Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Biên Khảo Người Xứ Bưởi - Túc cầu có những tác dụng "kỳ diệu" khác ?

31 Tháng Bảy 20167:09 SA(Xem: 17568)
Biên Khảo Người Xứ Bưởi - Túc cầu có những tác dụng "kỳ diệu" khác ?

   Biên Khảo

Người Xứ Bưởi

 

Túc cầu có những tác dụng "kỳ diệu" khác ? 

 Tây Tạng, Phật Giáo và Bóng Đá

Tu phước và tu huệ

 

Môn thể thao túc cầu thường được đa số mọi người coi như một trò chơi giải trí thuần túy: "Mua vui cũng một giờ rưỏi thôi". Bởi vì trận đấu chỉ có 90 phút "phù du" thôi.

Thế nhưng cũng có một số nhỏ lại có quan điểm khác không coi đó chỉ là một trò chơi giải trí vì từ đó có thể có những tác dụng "kỳ diệu" khác.

Bản thân người viết từ thời thơ ấu đến nay đã là nhân chứng cho điều đó. Bởi vậy cuối tuần rồi đọc được một biên khảo của tác giả Nguyên Giác với tựa đề "Tây Tạng, Phật Giáo và Bóng Đá" . Trong đó tác giả đưa ra một phân tích cho rằng cộng đồng tỵ nạn Tây Tạng "lưu giữ hồn nước cho thế hệ kế tiếp" qua 3 yếu tố, mà trong đó có môn thể thao túc cầu , bởi vì "khi quả banh lăn ra sân, già trẻ lớn bé đểu sôi nổi" (xem phụ đính 1 phía dưới bài) .

Đọc bài báo đó khiến người viết cảm thấy tâm đắc vì thấy có "thêm một người" nhìn thấu rõ tầm quan trọng của môn túc cầu, mà hiện nay đang gây sôi nổi trên thị trường đầu tư cũng như trên bàn cờ tranh chấp quốc tế.

 

Đam mê Túc cầu "hạ đo ván" Sức mạnh Tình yêu

1) Trong giải vô địch túc cầu Âu Châu Euro 2016 vừa qua có nhiều sự kiện thú vị đã xảy ra. Chẳng hạn không ai ngờ nổi là 2 hội tuyển Wales và Island được lọt vào thật sâu trong vòng tứ kết. Điều này đã khiến rất nhiều giới mộ điệu bị "kẹt" vấn đề thời gian khi phải ở lại thêm trên xứ Pháp cả tuần lể để ủng hộ hội tuyển nhà. Trong số đó có nhiều cặp tình nhân đã quyết định hủy bỏ ngày làm đám cưới từng dự định tổ chức trước ngày tứ kết.

Bình luận về sự kiện này một ký giả thể thao Âu châu "dí dỏm" cho rằng túc cầu quả có sức mạnh "vô địch". Bởi vì ai cũng từng biết tình yêu thì "khiếp đảm" lắm, luôn có lý lẽ riêng mà lý trí không thể nào hiểu nổi . Thế mà bây giờ phải giơ tay "đầu hàng" đành hủy bỏ ngày làm đám cưới trước sức hấp dẫn "kinh khủng" của môn thể thao túc cầu .

2) Trong giới mộ điệu lại thường xảy ra tình trạng đi coi đá banh mãi riết rồi "quen mặt bắt lòng" mê nhau rồi cưới nhau . Nhưng đôi khi xảy ra chuyện "trớ trêu" là fan của đội banh này "lỡ phải lòng" fan của đội banh "thù nghịch" . Thương nhau lắm rồi có thể "ly dị" nhau , nhưng tuyệt đối không bao giờ xảy ra vụ "thay mặt đổi lòng" bỏ không làm fan của đội banh nhà để đi "đầu quân" làm fan của đội banh khác . Hiện tượng đặc biệt kỳ lạ này chỉ tìm thấy duy nhứt trong tập thể hướng đạo sinh :  “Hướng Đạo một ngày, là Hướng Đạo suốt đời”. 

