Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Sử học, đọc vài cuốn (phần 2)

06 Tháng Mười 201612:22 CH(Xem: 16941)
GS. Nguyễn Văn Lục - Sử học, đọc vài cuốn (phần 2)

Sử học, đọc vài cuốn (phần 2)


Việc thứ hai liên quan đến kỳ thi [của ứng viên] tiến sĩ môn Sử

Theo Gs Trần Anh Tuấn(3), với tư cách Phó Khoa trưởng Học vụ, Gs Nguyễn Thế Anh là người soạn thảo chương trình Tiến sĩ Văn khoa Việt Nam vốn bị xóa sổ từ năm 1919, dưới thời Pháp thuộc.

Chương trình Tiến sĩ này gồm hai cấp: cấp thứ nhất gọi là “Năm Thứ nhất tiến sĩ chuyên khoa”, sau đó trong cấp thứ hai, ứng viên mới sửa soạn luận án tiến sĩ.

Cụm từ “Năm Thứ nhất tiến sĩ chuyên khoa” dễ gây hiểu lầm và có thể làm cho nhiều người tưởng là đó là những người đã có học vị tiến sĩ rồi.

Thực ra, như ở các đại học phương Tây — dù có vài khác biệt nhỏ, họ là những ứng viên (Ph.D. candidate) học chuẩn bị thi (comprehensive examination hay examen pré-doctoral) để chứng minh khả năng nghiên. Sau khi đỗ kỳ thi prédoc hay comprehensive sinh viên học tiến sĩ mới “được phép có điều kiện” đề nghị, thực hiện và sau cùng trình luận án tiến sĩ trước hội đồng giám khảo, và chỉ có học vị Tiến sĩ sau khi được HĐGK chấm đỗ.

Niên khóa đầu tiên 1972-73 của ban Sử Địa Văn Khoa, có 7 thí sinh theo học. Nhưng chỉ có hai thí sinh được chấm đậu “Năm Thứ Nhất” là Tạ Chí Đại Trường và Đỗ Phan Hạnh.

Chương trình tiến sĩ chuyên khoa Sử học bắt đầu niên khóa 1972-73 thì xảy ra biến cố có tính cách lịch sử trong giới đại học VNCH. Gs Trần Anh Tuấn viết:

“Nguyên niên khóa đầu tiên ấy có 7 thí sinh ghi danh, thì 5 người không đậu kỳ thi cuối khóa. Năm thí sinh thi trượt đều là người có danh vị trong xã hội bấy giờ. Tất cả đều đã có cao học. Một là giáo sư trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn. Một là Giám sát viên thuộc Giám sát viện VNCH. Một là giáo sư Đại học Huế. Một là phó khoa trưởng đại học Văn khoa Cần Thơ.

Theo tôi nghĩ, điều các thí sinh thi trượt uất ức là vì một trong hai thí sinh trúng tuyển được nhận xét là chỉ có khả năng bình thường. Trong lá thư ngỏ của các thí sinh thi trượt đăng trong các nhật báo Saigon lúc đó, như Sóng Thần chẳng hạn, có một câu mà tôi còn nhớ nguyên văn, “Chúng tôi có thể dốt, nhưng không có thể dốt hơn ông…”

Theo người viết bài này, có lẽ nên liệt kê đầy đủ tên 5 sinh viên bị đánh rớt vì họ đã chính thức tố cáo trên báo từ nửa thế kỷ trước. Còn hai thí sinh trúng truyển là Tạ Chí Đại Trường và Đỗ Phan Hạnh,(4) ngay cả không nêu tên, người ta cũng có thể suy đoán được ai là người bị tố cáo trên báo.

Cũng theo Gs Trần Anh Tuấn, trong vụ này điều bất ngờ nhất là

“Một hôm tại Văn phòng Ban Sử địa Đại học Văn khoa Sài gòn trên đường Cường Để, năm 1973, giáo sư Nguyễn Thế Anh đưa tôi xem một bản “Án tử hình Nguyễn Thế Anh” gửi qua bưu điện kèm theo một viên đạn súng lục. (…) dưới ký “Việt Nam Hưng Quốc Đảng” thì phải.”

