bổn quốc trong cuộc thương mãi.

Ở lục tỉnh, ai muốn mua món chi, xin viết thư cho tôi, thì tôi lập tức trả lời và gởi đồ xuống chẳng sai.

Còn ai muốn mua sỉ mà bán lại thì tôi sẵn lòng bán giá rẻ hơn nhiều lắm.

Thơ cùng giây thép gởi cho tôi xin đề như vầy thì tới chẳng lạc:

Mme Michel My,59 rue d’Ormay, Saigon.”

[Đường Ormay thời Nam Kỳ thuộc địa sau đổi là đường Nguyễn Văn Thinh, cắt Nguyễn Huệ và Hai Bà Trưng, gần bến Bạch Đằng. Hiện nay là đường Mạc Thị Bưởi – DCVOnline.]

Nội dung quảng cáo trên lời lẽ đủ cả tình lý thì có thua gì lắm so với bây giờ? Làm sao ở miền Bắc ngay ở chốn thị thành các bà, các cô đã biết xử dụng một số mỹ phẩm như trừ tóc rụng, nước hoa để rửa mặt? Toàn là đồ xa xỉ phẩm. Lại nhập từ Pháp về. Cho đến năm 1945, ở quê tôi người ta còn gội đầu bằng quả bồ kết, vì chưa có xà phòng.

Xin đọc Lời rao cần kíp của chính tờ Nam Kỳ Địa Phận.

“Nam Kỳ Địa Phận
Lời rao cần kíp.

Ai muốn mua nhựt trình thì đem ba đồng bạc (3$00) đến mượn cha sở mua dùm.

Ai đến cha Sở không đặng thì gởi thơ đến cho ta, làm như vầy: 1) Mua giấy mandat bỏ vô bao thơ mà trả tiền trước.– 2) Trong thơ, chỉ rõ tên, họ, hoặc chức phận gì, làm nghề chi, làng nào, tổng nào, hạt nào. Có ý cho khỏi lộn, khỏi mất Nhựt trình. –3) Ngoài bao thơ thì đề như vầy: Révérend Père Hướng, à Tân Định (Saigon), –Ai muốn gửi bài chi đến thì cũng cứ đó mà đề bao thơ.

Thấy điều chi hữu ích, xin chư vị gửi đến, bổn quán sẽ vui lòng ấn hành; có dùng chữ nho, thì xin giải nghĩa cho mọi người đặng hiểu. — Về việc cai trị nhà nước cùng lời chân phạm đến danh vị kẻ khác thì xin đừng.

Bổn quán.”

Trong lời rao cần kíp này, địa chỉ gửi cho ông chủ báo chỉ cần đề Tân Định là đủ. Lại có thêm lời dặn, “Về việc cai trị nhà nước cùng lời chân phạm đến danh vị kẻ khác thì xin đừng.”

Kinh nghiệm ở quê tôi, cả làng chỉ có một người có đủ điều kiện mua tờ một tờ báo Đông Pháp.

Về giá mua báo xem ra cũng đắt lắm: 3 đồng, một năm với 52 số báo. Trong khi đó, giá một tạ gạo (tạ ta là 68kg) giá là 2 đồng 48 chiêm (xu). Vậy mà số người mua báo năm của tờ Nam Kỳ Địa Phận là trên 2000 người. Số độc giả dài hạn là 2000 người, nhưng đọc rồi chuyền tay cho người khác mượn đọc, một tờ báo có thể có 10 người đọc ké. Số độc giả có thể lên đến 20.000 người.

Tuy nhiên, giá báo 3 đồng so với giá một ghe chài là 1300 đồng thì lại thật vô nghĩa. Tỉ dụ, một quảng cáo bán ghe (1908),

“ghe hạng nhứt, gỗ tốt thượng hạng là gỗ sao, cà chất, cam xe, giá 1300 đồng. Nếu quý vị nào muốn mua, xin lên lại Tà Keo mà tính với tôi, xong thì tôi chịu cho 20 đồng bạc tầu.”

20 đồng tiền xe tầu lại lớn bằng 10 tạ gạo thì lại quá lớn.

20 đồng )Tiền Đông Dương). Nguồn:  Banque de l'Indochine - Wikiwand

20 đồng )Tiền Đông Dương). Nguồn: Banque de l’Indochine – Wikiwand

Từ trang 781-783 của tờ Nam Kỳ Địa Phận, tôi nhận ra một đặc điểm là trong mỗi số báo đều cho biết giá gạo lên xuống ra sao như một chỉ số sinh hoạt kinh tế. Chẳng hạn giá lúa chở lên cân tại nhà máy ở Chợ Lớn một tạ hôm nay là 1 đồng 93 chiêm. Hôm khác lại giá khác. Số báo nào cũng có ghi giá gạo như vậy.