 

Túc cầu tạo "cơ hội" cho Tình yêu được "thăng hoa"

Hồi xưa đi xem đá banh ở sân vận động VN thì chỉ thấy khán giả toàn là dân "đực rựa" . Hiếm bao giờ thấy một bóng hồng "phất phơ tơ liểu" trong sân banh. Nói đâu cho xa, cách đây hơn chục năm thôi theo thống kê thì nam khán giả vẫn còn chiếm đa số, nên bán bia nhiều nhứt.

Nhưng từ khi xứ Đức tổ chức giải vô địch túc cầu World Cup 2006 thì tình thế hoàn toàn thay đổi và bước vào "khúc quanh lịch sử" . Giới phụ nữ khám phá ra một trò chơi mới "hấp dẫn 100 %" là rủ nhau đi coi đá banh và được dịp khoe "sắc" luôn. Họ tràn ngập trên đuờng phố xứ Đức xem các trận đấu qua các màn ảnh "đại vĩ tuyến khổng lồ" tại các  "public viewing". Ông bà mình xưa há chẳng nói cho đám con cháu "gái" biết: "tìm chồng ở chốn ba quân". Cầu trường chính đích là chiến trường và ba quân đúng là đám nam khán giả "ngu ngơ" vì mê mệt túc cầu.

Vã lại xứ Đức khi đó có một Nữ Thủ Tướng tên là Merkel rất "chịu chơi" khoái xuất hiện trong các giải túc cầu quan trọng và chờ khi đội banh nhà đá vô gôn là bả biểu diễn màn mừng rở "nhảy tưng tưng" thiếu điều muốn "tụt lưng quần" luôn. Có lẽ vì vậy giới phụ nữ khoái lắm cũng làm "y chang" và kết quả hiển nhiên là chiếm đa số trong khán giả tại cầu trường làm cho nước ngọt bây giờ bán nhiều hơn bia.

 

NQ01-Nhin lon trai banh

Trọng tài nhìn "lộn" chỉ thấy 2 trái banh mà không thấy gôn (EURO2012)

 

Dĩ nhiên sau mổi mùa đá banh hay giải túc cầu quốc tế thì con số cặp tình nhân quen nhau rồi thương nhau qua "môi giới" của "bà mai" túc cầu qua thăm dò thống kê cho thấy gia tăng khủng khiếp theo "cấp số cộng".

 

Thành công đường đời & đường tình với .... túc cầu 

Ở Âu Châu rất thích và rất trọng môn túc cầu , cho nên nếu biết "chút đỉnh" thì có lợi thế nhiều khi cần giao dịch ngoại giao trên đường đời .

Bản thân người viết đã biết nhiều trường hợp xảy ra như vậy. Điển hình là người em trai "kết nghĩa" đã trải qua và cho biết những cú làm ăn thành công bất ngờ và rực rở trong nghề nghiệp là nhờ biết đá banh & biết nói chuyện túc cầu "lưu loát".

Lúc ban đầu chúng tôi gặp gở quen nhau trên sân cỏ, sau đó cùng nhau trong "đội tuyển SV" hàng năm đi tham dự  Đại Hội Thể Thao VN tại Âu Châu và đoạt giải vào năm 1977 (xem Nguồn 1). Tốt nghiệp đại học mỗi đứa đi một nơi và lâu lâu kể cho nhau nghe những chuyện "đổi thay".

Nhờ đó được biết người em này có được một cô bạn đời VN tri kỹ nhờ rủ nhau đi coi đá banh . Bởi vì đi cruise (du thuyền) chung thì  "sức mấy"  mà dám nên cuối cùng "chịu" đi coi đá banh với nhau. Riết rồi quen nhìn cái cảnh mổi lần banh lọt lưới thì khán giả "hồ hởi" tha hồ ôm nhau "mi" nhau,  cô ta đâm bạo dạn cũng cho phép 1 rồi 2 rồi còn tình tứ "chổ nào cũng được" !

