Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Tập san Sử Địa hai miền (phần 2)

22 Tháng Chín 20161:42 CH(Xem: 18570)
GS. Nguyễn Văn Lục - Tập san Sử Địa hai miền (phần 2)
Tập san Sử Địa hai miền (phần 2)

Sự hình thành Tạp chí Sử Địa miền Bắc

Vào năm 1953, trung ương đảng và chính phủ kháng chiến đã chuyển về xã TânTrào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội. Trần Huy Liệu đem ý định đó trình lên ôngTrường Chinh, Tổng Bí thư đảng. Ông Trường Chinh tán đồng ý kiến ấy. Nghiên cứu lịch sử không thuần chính trị mà chú trọng vào lịch sử xã hội Việt Nam, đúng ra là nghiên cứu sự phát triển xã hội.

Ngày 02/12/1953, ban Bí thư trung ương đảng cộng sản quyết định cho thành lập Ban Nghiên cứu lịch sử, địa lý, văn học Việt Nam.
Lúc ban đầu, ngoài Trần Huy Liệu là trưởng ban còn có Tôn Quang Phiệt, VũNgọc Phan, Trần Đức Thảo và Minh Tranh. Sau đó thì các ông này thảo ra được một tuyên ngôn của một cơ quan khoa học mới ra đời:

 

 

Mục đích của chúng tôi là muốn dùng Tập san làm một phương tiện học hỏi, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa Ban và các cộng tác viên cùng bạn đọc...
Ngày tập san số 1 của ban Sử, Địa, Văn ra đời là tháng 06/1954. Sau đổi tên thành "Tập san Văn Sử Địa"

 

 

(trích hồi ký của Minh Tranh, 1991).
Tập san đại học Sư Phạm số 1 ra tháng 05/1955, tại Hà nội do Trần Đức Thảo làm thư ký tòa soạn. đến số 6 thì tên Trần Đức Thảo bị xóa sổ. Trần Huy Liệu lên thay và chỉ giản dị đề như sau: Bài lai cảo, xin gửi cho ông Trần Huy Liệu.

Đây chỉ là một hình thức thanh trừng trong nội bộ và Trần Đức Thảo chỉ là một trong số những người đã bị thanh trừng.


Những tác giả cộng tác với tờ Văn Sử Địa miền Bắc


Trong 48 tập, từ 1954-1959, người ta thấy có tên các tác giả sau đây cộng tácvới Tập San Sử Địa: Đào Duy Anh, Trần Huy Liệu, Trần Đức Thảo, Minh Tranh, Phan Khôi, Trần Thanh Mại, Phan Huy Chú, Ngô Quân Miện, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Nguyên Khôi, Hoàng Nguyên khởi, Lê Xuân Phương, Nguyễn Công Binh, Tôn Kính Chi, Nguyễn Minh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Minh Văn, Hằng Phương, Hải Khách, Văn Tân, Lý Trần Quý, Ngọc Lân, Hoàng Lân, Trương Chính,Nghiêm Xuân Hòe, Nguyễn Lương Bích, Hồng Bích, đái Xuân Ninh, Phạm Nhược Ngu, Văn Tạo, Bạch Hào, Lê Tùng Sơn, Minh Tranh, Lâm Hà, Trương Chí Minh, Trần Văn Giáp, Nguyễn Tư Hoàng, Nguyễn Huệ Chi (còn là sinh viên đại học), Nguyễn Văn San, Nguyễn Lộc, Tư Huyền, Ninh Viết Giao, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Đức Đàn, Phong Châu, Nguyễn Lân, Võ Xuân Phô, Nông Ích Thùy, Mai Hanh, Bùi Tuấn Bách, Lê Gia Hiên, Chương Thâu, Hồng Hạnh và Hoàng Xuân Nhị.
Trong số các tác giả vừa nêu trên, Trần Huy Liệu viết đều tay nhất, gần như mỗi số đều có bài. Các bài viết của Trần Huy Liệu đều có tính cách giáo điều, lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản hơn là nghiên cứu sử: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 với với cuộc cách mạng tháng 8, Bài học lịch sử về Sô Viết Nghệ Tĩnh,Nhân dịp kỷ niệm kháng chiến, điểm lại thuyết ba giai đoạn của chúng ta. Vấn đề tổ chức khoa học Việt Nam. Mấy điểm cần đi sâu vào cuộc Yên Thế khởi nghĩa. Những yếu tố thắng lợi của trận lịch sử đống đa. Và một bài tham khảo khá dài bàn về Phong trào Cách Mạng Việt Nam qua thơ văn, đăng nhiều kỳ, cộng tất cả trong 17 số báo.

