Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau (6b - phần 1)

27 Tháng Năm 201611:15 SA(Xem: 18250)
GS. Nguyễn Văn Lục - Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau (6b - phần 1)

Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau (6b - phần 1)


Dragon_Sự kiêu hãnh phương Đông đôi khi trở thành một sự lố bịch trước mắt người phương Tây. Người phương Tây thì ngược lại thường tỏ ra thiếu sót trong sự trân trọng tôn kính đối với người khác trong cách xưng hô cũng như giao thiệp.

Sử Việt nhìn lại | Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau

Trong giao thiệp, người phương Tây thường tỏ ra bình đẳng – một thứ bình đẳng được hiểu là hống hách trước mắt người phương Đông. Vì thế, vua chúa người An Nam thường xếp họ vào thứ dân man rợ, đầu óc hạ sĩ quan (la mentalité sous-off.)

Ấy là ta không bàn đến sự đối chọi giữa các tôn giáo bản địa so với Thiên Chúa giáo do các thừa sai du nhập vào.

Sự hiểu biết giữa đôi bên thật sự là không dễ dàng gì. Tựa đề bài viết của tôi là “Thực dân và thuộc địa nhìn vào nhau”. Nhưng thật ra là một cái nhìn một chiều.

Chỉ có thực dân nhìn về chúng ta. Còn chúng ta thì bị nhìn và hầu như chẳng bầy tỏ được một cái gì công khai và rõ rệt. Cùng lắm, chúng ta đáp lại bằng nhưng phản ứng gián tiếp, rất tiêu cực.

Cái hay của người phương Tây, dù là một nhà buôn, một thuyền trưởng, một người có óc phiêu lưu mạo hiểm, một sĩ quan, một giáo sĩ, khi sang nước ta thì hầu như họ đều mang theo hành lý của họ một cái bút và một tập giấy trắng.

Họ đến chẳng những để chinh phục mà còn đến để khám phá, để học hỏi ghi chép mọi điều như thấy trong Hồi ký của Poivre Pierre nhan đề Voyage de Pierre en Cochinchine năm 1748-1750, thời còn các Chúa ở Đàng Trong.

Đây là một cuốn Hồi ký rất lý thú ai có phương tiện và thời giờ cũng nên đọc. Nhờ đọc nó mà tôi biết thêm được rất nhiều điều trong đời sống của người mình nó như thế nào.

Poivre Pierre ta tỏ ra rất bực tức vì người Annam có tính tò mò rất kỳ cục. Họ mon men lại gần ông rồi bạo dạn dờ lên đầu, lật mái tóc giả ra để coi. Hoặc tò mò hỏi đi hỏi lại ông có bao nhiêu vợ. Và khi ông trả lời có một vợ (Françoise Robin, 1749 – 1841) thì họ lại không tin.

Poivre là một nhà thực vật học, ông ta cũng viết hồi ký. Cũng ghi ghi chép chép từng ngày, từng sự việc. Họ nhận xét, họ ghi ngày giờ.

Trong Hồi Ký “Journal of an Embassy – From the Governor-general of India to the Courts of Siam and Cochin China”, NXB London, H. Colburn and R. Bentley, 1830, tác giả, bác sĩ John Crawfurd chẳng những ghi ngày tháng mà còn ghi rõ ràng tọa độ, kinh tuyến, vĩ tuyến khi thuyền còn trên biển. Họ mở to đôi mắt để ghi nhận, so sánh, và viết lại đầy đủ từng chi tiết. Thấy sao, nghĩ sao thì viết đúng như thế – không có thói thêm bớt hoặc ba hoa phét lác. Đây là một cuốn hồi ký lý thú giúp người đọc mở rộng tầm mắt ra nhiều.

Nó giúp người đọc hiểu biết về sinh hoạt, về thiên nhiên, về địa lý, về sự giao thiệp, sự tiếp xúc với triều đình Huế với vua quan của chúng ta thời ấy như thế nào.

Thật khôi hài đến chảy nước mắt. Nay tôi có biết gì về vua quan, về cách suy nghĩ, về thú vui giải trí, về cách ăn uống, về ăn mặc của họ là đều do đọc cuốn hồi ký này.