 

NQ01-Hoi Tuyen SV Stuttgart

Đội banh đoạt giải vô địch trong Đại Hội Thể Thao VN tại Âu Châu 1977

Sức mạnh "thực sự" của túc cầu

"Vô địch" hay không thì chắc còn "tuỳ người đối diện" , nhưng chắc chắn là túc cầu có rất nhiều ảnh hưởng "tuyệt vời" đối với hành tinh này . Không tin ư ? . Chỉ cần nghe một nhân vật được coi như có uy tín nhứt nhân loại phát biểu về túc cầu:

"Túc cầu giúp cho con người vượt thắng được quan niệm ích kỷ cá nhân để đạt được tình nhân ái huynh đệ và sống hài hòa trong cộng đồng nhân loại"

Đó chính là Đức Giáo Hoàng Benedict XVI của Giáo hội Công giáo đã phát biểu ý tưởng trên nhằm ca ngợi vai trò hữu ích tuyệt vời của môn thể thao túc cầu trước giải túc cầu EURO 2012.

Về phía bên Phật giáo thì có nhân vật có lẽ hiện nay uy tín nhất thế giới là Đức Đạt Lai Lạt Ma, không những ca ngợi mà còn là fan của Hội tuyển quốc gia Tây Tạng và được trao tặng áo cầu thủ nổi tiếng số 10 của Pelé (xem Nguồn 2) . Biết Đức Đạt Lai Lạt Ma  thích môn thể thao này, nên "khi mẫu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ trần năm 1981, dân Tây Tạng lưu vong ở Dharamsala đã khánh thành giải Gyalyum Chenmo Memorial Gold Cup (GCMGC) Soccer Tournament để tưởng nhớ bà với một cúp biểu tượng làm bằng vàng và bạc, trong đó có những viên đá nửa phần quý (semi-precious stones) "( xem phụ đính 1) .

 

NQ01-Tay Tang Dat Lai Lat Ma

Đức Đạt Lai Lạt Ma & Hội tuyển quốc gia Tây Tạng (lưu vong) 2011

 

Ngoài ra, ôi thôi còn biết bao cả trăm ngàn thí dụ "điển hình" từ cấp lãnh đạo số 1 cho đến dân ngu khu đen và hầu như cả nhân loại đều "mê mệt" vì môn thể thao "vua" này.  Chính vì vậy càng ngày môn thể thao túc cầu càng trở nên một yếu tố quan trọng cho cuộc đời này.

 

Túc cầu bảo vệ một dân tộc sống còn trước bạo lực Trung Cộng

Không biết có phải Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra đề nghị kiến thành lập Hội tuyển quốc gia Tây Tạng vào năm 2001 hay không , nhưng sáng kiến này quả thực là xuất sắc và khiến Trung Cộng phải nổi "cơn điên" làm áp lực tới tấp đến các quốc gia tiếp đón Hội tuyển này. Vì vậy khiến bộ mặt "xấu xa" của Bắc Kinh hiện ra rõ rệt cho cả thế giới thấy và cảm tình nồng nhiệt dành cho người dân Tây Tạng lưu vọng .

Thành ra sự sống còn & hiện hữu của dân tộc Tây Tạng trong dư luận thế giới cho đến nay cũng một phần nhờ những sinh hoạt túc cầu. Phải chăng Đức Đạt Lai Lạt Ma và ê kíp lãnh đạo Tây Tạng trong lúc "tu phước & tu huệ" sáng suốt đã tìm ra những phương cách hữu hiệu để chống trả được những mưu mô thâm độc của Trung Cộng muốn tiêu diệt dân tộc mình (xem phụ đính 2).

 

Có lẽ đó cũng là dụng ý chính của tác giả - Cư sĩ Nguyên Giác -, khi viết ở cuối bài:

"Đó cũng là những trận banh lưu giữ hồn dân tộc Tây Tạng… Bên cạnh những đỉnh cao của Phật giáo Tây Tạng.

Cũng là điều để suy nghĩ về những gì luu giữ được hồn nước Việt... khi phải sống bên cạnh người láng giềng khổng lồ phương Bắc"

Đúng vậy, Việt Nam mình e rằng sẽ mất vào tay Trung Cộng như Tây Tạng từng "nếm mùi" cách đây 66 năm , nếu mọi người dân Việt không biết sáng suốt đặt quyền lợi tổ quốc lên trên hết.