Không thiếu những bài viết chỉ trích các nhà văn chủ trương xét lại. Một trong những bài quan trọng đó của Trần Huy Liệu, số 40, tháng 05/1958 đánh thẳng vào bọn "Nhân văn giai phẩm" như tiếng nói chính thức của đảng cộng sản về nhóm này nhan đề: Chủ nghĩa Nhân Văn với người cộng sản.

Số báo tiếp theo, số 41 được dành để tố nhà văn Phan Khôi, linh hồn của NVGP lại có sự góp mặt không ngờ của Nguyễn Đổng Chi cũng như Nguyễn Khắc Viện, những nhà nghiên cứu văn học tiếng tăm trong cuộc đánh đòn hội chợ này. Mở đầu là Tố Hữu với "Ý nghĩa một cuộc đấu tranh trong văn nghệ trong tạp chí Học Tập", trang 22-24 viết: "Chúng là những tên phản trắc. Có kẻ như Phan Khôi, một cuộc đời đã 5 lần phản bội tổ quốc, kẻ đã từng nhục mạ: Người An nam là chó và đã là chó thì phải ăn cứt." Rồi Hồng Quảng trong báo văn nghệ, số 11 viết: "Phan Khôi là một tên học trò vụng về của Hồ Thích." Và trích dẫn một tờ báo lúc bấy giờ ở Sài Gòn, Hồ Thích viết: 'Phan Khôi đáng làm thầy cho Cộng Sản.' Quan điểm phản động, phản khoa học của Phan Khôi phải chăng là học mót của Hồ Thích?"

Sau Phan Khôi đến Trương Tửu bị lên giàn hỏa. "Vài ý kiến phê bình truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du của Trương Tửu", bài của Hiền Minh, Tập San Văn Sử Địa, số 32, tháng 09/1957. Văn Tân đánh tiếp Trương Tửu qua bài: "Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam của Trương Tửu hay là một lối xuyên tạc chủ nghĩa Mác Lê Nin", số 44. đến số 45, tháng 10/1958 Trương Tửu lại bị đánh lần thứ ba với hai bài: Bộ mặt phản động của Trương Tửu trong quyển: "Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam" và Trương Tửu đầu cơ văn học khi phê phán 'Truyện Kiều', Vài ý kiến phê bình truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du của Trương Tửu.

Tiếng là tập san chuyên đề về sử mà đánh liên tiếp, đánh phủ đầu, đánh hội đồng Phan Khôi và Trương Tửu trong suốt mấy năm trời. Tuy nhiên, sau những bài viết trù dập, đánh những nhà văn "phản động" này thì chẳng bao lâu sau, những ông cán bộ cộng sản trong ban biên tập của Tập san Văn Sử Địa miền Bắc cạn đề tài và sau đó cũng đình bản.

Có thể coi TSVSĐ như đó là cơn bão rớt NVGP? Vai trò đánh phá văn nghệ sĩ đã xong, TSVSĐ miền Bắc không còn cần thiết nữa, hay ngay cả Tập san Sử Địa cũng bị nghi ngờ nên bị đóng cửa?

Những bài viết "đánh đấm" này đọc lại thấy rõ là gượng ép, loại bài đánh lấy được, chửi bới lấy được với rất nhiều luận cứ không đứng vững và kiểu cả vú lấp miệng em. Nhưng có lẽ hay hơn cả, xin để một người trong cuộc, Nguyễn Huệ Chi, con trai của Nguyễn Đổng Chi lên tiếng về việc làm của cha mình để hậu thế nhìn ra vấn đề. Trong bài viết ngắn trao đổi cùng Nguyễn Văn Hoàn được đăng tải trên diễn đàn Talawas, ngày 07/06/2005, ông Nguyễn Huệ Chi có nhắc lại về việc cha ông, Nguyễn Đổng Chi đã đóng góp vào cuộc đánh hội đồng nhóm Nhân Văn giai phẩm như sau:

blank

Nguyễn Đổng Chi (1915-1984)
Nguồn: hannom.org.vn


Bản thân tôi, từ kinh nghiệm của người thân, tôi đãchứng kiến người bố của tôi – Nguyễn Đổng Chi, viết bài phê phán học giả Phan Khôi theo yêu cầu của người khác (khác hẳn với tính cách của ông), rồi sau đó đã không ngớt ân hận. Cho đến lúc mất, ông vẫn lấy làm xấu hổ, coi việc làm của mình là một vết nhơ, không gột nổi, và dặn con tìm cơ hội gột rửa giúp mình. Gần đây, có nhiều người gợi ý nên làm toàn tập cho bố tôi, tôi chỉ cười mà không giải thích, nhưng trong thâm tâm tôi tự thấy chưa thế nào làm được, vì không thể nào đặt vào toàn tập một bài viết không vẻ vang gì cho tên tuổi của bố tôi, tiếc thay, trên giấy trắng mực đen, bài viết đã được in ra.




