Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Sử học, đọc vài cuốn (phần 1)

29 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 19659)
GS. Nguyễn Văn Lục - Sử học, đọc vài cuốn (phần 1)

Sử học, đọc vài cuốn (phần 1)


history-13199603Có hai môn học thuộc lãnh vực Khoa học Xã hội Nhân văn của miền Nam trước 1975được phổ biến rộng rãi nhất là Triết học và Sử học.

Sử học, đôi điều tai tiếng

Trong đó triết lý Tây phương, đặc biệt triết lý hiện sinh, được phổ biến sâu rộng nhất trong giới sinh viên. Có thể nói đó là một môn học thời thượng. Và có những tên tuổi hàng đầu như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm và Trần Văn Toàn.

Nhưng kể từ cuối thập niên 1960 thì có trào lưu, hay một xu hướng, tìm về Đông phương với triết lý Phật giáo, triết Thiền học và triết lý Nho học. Những người trong nhóm này có thể kể đến những tên tuổi như Thích Nhất Hạnh, giáo sư Lưu Kim Định, Bùi Giáng và Phùng Khánh, Phùng Thăng.

Ở đây, tôi không có ý nói đến việc hay dở, đúng sai của hai trào lưu trên.

Môn sử học thì âm thầm lặng lẽ hơn, nhưng lại tỏ ra có ưu thế vì có một tập san chuyên ngành, xuất bản từng tam cá nguyệt và đã ra được 29 số chủ đề do nhóm giáo sư, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn chủ trương thực hiện, với Nguyễn Nhã làm chủ nhiệm và Phạm Thị Hồng Liên quản lý, dưới sự hỗ trợ tài chánh của ông Khai Trí. Đó là Tập san Sử Địa.

Nhân kỷ niệm tròn 50 năm Tập san Sử Địa ra mắt số đầu tiên (1966 - 2016), Tạp chí Xưa & Nay kết hợp NXB Hồng Đức (Hà Nội) tái bản 5 chuyên đề của tập san gồm: Đặc khảo về phong tục Tết Việt Nam và các lân bang (225 trang), Đặc khảo về Quang Trung - Nguyễn Huệ (450 trang), Đặc khảo về Nguyễn Trung Trực (140 trang), Đặc khảo về Trương Công Định (165 trang), Đặc khảo về Phan Thanh Giản (255 trang - ảnh).. Nguồn: http://thanhnien.vn/

Nhân kỷ niệm tròn 50 năm Tập san Sử Địa ra mắt số đầu tiên (1966 – 2016), Tạp chí Xưa & Nay kết hợp NXB Hồng Đức (Hà Nội) tái bản 5 chuyên đề của tập san gồm: Đặc khảo về phong tục Tết Việt Nam và các lân bang (225 trang), Đặc khảo về Quang Trung – Nguyễn Huệ (450 trang), Đặc khảo về Nguyễn Trung Trực (140 trang), Đặc khảo về Trương Công Định (165 trang), Đặc khảo về Phan Thanh Giản (255 trang – ảnh).. Nguồn: http://thanhnien.vn/

Trong ban chủ biên, tôi thấy ngay hàng đầu có tên các ông Nguyễn Thế Anh, bà Quách Thanh Tâm, Nguyễn Khắc Ngữ, Trần Anh Tuấn, Thái Việt Điểu. Nhưng xem ra chỉ có tính cách bày hàng, phô trương để tên cho có vậy thôi. Thực sự thì hiếm thấy bài của họ trên tập san.

Về phía những người cộng tác như trường hợp giáo sư Nguyễn Phương, đại học Huế, tôi chỉ thấy có một bài của ông lúc ban đầu. Những người khác như Tạ Trọng Hiệp, Trương Bửu Lâm, Lê Văn Hảo, Chen Chin Ho, Nguyễn Trần Huân, tôi cũng không chắc có bài của họ.

Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Thế Anh lại cho xuất bản cuốn Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn ( Économie et société au Viet Nam sous le règne de Nguyen), NXB Trình Bày, 1968, 206 trang.

Đây có thể là cuốn sách đầu tay của ông trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh bắt đầu gia tăng, do nhóm Trình Bày gồm những trí thức thiên tả như Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, Trương Đình Hòe, Nguyễn Ngọc Lan chủ trương

Từ cuốn sách đầu tay năm 1968 cho đến sau này, giáo sư Nguyễn Thế Anh chuyên viết về triều Nguyễn và thời kỳ Pháp thuộc. Ông lại thuộc thế hệ trẻ sau 1954, tốt nghiệp ở Sorbonne nên được đánh giá cao.

Trước khi tìm đọc lại các tác phẩm của ông, có hai sự việc liên quan đến ban Sử học ở Văn khoa xin được một lần trình bày vớ bạn đọc, vì phần đông ít người được biết đến hoặc đã quên lãng.

Theo giáo sư Trần Anh Tuấn, một người đã nhiều năm giảng dạy ở Văn khoa Sài Gòn, vào những năm 1974, có đến 4000 sinh viên ghi danh học môn Sử Địa.

Con số này không có chi để hãnh diện và đừng vội mừng. Điều đó chỉ cho thấy sinh viên không biết học môn gì nên ghi tên cả vào ban Sử Địa như thể một chỗ chứa tạm dung. 4000 sinh viên, nếu chỉ cần ra trường phân nửa, thì đã không biết sẽ đi làm gì, ở đâu?

Ngoài ra còn có xảy ra hai sự kiện gây tai tiếng tại ban Sử Địa mà đến nay nhiều người cũng không biết tới.

Một là có một số sinh viên khuynh tả hoặc nằm vùng, hoặc do sự chỉ đạo giật dây của cộng sản xâm nhập vào nhóm Sử Địa Văn Khoa, viết bài trên nội san của ban Sử Địa chửi bới giáo sư Văn khoa.

Hai là nội bộ ban Sử Địa liên quan đến kỳ thi ứng viên Tiến sĩ, xảy ra sự tố cáo thi cử không minh bạch. Và 5 sinh viên thí sinh đã đăng báo tố cáo công khai vào năm 1972 trên tờ Sóng Thần. Việc này có liên quan trực tiếp đến Gs Nguyễn Thế Anh.

Việc thứ nhất liên quan đến chính trị năm 1969(1)

Theo tư liệu của Gs Nguyễn Văn Trung, Nội san Sử Địa của sinh viên Văn Khoa bắt đầu cho đăng các bài đả kích trực tiếp Khoa trưởng lúc bấy giờ, chính là giáo sư Nguyễn Văn Trung. Ông Nguyễn Văn Trung khi đó có dự án cải tổ trường Văn khoa. Trong đó có sự cải tổ về nền Tự trị Đại học. Nhân dịp đó, các sinh viên ban Sử Địa đã cho đăng hai bài, một là Thực chất và huyền thoại của nhóm trí thức cấp tiến trong nội san ban Sử Địa, số 4.

Bạch Diện Thư Sinh là một người nằm trong tổ chức A.17 vào năm 1971. A.17 là một tổ chức tình báo chống lại sinh viên nằm vùng cho cộng sản. Theo trí nhớ của Bạch Diện Thư Sinh, một trong những sinh viên viết bài tố giác trên nội san Sử địa tên là Hồ Thanh Tâm. Theo trang web cuả trường trung học thục Văn học do Hiệu trưởng là Chử Bá Anh thành lập từ đầu những năm 1960 có 1 giáo sư Sử Địa tên Hồ Thanh Tâm.