 

Người Xứ Bưởi

     30/07/2016

 

Nguồn 1: Đại Hội Thể Thao VN tại Âu Châu 1977

http://www.ngo-quyen.org/p87a2616/nguoi-xu-buoi-mot-cai-nhin-kham-pha-moi-ve-nguyen-tat-nhien

Nguồn 2: Hội tuyển quốc gia Tây Tạng

https://en.wikipedia.org/wiki/Tibet_national_football_team

http://www.phayul.com/news/article.aspx?id=28997

http://www.voatiengviet.com/a/doi-tuyen-bong-da-nu-dau-tien-cua-tay-tang/1645626.html

 

Phụ đính 1:

Tây Tạng, Phật Giáo và Bóng Đá
 

Nguyên Giác

Khi đất nước hoàn toàn rơi vào quyền kiểm soát của nhà nước Trung Quốc, những người Tây Tạng lưu vong phân tán trên khắp toàn cầu suy nghĩ thế nào về sợi dây liên kết giữa họ với nhau? Và họ làm thế nào để lưu giữ hồn nước cho thế hệ kế tiếp, khi trẻ em Tây Tạng sẽ giỏi những ngôn ngữ khác hơn là tiếng Tây Tạng?

Trước tiên là tôn giáo: Đạo Phật theo truyền thống Tây Tạng là hồn nước, trong đó Đức Đạt Lai Lạt Ma là biểu tượng cao nhất và là dây nối kết.

Thứ nữa là ngôn ngữ Tây Tạng, ngôn ngữ đặc biệt và riêng biệt của họ, một ngôn ngữ đã được phát triển từ nhiều thế kỷ để ghi chép Kinh Phật.

Và thứ ba, có lẽ là môn thể thao bóng đá – khi quả banh lăn ra sân, già trẻ lớn bé đểu sôi nổi…

Do vậy, người ta không ngạc nhiên, khi mừng sinh nhật thứ 81 của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong những ngày đầu tháng 7, đã có một giải bóng đá đặc biệt tranh tài giữa các đội banh Tây Tạng lưu vong.

Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh ngày 6 tháng 7, năm 1935. Hiện đang sống lưu vong ở Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Ngài thuyết giảng tại nhiều quốc gia toàn cầu về từ bi, về hòa bình thế giới. Những câu nói được trích dẫn thường xuyên, xem như tiêu biểu của Ngài là:

- Hãy tử tế bất cứ khi nào có thể được. Và luôn luôn, lúc nào cũng là lúc có thể [để tử tế].

- Đây là tôn giáo đơn giản của tôi: không cần chùa, không cần triết lý phức tạp. Chính tâm và trí của chúng ta là chùa, triết lý là lòng tử tế.

- Tình yêu và từ bi là những phẩm tính cần thiết, không phải xa hoa. Không có chúng, nhân loại không sống nổi.

Đó là những giáo lý tuyệt vời. Tuy nhiên, khi dân Tây Tạng lưu vong ngồi với nhau, sau hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma và quê nhà của họ, là những trận bóng đá. Khi quả banh tung lên, đôi mắt họ nhìn dõi theo, và niềm vui của họ chan hòa, nói với nhau, cười với nhau, la hét cổ vũ banh bằng tiếng Tây Tạng…  Họ biết rằng những niềm vui đó hy hữu, vì không biết chắc rằng thế hệ kế tiếp sẽ còn lưu giữ hồn Tây Tạng ra sao.

Trong bài viết “Soccer in the Shadows of Everest” (Bóng Đá trong Bóng Mát của Đỉnh Núi Everest),  Karma T. Ngodup – người giữ chức điều hợp viên Hội Thể Thao Quốc Gia Tây Tạng tại Bắc Mỹ -- kể rằng khi mẫu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ trần năm 1981, dân Tây Tạng lưu vong ở Dharamsala đã khánh thành giải Gyalyum Chenmo Memorial Gold Cup (GCMGC) Soccer Tournament để tưởng nhớ bà với một cúp biểu tượng làm bằng vàng và bạc, trong đó có những viên đá nửa phần quý (semi-precious stones).

