Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Một cái nhìn từ bên ngoài của người Tây phương và người Việt về nước Tầu (1b - phần 1)

18 Tháng Ba 20164:10 CH(Xem: 16582)
GS. Nguyễn Văn Lục - Một cái nhìn từ bên ngoài của người Tây phương và người Việt về nước Tầu (1b - phần 1)

Một cái nhìn từ bên ngoài của người Tây phương và người Việt về nước Tầu (1b - phần 1)


fantasy-warriorCuốn “Đứng vững Ngàn năm” vẫn chỉ là một loại historiographic fantasy, một thứ tín điều, một loại bài của ban tuyên giáo dùng để tuyên truyền kích động hơn là một biên khảo lịch sử nghiêm túc.

Về Địa Lý

Bả đồ Trung Hoa. Britannica Online for Kids. Web. 8 Feb. 2016.


Bản đồ Trung Hoa. Britannica Online for trẻ em. Web. 8 Feb. 2016. <http://kids.britannica.com/elementary/art–65018>

Nước Tầu là một nước rộng lớn đến gần 10 triệu cây số vuông; từ Bắc xuống Nam dài 4000 km, từ Tây sang Đông rộng 5000 km, có đường biên giới giáp 14 quốc gia và lãnh thổ; Đông Bắc giáp Triều Tiên, Liên bang Nga; Bắc giáp Mông Cổ, Tây Bắc giáp Kazakhstan; Tây giáp Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ; Nam giáp Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam.

Các miền địa lý ấy lại trải dài đa dạng, từ đồng bằng duyên hải đến vùng núi cao hiểm trở và sa mạc mênh mông. Nơi có tuyêt phủ. Có những nơi có nhiều mỏ. Nơi có đất đai phì nhiêu với nhiều thổ sản. Nơi có những con sông mà hàng năm trước đây đã gây ra những trận lụt lội làm chết hàng triệu người. 1931 trận lụt sông Hoàng Hà thường được coi là một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất từng thấy, và gần như chắc chắn là lớn nhất của thế kỷ 20, nếu không kể đại dịch và nạn đói, từ 3,7 đến 4 triệu người thiệt mạng theo nuồn của phương Tây.

Bản đồ địa thế Trung Hoa. Nguồn:

Bản đồ địa thế Trung Hoa. Nguồn: OntheNet


Về địa lý thì nước Tầu là một láng giềng gần gũi với Việt Nam ở phương Bắc. Sự sát cạnh một nước lớn hơn – giầu mạnh hơn – đôi khi là một mối đe dọa và một nỗi bất hạnh. Vì thế lịch sử đôi bên đã để lại là lịch sử của một cuộc đấu tranh sống còn và hệ quả của nó là một ngàn năm Bắc thuộc kể từ trước công nguyên cho đến thế kỷ thứ 10 và có thể chia làm bốn thời kỳ.

Muốn hiểu rõ hơn về mối liên hệ này thì cần tìm hiểu đường lối chính sách của người Tầu đối với các nước láng giềng như thế nào?

Theo phân tách dựa trên căn bản địa lý, chính sách đối ngoại của người Tầu có thể tóm tắt nó tùy thuộc vào hai khu vực, hai vùng địa lý khác biệt:

Đối với láng giềng phương Bắc

Liên Bang Xô Viết cũ là nước lớn giáp ranh phía Đông Bắc và Tây Bắc nước Tầu. Khủng hoảng vùng biên giới ở cả hai phía Đông Tây năm 1969 là đỉnh điểm của rạn nứt giữa hai nước lớn trong khối cộng sản.

Theo sử  liệu Trung Hoa quan hệ giữ người Hán và người Hung Nô – giống dân sinh sống ở khu vực thuộc Mông Cổ này nay, rất phức tạp, có nhiều cuộc xung đột quân sự, và cũng có trao đổi cống phẩm và thương mại, cũng như các thỏa ước về hôn nhân(28). Phía Đông Bắc – với Mãn Châu, dù dân số ít cũng có lúc làm chủ toàn bộ ngước Tàu. Xứ Triều Tiên không phải là nơi dễ ra vào, mặc dầu văn hóa, chữ viết của Tầu ảnh hưởng sâu đậm ở đây và ngay cả ở quần đảo Nhật Bản. Nước Tầu không dễ dàng có cơ hội và tham vọng nào ở phía Bắc được!

Bởi vì con đường từ phương Bắc đến Bắc Kinh không xa xôi gì so với con đường từ Bắc Kinh xuôi xuống phia Nam. Cho nên, chính sách của triều đình Trung Hoa là áp dụng chính sách ngăn chặn, be bờ với Vạn Lý Trường Thành. Đây là rào cản giữ nhà chẳng khác gì rào dậu giữ cho kẻ trộm không vào nhà ta được.

Vạn lý trường thành được liên tục xây dựngbằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Hoan khỏi bị những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện nay thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Vạn Lý Trường Thành hiện nay xây dưới thời nhà Minh, thế kỷ XVII. Một nghiên cứu sơ bộ công bố hồi năm 2009 ước tính công trình có chiều dài 8.850 km (3.948 dặm Anh).

