Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - PHƯỢNG BUỒN

10 Tháng Chín 20162:21 SA(Xem: 16466)
Nguyễn Thị Thêm - PHƯỢNG BUỒN
Phuong Buon

Phượng mân mê chiếc áo dài trắng trên tay. Môt năm rồi mình mới có dịp mặc lại. Chiếc áo dài nền vải mịn màng. Đưa bàn ủi lướt qua vạt áo, Phượng lại nhớ đến những chiếc áo dài học trò ngày xưa. Hai vạt áo trắng tung bay theo gió. Áo và người đều dễ thương như nhau. Trong trắng , tinh anh  không vướng chút ưu phiền.

Có một dạo chiếc áo dài bị rách một chút. Phượng  mỉm cười nhớ lại.

Chiếc áo dài đó vải xoa mịn màng Phượng rất thích. Áo được may ở tiệm Mỹ Dung nổi tiếng ở Biên Hòa. Phượng thích lắm vì nó vừa vặn, ôm lấy thân hình con gái mới lớn. Không bó sát cũng không quá rộng để mất đi vẻ đẹp của dáng người. Hai vạt áo cắt thật khéo, úp tà kín đáo thanh lịch. Áo dài đi với quần trắng Phượng từng mặc ngắm nghía trước gương. Qua làn vải mỏng thấp thoáng chiếc áo lót bên trong để che áo ngực. Đây là luật của cô giám thị Giàu quy định. Nếu em nào muốn khoe thì mặc nhiên phạm nội quy và chấp nhận bị phạt.

 

Hôm đó Phượng cũng mặc chiếc áo dài đó đi học. Phượng thường  đến trường bằng xe lam. Chiếc xe lam hiện nay đã mất dấu trên phố phường quê hương kể từ khi đổi mới. Ừ! Tất cả đã đổi mới rồi. Những gì thuộc về kỷ niệm đã lùi xa. Những cái mới hiện nay nhìn muốn khóc. Xe lam tiện dụng biết bao nhiêu. Nhìn nó thô sơ, nhưng đã chuyên chở biết bao người trong thành phố đi về. Nó là hình ảnh một Biên Hòa thanh lịch, thân thương trong ký ức.

 

Hôm đó thầy Hưng bận nên cả lớp được nghỉ hai giờ cuối. Phượng và mấy đứa bạn rũ nhau đi chợ Biên Hòa mua ít đồ và ăn vặt. Nhóm bạn trai cũng tháp tùng. Hoàn đã chở Phượng trên chiếc xe mà cả nhóm gọi là xe Mô Bị Lệt để chọc Hoàn nói tiếng miền Trung. 

Phượng ngồi sau xe, hai chân bỏ qua một bên kín đáo. Tay không ôm eo Hoàn vì hai đứa chẳng có gì đâu. Một tay ôm cặp, một tay bíu chặt vào yên xe. Gió chiều Sông Phố mát rượi tươi vui. Lúc vào chợ, khi Hoàn giảm ga để ngừng. Không biết loay hoay thế nào một góc áo bị vướng vào căm xe và rách đi một chút. Phượng tiếc quá chừng còn Hoàn thì rối rít xin lỗi. Đâu phải lỗi ở Hoàn đâu? Tại Phượng thôi mà. Vậy mà Hoàn nhìn Phượng như bao nhiêu ăn năn hiện về. Phượng tiếc thật nhưng đâu đáng gì để Hoàn lo như thế. Thiệt kỳ.

 

Con gái và chiếc áo dài như đôi bạn thân thiết. Tuổi học trò mặc áo dài  đẹp và thanh lịch nhất. Cho nên Phượng ít khi mặc đầm hay vận quần tây. Nhóm bạn  chọc Phượng giống bà già, chả trẻ trung sành điệu tí nào cả. Vạt áo bị xoắn rách một tí mất đẹp, Phượng về nhà ủi lại , Lấy một miếng vải thừa mà Phượng đã xin lại ở tiệm để làm ru băng. Phượng cắt ra và nối vào. Phượng chăm chút, tỉ mỉ bằng những đường may tay thật khéo. Thế là xong, Phượng vẫn có thể mặc nó và tiết kiệm cho mẹ một số tiền.