Đó là cách người Tây Tạng bày tỏ lòng yêu thương và tôn quý của họ đối với một bà mẹ vĩ đại, người được tưởng nhớ với lòng tử tế vô bờ.

Giải bóng đá đầu tiên đó – viết tắt: GCMGC – thi đá ở Làng Trẻ Em Tây Tạng vào tháng 10-1981. Chiếc cúp đầu tiên thiết kế ở viện nghiên cứu Norbulingka Institute, với những viên đá từ văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Thế rồi, bất ngờ năm 1998, qua lời mời của một ban nhạc Ý Đại Lợi có tên là Dinamorock, một đội tuyển  quốc gia Tây Tạng thành lập để thi đấu ở thành phố Bologna, Italy.

Thế rồi một nghệ sĩ bụi đời Đan Mạch tên là Michael Nybrant nghĩ ra một cuộc lưu diễn thi tài cho Đội Tuyển Quốc Gia Tây Tạng, tham dự nhiều trận đấu trên các sân bóng ở Đan Mạch, Đức quốc và Thụy Sĩ năm 2001.

Trước chuyến thi đấu lưu diễn Châu Âu, đội banh quốc gia Tây Tạng hội kiến Đức Đạt Lai Lạ Ma, và Ngài nói rằng không rõ tương lai các đội tuyển quốc gia Ấn Độ, Nepal và Bhutan (những nơi đông người Tây Tạng lưu vong) có những cơ duyên tương tự tranh tài hải ngoại không.

Thế rồi đội tuyển quốc gia Tây Tạng thi đá một vòng nước Pháp năm 2003, rồi liên lạc với các viên chức FIFA.

May mắn, trong năm 2004, FIFA ban cấp cho đội tuyển Tây Tạng [lưu vong]  vị trí FIFA thứ 175. Đó là lần đầu tiên dân tộc Tây Tạng lưu vong có vị trí đội tuyển ở danh sách FIFA. Vinh dự này chỉ kéo dài 2 ngày. Sau khi nhà nước Trung Quốc phản đối, FIFA gỡ tên đội tuyển Tây Tạng, nói là chưa đủ điều kiện hội đủ để được công nhận.

Đương nhiên, chuyện này đã đưa đội tuyển bóng đá Tây Tạng lên trang nhất các báo quốc tế.

Thế rồi trong Giải World Cup 2006, vì Trung Quốc cản trở, đội tuyển Tây Tạng tới Đức quốc để tham dự giải bên lề, song song, có tên là FIFI Wild Cup.

Gọi là Giải FIFI, vì tổ chức bởi Federation of International Football Independents (FIFI), tức là Liên Đoàn Bóng Đá Độc Lập Quốc Tế. Chuyên thi đấu cho các đội tuyển không được công nhận bởi FIFA, và cho các đội FIFA từ Asian Football Confederation (Liên Đoàn Bóng Đá Châu Á – AFC).

Năm 2008, đội tuyển Tây Tạng đi một vòng Châu Âu lần nữa, dự 8 trận banh quốc tế.

Và trong năm 2016, Giải GCMGC tổ chức lần đầu ở Toronto, Canada. Tham dự là các đội Tây Tạng vùng Bắc Mỹ. Giải này cũng là lần đầu tổ chức ngoài Ấn Độ.

Đội Cholsum Football Club (CFC từ Toronto) thắng đội New York Tibet United (từ New York) với tỷ số 4-3.

Trận chung kết này diễn ra sau buổi lễ có văn nghệ trình diễn theo nghi thức cổ truyển Tây Tạng. Đội CFC thắng giải vô địch, trị giá 3,000 USD và cúp. Đội về nhì là từ Calgary, được 1,000 USD.

Cuộc thi tài bóng đá diễn ra ở Toronto với 12 đội banh từ Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu tới, kéo dài 4  ngày thi đấu từ 7 tháng 7 tới ngày 10 tháng 7-2016. Trùng hợp với sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đó cũng là những trận banh lưu giữ hồn dân tộc Tây Tạng… Bên cạnh những đỉnh cao của Phật giáo Tây Tạng.