Vạn lý Trường thành. Nguồn: pricesscruise.se

Vạn lý Trường thành. Nguồn: pricesscruise.se


Theo số liệu mới được công bố, Vạn Lý Trường Thành dài 21.196 km, chiều dài này được đưa ra dựa trên một cuộc khảo sát mới nhất. Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ (“đất Trung Quốc gốc”) và Mãn Châu đến Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.(29)

Chế độ phòng ngự thời bấy giờ tuy nhiên còn thô thiển, đơn giản, lấy thành trì làm nơi an toàn.

Chính sách be bờ không phải lúc nào cũng tỏ ra hữu hiệu. Vó ngựa Hốt Tất Liệt nào có coi ra gì cái bức tường thành ấy. Mông Cổ đã chiếm trọn vẹn nước Tầu, xâm lược toàn vùng mà diện tích đất Tầu lúc ấy đã nhân rộng lên ba lần. Từ 10 triệu cấy số vuông lên đến hơn 30 triệu cây số vuông.

Vì thế, kinh nghiệm của sự xâm nhập của dân Hung nô, của người Mãn Châu và nhất là của Mông Cổ là những bài học khó có thể nào quên được. Nhiều thế kỷ và nhiều triều đại sau này đã củng cố thêm Vạn lý trường thành là vì vậy.

Đối với các láng giềng phương Nam

Các nước ở phương nam quá xa xôi với vùng trung tâm nước Tầu là Bắc Kinh. Điểm dừng chót từ phía Bắc nước Tầu xuôi xuống phía Nam thì bị chặn lại là ở Ải Nam Quan. Địa lý thiên nhiên phía Nam Trung Hoa đồng bằng thì ít mà lại bỏ hoang nhiều vì giặc giã, lại có nhiều đồi núi, rừng rậm. Việc di chuyển không dễ dàng gì. Tây Tạng ở phía Tây như mái nhà của nhân loại, sừng sững và uy nghiêm huyền bí. Triều đình Trung Hoa không có lo ngại bị xâm chiếm mà ngược lại là Thiên Triều muốn thể hiện sức mạnh bành trướng bắng chinh sách chinh phục và sát nhập.

Nấp sau Tây Tạng – khu vực có cao độ lớn nhất trên trái đất, trung bình là 3000 mét – là Ấn Độ, Népal, Pakistan.

Vì thế, Tây Tạng và Việt Nam trở thành đối tượng cho sức mạnh xâm lược diễn ra trong nhiều thế kỷ, nhiều triều đại tiếp nối nhau.

Như vậy, về phía Nam, dựa trên địa lý như thế, người Tầu áp dụng chính sách chinh phục và đồng hóa.

Hễ có cơ hội là họ không tha – với sự dòm ngó vào các nước biên ải như một miếng mồi ngon. Vì thế, Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của chính sách bành trướng này.

Cái viễn ảnh bành trướng xuống phía Nam là một sự thôi thúc và ám ánh là điều không tránh khỏi và nó còn tỏ ra rõ ràng trong giai đoạn hiện nay.

Nó là cửa ngõ di ra biển.

Hiểu cái vùng địa lý như thế và hiểu cái tham vọng bành trướng xuống phía Nam là của ngõ giao thông ra biển cho thấy tham vọng của người Tầu là có cơ bản.

Nhưng Việt Nam có cái may mắn là từ Vân Nam trở xuống là vùng núi non hiểm trở bên cạnh những cánh rừng bát ngát. Việc di chuyển bằng đường thủy hầu như không thể thực hiện được ngoài con đường thủy đi vòng xuống đến sông Bạch Đằng. Ở đây, ta chỉ cần một đội thủy quân tinh nhuệ, với thế sông núi như điểm tựa luôn luôn tạo được những chiến thắng bất ngờ nhất.

Và mỗi lần thất bại lại là một bài học cho kẻ xâm lược.

Đường bộ thì núi non hiểm trở nhờ đó tránh được những cánh quân xâm nhập từ phia Bắc. Người ngựa không thể dễ dàng vượt qua núi đèo, thác ghềnh, rừng thiêng nước độc, bệnh thời khí.

Khách quan mà nói, thiên nhiên như là đội quân thứ hai, như ông Trời giúp Việt Nam trụ lại được.

Có thể nói, núi non và rừng rậm chẳng khác gì một thứ Vạn Lý Trường Thành thiên nhiên ngăn chặn những cuộc xâm nhập vào Việt Nam từ phia Bắc.

Không có bức tường thiên nhiên này thì số phận biên giới miền Bắc cũng chẳng khác gì số phận dành cho các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây mà thôi.
(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline


22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1890)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,
19 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1681)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
17 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5378)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5650)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1909)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 4943)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3685)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2283)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2229)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
23 Tháng Mười 2023(Xem: 2549)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
21 Tháng Mười 2023(Xem: 2567)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 2546)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 2565)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2801)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3048)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2914)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2735)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2842)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2750)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 2850)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?