Nhờ biết được giá gạo, người dân quy từ giá gạo ra các món khác nên giá gạo trở thành tiêu chuẩn giá cả. Các giá các món hàng theo giá gạo mà lên xuống theo. Gạo lên thì hàng khác lên theo, gạo hơn thì các mặt hàng khác cũng xuống theo.
Ngoài ra, tờ báo còn cho biết giá bạc trên thị trường. Giá bạc: tại hãng Đông Dương, tiền Fr là 2.20. Hãng Hồng Kông là 2.95, nhưng tại kho nhà nước chỉ còn 2.30.

Chỉ số sinh hoạt kinh tế cho thấy có dấu hiệu một nền kinh tế thị trường cách đây hơn 100 năm nếu chúng ta nhìn số thống kê kinh tế trong một tháng.

Cũng trong Nam Kỳ Địa Phận, tháng 9, 1909, tôi đọc thấy có tất cả 97 tầu chở hàng với số lượng hàng hóa nhập là 85.476 tấn. Trong đó có 72 tầu tây, 7 tầu Đức, 4 tầu Mỹ, 11 chiếc tầu Hồng Mao.

Còn tầu ra là 99 chiếc với trọng tải 98.467 tấn.

Nếu chỉ nhìn chỉ số sinh hoạt về xuất nhập khẩu trên cho thấy đối sống sinh hoạt làm ăn dưới thời Pháp là phồn thịnh và phát đạt hơn miền Bắc cũng như niền Trung bội phần.

Chỉ rất tiếc, ta không được rõ loại hàng nào được nhập cảng và loại hàng nào được xuất cảng.

Về mặt lý thuyết, tờ báo có nhiều bài chỉ dẫn khuyên người Annam nên đi vào con đường thương mại (trang184), thương mại trần thuyết (trang 202). Có bài của ông Phan Yên, khuyến khích người ta nuôi dê, lấy sữa, làm sao cho dê có nhiều sữa theo gương nước Bỉ (trang 540).
Nói chung, cứ vài số lại lại có những bài về thương mại như khuyến khích dân Annam chung vốn làm ăn, mở tiệm, mở hãng, v.v. Có những bài viết phân tích để giúp kiểm soát làm thế nào để phân biệt được giấy bạc giả, giấy bạc thật rất thực tiễn để giúp bà con khỏi bị lừa.

Có bải rêu rao danh tánh những người ăn cắp báo mà hầu hết các tờ báo đều là nạn nhân. Kẻ ăn cắp bị rêu rao tên tuổi nhiều lần trên báo, yêu cầu đồng bào cảnh giác để khỏi bị mất báo.

Ngoài ra còn có nhiều bài dạy cách trồng trà, nuôi gà, nuôi dê, nuôi ngựa, phép thuộc da, cách ương và trồng cau, cách trồng nghệ, trồng gừng, trừ mối, phép vá đồ sành, đồ kiểng, v.v.

Thật không biết có bao nhiêu điều hữu ích trong tờ báo nói sao cho vừa!

Kết luận

Nhìn lại 400 năm Thiên Chúa giáo có mặt tại Việt Nam, phần tiêu cực cũng không thiếu. Sự lên án chê trách qua lại đổ lẫn trách nhiệm cho nhau cũng như những mâu thuẫn lương giáo trong nhiều thế kỷ không thể nào phủ nhận. Ngay đến bây giờ vị tất đã hết. Chính sách cấm đạo là một bằng chứng sự trù dập người theo đạo đến đầu rơi máu đổ.

Nhưng thời gian hàn gắn cũng đã tẩy rửa được những vết máu đã đổ ra trên mảnh đất này.

Trong trăm điều tiêu cực thì thời gian sẽ làm sáng tỏ ra những điều tích cực được giữ lại trong đó có nền văn học mang dấu Chúa mà người viêt cố gắng viết lại trong chừng mực khả thi. Còn biết bao điều để nói và nói sao cho vừa.

Nhưng ngày hôm nay nhìn lại như một cuộc tính sổ đời thì cái còn lại đáng quý nhất là chúng ta có một thứ chữ để nói, để đọc, để viết. Bên cạnh đó là sự đóng góp vào vốn văn chương truyền khẩu trong các câu thai, câu đố cũng như về tuồng, vãn mà nay hầu như đã bị rơi vào dĩ vãng.