Cũng là điều để suy nghĩ về những gì luu giữ được hồn nước Việt... khi phải sống bên cạnh người láng giềng khổng lồ phương Bắc. Mối dây liên kết bền chắc những hồn dân tộc tất nhiên phải là một nền văn hóa độc đáo, nơi đó các vua nhà Trần đã động viên được toàn dân, và cả ngựa đá – vì lòng từ bi mà ra trận, và khi binh giáp xếp lại, là vào chùa tĩnh tu.

Nguyên Giác



Phụ đính 2:

Tu phước và tu huệ

Tu Phước là gieo nhiều hạt giống phước đức (punya), như bỏ tiền vào trương mục tiết kiệm, như giúp người và làm những điều lành khác để sau này được hưởng hạnh phúc. Tu huệ là quán chiếu học hỏi luôn để mỗi ngày trí tuệ mỗi lớn thêm và có công năng giải phóng mình ra khỏi những ràng buộc khổ đau.

Ở Việt Nam đôi khi mình nói: "người đó chỉ tu phước thôi chứ không tu huệ" câu nói có vẻ chê bai; nhưng thật ra nếu không có huệ thì cũng khó có phước lắm. Tại sao người ta tu phước? Tại thấy rằng tu phước đem lại hạnh phúc cho mình và cho người: như vậy trong hành động tu phước đã có huệ rồi và những người tu học thông minh thì vừa tu phước vừa tu huệ (gọi là phước huệ song tu). Nếu tu hành cho vững chãi, ta sẽ thấy rằng trong phước có huệ và trong huệ có phước.

Có nhiều cách tu: khi quán niệm hơi thở thì gọi là tu an ban, khi ngồi thiền gọi là tu thiền tọa, khi đi thiền hành là tu thiền hành, khi rửa nồi gọi là tu rửa nồi, khi lau bát lau nhà gọi là tu lau bát lau nhà. Nếu tu đúng cách mình sẽ thấy rằng khi lau bát hoặc chùi cầu tiêu hoặc giúp một người đói...không phải ta chỉ tu phước mà cũng tu huệ. Khi tu tập ở Làng Hồng, giữ gìn chánh niệm, gieo trồng những hạt giống tươi mát an lạc vào tâm thức hàng ngày, không chỉ ta chỉ tu huệ mà cũng đang gieo trồng rất nhiều hạt giống phước đức.

Nói một cách đơn giản hơn, đó không phải chỉ là phước hay là huệ, chỉ là tu thôi. Tu như vậy là để đạt tới sự giải thoát ra khỏi những khổ đau và đem lại thêm an lạc và hạnh phúc. Hành động tu học của mình không phải là một cái gì tách ra khỏi kết quả của sự tu học; trong khi tu học mình phải cảm thấy được cái hạnh phúc của sự tu học; như vậy mới đúng tinh thần tu học ở đây.

.......

(Trích ra từ:  Sáu bài giảng tại Làng Hồng (Pháp) về gốc rễ hạnh phúc và tu tập)

 