Theo như trong thư của Gs Trần Anh Tuấn gửi, chúng tôi ghi nhận rằng kỳ thi tiến sĩ Sử (1972-73) này có giáo sư Philipp Langlet chấm bài. Và Chánh chủ khảo là giáo sư Nguyễn Thế Anh. Trong năm học, sinh viên phải tham dự các khóa Seminars do các ban sắp xếp. Kỳ thi cuối năm gồm có một bài luận văn và một bài sinh ngữ thi viết, và vấn đáp.

Các ban Triết, Anh văn, Pháp văn, v.v. cũng đều có mở kỳ thi tiến sĩ năm thứ nhất như ban Sử, nhưng đã không gặp trở ngại nào.

Thiết nghĩ câu chuyện (chưa là) bằng cấp này cũng nên nói ra một lần rồi thôi.

Trách nhiệm đòi hỏi sự liêm chính liên quan đến người chủ khảo cũng như các thí sinh. Nhưng vấn đề là đã không ai, có thẩm quyền, đã làm gì để giải quyết vấn đề. Hội Đồng Khoa vẫn có thể họp và duyệt xét lại kết quả của 5 thí sinh kia. Nào có khó chi việc duyệt xét lại 5 bài thi?

Một công việc thường làm trong các kỳ thi Tú tài II về môn Triết là khi một giám khảo cho điểm 16 thì bài thi đó buộc chuyển qua một giám khảo khác chấm lại. Sau đó trung bình của hai số điểm sẽ là điểm chính thức được công nhận. Sự nhầm lẫn trong việc đánh giá một bài viết là điều khó tránh được. Nhưng sai số ấy vẫn có những giải pháp nhằm đạt được một sự công bằng tối thiếu được nhìn nhận.

Hậu quả trực tiếp và rõ ràng của vụ tai tiếng này là năm sau, số sinh viện dự tuyển đáng lẽ thay vì 7 người hoặc có thể hơn thế nữa, chỉ còn có hai sinh viên nộp đơn học.

Sinh viên e ngại chăng? Họ không tin tưởng vào cách chấm đậu của Gs Nguyễn Thế Anh chăng? Trong hai thí sinh dự tuyển năm sau, cuối cùng một người bỏ cuộc, còn lại một người thi đỗ là Gs Trần Anh Tuấn.

Việc chính không hẳn phải là mảnh bằng tiến sĩ (chưa có) mà vấn đề ở chỗ hai thí sinh trúng tuyển nêu trên đã để lại được công trình nghiên cứu gì cho miền Nam?

Tạ Chí Đại Trường đã viết nhiều sách vở liên quan đến sử học. Cuốn sách đầu tay của ông là Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1902, (1960). Tiếp theo là những cuốn Thần Người và Đất Việt (2000) và Một khoảng VNCH nối dài (1993). Và rất nhiều bài biên khảo có giá trị khác, thường liên quan đến nhà Tây Sơn.

Riêng Đỗ Phan Hạnh, tuy đã có nhiều năm giảng dạy môn sử tại trường Văn Khoa, Sài Gòn, nhưng rất tiếc chúng tôi không được đọc bất cứ một công trình nghiên cứu sử nào của ông cả. Trong việc đi dạy tư kiếm thêm tiền thì thay vì dạy Sử, ông lại chọn dạy Anh văn. Thật khó hiểu.

Gần đây, chúng tôi mới được đọc một số tư liệu về ông, đăng trong tập san Câu lạc bộ sinh viên Phục Hưng, 60 năm 1955-2015, do “Gia đình cựu sinh viên cư xá Phục Hưng” thực hiện, Hoa Kỳ năm 2015.

frameborder=”0″ scrolling=”no”
Tập san Câu lạc bộ Sinh viên Phục Hưng, Hoa Kỳ, 1915

Qua bản tiểu sử tự biên của ông, người đọc lại có dịp so sánh việc ông “Trúng tuyển kỳ thi CUỐI NĂM THỨ NHẤT TIẾN SĨ CHUYÊN KHOA SỬ HỌC, TRONG KHOÁ THI DUY NHẤT NIÊN HỌC 1972-1973” với kết quả thực tế suốt 43 năm qua (1972-2015).