Xin cám ơn ông Nguyễn Huệ Chi và tôi nghĩ rằng chẳng còn ai trách móc Nguyễn Đổng Chi nữa đâu. Nhưng điều đó cho thấy nhà văn miền Bắc đáng thương, vì nếu không muốn bị trù dập thì phải trù dập người theo lệnh đảng.


Kẻ bị đánh và kẻ được chỉ định đi đánh người khác đều đáng tội nghiệp cả, vì đều là nạn nhân của đảng cộng sản.

Trong số những kẻ cầm gậy chỉ huy những cuộc đánh hội đồng người khác, chỉ còn có mình Tố Hữu là đáng khinh bỉ. Bao nhiêu nhà văn đã vì Tố Hữu mà cả cuộc đời lao đao, khốn khổ. Tội của Tố Hữu lớn lắm. Vậy mà ngày nay còn có người viết lời ca ngợi Tố Hữu mới thật là lạ?

Cái khốn khổ của nhà văn miền Bắc đến như thế nào thì chỉ họ mới biết được. Mới đây nhất, nhà văn Nguyễn Khải trước khi chết có viết bài Cái tôi. Nhà văn Quang Lập trong bài Nhớ Nguyễn Khải có viết như sau:
Đợt trước gặp anh chừng nửa giờ, tình cờ gặp ở vỉa hè, kéo vào ngồi quán cà phê nghèo ở hẽm, anh nói: 'Lập viết kịch hay, viết phim cũng hay, nhưng viết văn đi em. Mày bỏ văn lâu quá rồi.' Đó là lần đầu tiên anh Khải gọi mình bằng em, bằng mày, trước nay toàn gọi ông xưng tôi dù anh hơn mình cả 20 chục tuổi. Đó cũng là lần đầu tiên mình tin anh Khải khuyên mình chân thành nhất... Khi nào cũng nghĩ: ông này có đọc mình đéo đâu, chỉ khen thế thôi. Bởi vì ông nổi tiếng câu: Thằng nào thích khen thì khen cho nó chết. Hồi đại hội IV nhà văn mình còn hung hăng lắm. Mặc bộ đồ bò đầu gấu lên Diễn đàn nói văng mạng, được vỗ tay càng nói hăng. Nói xong về chỗ thì run, không biết mình có nói hớ chỗ nào không? Nghỉ giải lao ra hành lang ngồi gần anh, hỏi: 'Em nói có được không anh?' Anh nhìn mình chăm chăm nói: 'ông có cái miệng tươi kinh. Tôi là đàn bà, tôi đã có chửa với ông lâu rồi...' Bốn năm sau gặp lại, hỏi hồi đó anh nói thế là có ý gì. Anh cười nói, tôi nói thật mà ai cũng cho tôi nói lỡm, khổ thế. Khi ông lên diễn đàn, tôi có nghe đâu, tôi đang tán phét với Đỗ Chu ở ngoài sảnh. Rồi ông thở dài: 'đảng cho tôi nói lỡm đã đành, bạn bè cũng nghĩ vậy, chán mớ đời...' Mình nghĩ bụng, tại anh quá thông minh, biết sợ, luôn luôn cảnh giác, không tin ai thì ai cũng không tin anh thôi. Trước khi vào Sài Gòn, mình có đọc bài Cái tôi của anh, viết hay quá, hay đến nổi da gà. đây là bài đầu tiên và cũng là bài cuối cùng Nguyễn Khải nói thật.


Tôi thấy chẳng cần viết thêm gì. Đủ rồi.
Những lối viết, lối phê bình, dựa trên chủ nghĩa giáo điều, ngôn ngữ lên giọng mạt sát tràn lan, giọng điệu lên gân tột mức, sỉ nhục tác giả thì còn gì là phê bình? Qua những cây bút phê bình của đảng thì Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh chỉ là những con số không trong lịch sử văn học. Sự thống nhất về tính chất Phản động của Phạm Quỳnh trong lĩnh vực chính trị và văn học (bài viết của Hồng Hạnh tháng 11, 1958), Bộ mặt phản động của Trương Tửu, triều Nguyễn, một thời phản động và thoái hóa Phan Thanh Giản chỉ là tiếng thở dài của chủ nghĩa đầu hàng.