06 Tháng Sáu 2014(Xem: 25151)
Không niềm vui nào tả hết, sau hơn 40 năm, học trò gặp lại người thầy kính yêu. Học trò nhìn đôi chân thầy, vẫn đôi dép lê, chiếc áo pull giản dị. Tôi vui quá, thật sự một ngày vui, khi gặp lại các anh chị. Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 27792)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 16829)
Riêng tôi trong mọi sinh hoạt giới trẻ vẫn mong muốn các cháu dù thành đạt nhưng vẫn luôn ghi nhớ biết mình từ đâu để quay về và hơn lúc nào hết phải nhận được nguyên do tại sao mình hiện diện trên đất nước này.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 18762)
. Ông nói, ví dụ như khi có tiền lệ như thế rồi, nếu tương lai có một nước lớn tham tàn hung bạo nào đó thừa gió bẻ măng hoặc với lý do tương tự như vậy tiến chiếm đất đai, lãnh thổ nước Việt mình (3)
20 Tháng Năm 2014(Xem: 22125)
Xin hãy viết, hãy ghi những tâm tình, những dòng nhạc ca ngợi và biết ơn Tình Mẹ không chỉ trong Ngày Lễ Mẹ hay trong Tháng 5 nầy mà mãi mãi về sau dù thời gian đã làm ''mẹ con giờ tóc bạc như nhau''.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 20234)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 15236)
Lúc trước nó thường hay chọc ghẹo là má nó hà tiện cứ ưa cất giữ đủ thứ mốc meo cũ xì nhưng giờ thì nó đã hiểu. Má không giữ đồ cũ, má cố giữ niềm vui ngày cũ. Ngày có Má có Con.
09 Tháng Năm 2014(Xem: 20950)
Những kinh nghiệm sống, những gian lao cực khổ của Mẹ đã chấp cánh cho anh em tôi bước vào đời. Mẹ truyền đạt cho tôi bằng những kinh nghiệm mà Mẹ từng trải.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 16583)
Vâng. Tôi đã kể câu chuyện của tôi trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 23657)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức HÌNH NHƯ LÀ TÌNH YÊU - Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông - Hòa Âm: Tuấn Ngọc - Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 31183)
Cám ơn anh, TY ơi, vì dù đến với nhau muộn màng, em đã vô cùng hạnh phúc với tình yêu anh bóng ngời như hạt ngọc, mà anh đã mài dũa mấy mươi năm trong chén ngọc Trương Chi đó…
27 Tháng Tư 2014(Xem: 22728)
Lão từng làm phó lý, tậu được một ít ruộng vườn và trong đợt cải cách ruộng đất, lão bị qui là phú nông cường hào. Lão là người trọng nho học và những lời dạy của thánh hiền...”
25 Tháng Tư 2014(Xem: 34412)
Đến bây giờ mà vẫn chưa có một bài hát nào sáng tác cho cái thành phố Hội An nhỏ bé và êm đềm của tôi. Em Hội An buổi chiều đông về cũng má đỏ môi hồng, mắt ướt long lanh.
19 Tháng Tư 2014(Xem: 20913)
Hắn làm tôi nhớ một truyện ngắn của nhà văn Tchekov có tựa đề là Con Kỳ Nhông, con vật có khả năng đổi màu da tùy thuộc vào nơi nó ẩn nấp. Tuấn giống con kỳ nhông cách gì.
11 Tháng Tư 2014(Xem: 32692)
nhưng nhìn qua mái tóc của thầy Hà Tường Cát, tôi liên tưởng đến mái tóc bạc trắng của thầy Nguyễn Xuân Hoàng và của thầy Phan Thanh Hoài, và chợt nhận ra hoàng hôn đã ngã bóng…
05 Tháng Tư 2014(Xem: 28052)
Có những điều dù chưa bao giờ được nói ra thành lời, nhưng không có nghĩa là đã chìm vào quên lãng, đó là một trong những nỗi niềm mang theo mà chỉ có những người cùng cảnh ngộ mới đọc được từ "cửa sổ của tâm hồn".
03 Tháng Tư 2014(Xem: 28199)
''Đây là tác phẩm viết về Những Ngày Sài Gòn sau 30 tháng Tư 1975. Sách viết xong năm 1986 sau ngày tác giả đến Mỹ. Nhà xuất bản Thanh Văn, California, in năm 1992...
03 Tháng Tư 2014(Xem: 32314)
Chỉ hai năm thôi, hai năm trôi qua cho tôi thấy một lực hút cuốn mọi người xoay chóng mặt. Đứa cháu ngày nào mới biết lật giờ đã là một cậu bé dễ thương tinh nghịch, ngây thơ...Còn ông thì mòn hết mọi thứ để đi vào con số không của cuộc đời.
29 Tháng Ba 2014(Xem: 31706)
Đang tính đi đến quán cà phê Cội Nguồn để gặp hai cô em Mỹ Chơn và Sương Trầm thì có tin nhắn trong điện thoại báo là đã hết tiền tui bèn bảo ông xe ôm quen chở tui đi nạp thêm tiền.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 24076)
Nhân kỷ niệm bốn mươi năm ngày cưới của anh chị Nguyễn Xuân Hoàng Trương Gia Vy, xin tặng anh chị những tấm hình như là “phóng sự ảnh“, ghi lại một ngày trong đời thường...