 Trong bản tiểu sử, ông viết, “sinh năm 1939, tại Hà Nội. Di cư vào Nam năm 1954. Tiếp tục theo học trường Chu Văn An tại Sài Gòn…”

Nguồn [ĐienanDanToc]

Nguồn [DiendanDanToc]

Tình cờ, một bài viết vào tháng 3, 2016, tựa đề “Một kỷ niệm về Thủ Tướng Ngô Đình Diệm” được tác giả gởi lên mạng, trên [DiendanDanToc] ngày 15/7/2016. Nội dung chính của bài viết đó là tấm hình kỷ niệm của thầy Tô Đình Hiền, Hiệu đoàn trưởng trường Nguyễn Trãi, và một số học sinh lớp Đệ Ngũ chụp với Thủ tướng Ngô Đình Diệm năm 1955. Tấm hình kèm theo bài, trích từ cuốn “In the Midst of Wars: An American’s Mission to Southeast Asia” nhưng không có chú thích của tác giả Edward Geary Lansdale.

Cesar Climaco, Giám đốc của “Operation Brotherhood” ở Sài Gòn, tổ chức một nhóm thiếu niên để dọn dẹp một phần của thành phố bị phá hủy trong cuộc gia tranh với Bình Xuyên. Lưu ý Ngô Đình Diệm đứng ở hàng trên. (Nguồn: ảnh minh hoạ của Edward, Geary Lansdale, “In the Midst of Wars: An American's Mission to Southeast Asia”, Fordham University Press, March 31st 1991, sau trang 148; phát hành lần đầu năm 1972). DCVOnline: Cesar Climaco là người quay lưng lại, xắp xếp đám đông để chụp ảnh.

Cesar Climaco, Giám đốc của “Operation Brotherhood” ở Sài Gòn, tổ chức một nhóm thiếu niên để dọn dẹp một phần của thành phố bị phá hủy trong cuộc gia tranh với Bình Xuyên. Lưu ý Ngô Đình Diệm đứng ở hàng trên. (Nguồn: ảnh minh hoạ của Edward, Geary Lansdale, “In the Midst of Wars: An American’s Mission to Southeast Asia”, Fordham University Press, March 31st 1991, sau trang 148; phát hành lần đầu năm 1972). DCVOnline: Cesar Climaco là người quay lưng lại, xắp xếp đám đông để chụp ảnh. Người có dấu (X) là Đỗ Phan Hạnh, học trò Đệ Ngũ trường Nguyễn Trãi năm 1955

[DCVOnline: Cesar Cortez Climaco là một chính khách người Phi Luật Tân, cựu Thị trưởng thành phố Zamboanga (1953-54). Năm 1954, Climaco gia nhập “Chiến dịch Huynh Đệ” (Operation Brotherhood), một nhóm được tổ chức Jaycees — của Mỹ chuyên huấn luyện lãnh đạo tổ chức dân sự cho những người trong độ tuổi từ 18 và 40 — tài trợ để giúp cung cấp nhu cầu y tế và cứu trợ người tị nạn chiến tranh tại Việt Nam. Là Trưởng dự án và Điều phối viên hiện trường tại Việt Nam, Climaco đã lấy được cảm tình của Thủ tướng Ngô Đình Diệm và hoạt động của Climaco đã được tạp chí LIFE phổ biến. (Nguồn: “The 1958 Ramon Magsaysay Award for International Understanding – Operation Brotherhood”. Ramon Magsaysay Award Foundation Online. Retrieved 2008-01-25. và Guingona, Teofisto (1993). The Gallant Filipino. Pasig City: Anvil Publishing Inc. p. 196. ISBN 971-27-0279-0.)]

Tác giả bài viết, ông Hoàng Cơ Định, đánh số và nhận diện 10 người bạn cùng học Đệ Ngũ, trong đó có ông Đỗ Phan Hạnh!