Ông Hồ Thanh Tâm, Cựu giáo sư  Sử Địa Trung học tư thục Văn Học (Đà Lạt). Nguồn: https://van-hocdalat.smugmug.com

Ông Hồ Thanh Tâm, Cựu giáo sư Sử Địa Trung học tư thục Văn Học (Đà Lạt). Nguồn: https://van-hocdalat.smugmug.com

Theo sự tiết lộ của Gs Trần Anh Tuấn, có ba sinh viên ban Sử Điạ hoạt động cho cộng sản lúc bấy giờ sau 1975 lộ diện. Một là Quách Thu Nguyệt, giám đốc NXB Trẻ. Hai là Nguyễn Thị Kim Ngân, hiện nay là chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN. Ba là Nguyễn Thị Tiếng, chủ tịch sinh viên Văn khoa sau 1975.

Tiếp theo đó là bài viết thứ hai nhan đề, Sách lược Nguyễn Văn Trung. Trong đó, tờ báo cho rằng Nguyễn Văn Trung bị buộc rời khỏi Huế năm 1962 vì lý do bê bối cá nhân.

Chúng tôi dựa trên tài liệu của Gs Nguyễn Văn Trung để viết lại vụ này.

Vì sự cáo buộc có tính cách vu khống trên nên linh mục Viện trưởng Đại Học Huế, người trực tiếp có quyết định buộc Gs Nguyễn Văn Trung phải rời bỏ đại học Huế đã lên tiếng, dù quá trễ. Lá thư đúng ra phải được viết và công bố ngay từ năm 1962.

Lá thư của linh mục Cao Văn Luận đề ngày 15 tháng 11, 1969 có nội dung như sau:

“Sài Gòn ngày 15 tháng 11 năm 1969

Trong bài “Thực chất và huyền thoại của trí thức cấp tiến” đăng trong Tập San [thật ra là Nội san] Sử địa, số 4, bới móc cuộc đời của giáo sư Nguyễn Văn Trung, tôi đọc đoạn: “Ông Nguyễn Văn Trung bị linh mục Cao Văn Luận sa thải khỏi Đại Học Huế” (tr 22). Tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng vì danh dự của ông Nguyễn văn Trung. Nếu dùng một danh từ nặng nề, quả thực Gs Nguyễn Văn Trung bị đuổi khỏi Đại Học Huế, nhưng câu chuyện như sau:

Hồi tháng tư năm 1961, tôi nhận được công điện của ông Trần Hữu Thế, Bộ trưởng giáo dục, đổi ông Trung về Sài Gòn tức khắc. Tôi thấy phi lý nên không trả lời. Ông Thế lại đánh một công điện nữa. Tôi có họp các giáo sư lại và mọi người đã đồng ý ký vào một kiến nghị phản đối quyết định trên.

Sau khi gặp ông Thế, tôi được ông cho biết, không phải ông thù ghét gì ông Trung, nhưng vì đó là lệnh của Đức cha Ngô Đình Thục, lúc đó sắp ra nhậm chức TGM và ngài có nói với ông [Thế]: “Tôi không muốn thấy mặt Nguyễn Văn Trung khi tôi ra Huế.”

Về sau, tôi có gặp đức cha Thục và được biết người ta cho ngài hay, ông Trung dạy triết ‘rối đạo’. Tôi có nói để đức cha yên lòng trước những tin đồn vu vơ và đề nghị với đức cha hỏi thẳng những linh mục học ông Trung, nhất là cha J. Lê Chúng, thuộc dòng Thiên An.

Tôi còn nhớ ngày Đức cha ra Huế cũng là ngày ra đi của ông Trung. Ông Trung là một trong những người đầu tiên đáp lời mời của tôi ra cộng tác xây dựng Đại Học Huế. Tôi không cần nói gì về con người của ông, vì những việc ông làm cho đại học cũng như cho văn hóa minh chứng cho con người của ông.”