Thỉnh thoảng thấy Phượng mặc chiếc áo dài vá đó đi học, Hoàn lại nhìn Phượng cười cười và xin lỗi. Bù lại Phượng lại được Hoàn mời ăn kem hay tặng một thỏi chocolat thật ngon. Một chuyến có giang , một lần rách áo, Phượng và Hoàn trở nên thân thiết. Nhóm bạn lại lấy cớ cạp đôi Hoàn và Phượng. Hoàn không nói gì chỉ cười cười, còn Phượng nhất định đính chánh. Bởi thật sự Phượng chỉ coi Hoàn là bạn chung lớp.

Phượng ủi xong chiếc áo dài trắng và treo lên móc. Không biết bây giờ Hoàn ra sao nhỉ? Kỳ này Đại Hội NQ toàn thế giới, kỷ niệm 60 năm thành lập trường không biết Hoàn có về tham dự hay không?. Mấy chục năm không gặp, đứa nào chắc cũng già? Hồi đó Hoàn có tiếng là đẹp trai và khéo ăn nói. Nghe đâu Hoàn con nhà giàu và nhảy đầm rất giỏi. Gì chứ nhảy đầm là món mẹ Phượng ghét nhất. Phượng mà đi nhảy đầm mẹ đánh cho gãy giò liền. Phượng lại nghĩ lan man đến mẹ rồi thấm ý cười một mình.

Phượng đi tới tủ quần áo." Mình có nên chọn thêm một chiếc áo dài màu mặc để chụp hình không?".  Những chiếc áo dài thật đẹp Phượng đã cẩn thận ủi thẳng và treo vào tủ. Dù bây giờ đã lớn tuổi, thân hình không còn được như xưa. Nhưng mỗi khi đi dự tiệc hay đi đám cưới Phượng vẫn  thích mặc áo dài,  Phượng chuộng  những màu nhu và nền áo không được sặc sỡ.

Có điều áo dài may ở bên này không được đẹp mà tiền công khá đắt. Gửi về VN may thì nhiều khi không vừa vặn, màu sắc không vừa ý mình. Áo dài lâu lâu mới mặc, chả nhẻ gặp lại bạn bè mà cứ mặc áo cũ thì cũng kỳ. Thế là cứ may thêm áo mới. Bây giờ một tủ áo, cho thì ngại mà mặc thì cũng thấy thế nào. Con gái bảo mẹ donation đi. Nhưng người Mỹ ai lại mặc áo dài. Cho nên cứ treo để đấy thật tức cười.

 

Loay hoay và suy mãi, cuối cùng Phượng tự nhủ lấy mình: "Một năm mới được trở về tuổi học trò một lần. Cứ mặc nguyên ngày áo dài trắng đi. Cô học trò già ơi!" Cô học trò già. Ờ mình đã già rồi chứ lị.

........

 

Năm nay tại hội trường,  trường NQ có một tấm phông thật đẹp để chụp hình. Bức tranh vẽ  cổng trường đỏ rực một màu phượng vĩ. Ở mỗi người,  kỷ niệm học trò ngoài sách vở, đồng phục còn có cây phượng. Một hình ảnh không thể thiếu của một thời áo trắng.Thật lạ, bên Mỹ này khó tìm ra cây phượng trừ ở Hawaii và Florida. Có lẽ thời tiết khắc nghiệt nên phượng không thể tồn tại. Hơn nữa phượng là loại cây thân khá giòn dễ bị gãy. Có lẽ đó cũng là lý do chính để ít trồng , nhất là những tiểu bang gần biển hay bị bão tố.

Cây phượng đã làm bức tranh thật đẹp và nên thơ. Phượng đã cùng các bạn đứng bên để chụp hình kỷ niệm. Ngọc Dung ngồi sau yên chiếc xe đạp và ông xã mặc áo trắng học trò chở đi trông thật lãng mạn.

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.

Em chở mùa hè của tôi đi đâu...

Bản nhạc này Vũ Khanh hát thì thật tuyệt. Mùa hè trong đời đã đi qua. Phượng vĩ đã nhiều lần trổ hoa rực rỡ. Trả áo nữ sinh về cho kỷ niệm Tình yêu cũng đã đi qua mất dấu mù khơi.