Thật là cao quý biết bao, tiện lợi và thông dụng biết bao, nếu không thì con cháu chúng ta vẫn phải nói tiếng Việt mà cặm cụi viết chữ Tàu.

Buuwu thiếp. Nguồn: Vietnam Paradise Travel.

Bưu thiếp. Nguồn: Vietnam Paradise Travel.


Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline
22 Tháng Tư 2023(Xem: 3019)
Đã 48 năm qua, nhưng mỗi lần tháng tư đến lòng tôi vẫn chùng xuống, nỗi đau đớn, xót xa lại trở về.
16 Tháng Tư 2023(Xem: 3139)
Đại tá Bùi Cửu Viên đã rời khỏi VN trên chiếc HQ 801 và đã giúp soái hạm HQ 01 an toàn tìm về bến tự do Anh trở thành vị hạm trưởng bất đắc dĩ lần cuối cùng lái con tàu ra khơi tìm tự do
11 Tháng Tư 2023(Xem: 3158)
chúng tôi luôn có trong tim: “Quảng Bình là quê hương”, là nơi quê cha đất tổ và luôn mong ước có ngày được bước những bước trên vùng đất thân yêu nầy.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 4575)
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 4416)
Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”.
09 Tháng Tư 2023(Xem: 3058)
Ngàn giot lệ rơi của Dung Krall không chỉ khóc cho đất nước Việt Nam mà còn khóc cho một người cha đã đi lầm đường.
02 Tháng Tư 2023(Xem: 3290)
Hôm nay giỗ anh, thấm thoát đã 52 năm, hơn nửa thế kỷ của đời người, sao nỗi đau về, như mới hôm qua… cơn nắng ngày nào vẫn còn nguyên trên da thịt, trên tóc, trên vai, trên những vòng khăn tang cuốn vội
02 Tháng Tư 2023(Xem: 3464)
Phải chăng tiếng đàn tranh du dương réo rắt của bác Bảy và tiếng hát ngọt ngào mùi mẫn của các ca sĩ đường phố, đã tạo nên cái hồn văn hóa của người dân phố thị
31 Tháng Ba 2023(Xem: 3158)
Anh An đã mất đi hơn 49 ngày rồi nhưng hình ảnh của anh vẫn ở trong tâm trí của gia đình và bạn bè. Chúc anh An an nghĩ nơi cõi Phật, You will be missed!
24 Tháng Ba 2023(Xem: 3237)
Tôi cám ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình tôi. Hệ thống chăm sóc y tế giúp tôi tuổi đời vui vẻ ít bệnh tật. Đời sống văn minh khiến tôi lạc quan có nhiều bạn bè, tận hưởng tuổi vàng an vui yêu đời
21 Tháng Ba 2023(Xem: 3478)
Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Quốc vương Charles III là nguyên thủ của Úc.
20 Tháng Ba 2023(Xem: 5415)
Nước Mỹ là miền đất hứa đã luôn mở rộng vòng tay chào đón và tạo cơ hội tốt cho bất kỳ ai, miễn là họ có khát vọng vươn lên và phải nỗ lực thực hiện bằng được khát vọng ấy.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 3703)
Trưa Chủ Nhật, ngày 5 tháng 3, 2023 đồng hương Biên Hòa và một số thân hữu đã đến nhà hàng Paracel Seafood, Westminster tham dự buổi Tân Niên Hội Ngộ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 3778)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
12 Tháng Ba 2023(Xem: 3061)
Nhân ngày 8 tháng ba tôi muốn gửi đến họ lòng kính mến và cảm phục. Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
11 Tháng Ba 2023(Xem: 2975)
Đêm nay hoa Quỳnh nở sớm, hình như những búp hoa đang nhẹ nhàng chuyển mình để rồi từ từ hé mở vào lúc nửa đêm. Trong tôi hình như cũng đang có ngàn nụ hoa Quỳnh nở sớm trước canh khuya.
10 Tháng Ba 2023(Xem: 3316)
Người đàn ông khôn ngoan, tinh tế, thông minh, có thể biến vợ thành người tình và người Hồng nhan tri kỷ một cách thật dễ dàng.
04 Tháng Ba 2023(Xem: 5482)
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
22 Tháng Hai 2023(Xem: 3085)
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá,
20 Tháng Hai 2023(Xem: 4382)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.