Thế là thế nào? Trong bản tiểu sử tự biên, ông Đỗ Phan Hạnh đã viết “Di cư vào Nam năm 1954. Tiếp tục theo học trường Chu Văn An tại Sài Gòn…”

Không lẽ năm 1954 ông Hạnh học Đệ Lục ở Chu Văn An rồi đến 1955 xin chuyển sang học Đệ Ngũ trường Nguyễn Trãi vì biết sẽ có thể được dẫn đi chụp ảnh với Thủ tướng Ngô Đình Diệm? Logic mà nghĩ thì có lẽ ông đã làm một việc gọi là “xoá bỏ qúa khứ, viết lại tiểu sử” cho nó sang hơn chăng? Các bạn cùng học Nguyễn Trãi với ông Hạnh sẽ nghĩ gì? Là học sinh Nguyễn Trãi không đáng kể hay sao? Đặc biệt là những người cũng tương đối gọi là có tiếng trong cộng đồng người Việt như tác giả Hoàng Cơ Định, và các ông Nguyễn Tiến Hưng, Đinh Mạnh Hùng, Nguyễn Trọng Nho, v.v. Vâng họ từng là những học sinh Đệ Ngũ Trung học Nguyễn Trãi năm 1955 cả đấy.

Trên thực tế, trường Nguyễn Trãi khi mới chuyển vào Nam sau cuộc di cư 1954 chỉ có 16 lớp đệ nhất cấp (Tô Đình Hiền, “Trường Trung học Nguyễn Trãi”, Saigon, 14/5/1974). Theo một cựu học sinh Nguyễn Trãi, Sài Gòn, mãi đến đầu những năm 1960 mới bắt đầu có các lớp đệ nhị cấp, nhưng chỉ có một lớp Đệ Nhât ban Anh văn – và đến 1965 mới có thêm 1 lớp Đệ Nhất ban Pháp văn. Sau khi học xong đệ nhất cấp và khi trường chưa có đủ lớp Đệ Nhất học trò đã được chuyển sang học đệ nhị cấp ở các trường Chu Văn An, Petrus Ký, Võ Trường Toản, v.v. tuỳ theo đơn xin chuyển trường.

Xin được mở ngoặc nhỏ để viết về thầy Tô Đình Hiền. Sau năm 1975 ông không còn được làm thầy giáo ở Trung học Nguyễn Trãi và phải đi dạy tại trường Trung Tiểu học Khánh Hội với người viết bài này. Thầy Hiền hoàn toàn khuất phục trước kẻ thắng cuộc và hết sức làm tất cả để chiều lòng họ trong khi chúng tôi, những thầy cô giáo khác, vẫn sinh hoạt bình thường, vẫn dạy học, vẫn tụ họp, vẫn hát nhạc vàng. Thầy Hiền đã chết ngay trong trường học vì kiệt sức.

Trong bản tiểu sử ông Hạnh ghi tiếp, “…và hoàn tất bằng tú tài 2 năm 1958.” Năm 1955 ông mới học Đệ Ngũ (trường Nguyễn Trãi) và chỉ 3 năm sau ông đã lấy Tú tài 2.

Vào năm 1955, nghĩa là khi mới có 16 tuổi, đang học Đệ Ngũ ở trường Nguyễn Trãi Sài Gòn, ông đã ra hoạt động xã hội và ông viết là “đã được bầu làm Tổng Thư Ký Hội Học sinh Tình nguyện Cứu tế (có thủ tướng Ngô Đình Diệm là Hội trưởng danh dự.)”

Theo tác giả Hoàng Cơ Định cho biết vì những đổ nát ở Chợ Lớn sau cuộc giao tranh giữa lực lượng của Thủ tướng Diệm và quân Bình Xuyên thì ông và một số bạn Nguyễn Trãi đã “được Thầy Hiệu Đoàn Trưởng Tô Đình Hiền hướng dẫn vào Chợ Lớn làm công tác dọn dẹp trong một số trại tạm cư của nạn nhân chiến cuộc.”