Sau vụ này, chỉ xin liệt kê tóm tắt phản ứng của giới trí thức Sài Gòn qua các thư từ tài liệu được đánh máy và lưu trữ như các thư sau:

  • Thư của viện trưởng viện Đại Học Saigon, gửi Khoa trưởng Đại Học Văn Khoa ngày 11/11/69 của bác sĩ Trần Quang Đệ.
  • Tuyên cáo của các nhóm sinh hoạt đại học văn khoa ngày 15, 11, 69 gồm: nhóm nghiên cứu triết học, Hạ Đình Nguyên, Nhóm nghiên cứu Nhân văn, Nguyễn Thị Yến, Nhóm nghiên cứa Việt hán, Vương Văn Nam, Nhóm Ủy ban sinh viên vận động cải tổ văn khoa, Võ Ba, Nhóm Đối diện, Trần Việt Hải. Như vậy chỉ thiếu nhóm Sử Địa.
  • Tổng Hội sinh viên lên tiếng. Ngày 22, 11, 1969 Tổng hội sinh viên Sàigon lên tiếng về thái độ chỉ trích của một nhóm sinh viên sử địa.

“Tổng Hội nhận định rằng:

— Cải tổ giáo dục là nhu cầu cấp bách.
— Cải tổ giáo dục không phải là chiêu bài để các phe nhóm, lợi dụng bôi nhọ mạ lỵ cá nhân.
— Thái độ của một số sinh viên chủ trương Nội san Sử Địa thiếu tính xây dựng và tạo ra những hiểu lầm.
— Ủng hộ mọi cải tổ.
— Bày tỏ sự công phẫn về thái độ bất nhã và vô trách nhiệm của nhóm Sử Địa”

  • Tuyên ngôn của Phong Trào Thanh Niên Công Giáo Đại Học Việt Nam.

“Trước hành động phá hoại tinh thần trường Đại Học Văn Khoa do một thiểu số sinh viên bất mãn chủ trương, chúng tôi phân đoàn Văn Khoa thuộc Phong Trào Thanh Niên Công Giáo Đại Học Việt Nam bất bình và mạnh dạn lên tiếng:

• Những luận điệu mạ lỵ xấc xược, chửi bới viết trong một tờ đặc san là do những sinh viên hỗn láo, làm mất thanh danh cả một tập thể sinh viên Văn Khoa vốn lấy lễ độ làm đầu.
• Chúng tôi lên tiếng kêu mời các nhóm hoạt động tại trường hãy lên tiếng bảo vệ danh dự, truyền thống sinh viên Văn Khoa.
• Yêu cầu Hội Đồng Khoa áp dụng biện pháp cương quyết đối với các sinh viên vô kỷ luật.

Sài Gòn ngày 16 tháng 11 năm 1969.
Phân đoàn trưởng

Phạm Minh Tâm (ấn ký).”

Tiếp theo đó là đơn từ chức của giáo sư Trần Bích Lan (thi sĩ Nguyên Sa), đề ngày 2/12/1969 mà đoạn chót viết như sau:

“Tôi tin tưởng những Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Trung bạn thiết chớ không phải Nguyễn Văn Trung khoa trưởng, cũng như những Nguyễn Khắc Hoạch, Nghiêm Toản, Thanh Lãng, Lý Chánh Trung, Lê Thành Trị sẽ chẳng bị khuất phục bởi những bạo động hèn kém mà đồng nghiệp tôi là nạn nhân… Tôi sẽ tiếp tục chống trả, tiếp tục cất tiếng…

Nguyên Sa”

Trong giới báo chí thi có sự lên tiếng của Chu Tử và nhà báo Sức Mấy:

Chu Tử trong tạp chí Đời, số 11, ngày 27, 11, 69 cho rằng:

“Cuộc khủng hoảng ở Đại Học Văn Khoa đang chuyển từ giai đoạn trò mạt sát thầy sang giai đoạn trò mời thầy xơi kẹo đồng. Người hùng Nguyễn Văn Trung, khoa trưởng Văn Khoa đang là cái “bia” của mọi khen chê, chỉ trích bênh vực.”