Về cụ Phan Thanh Giản, xin xem bài viết của Nguyễn Thế Anh, đăng trong Tập San Sử Địa ở miền Nam và "Phan Thanh Giản dưới mắt người Pháp" trong đó "Cái chết của Phan Thanh Giản" của Trung tá Ansart gửi Tổng Tham Mưu Trưởng Reboul", (Tài liệu Văn khố Trung ương Pháp, tập 11.807/2, của G. Taboulet, La geste Francaise en Indochine, Paris, 1956, tr. 519-520) thì thấy trong khi người Pháp trân trọng, thương cảm cho cái khí tiết của cụ Phan Thanh Giản thì Hà Nội phê phán, chửi bới.

Sự khác biệt quan điểm, lập trường chính trị khiến Tập san Sử Địa ở miền Bắc bóp méo mọi vấn đề cho phù hợp với chủ nghĩa cộng sản giáo điều. Giá trị sử liệu không còn nữa. Hiện nay, nhìn lại công trình biên khảo của tập san này, phầngiá trị biên khảo rất giới hạn. đọc rất nản, vì tính cách đơn điệu, một chiều, gượng ép đến lố bịch.

Tiêu biểu cho sự lố bịch này là khi họ cố lý giải, phân tích bài Thằng Bờm. Chúng ta hãy đọc như sau:

Ý nghĩa cái cười của Bờm là thế. Nó không phải là cái cười vui mừng "được ăn xôi" như Phạm Quỳnh đã giải thích trong quyển "Người nông dân Bắc Kỳ qua ngôn ngữ bình dân". Hoặc như anh Nguyễn Xuân Khoát đã thể hiện chuỗi cười "hi. hi. hi." trong bản nhạc của anh. Trong cuộc đấu trí giữa em bé cố nông và thằng địa chủ (cũng có thể nói là đấu lý), tên địa chủ đã gục ngã, quỳ gối đầu hàng. Bờm đã cười, cái cười đắc thắng của một giai cấp đấu tranh thắng lợi."


Những câu truyện thần thoại dân gian, những câu truyện cổ tích v.v... có ý nghĩa riêng của nó. Khi cắt nghĩa, lý giải, phân tích thần thoại, cổ tích là giết chết thần thoại, là hủy diệt văn hóa cổ truyền. Là đánh mất ý nghĩa đơn thuần, nguyên thủy của nó.

Cái đẹp, cái hay của những câu truyện thần thoại của dân tộc nào cũng vậy, chúng vượt trên mọi lý giải, phân tích khoa học. Nó là nó. Dù có đặt mình vào cái khung thời gian, không gian của chúng thì cũng không thể hiểu hay lý luận để hiểu được. Không thể tách huyền thoại, cổ tích ra khỏi sự huyền hoặc của chúng rồi cố tình gán ghép, bóp méo như vậy được.

Không thể biến câu truyện Thằng Bờm thành câu truyện tranh đấu giai cấp, có căm thù, có thắng, có thua. Biện dẫn trong bài ca dân gian Thằng Bờm có hình ảnh tên địa chủ đã ngã gục, đã quỳ gối đầu hàng là một hành động lố bịch mà chỉ chế độ cộng sản mới có thể sản xuất ra được.

Và cứ như thế, hàng loạt các bài viết theo hình thức "mẫu mực" đó ra đời. Các câu truyện dân gian như Con mèo trèo cây cau, Mười cái trứng, Truyện Trê Cóc, v.v... đã được khai thác triệt để. Trần Thanh Mại trong bài: Giảng văn về ca dao cổ của nông dân đấu tranh TSVSĐ, số 1, tháng 06/1954, cố biến những ca dao cổ trở thành công cuộc đấu tranh của nông dân vô sản. Ngô Quân Miện viết: Lại truyện thằng Bờm. TSSĐ, số 3. Ngọc Lân viết: Bàn về Thằng Bờm, TSVSĐ số 10, 10/1955, Nguyễn Đổng Chi viết: Ý nghĩa truyện Chử đồng Tử và nhất là Vấn đề chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam qua ý nghĩa một truyện cổ tích.TSSĐ số 18, 06/1965. Văn Tân viết: "Nghiên cứu và đánh giá vốn cũ trong Văn Học dân tộc, Truyện Trê Cóc", TSVSĐ, số 12, 1955. Mai Hanh bàn về: Giá trị Truyện Trạng Quỳnh. Nguyễn Hồng Phong trong ý kiến bạn đọc viết về: Triết lý về lẽ tự nhiên trong truyện Trê Cóc , TSVSĐ số 18, 06/1955. Trương Chính viết: Xung quanh truyện Trê cóc, TSSĐ số 19, 07/1956. Trần Hữu Chí góp ý: Xung quanh truyện Trê Cóc, TSSĐ, số 22, 10/1956. Sự nghèo nàn về sáng tạo và sử liệu là điều không thể dấu được.