 

Phượng lại nhớ cây phượng ở quê nhà. Anh em Phượng gọi là cây điệp. Lúc cây điệp còn nhỏ, anh em Phượng hay đến hái bông để chơi. Lấy cái nhụy nhỏ bên trong chơi đá gà. Những trái điệp khô Phượng lấy hột chơi ô quan hay chơi búng hột điệp rất vui.  Nhóm con trai chơi u mọi, bắn bi hoặc đá cầu.Những trò chơi trẻ con dưới gốc phượng khiến anh em Phượng nhớ hoài.

 

Cây điệp mỗi năm mỗi lớn. Khi Phượng vào Trung học thì nó đã thật to. Tàn che khuất một khoảng sân rộng. Nó không còn là cây điệp quê mùa,  nó được gọi là Phượng vĩ để hái hoa tặng cho nhau. Để vấn vương những mối tình học trò lãng mạn. Để quyến rũ những con ve kêu gọi hè về. Để nhắc nhở em trai Phượng một cái gì trỗi dậy của nhớ nhung và yêu thương. Theo thời cuộc em vào quân đội và rời VN ngay ngày 30/4/75. Mỗi lần thư về, ngoài thăm hỏi gia đình em đều hỏi." Chị ơi! Cây phượng có còn không?" Lúc về thăm nhà, em ấy đã đến ngay gốc phượng già cỗi, sần sùi chụp một tấm hình. Em đưa tay chạm vào thân cây như đang bắt tay với nó. Như một người bạn đi xa lâu ngày gặp lại, bên nhau nhắc nhớ những kỷ niệm nằm sâu trong ký ức.

 

Thời đi học của Phượng thi cử liên miên. Thi như thước đo học tập và là con đường gai góc đi vào cuộc đời.  Trường học như lò luyện con người . Chiến tranh như cơn xoáy tàn bạo cuốn hút những người học trò vào đó. Không thể chống cự, không thể vùng vẫy. Tuổi trẻ bị chôn vùi hay tuổi trẻ chỉ có một hướng đi tới đầy quyến rũ với cái tênthật đẹp "Hiến dâng đời mình cho tổ quốc"

 

Phượng cũng yêu hoa phượng, tỉ mỉ ép vào vở học trò như cánh bướm. Lãng mạn mơ một ngày  hoàng tử của lòng mình đến đón, áo cưới rình rang. Chiến tranh đã tạo ra những thiên đường không có thật. Hình ảnh oai hùng của người lính làm mờ đi những người bạn áo trắng quần xanh bên cạnh.

 

Phượng chợt buồn, ngồi xuống ghế cắn môi suy nghĩ. Không biết bây giờ Phi ở đâu? Hôm đại hội Phượng đão mắt tìm mà không thấy. Người ấy có lẽ không bao giờ gặp lại Phượng nữa rồi. Có thể Phi đã giận Phượng hững hờ hay bội bạc. Nhưng con tim không giải thích được. Tuổi học trò vụng dại chỉ biết yêu không nghĩ xa vời.

 

Tới lớp đệ tam, đệ nhị,  Phượng không còn làm lưu bút mà cùng nhóm bạn tập tễnh làm thơ, viết văn.  Những bài thơ, tập thơ vụng dại đầy lãng mạn trao cho nhau đọc và tặng nhau làm quà.

Trao cho Phượng tập thơ trong một quán nước, dưới gốc cây phượng ven đường. Mặt Phi buồn biết mấy.  Ly nước đá chanh leng keng khi anh ấy quậy cái muỗng thành vòng tròn. Những viên đá xoay như lòng Phượng bối rối không biết phải nói gì. Phượng biết Phi yêu mình, yêu nhiều lắm. Nhưng Phượng đã không còn là Phượng của trường, của lớp và của bạn bè. Phượng đã yêu người ta. Một người lính đang ngoài mặt trận. Tình yêu của Phượng không thể cắt nghĩa được. Nó đến bất chợt, nhanh chóng chỉ trong một chuyến xe lam đi về. Và rồi Phượng ngụp lặn trong đôi mắt đắm đuối và sôi nổi của người lính. Mùi áo lính là lạ, nét phong sương và làn da rạm nắng đã cuốn hút lấy Phượng. Phượng trốn tránh nhưng không được. Phượng đã yêu người ta mất rồi trước khi người bạn chung trường thố lộ yêu đương.