Điều này cho thấy có bàn tay cộng sản thò vào như trước đây không lâu đã xảy ra vụ ám sát hai giáo sư tại Đại Học Y Khoa. Cũng như giáo sư Quốc gia hành chánh Nguyễn Văn Bông.

Bạo động dùng lời nói đã đành còn tính cho ăn kẹo đồng thì chỉ có cộng sản mới làm được những điều ấy như chúng đã làm.

Phần sinh viên Sài Gòn, dù ở bất cứ phân khoa nào, đều xử sự trong tôn ty trật tự, lễ giáo.

Để tóm tắt vụ sinh viên Sử Địa chửi bới giáo sư Văn khoa, tôi xin trích dẫn bài bình luận của Sức Mấy, một nhà giáo, nhà báo lão thành nay thỉnh thoảng vẫn còn có bài đăng trên Da Mầu, như một sự trân trọng ông.

“Sổ Tay. Sức Mấy

Đẹp

Theo nguồn tin Sức Mấy được biết, tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn đã vừa có vụ đồng loạt từ chức của vị khoa trưởng và trưởng ban:

• Giáo sư Nguyễn Văn Trung từ chức khoa trưởng.
• Giáo sư Lê Trung Nhiên, phó khoa trưởng.
• Giáo sư Lâm Thanh Liêm. Không ghi rõ chức vụ.
• Giáo sư Bùi Xuân Bào, trưởng ban Pháp Văn.
• Giáo sư Thanh Lãng, trưởng ban Việt Văn.
• Giáo sư Nguyễn Thế Anh, trưởng ban Sử Địa.
• Giáo sư Nguyễn Duy Cần, trưởng ban Triết Đông.

Như vậy là gần như toàn thể (7 trên 9) vào chức vụ trong Hội Đồng Khoa đã nhất loạt từ chức.

Nguyên nhân của sự từ chức tập thể xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, là những lời đả kích của một tờ báo do chính các sinh viên đại học Văn Khoa Sài Gòn chủ trương.

Phản ứng đầu tiên của Sức Mấy đối với tin trên là hoan nghênh sự từ chức tập thể như vậy.

Nó đẹp lắm.

Cái đẹp đầu tiên, là cái đẹp hiếm có. Ở đất nước này, kiếm được một người biết từ chức, hiếm lắm, nhất là trong lãnh vực chính trị. Chỉ có những người không tham quyền cố vị, mới xứng đáng cầm quyền. Muốn tỏ ra là người không tham quyền cố vị, trước hết phải biết từ chức cái đã.

Cái đẹp thứ nhì là cái đẹp liêm sỉ. Những người biết từ chức là người có liêm sỉ.

Cái đẹp thứ ba là cái đẹp đoàn kết. Giới trí thức thường khó đoàn kết với nhau lắm.

Đoàn kết để chia phần là chuyện thường, đoàn kết khi từ chức, hiếm lắm.

Cái đẹp thứ tư, là cái đẹp tự do. Các giáo sư Văn khoa có thể dùng biện pháp kỷ luật với những sinh viên viết báo chửi mình. Nhưng thay vì làm như vậy, đã cứ để cho sinh viên chửi, và người bị chửi chọn việc từ chức.

Sức Mấy đã mất cả một buổi tối, để đọc tất cả những từ chửi bới của các sinh viên Sử Địa Văn khoa dành cho các giáo sư của họ, và đọc tất cả những cái sinh viên căn cứ vào đó mà chửi.

Người bị chửi nặng hơn cả là giáo sư khoa trưởng Nguyễn Văn Trung.