Khá hơn một chút có loạt bài về Tây Sơn. TSVSĐ đặc biệt Tây Sơn, số14, tháng 02/1956, có nhiều bài chỉ đánh giá Tây Sơn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Xít. Như Minh Tranh với bài: Xã hội Việt Nam trong thế kỷ 18 và những phong trào nông dân khởi nghĩa. Bạch Hào với bài: Cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn qua một ít bức thư của người ngoại quốc đã ởViệt Nam trong thời kỳ này. Một số vấn đề ruộng đất thời Quang Trung. Nguyễn Lương Bích và Nguyên nhân thành bại của cuộc cách mạng Tây Sơn. So với ba số chuyên đề của Tập San Sử Địa của miền Nam về cùng một đề tài thì sự khác biệt hơn kém quá rõ ràng... Hơn kém về đề tài viết, về cách đánh giá trình bày sử liệu, về mục đích, về nguồn tài liệu tham khảo. Đọc những bài viết trên, những người cộng sản đã gán ghép cho cuộc nổi dậy của Quang Trung như là một cuộc cách mạng của giới nông dân. Thực ra không hẳn là như vậy.

Ngay những người thời trước như Trần Trọng Kim, như Hồ Xuân Hương cũng không được tha. Trần Huy Liệu với Bóc trần quan điểm thực dân và phong kiến trong quyển ‘Việt Nam sử lược’ của Trần Trọng Kim. Văn Tân và Ý nghĩa và giá trị thơ Hồ Xuân Hương. TSVSĐ, số 10. Đái Xuân Ninh và Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương.


Từ những bài viết phê phán trù dập các trí thức, nhà văn không phải là cộngsản bất kể yếu tố thời gian này của Tập San Văn Sử Địa miền Bắc, người đọc dễ nhìn ra kết luận: Những nhân vật chính trị hay văn hóa bị đảng Cộng sản trù dập hầu hết đều là những người có tài trí, nhân cách đáng kính nể, hoặc là người liêm chính trung trực... Như Phan Thanh Giản, Phan Khôi, Trần Đức Thảo, Trần Dần. 60 người liên hệ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm... đều là những người tử tế và có tài cả.

Sau 1975, cái màn đánh đấm, trù dập toàn bộ các nhà văn, sách vở của miềnNam được lập lại và do Lê Duẩn cầm chịch. Lê Duẩn, trong đại Hội đảng khóa 5 ra chỉ thị:
Sau ngày giải phóng, nhân dân đã làm rất nhiều việc nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn hóa ấy. Công việc này cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để.

. Để thực hiện chỉ thị này, một loạt sách đã xuất hiện từ khoảng 1977 đến 1990 với các "chuyên viên đánh đấm" hay có thể gọi là văn nô của đảng cộng sản như Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Phan Đắc Lập, Trần Văn Giàu và sát khí nhất, dai dẳng nhất là Trần Trọng Đăng Đàn.

Theo Phan Cư đệ và Hà Minh Đức trong Nhà Văn, tập 1, trên các tạp chí miền Bắc như Học Tập, tạp chí Văn Học, Văn Nghệ, trích lại trong sách của Nguyễn Hưng Quốc thì đã có đến 286 bài viết liên quan đến chính sách tiêu diệt văn học miền Nam.

Một số các bài viết này là: Nọc độc Văn học thực dân mới, Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam, Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa mới...

Đặc biệt là Lữ Phương đã đóng góp đắc lực trong trận càn quét này với cuốn sách dày 250 trang nhan đề: "Cuộc xâm lăng về văn hóa của đế quốc Mỹ tại Nam Việt Nam"...


Nhưng cuộc đánh phá, truy lùng và hủy diệt nhà văn và sách vở miền Nam của đảng cộng sản đã thất bại. Họ có thể bắt bỏ tù một nhà văn. Nhưng đảng cộngsản không thể cầm tù tư tưởng và sách vở. Thật vậy, trên báo đại đoàn Kết số ra ngày 10/11/1982, nghĩa là 7 năm sau ngày miền Nam mất, đinh Trần Phương Nam thú nhận:

Các hoạt động của chúng ta vừa qua thật rầm rộ, thật phong phú, thật đa dạng. Song các loại sách báo phản động, đồi trụy đã bị quét hết chưa? Xin thưa ngay là chưa. Bởi vì nó vẫn được chuyền tay nhau đọc công khai ở các sạp hàng bán chợ trời, ở các lề đường, trên tay cô bán hàng, nằm lẫn trong sách của các em học sinh, nằm trong mùng mền của nhiều cô bác chưa muốn thực sự đoạn tuyệt với lối sống cũ, với hệ tư tưởng và tình cảm cũ.