 Phi bảo Phi yêu Phượng từ lâu lắm nhưng không dám nói. Vì gia đình Phi nghèo, đời sống khó khăn. Cha mất sớm, mẹ Phi tảo tần lo cho Phi tiếp tục đến trường. Phi không muốn vì tình yêu ảnh hưởng việc học. Nhưng Phi không thể nào không yêu Phượng. Phượng đã nằm trong trái tim Phi không biết tự bao giờ. Hình dáng thuần khiết, dịu dàng của Phượng đã đi vào những bài thơ Phi nắn nót. Lần nào gửi thơ của Phi cho Phượng đọc, Phi đều kèm theo một cánh phượng ép thật khéo như ngầm nói bao lời

 

Hôm ấy, dưới tàng Phượng vĩ, những ngày cuối niên khóa. Phi đã thố lộ lòng mình. Phi rung rẩy và xúc động tỏ tình. Phi mong Phượng chấp nhận tình yêu của Phi. Phi cũng không biết kỳ thi này Phi có đậu hay không? nếu thi rớt Phi phải vào quân ngủ. Phượng có chấp nhận và chờ đợi Phi không?

Phượng cúi đầu xuống nói nhỏ đủ cho Phi nghe: "Phượng xin lỗi. Phượng đã có người yêu. Anh ấy là lính".

Phi khựng người lại trong một phút. Thật buồn! Phi chúc phúc cho Phượng. Phi đã bị Phượng đâm vào tim những nhát dao thật đau. Những bài thơ của Phi lại càng đẫm đầy nước mắt. Chia tay mối tình đầu. Vĩnh biệt người tôi yêu Xa người yêu dấu. Phượng buồn xin gọi chia ly.

 

Phượng buồn... Phải rồi cánh phượng đỏ rực màu máu của những mối tình dở dang.  Màu của trái tim vỡ nát. Màu của đau thương và chia cắt. Tuổi học trò ơi! Vĩnh biệt.

Mùa thi năm đó Phi rớt và vào lính. Phi đến nhà chào Phượng lần cuối khi vừa mãn khóa quân trường, trước khi lên đường nhận đơn vị. Phi  nói như mếu:

- " Phượng yêu người lính. Phi giờ cũng là lính. Nhưng muộn mất rồi"

Phượng  tránh nhìn vào đôi mắt Phi vì sợ. Ly nước Phi cầm trên tay mà uống hoài không hết. Biết nói gì đây hả Phi. Thôi thì chúc Phi mọi việc may mắn. Khi nào về phép nhớ ghé thăm Phượng.

 

Rồi từ đó Phượng không gặp lại Phi. Cuộc sống đời thường cuốn hút Phượng. Làm vợ lính có gì vui. Chỉ chờ đợi và nhớ nhung. Chỉ lo âu và hoảng hốt. Phượng đã từng  theo chồng lên tận phòng tuyến. Trên những chốt đóng đồn. Phượng đã cùng mặc áo lính của chồng theo đoàn quân chuyển trại. Đêm tiền đồn nghe những người lính trẻ hát nghêu ngao "Hãy đến với tôi, đừng yêu lính bằng lời " mới thấm thía nỗi buồn trong những đêm tiền đồn vắng vẻ.

 

Sau 1975, Phượng đã lăn lộn mưu sinh để lo cho con và thăm chồng bị tù CS. Phượng đã không còn là Phượng tươi vui, ngây thơ, lãng mạn ngày xưa. Phượng lăn lộn chợ trời, Phượng cũng đi buôn lậu, Phượng cũng phải đãi bôi với công an khu vực để được giấy phép thăm nuôi chồng. Xã hội mới đã đẩy những con người học thức và can trường vào trại tù. Đã khiến bao thiếu phụ ăn học, dịu dàng trở nên chanh chua, đanh đá. Đã vùi dập biết bao thế hệ con cháu người lính bị thất học vì lý lịch và miếng cơm, manh áo. Chủ trương xiết bao tử người dân để cải tạo tư tưởng đã giết chết một thế hệ VN.