Gần đây, báo chí nhắc nhở tới nhiều hoạt động của ông Trung trong chuyến đi Pháp vừa qua(2).2 Sức Mấy không đồng ý với ông Trung, vị giáo sư “tiến bộ” tiếng tăm nổi như cồn, nên những gì báo chí nói là đúng sự thật. Sức Mấy cũng đồng ý với những lời chỉ trích ông Nguyễn Văn Trung trên mặt báo, nếu quả thật ông Trung có làm những điều đáng chỉ trích.

Nhưng trong phạm vi một trường học, giữa giáo sư và sinh viên, có phải rằng tất cả mọi việc đều nên viết trên báo để chửi bới lẫn nhau?

Sinh viên Văn Khoa đã chửi giáo sư Văn Khoa rằng:

“Châm ngôn của họ là sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi. Họ rút đầu vào mu rùa, mù mắt vì cái lá đa, và có những ê kíp đàn anh quý hóa biết bày trò tằng tịu với nữ sinh viên.”

Thời buổi này, không có một ông khoa trưởng, một trưởng ban hay một ông giáo sư nào theo quy chế lương bổng Việt Nam được lãnh tới hai chục ngàn đồng một tháng.

Cái ‘tiền thầy bỏ túi’ hàng tháng, chỉ bằng nửa tháng lương một người thợ nề, đâu có đáng để cho sinh viên phải đả kích giáo sư nặng nề như thế?

Trong khi các sinh viên đang đi học để đi thi, và đã đi thi ai chẳng mong đậu thì các sinh viên Văn khoa đã viết về các giáo sư Văn Khoa:

“Quý vị thông minh lắm chứ, vì nếu không tiền tài thì làm sao đỗ tiến sĩ Quốc Gia, thạc sĩ của cái lò Sorbonne, Louvain! Đó là giai tầng trí thức có cái thông minh của loài két, nhớ dai và nhớ lâu.”

Nếu sự thi đậu những bằng cấp cao đáng nhục mạ như vậy, hà tất sinh viên còn theo học đại học làm chi?

Người Nhật có một nguyên tắc viết báo đáng chú ý: Trong khi viết về người khác, không cần luật lệ gì cả. Hãy viết tất cả những gì mình nghĩ rằng khi mình gặp mặt người ấy, mình vẫn có thể nói thẳng những điều mình viết. Còn những điều gì mình nghĩ rằng không thể nói trực tiếp với người ta thì đừng viết.

Sức Mấy nghĩ rằng khi diện đối diện với các giáo sư Văn Khoa, có lẽ sinh viên Văn Khoa sẽ không nói những câu đã chửi bới đã trích dẫn ở trên. Và nếu các sinh viên đã viết nghĩ rằng mình có thể chửi thẳng vào mặt giáo sư những câu như đã viết, thì tại sao không gặp thẳng mà chửi, vì sự gặp gỡ giữa sinh viên với giáo sư là điều quá dễ.

Sức Mấy chuyên viết nham nhở chửi bới. Đọc những câu chửi bới của sinh viên Văn Khoa thì thích lắm. Nhưng trong phạm vi một trường học, giữa sinh viên và giáo sư. Việc ấy có nên không?

Đây là vấn đề đặt ra với các bạn sinh viên, còn với quý vị giáo sư Văn khoa, thì người xưa đã có nói “giáo bất nghiêm, sư chi đọa”. Quý vị từ chức là phải. Và Sức Mấy đã chỉ viết những dòng này khi biết quý vị đã thực sự từ chức.

(Chủ Nhựt 16, 11, 1969)”

Chính vì có sự trà trộn của một số sinh viên thân cộng sản vào Văn khoa cũng như các phân khoa khác mà cục Tình báo chiến lược đã lập ra Mặt Trận Đại Học để đối đầu với các sinh viên theo cộng sản. Xin xem cuốn Măt Trận Đại Học thời Việt Nam Cộng Hòa của tác giả Bạch Diện Thư Sinh, tủ sách Hoàng Sa.