Nghĩa là dù cố tình truy diệt nhưng người cộng sản vẫn phải công nhận sách vở miền Nam nội dung phong phú và đa dạng.


Rồi 12 năm sau, năm 1987, trên tờ Tiền Phong, chúng ta đọc được những nhận xét trớ trêu như sau:

Người ta thấy sách của nhà XB Văn Học, tác phẩm mới Văn Nghệ của thành phố Hồ Chí Minh... Nhưng nấp sau và chen giữa những cuốn sách bình phong đó lại là vô số những tác phẩm sặc mùi phản động và đồi trụy chỉ nhìn lướt qua ta thấy giật mình. Nghiêm trọng hơn, những tác phẩm tâm lý chiến phản động của những tên biệt kích khoác áo nhà văn như Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sĩ, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Duyên Anh, Nhã Ca được bày bán công khai ...



Người cộng sản còn vô văn hóa đến độ đổi tên đường ở miền Nam, thay thế các danh nhân lịch sử bằng những “anh hùng lao động” của cộng sản. Chỉ ở quận 8, họ đã đổi: đường Cần Giuộc thành Cao Xuân Dục, Hồ Văn Huê thành Đào Duy Anh, Phan Châu Trinh thành Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Trường Tộ thành Châu Vĩnh Tế, Hồ Ngọc Cẩn thành Đỗ Nhuận, Trương Vĩnh Ký thành Năm Châu, Lê Lợi thành Nguyễn Phúc Chu. Vụ đổi tên đường này không nằm trong một nguyên tắc nào cả. Ví dụ như đảng cộng sản chống đạo Thiên Chúa thì những tên đường như Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Hồ Ngọc Cẩn phải thay thế thì đã đànhnhưng Phan Châu Trinh, Lê Lợi, Trương Minh Giảng thì tại sao phải thay? Ông Hồ Chí Minh dạy rằng “không có gì quí hơn độc lập, tự do” thì thay đường Tự Do bằng Nam Kỳ khởi nghĩa làm gì?

Nhưng nay thì những tên “biệt kích văn nghệ miền Bắc” trước 1975 đâu cả rồi?... Trong khi đó, tác phẩm của “biệt kích văn nghệ miền Nam” như Dương Nghiễm Mậu được xuất bản và bày bán công khai ở Sài Gòn... Và hơn thế nữa, các nhà xuất bản có thể in lại các sách vở trước 1975, với điều kiện sách góp phần xây dựng đất nước. Trong đó có toàn bộ sách của Tự Lực Văn đoàn trước cấm, nay cho in lại. Vậy trước cấm là sai, nay không cấm là đúng? Tưởng vậy mà không hẳn là như vậy.

Điều gì đã xảy ra như thế?

Xã hội cộng sản sinh ra rất nhiều thứ bệnh: bệnh thành tích, bệnh hình thức, bệnh quan liêu, bệnh nói dối mà như thật, bệnh vô nhân, v.v... Nhưng trong VănHọc, qua gần 50 số Tập San Sử Địa miền Bắc, tôi thấy có thêm bệnh Giáo điều. Mỗi trang sách, mỗi bài báo đều lên giọng rao giảng chủ nghĩa Mác Xít. đến nổi có thể sửa lời Lý Chánh Trung về môn Triết học thành câu nói mô tả bệnh này: bệnh giáo điều đã sản xuất ra những điều mà người nói không muốn nói và người nghe không muốn nghe.

Ở chế độ cộng sản, mở miệng ra thì phải cài đặt chủ nghĩa Mác Xít vào. Vừa chán, vừa hẹp hòi, vừa ngu xuẩn nữa. Theo người cộng sản thì chủ nghĩa Mác Xít cắt nghĩa được tất cả. Nếu nó không cắt nghĩa được, hoặc không đúng chủ nghĩa Mác Xít thì là sai. Sai còn là nhẹ. Là phản động.