Đại thần nhà Nguyễn. Nguồn: Pierre Dieulefils  (1888-1925 tại Vieetjt Nam)

Đại thần nhà Nguyễn. Nguồn: Pierre Dieulefils (1888-1925 tại Việt Nam)

Muốn có hiểu biết đầy đủ về Việt Nam giai đoạn vua quan nhà Nguyễn với thuộc địa, ngoài một cái nhìn từ bên trong thì cũng phải có  một cái nhìn từ bên ngoài.

Hàng ngàn tài liệu do người Tây phương biên soạn sẽ giúp ta học hỏi về đất nước mình.

Chẳng hạn nay đã già mới có cơ hội được biết vua chúa nhà Nguyễn có thói quen giải trí bằng cách cho voi và hổ đánh nhau. Nhưng họ đã cho khâu mồm con hổ lại, lấy hết móng vuốt của hổ, buộc giây vào bụng hổ không cho nhảy xa quá 10 thước. Cho đánh nhau như thế thì vừa bộc lộ cái thú tính độc ác, bất công vừa cho thấy một cái đầu óc ngu xuẩn của vua quan.

Cái nhìn của người thực dân về người thuộc địa nay để lại hàng ngàn tài liệu đủ loại.

Ta để lại được gì? Ngoại trừ một số hiếm hoi sử nhà Nguyễn lại viết bằng chữ Hán – nay đã dịch ra. Tôi nói sử nhà Nguyễn, có nghĩa viết về vua quan nhà Nguyễn mà không phải sử có mục đích viết về dân Việt Nam.

Cộng thêm một vài luận án tiến sĩ mà mục đích chính không hẳn nhằm phê phán người Pháp, chế độ thực dân, mà nhằm phê phán âm mưu giữa chế độ thực dân và một vài giới chức tôn giáo đầu óc thực dân như trường hợp giám mục Puginier.

Còn nói chung, muốn hiểu biết gì về bản chất chế độ thuộc địa phải chịu khó đọc sách Tây viết. Tây viết về chế độ nhà tù, Tây viết về khai thác kinh tế, khai thác tài nguyên bằng những con số, bảng thống kê.

Ta vẫn là nạn nhân và đồng thời như người ngoài cuộc.

Không có những nhà nghiên cứu của họ viết, chúng ta hầu như không có sử viết viết về giai đoạn này. Như mới đây, ở trong nước dịch ra được một cuốn hồi ký của toàn quyền Doumer đã lấy làm hãnh diện và công phu lắm. Dịch sai bét đến độ phải xin lỗi độc giả và hứa bồi thường cuốn tái bản?

Thắc mắc này tôi cũng đặt ra cho các giáo sư sử thuộc Đại Học Văn Khoa Sài gòn, cho các vị đã từng du học Pháp, cho những vị đã từng làm luận án tiến sĩ Sử tại Pháp là: Nói đến sử là nói đến tài liệu. Không có tài liệu thì giỏi mấy cũng đành bó tay.

Chẳng hạn sử nước Pháp có bộ Journal de la France, de 1900 à nos jours, dưới sự điều khiển của Jacques Marseille, do nhà xuât bản Larousse in năm 2003. Nó giống như công việc của Đoàn Thêm làm. Nhưng do nhiều người viết và với rất nhiều hình ảnh đi kèm. Nhưng công việc này, tại sao chúng ta không làm được nếu biết tổ chức, tập họp người?

Bộ nữa cũng do nhà Larousse ấn hành nhan đề Mémoire de la France – Des origines à nos jours. Thật quý biết bao, lúc rảnh mang ra lật vài trang cũng thich.

Trong giai đoạn thuộc địa, tôi rất trân trọng bộ Dictionnaire de Bio-Bibliographie général, anciennne et moderne de L’Indochine Francaise, do một viên chức Pháp đã về hưu soạn. Ông A. Brébrion. Tên đầy đủ là Jean-Francois-Antoine Brébion, sinh tại Lyon năm 1857. Ông là một nhà báo sang Đông Dương tháng 10-1885. Năm 1912, ông nghỉ hưu với ngạch trật professeur principal de 1er classe. Sau 28 năm ở Việt Nam, ông thu tập tài liệu để viết ra bộ sách này.

Biết bao nhiêu tài liệu thu nhặt, biết bao nhiêu thời giờ công sức bỏ ra. Hầu như không thiếu tên tuổi bất cứ một ai từng sang Việt Nam… Không một tài liệu, một cuốn sách nào mà không được nhắc tới. Bộ sách này chỉ được xuất bản rất trễ, năm 1935, sau khi tác giả đã qua đời.