Như vậy, có lẽ cái gọi là “Hội Học sinh Tình nguyện Cứu tế” đã thành hình tại Chợ Lớn, hay có thể là tại Dinh Độc Lập để Thủ tướng Ngô Đình Diệm nhận làm Hội trưởng danh dự cho nó tiện sổ sách? Tôi nghĩ, đã không nghiên cứu Sử học, và nếu ông Đỗ Phan Hạnh không bận đi dạy Anh văn có lẽ miền Nam Việt Nam đã có thêm một tiểu thuyết gia chuyên đề xã hội giả tưởng.

Ông tự khai, trong thời sinh viên, ông đã hoạt động và đảm nhận một số vai trò như “Tổng Thư ký Nguyệt san Thông Cảm của Liên Đoàn Sinh viên Công giáo Viện Đại Học Sai gòn 1962.”

Tôi thật sự ngạc nhiên đến sửng sốt khi đọc tin này. Xin đọc bài viết của Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm nhan đề Chung quanh nhà nguyện Mai Khôi, nhân kỷ niệm 1954-2005 với gần 100 tên tuổi sinh viên Thiên chúa giáo hoạt động qua 3, 4 thế hệ mà một phần lớn tôi đều biết, đều quen, hay ít lắm đều nghe tiếng. Nhưng tôi chưa hề thấy có tên Đỗ Phan Hạnh trong danh sách sinh viên công giáo. Được biết ông Đỗ Phan Hạnh không phải người công giáo.

Làm thế nào, một sinh viên không phải là tín hữu Thiên Chúa giáo lại có thể làm Tổng Thư ký tờ Thông Cảm. Tôi thật sự không hiểu! Hơn nữa, theo Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm, tờ “Thông Cảm” đến 1967 vẫn là bán nguyệt san đổi từ dạng in ronéo sang in typo. Đến khi trở thành nguyệt san thì đổi tên là “Hiện Diện” hoạt động dưới danh nghĩa của Liên Đoàn Sinh viên Công giáo Việt Nam (LĐSVCGVN). Nói cách khác không có tờ Nguyệt san Thông Cảm ở Sài Gòn mà chỉ có Nguyệt san Hiện Diện thuộc LĐSVCGVN

Các chức vụ khác của ông Hạnh như Tổng Thư Ký (TTK), Tổng Hội sinh viên Sài Gòn, rồi Tổng Thư ký Cơ quan Tương trợ Đại học Thế giới tại Việt Nam — World University service of Viet Nam (WUS), v.v. Đặc biệt, ông không ghi là ông làm TTK những nhiệm kỳ nào.

Thật ra, lúc đó, 1955, trên thế giới không có tổ chức nào tên là “Cơ quan tương trợ Đại học Thế giới tại Việt Nam” hay  “World University service of Viet Nam (WUS)” như đã thấy trong tiểu sử của ông Đỗ Phan Hạnh mà chỉ có một tổ chức thiện nguyện, phi lợi nhuận tên là “World University Service of Canada”, WUSC (1957), hậu thân của World University Service (WUS, 1950), và International Student Service (ISS, 1920s). Từ năm 1950 WUS chuyển trọng tâm của các hoạt động cứu trợ và xây dựng lại từ châu Âu sang Trung Đông và châu Á. ISS, WUS, và WUSC là tên của tổ chức cứu trợ và tái thiết thành lập tại Canada giúp đỡ cộng đồng nạn nhân chiến tranh, người di cư, và sinh viên toàn thế giới từ sau Đệ Nhất Thế Chiến.

Đọc tiểu sử ông Đỗ Phan Hạnh không khác gì đọc tiểu thuyết hư cấu, lãng mạn.

Độc giả từ miền Bắc, trước 1975, hay bạn đọc cả nước hiện nay đọc bài này có lẽ sẽ ngạc nhiên tự hỏi, “những chuyện nhỏ như (“con kiến”) thế sao tác giả phải đi tìm hiểu, trình bầy làm gì cho mất thời giờ? Xã hội của chúng tôi thì…”

Thưa quý bạn đọc, đó là một khác biệt rõ rệt giữa hai miền Nam Bắc và giữa những con người ở một xã hội đạo đức với những người quen sống trong một môi trường gian dối. Chúng tôi có một nền văn hóa biết tự trọng. Chỉ có vậy thôi. Amen!