 

Cũng may chương trình HO đã cho gia đình Phượng một con đường sống và làm lại từ đầu. Các con của Phượng được sinh đẻ nơi này, chúng không thấy và không biết gì về ý nghĩa mùa hè và hoa phượng. Có một lần cùng gia đình đi du lịch Hawaii. Phượng mới thấy lại cây phượng. Reo lên mừng rỡ, Phượng đứng ngay gốc cây bảo con chụp hình. Thằng bé ngạc nhiên không hiểu sao cả cha lẫn mẹ đều vui mừng và đầy cảm xúc như vậy.

Phượng thấy tiếc cho các con cháu học bên này. Mặc dù xã hội tân tiến, nhu cầu trẻ con đều được thỏa mãn đầy đủ và dư thừa. Nhưng Phượng vẫn thấy các con cháu của mình vẫn thiếu thốn. Đó là sự vô tư và ngây thơ tuổi nhỏ. Chúng không có những lúc cùng các bạn ra chơi bắn thun, nhảy lò cò , ô quan, đá cầu hay u bắt mọi. Chúng không có những lúc đứng trước sân chào cờ tập thể mỗi sáng. Chúng không có không khí trong lành thôn quê. Đi về miệt vườn ăn trái cây hay đi dã ngoại. Nhất là chúng không có hình ảnh  gì để nhắc nhớ hoài niệm về tuổi học trò.

 

Cây Phượng và hoa phượng đã sống hoài trong ký ức của mỗi người lứa tuổi Phượng. Bây giờ tuổi già về hưu, mỗi năm trường tổ chức họp mặt, Phượng đều cố gắng thu xếp để về. Mỗi năm tuổi mỗi cao, biết có còn thời gian để gặp lại. Có người  mới năm ngoái đi dự, năm nay đã nằm xuống. Có người nằm ở viện dưỡng lão cả nhóm rũ nhau ghé thăm.

 

Cây phượng trên bức tranh mãi mãi đỏ rực và không tàn. Hoa phượng và tuổi học trò mãi mãi nằm trong ký ức Phượng. Nhưng giá đuợc một lần gặp lại các bạn cùng lớp. Gặp lại Hoàn xem bây giờ có còn trao chuốt như xưa.

Nhất là gặp lại Phi để xem Phi bây giờ ra sao. Vợ con thế nào và cuộc sống có mỹ mãn không. Phượng sẽ tới trước Phi và chúc phúc. Chúc thật lòng trong niềm vui hội ngộ.

Bản nhạc "Phượng Buồn" và tiếng hát thật dễ thương của một cô bé mới vào nghề cuốn hút lấy Phượng

Trong tiếng hát ve phượng hồng là hoàng hậu đó.

Phượng buồn vì tình đã tan theo sóng biển nổi trôi.

Ngàn năm trong tôi tình này không phai phôi.

Xuân qua hè tới ta nhớ nhau luôn phượng ơi......

 

Nguyễn thị Thêm


 

 

*Xin bấm vào phần Youtube và ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh
NGÔ QUYỀN VÀ PHƯỢNG VĨ
PHƯỢNG BUỒN - Nhạc Thanh Sơn  - Tiếng hát Yang Mi
Nguyễn Thị Thêm thực hiện youtube