Tôi căn cứ vào bộ sách này để đi tìm tài liệu.

Tây nó làm được như vậy thì Mỹ chắc phải hơn như thế? Tôi chẳng nhiều tiền gì nên mua được một bộ sách cũ của Thư viện một trường Trung học thôi. Trường Episcopal High School, Alexandria, Virginia, thành lập năm 1839. Tôi để nguyên dấu hiệu của nhà trường làm kỷ niệm. Cuốn sách nhan đề Viet Nam war Bibliography, tác giả Christopher L. Sugnet và John T. Hickey do LexingtonBooks, Lexington, Mass., xuất bản năm 1983, sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Tôi chịu khó ngồi đếm có tất cả 3931 sách và tài liệu viết liên quan đến chiến tranh VN.

Trong đó tôi không ít ngạc nhiên có cuốn: “Những ngày buồn nôn” của Lý Chánh Trung, năm 1972. Và tập “Hoa Tình thương”, 1972, tại thành phố Montréal do Hội Những người Việt chống Cộng sản và Bạo lực phát hành.

Sau này, Nguyễn Kỳ Phong có biên soạn cuốn Từ Điển chiến tranh Việt Nam 1954-1975, nxb Tự Lực, 2009

Cái nhìn của người dân bị trị

Dân làm đường ở Trung Kỳ (1901). Nguồn: Collection Courtellemont

Dân làm đường ở Trung Kỳ (1901). Nguồn: Collection Courtellemont

Thật ra gọi cái nhìn của người bị trị như trên là không sát nghĩa lắm. Người dân bị trị bị đặt vào tình thế chính trị bị đẩy tới cái thế chân tường, không lối thoát, hay không biết cách tìm lối thoát, trở thành bị lệ thuộc. Làm sao có điều kiện tối hảo để có cơ hội nhìn ngược lại được?

Cắt nghĩa và lý giải về tâm trạng người bị trị thì như thể một sức ép đè trên người và tạo ra nhiều dạng thức tâm lý mà cái chính là mặc cảm (bị trị).

Cho nên, chữ thích hợp nhất trong trường hợp này là chữ phản ứng. Phản ứng của người dân khi bị đô hộ. Phản ứng là một thái độ đáp ứng lại một hoàn cảnh mà ta không làm chủ được nên thường là một phản ứng tiêu cực.

Trong tâm lý học, người ta giải thích tình trạng một người bị ngất đi là giải pháp tốt nhất để không phải đối đầu trực diện hoặc là gián tiếp phủ nhận cái thực tế trước mặt.

Chẳng hạn, người đàn bà có chồng có thể ngất đi khi nhìn thấy cảnh người chồng và tình địch đang âu yếm nhau.

Người đàn bà ấy ngất đi như muốn phủ nhận một thực tế phũ phàng.

Nhưng trong những hoàn cảnh không phải là một đe dọa, đưa đến cái chết thì có thể có nhiều chọn lựa khác. Người ta có thể né tránh đi; người ta đổ vấy cho hoàn cảnh; người ta dùng người khác thế chỗ để luôn luôn có lý do chinh đáng biện minh cho sự thất bại do sự ngu dốt của mình.