Truyện văn chương chữ nghĩa, truyện sử cho đến truyện vui chơi giải trí, họ cũng gắng gượng cài đặt, vặn vẹo, ép uổng thành truyện chính tri. Chuyện đúng hôm nay có thể không đúng ngày mai... Và điều được dùng để kết tội hôm nay, mai sau trở thành vô tội.

blank

Trương Tửu (1913-1999)
Nguồn: sggp.org.vn


Vì thế không lạ gì những người cộng tác cho TSVSĐ miền Bắc lúc ban đầu như Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Trương Tửu sau trở thành đối tượng cho những tố cáo, trù dập. Mà quí vị này viết gì? Phan Khôi viết Thử tìm sử liệu Việt Nam trong ngôn ngữ. Trương Tửu viết Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du sau này bị văn nô Văn Tân đánh tơi bời trong “Bộ mặt phản động của Trương Tửu trong quyển Mấy vấn đề trong Văn Học Sử Việt Nam.

Nhà văn một sớm, một chiều tự nhiên biến thành kẻ phản động. Như hàng triệu quân, dân, cán, chính miền Nam sau 1975 dù cho họ chỉ là người sinh sống ở miền Nam thì phải theo luật lệ của chế độ miền Nam. Vì thế nỗi bất an đè nặng lên tâm khảm của con người sống dưới chế độ cộng sản. Sách lược của cộng sản là dùng người nọ đánh người kia, gây chia rẽ, mâu thuẫn, thù hận lẫn nhau. Tất cả theo lệnh đảng. Nhà văn viết theo đơn đặt hàng, viết theo lệnh, chửi theo lệnh. Nhưng những điều chửi, chửi giả vờ, chửi cho có truyện đó được đảng cộng sản dùng để kết tội người bị chửi dù không ai tin những điều này.

Vì thế, phải sống ở miền Bắc, sống trong lòng chế độ để thấy rằng từ những lời tuyên bố đến những chuyện phê phán, mạt sát nhau trên báo chí chỉ là những màn kịch, chuyện phải làm theo lệnh đảng.

Một trường hợp cụ thể là ông Trần Văn Giàu. Hồi còn ở trong Nam, ông đã là Xứ Ủy Nam Kỳ, đứng đầu Lâm ủy hành chánh (Xin xem thêm Hồi ký 1925-1964 của ký giả Nguyễn Kỳ Nam). Xét về vai vế cũng ngang hàng cỡ Trường Chinh và nếu may mắn ông có thể là Tổng Bí Thư đảng. Nhưng theo lời ông tâm sự với một trí thức miền Nam, chỉ vì ông không đón được Lê Duẩn từ đảo Phú Quốc về vì một lý do kỹ thuật, ông bị cho ra rìa từ 1945 đến nay. Ông phẫn hận, nhưng dấu kín, không nói ra được. Ông chỉviết được đôi bài trên Tập San đại Học Sư Phạm như: Vai trò của quần chúng trong sự thay đổi các triều đại Lê, Lý, Trần, Hồ, số 1, 1955. Cuộc cách mạng của người nô lệ, số 2, 1955. Giới thiệu sách Lịch sử Việt Nam của đào Duy Anh, số 4, 1955. Nhân dân kháng chiến ở Bắc Kỳ từ năm 1882 đến năm 1883. Cuộc đồng minh kháng chiến chống thực dân của hai dân tộc Việt Nam và Khơ-me, 1866-1867, số 6-7, 1956.

Trong Ban biên tập của Tập san Văn Sử Địa, có tên ông Trần văn Giàu với tư cách là Ủy viên thường trực cùng với đào Duy Anh, Hoàng Xuân Nhị. Nhưng sau đó... chỉ có thế. Tất cả phần còn lại của cuộc đời ông sau này là dạy học và sống khuất mặt. Mãi đến khi Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng bí thư, ông mới được cho hoạt động trở lại và “cởi trói”. Kể là quá muộn.

Ông tâm sự với một người bạn trẻ hơn, một trí thức miền Nam mà ông kêu bằng chú là “khi vào Nam, tôi sẽ đến gặp chú”. Ông thú nhận “trước đây tôi bị bắt buộc phải chửi chú như thế. Nhưng vẫn phục chú, tôi phải chửi như thế thôi.” Sau này thì chính vị trí thức miền Nam này cũng phải đi tù CS. Công an thẩm vấn và hỏi kỹ càng việc giao thiệp với Trần Văn Giàu và đòi hỏi ông phải viết kiểm thảo xem Trần Văn Giàu đã nói gì?

Trần Văn Giàu có viết một cuốn hồi ký giao cho người trí thức, bạn trẻ miền Nam này và căn dặn chỉ khi nào ông chết mới được phổ biến để tránh di lụy cho con cháu của ông.