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

 

22 Tháng Tư 2023(Xem: 3021)
Đã 48 năm qua, nhưng mỗi lần tháng tư đến lòng tôi vẫn chùng xuống, nỗi đau đớn, xót xa lại trở về.
16 Tháng Tư 2023(Xem: 3140)
Đại tá Bùi Cửu Viên đã rời khỏi VN trên chiếc HQ 801 và đã giúp soái hạm HQ 01 an toàn tìm về bến tự do Anh trở thành vị hạm trưởng bất đắc dĩ lần cuối cùng lái con tàu ra khơi tìm tự do
11 Tháng Tư 2023(Xem: 3162)
chúng tôi luôn có trong tim: “Quảng Bình là quê hương”, là nơi quê cha đất tổ và luôn mong ước có ngày được bước những bước trên vùng đất thân yêu nầy.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 4582)
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 4420)
Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”.
09 Tháng Tư 2023(Xem: 3063)
Ngàn giot lệ rơi của Dung Krall không chỉ khóc cho đất nước Việt Nam mà còn khóc cho một người cha đã đi lầm đường.
02 Tháng Tư 2023(Xem: 3292)
Hôm nay giỗ anh, thấm thoát đã 52 năm, hơn nửa thế kỷ của đời người, sao nỗi đau về, như mới hôm qua… cơn nắng ngày nào vẫn còn nguyên trên da thịt, trên tóc, trên vai, trên những vòng khăn tang cuốn vội
02 Tháng Tư 2023(Xem: 3466)
Phải chăng tiếng đàn tranh du dương réo rắt của bác Bảy và tiếng hát ngọt ngào mùi mẫn của các ca sĩ đường phố, đã tạo nên cái hồn văn hóa của người dân phố thị
31 Tháng Ba 2023(Xem: 3166)
Anh An đã mất đi hơn 49 ngày rồi nhưng hình ảnh của anh vẫn ở trong tâm trí của gia đình và bạn bè. Chúc anh An an nghĩ nơi cõi Phật, You will be missed!
24 Tháng Ba 2023(Xem: 3241)
Tôi cám ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình tôi. Hệ thống chăm sóc y tế giúp tôi tuổi đời vui vẻ ít bệnh tật. Đời sống văn minh khiến tôi lạc quan có nhiều bạn bè, tận hưởng tuổi vàng an vui yêu đời
21 Tháng Ba 2023(Xem: 3482)
Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Quốc vương Charles III là nguyên thủ của Úc.
20 Tháng Ba 2023(Xem: 5415)
Nước Mỹ là miền đất hứa đã luôn mở rộng vòng tay chào đón và tạo cơ hội tốt cho bất kỳ ai, miễn là họ có khát vọng vươn lên và phải nỗ lực thực hiện bằng được khát vọng ấy.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 3704)
Trưa Chủ Nhật, ngày 5 tháng 3, 2023 đồng hương Biên Hòa và một số thân hữu đã đến nhà hàng Paracel Seafood, Westminster tham dự buổi Tân Niên Hội Ngộ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 3781)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
12 Tháng Ba 2023(Xem: 3073)
Nhân ngày 8 tháng ba tôi muốn gửi đến họ lòng kính mến và cảm phục. Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
11 Tháng Ba 2023(Xem: 2977)
Đêm nay hoa Quỳnh nở sớm, hình như những búp hoa đang nhẹ nhàng chuyển mình để rồi từ từ hé mở vào lúc nửa đêm. Trong tôi hình như cũng đang có ngàn nụ hoa Quỳnh nở sớm trước canh khuya.
10 Tháng Ba 2023(Xem: 3319)
Người đàn ông khôn ngoan, tinh tế, thông minh, có thể biến vợ thành người tình và người Hồng nhan tri kỷ một cách thật dễ dàng.
04 Tháng Ba 2023(Xem: 5486)
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
22 Tháng Hai 2023(Xem: 3085)
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá,
20 Tháng Hai 2023(Xem: 4386)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.