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline


09 Tháng Giêng 2015(Xem: 25316)
Giọng anh khàn và đục, anh không phải là ca sĩ nhà nghề, nhưng tiếng hát của anh diễn tả ngôn ngữ âm nhạc của chính anh viết ra có một sức thuyết phục kỳ diệu.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 28084)
những ngày vui hồn nhiên của một cô gái nhà quê lên tỉnh học. Ước gì được sống lại thời thanh xuân của tuổi học trò…Gần năm mươi năm rồi sao
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 28297)
Mong các bạn cũng như tôi vui trong mỗi ngày niềm vui tự tại. Chúc các bạn luôn đạt được mọi điều mơ ước trong năm mới.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 28514)
chúng ta đã đến với nhau bằng những chân tình, nói tiếng "chia tay" nghe hơi buồn buồn nhưng sao chúng mình lại cười vui thoải mái
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 31533)
Họp mặt truyền thống lần thứ chín, gần một trăm cựu học sinh Ngô Quyền khóa mười lăm chuyển về địa điểm mới, khách sạn Hòa Bình trên đường Công Lý năm xưa.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 24414)
Mình đã đi bên nhau không biết bao nhiêu lần trên con đường bóng mát ấy. Anh đã bỏ một ngày công tác nơi trại tạm cư. Trân đã nói dối ba má đến nhà một người bạn.
31 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23962)
Cái tiểu sử của Mười Tân được thêu dệt bằng nhiều câu chuyện kể hơn là bằng chữ viết. Mười Tân trong thời kỳ cao điểm của cuộc chiến Việt Nam ...
26 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16343)
Anh ơi ! Có phải đời em là bất hạnh triền miên ? Có phải những niềm vui chỉ lan nhẹ vào đời em rồi vội vã nhường chỗ cho những biến cố đau buồn. Dành cho bác ba của con một vành khăn tang.
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 26987)
Xin cám ơn đất nước Mỹ đã cho chúng tôi một cuộc sống an bình hạnh phúc như hôm nay. Cho chúng tôi hưởng được ngày lễ Giáng Sinh đầy ý nghĩa.
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 29492)
Đời ông nội tôi nhờ có vật thiêng cứu mạng, đến đời tôi cũng có phần có phước lớn như vậy. Năm đó tôi mua được một khối... đá, trên đó có một con cá hóa thạch lộ rất rõ, chỉ phần đầu bị che khuất chút xíu.
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 24312)
Anh ơi, em nghĩ chỉ có tình cảm mới giúp người ta thấy con đường người ta đi đúng là tươi đẹp, là đáng đi. Vượng đã thay đổi vì em. Thủy, rồi tới anh, nói với em như thế. Phải chi chính Vượng nói với em như thế ?
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 15280)
Nhị Hà có lần nói thẳng với mấy bạn trai, những học sinh của Saigon cũ, rằng cô rất ghét người Saigon, “giống dân bạc tình bạc nghĩa, chỉ biết chạy theo vật chất mà quên cái phần tinh túy là tâm hồn.”
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 36482)
Tôi lại nghĩ tôi thua xa những em bé ấy. Chúng coi trâu như bạn, chúng chơi đùa và coi giữ trâu như một niềm vui. Còn tôi, chỉ một năm giữ trâu thôi mà tôi coi là một móc ngoặc đời mình thì quả tôi còn thua một đứa con nít.
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 27447)
cảm tác theo bài viết "Nước Mắt" của Nguyễn Thị Thêm đăng trên Web Site Ngô Quyền ngày: 6 tháng 12, 2014 và thưởng thức tiếng hát Ngọc Lan qua "Giọt Nước Mắt Ngà", sáng tác của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23859)
Trân mong ước chuyện tình cảm giữa Thủy và anh An Trân có thật, và sẽ thành tựu vào một ngày không xa. Nhìn hạnh phúc của người khác để cảm thấy mình hạnh phúc. Đó là trường hợp của Trân chăng?
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21417)
Mùa Thu sắp tàn, hàng cây hai bên bờ con suối nhỏ, mới vài tháng trước đầy ắp lá xanh mượt mà Mời thưởng thức “Theo Lá Vàng bay ”, nhạc ngoại quốc qua hai tiếng hát trầm ấm và thật buồn, của Ngọc Lan & Kim Anh.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 30376)
Người thấy và cảm nhận được giọt nước mắt long lanh như những viên kim cương hay giọt sương lấp lánh là người mới thật sự đẹp, một người đáng trân trọng.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 38242)
Có một ngày trời không áng mây trôi, mưa dầm dề. Tôi nghe tiếng thời gian thở dài. Không dưng nỗi nhớ tròng trành, nên lòng trĩu nặng. Mưa dầm... Ngõ nhớ. Có bóng ai thấp thoáng trong màn mưa.
03 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23062)
Nhỏ bạn của Trân ơi ! Nhỏ có nhớ lời thầy Bằng tâm sự với mình hôm nào không ? Đời giả trá, lừa đảo khôn lường. Mình non tay, kém kinh nghiệm, trước sau gì mà chẳng có lần vấp ngã.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 31253)
Trời chiều Cali đã bắt đầu đi ngủ sớm, màn đêm với khí trời lành lạnh như báo trước sự chuẩn bị cho những ngày lễ cuối năm. Dù trời lạnh nhưng chúng tôi lại cảm thấy luôn ấm lòng với những tiếng cười ròn rã những tiếng nói rất thật và thân tình.