(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline
21 Tháng Ba 2023(Xem: 3721)
Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Quốc vương Charles III là nguyên thủ của Úc.
20 Tháng Ba 2023(Xem: 5963)
Nước Mỹ là miền đất hứa đã luôn mở rộng vòng tay chào đón và tạo cơ hội tốt cho bất kỳ ai, miễn là họ có khát vọng vươn lên và phải nỗ lực thực hiện bằng được khát vọng ấy.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 4078)
Trưa Chủ Nhật, ngày 5 tháng 3, 2023 đồng hương Biên Hòa và một số thân hữu đã đến nhà hàng Paracel Seafood, Westminster tham dự buổi Tân Niên Hội Ngộ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 4196)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
12 Tháng Ba 2023(Xem: 3427)
Nhân ngày 8 tháng ba tôi muốn gửi đến họ lòng kính mến và cảm phục. Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
11 Tháng Ba 2023(Xem: 3341)
Đêm nay hoa Quỳnh nở sớm, hình như những búp hoa đang nhẹ nhàng chuyển mình để rồi từ từ hé mở vào lúc nửa đêm. Trong tôi hình như cũng đang có ngàn nụ hoa Quỳnh nở sớm trước canh khuya.
10 Tháng Ba 2023(Xem: 3648)
Người đàn ông khôn ngoan, tinh tế, thông minh, có thể biến vợ thành người tình và người Hồng nhan tri kỷ một cách thật dễ dàng.
04 Tháng Ba 2023(Xem: 6057)
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
22 Tháng Hai 2023(Xem: 3453)
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá,
20 Tháng Hai 2023(Xem: 4822)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 8806)
thầy Nguyễn Kim Linh nguyên là giáo sư môn Vạn Vật trường trung học Gia Long. Năm 1965 thầy được Bộ giáo dục điều động về làm Giám học trường trung học Ngô Quyền
19 Tháng Hai 2023(Xem: 4568)
Cả hai con chim bằng đã gãy cánh trên vòm trời lửa đạn miền Đông khi tuổi đời chưa đến 25. Thương cho những kiếp sống ngắn ngủi trong thời chinh chiến.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 6442)
Trong lúc Kansas City Chiefs vui mừng trong rừng confetti thì đội Philadelphia buồn vì vừa đánh mất chức vô địch trong tầm tay khi chỉ còn 8 giây nữa là kết thúc trận đấu.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 4942)
Đến với tiệm Nam Tạo, dân ghiền đọc sách có thể tìm được bất kỳ thể loại sách nào, thậm chí khan hiếm ở các nhà sách lớn.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 3811)
Nàng đọc thầm những câu thơ Nam vừa gửi vào email: “Những rung động trong ngực thầm chan chứa/ Xin trao em làm tặng vật mùa xuân”.
16 Tháng Hai 2023(Xem: 3734)
Ở một nơi không phải đất nước tôi, tôi chứng kiến được nhiều bài học đạo nghĩa của chính dân tộc Ukraine, thay vì đào tẩu khỏi chiến tranh, trốn ở một đất nước yên bình khác,
12 Tháng Hai 2023(Xem: 4222)
Xin được thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ về một đàn anh NQ hiền hòa, điềm đạm và có hoài bão chung sức xây dựng hội ái hữu cựu HS của trường xưa
10 Tháng Hai 2023(Xem: 4230)
Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7-8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát,
10 Tháng Hai 2023(Xem: 5900)
Nàng chợt nhận ra… Ồ! bức tường nghiêng! Sao đêm nay nàng mới nhận ra bức tường của nàng đã nghiêng?!
05 Tháng Hai 2023(Xem: 4600)
Cuộc đời của Ba là sống cho người khác, cho gia đình, và giúp ích cho mọi người, xã hội, đúng với tên ông bà Nội đã đặt cho.Ba là thứ sáu trong gia đình, nên mọi người quen biết đều biết đến Ba là ông Sáu Nhơn.