Câu truyện trên cho thấy được những điều phũ phàng che dấu bên trong của những người đi theo cộng sản. Họ biến giả thành thật, biến thật thành giả. đóng kịch và nghi ngờ lẫn nhau.

blank

Phan Khôi
Nguồn: hannom.org.vn


Chúng ta sẽ không lạ gì khi thấy sau này, Đỗ Đức Hiếu không muốn nhắc đến cuốn: Phê phán văn học Hiện sinh chủ nghĩa. Lê Đình Kỵ cũng không đưa cuốn: Nhìn lại tư tưởng thời Mỹ ngụy của mình vào phần tác phẩm đã in... Nguyễn Huệ Chi không muốn in lại toàn tập tác phẩm của bố mình là Nguyễn đổng Chi, vì đã có thời cụ viết bài theo lệnh đảng chửi Phan Khôi.

Nhân tiện đây, xin ghi lại lời Nguyễn Huệ Chi nhận xét tổng quát về tính chất văn học miền Bắc như sau:

Vào những năm 60-70 trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, khi nhìn lại những hiện tượng văn hóa nói trên, cách tư duy của rất nhiều người trong giới nghiên cứu chúng ta đều rốt ráo theo hướng “căng”, “cương” như đã dẫn. Nó là phương pháp tư tưởng quen thuộc của một thời, tưởng chừng trở thành máu thịt, là sự tự nguyện, và cũng là bắt buộc. Không cẩn thận, không nói theo cho khéo, rất có thể bị “thổi còi” và bị chuyển sang một công việc khác.



“Công việc khác” này nhẹ thì hạ tầng công tác, bị trù dập, nặng thì đi cải tạo tức đi tù. Tóm lại, một nền văn hoá như nhận xét trên là một thứ văn hóa dựa trên sự lừa lọc, dối trá.

Hiện nay có thay đổi gì về thực trạng mà Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét? Hẳn là có, nhưng chưa đủ. Nếu không muốn nói là quá ít.

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

23 Tháng Bảy 2014(Xem: 17995)
Với nữ lực của Vy, chắc chắn tác giả Người Đi Trên Mây sẽ luôn bước trên những đám mây mịn màng, bồng bềnh, thư thái nhất giữa nụ cười e lệ ...
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 21911)
Quỳnh nhắc lại chuyện tối qua, khi cả xóm bị khích động bởi tiếng kêu la giữa khuya của căn nhà đâu lưng bên kia hẻm.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 22639)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 19749)
Ông lại nghĩ đến người nghèo ở VN và những ngôi nhà bạc tỉ, dát vàng lộng lẫy. Ông nghĩ đến dàn khoan đang chễm chệ ngoài khơi và lời nói trịnh thượng của đại diện Trung Cộng.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 22628)
Xin được một lời cám ơn Thầy, cám ơn Cô. Cám ơn quý anh chị và các bạn đã thực lòng với trường xưa, cùng góp bàn tay mang bao nụ cười, niềm vui nhiều kỷ niệm trên hai chuyến đi về.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 29580)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 25358)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THỨC GIẤC - Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông - Tác giả trình tấu
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 15278)
Chép lại bài thơ để bày tỏ lòng qúi mến đối với tác giả, một người anh, người bạn đã nhiều dịp chia sẻ với tôi buồn vui dạy học, làm báo và văn học trước khi chuyến xe luân hồi ghé bến để anh lên đường.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36070)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30140)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 29026)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 18622)
Mùa trôi. Mùa vẫn trôi. Chớp mắt đã vụt qua, ta giơ tay nhanh mấy cũng không níu kịp. Ký ức xưa sao ta thấy ngày như càng dầy lên theo tuổi tác, cho thương nhớ vin theo mùa mà tìm về, ta biết làm sao từ chối?
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 28755)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 18295)
Không, tôi ước gì năm nào cũng có bóng đá World Cup thì vợ chồng mình sẽ thôi khắc khẩu, sẽ hạnh phúc triền miên… Chị Bông cũng mỉm cười nhìn chồng. Anh nói đúng như trong lòng chị đang nghĩ.
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 17615)
Một ngày bạn bè gặp gỡ trong tình thân. Bạn bè thân mến tôi ơi, còn cơ hội, còn sức khỏe, thì hãy đến với nhau. Một ngày vui rồi cũng qua mau....
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 28695)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 23146)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 21743)
Tựa đề: ĐẸP MÃI NHỮNG THIÊN THU Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Trình bày: Tác giả. Bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 29652)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 16334)
Và cháu ơi! Tất cả những sự việc tốt đẹp đều bắt đầu từ những cái bình thường nhất.