27 Tháng Hai 2015(Xem: 25852)
Với tôi, không ai hát “Hoa Xuân” hay bằng Hà Thanh và cũng không ai hát nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông hay bằng Hà Thang, từ những: “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”:
21 Tháng Hai 2015(Xem: 23697)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Thể hiện : DUY LINH Hoà âm : QUANG ĐẠT
20 Tháng Hai 2015(Xem: 26740)
Có lẽ không có ngôi trường nào có được tình thầy-trò như vậy. Người Thầy vừa là Sư vừa là Phụ. Cảm ơn ngôi trường độc nhất của Việt Nam Cộng Hòa ....
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28422)
Dương Quân xuất thân từ Biên Hòa nên yêu Em gái Biên Hòa đây mới thật là mối tình man mác, nên tác giả “Đem theo hình ảnh cả đời tha phương”. Chỉ cần đọc thơ anh, cũng có thể hiểu được ít nhiều những gì anh muốn nói hoặc tâm sự.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28872)
Dê ở đây không phải là tính lăng nhăng “dê xồm” hay “dê cụ” của mấy ông, và cũng của mấy bà nữa, mà thật sự là một con dê. Nó từ đâu đến, không ai biết, chỉ biết ông Tám nhờ nuôi nó mà được thành danh là ông Tám Dê.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28448)
Ôi cái tâm thức như khỉ vượn suốt cả năm nay chạy đuổi theo những hình bóng phù du của cuộc mưu sinh, không bao giờ biết đến “sự dừng lại” để ngắm và quan sát nên nào có hay rằng mùa Xuân đã đến “Như Vậy”:
13 Tháng Hai 2015(Xem: 31718)
*Xin bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh và thưởng thức ĐI TÌM MÙA XUÂN - Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU - DIỆU HIỀN trình bày
13 Tháng Hai 2015(Xem: 27097)
Tôi đã làm một video ngắn. Hiện diện trong này là những gương mặt thân quen của người Biên Hòa. Là những cựu học sinh Ngô Quyền và những cây viết quen thuộc đã góp mặt...
07 Tháng Hai 2015(Xem: 25657)
Giờ đây được sống nơi xứ người, với những xa lộ thẳng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
30 Tháng Giêng 2015(Xem: 28957)
Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 25693)
Ngày họp mặt AHBH năm nay tôi vui lắm. Quà cáp đem về là những lời khích lệ chân tình của Thầy, Cô, các anh, chị và tất cả bạn bè. Tôi không phải là nhà văn. Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 28292)
Một mùa Xuân nữa lại trở về trên quê hương. Không biết cây mai vàng trước nhà có nở hoa kịp vào dịp Tết để được chị cắt một cành mai đẹp nhất, trân trọng cắm vào bình hoa trên tủ thờ? Đó là nơi trang nghiêm giữa nhà, có hình của ông bà và cha mẹ, ..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 23043)
Tôi thèm khát biết bao nhiêu cái màu xanh trên bầu trời bên kia song sắt. Tôi sẽ nhảy cỡn lên, sẽ đi bằng những sải chân dài, sẽ chạy thật nhanh ra khỏi cánh cửa kia, sẽ bay lên những vòm cây, sẽ đậu trên mui chất đầy đồ đạc của chiếc xe đò ọc ạch chạy trên quốc lộ bốn...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27179)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 25198)
Tôi đọc nhẩm lại đoạn thơ của Vượng. Anh tiên tri đó chăng ? Chiều nay nắng nhạt, đường phố hiu hắt buồn tênh. Thềm đất đỏ con dốc kia đã khiến tôi nhớ về anh khôn cùng. Mông mênh. Vượng ơi !
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 33954)
Giã từ tuổi thơ để thành người lớn. Bây giờ làm người lớn lại nhớ về tuổi thơ để thêm chút niềm vui. Trò chơi "Má, con" ngày xưa tôi đã hoàn tất một cách trọn vẹn. Còn lại đây là những ngày mà các trò chơi con nít không hề thử nghiệm.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 21542)
Đồ đạc? Tôi có đồ đạc gì đâu. Một chiếc chiếu sẽ trả lại cho nhà giam. Chiếc màn do người tù được thả đợt trước tặng, nay tôi sẽ tặng lại cho người khác. Cái chén, đôi đũa để cho nhà bếp. Tôi không còn giày dép.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 19064)
Chị Thi ơi! bây giờ tôi mới biết chị cũng cùng khóa 6. Bây giờ tôi không còn có dịp đến thăm chị. Tôi chỉ có thể nguyện cầu hương linh chị thảnh thơi nơi cõi bao la không đau đớn dằn vặt.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 21271)
Ông Ba Trương Phi, cha Minh kể, theo kháng chiến đánh Tây rồi sau đó đi tập kết ra Bắc. Năm Sáu Hai, vượt Trường Sơn vào Nam, chiếm đấu ở miền Đông cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 26771)
Cả một quảng đời qua tui đã bao lần vô tình hay cố ý mà đã đưa bản thân mình lâm vào hoàn cảnh silly dở khóc dở cười để rồi mếu máo gậm nhấm nỗi buồn.