Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXIX)

27 Tháng Hai 20159:28 SA(Xem: 19621)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXIX)
BUI VA RAC-nxh-2-large
Kỳ XXXIX

Tôi thấy tôi đang ngồi trước mặt cô học trò công an tên Nhị Hà điền lời khai sau những câu hỏi.


Cha tên Trần Văn Lâm, sanh năm 1910 chết năm 1968. Mẹ tên Hoàng Thị Cúc, sanh năm 1920 chết năm 1972.


Sau khi đọc lướt qua, Nhị Hà hỏi:


“Lý do chết?”


“Bệnh.” Tôi không hiểu tại sao cô công an này quan tâm đến điều đó. Tôi nhìn vào mắt cô.


“Sáu Tám là Tết Mậu Thân. Còn Bảy Hai là mùa hè đỏ lửa. Thầy không hiểu sao?”


“Tôi hiểu, tôi hiểu.”


Tôi hiểu và tôi giật mình. Cái chết dính vào một biến cố thời sự cũng là một vấn đề. Tại sao chết vào năm Mậu Thân là năm mà Hà Nội gọi là Tổng tấn công và Nổi dậy? Tại sao không chết vào một năm trước đó hay một năm sau đó? Đằng nào cũng chết. Nhưng sao hai người chết đúng vào hai thời điểm dễ gây thắc mắc.


“Em hỏi vậy thôi. Để ghi cho đầy chỗ trống. Thầy đừng ngại!” Cô học trò công an Nhị Hà an ủi.


Rồi tôi lại thấy Quỳnh đang ôm con đi dọc bãi biển theo một đoàn người già trẻ lớn bé trong một đêm không trăng. Những bóng đen di chuyển trong nỗi hăm hở đầy lo âu. Những bước chân cương quyết. Những bước chân ngập ngừng. Sự lạnh tanh của những đôi mắt ngó về phía trước. Những giọt lệ ấm lăn trên gò má của những con người thỉnh thoảng quay đầu về phía sau. Như những con ngựa ngậm tăm lặng lẽ bước, cả đám người dắt díu nhau leo lên những chiếc ghe nhỏ, những “tắc xi” như các người tổ chức vượt biên hay nói. Và “con cá lớn” đang bỏ neo ở ngoài xa chớp đèn theo như qui ước để đón những người hành khách kỳ quái nhất trên thế giới. Tôi thấy Quỳnh ôm chặt con, bước đi thất thểu. Và tôi đã đến kịp lúc. Dưới một bầu trời đêm lạnh buốt, trên một bãi biển phập phồng chúng tôi ôm siết lấy nhau, đứa con ở giữa chúng tôi chia cái hơi ấm của một gia đình nhỏ bé trong một thời đại nghi hoặc nhất của con người.


Và bất chợt ngay lúc đó những tiếng hô “đứng lại!” vang lên, những tiếng nổ chát chúa từ tứ phía chụm vào đoàn người đang bắt đầu bước xuống lội bì bõm trong nước biển.


Tiếng súng nổ lớn quá làm tôi giật mình. Người tài xế đạp thắng. Xe còn trớn kéo lết bốn bánh trên mặt đường. Tôi ngó ra cửa xe. Công an đứng ngay trước đầu xe từ bao giờ.


“Mời tất cả hành khách xuống! Kiểm tra!”


“Chết rồi!” Tôi nghe tiếng người đàn ông ngồi bên cạnh thở dài. Vẫn cặp kính đen trên mắt, vẫn cái mũ nồi chụp trên đầu, ông đứng dậy nối theo những người khách bước xuống cửa sau. Người đàn bà ngồi bên cạnh kéo cái bị dưới gầm ghế ra định xách theo, nhưng nghĩ sao lại nhét trở xuống. Bà lão tóc trắng đi trước, người đàn bà cùng dãy ghế tôi bước theo. Và tôi theo chân người đàn ông đeo kính đen.


Tôi nhận ra không phải chỉ có một chiếc xe bị chận. Nhiều xe khác đang đậu bên kia đường. Nhiều hành khách đang xếp hàng trước trạm công an.


“Đồng bào xếp hàng trật tự. Cầm sẵn sàng giấy đi đường và thẻ chứng minh nhân dân!” Một tên công an mang súng ngắn đứng ngay ở cửa xe nhắc.


Tôi cho tay vào túi tìm tờ giấy đi đường và thẻ chứng minh nhân dân. Giấy đi đường giả mang tên tôi được viết bằng một dòng chữ rất Hà Nội, nghĩa là những chữ viết hoa G, T, H và các chữ n, m, g không giống kiểu chữ dân Saigon chút nào. Nó giả một cách rất thật, bởi vì nó do một cán bộ tổ chức bán ra.


Khi tất cả mọi người xuống xe, hai công an leo lên sục sạo hàng hóa và hành lý. Người đàn bà đứng cạnh tôi nhấp nha nhấp nhỏm, lúc tiến lên, lúc quay đầu lại. Cái túi xách của bà đang làm bà bối rối. Người đàn ông đeo kính đen lui ra sau, cái mũ nồi rách chụp xuống tận mắt. Bà cụ tóc trắng nhai trầu bỏm bẻm. Vừa đi vừa lầm bầm trong miệng. Người tài xế và người “lơ” xe đứng lại nói chuyện với người công an đang soát xe. Hai bên có vẻ ăn ý. Tôi thấy họ cười nói vui vẻ.


Khi tôi trình giấy tờ đi đường ở trạm gác dã chiến, chiếc xe đò đã lăn bánh qua phía bên kia rào cản, dừng lại chờ khách. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi người công an trả lại giấy tờ và phất tay cho tôi đi.


Khách lục tục kéo lên đầy xe. Người đàn ông đeo kính không biết đi ngả nào đã ngồi vào chỗ trước. Tôi thấy tỉnh người hẳn khi người đàn ông mời tôi điếu Phù Đổng. Thuốc vấn rời rạc, những sợi màu vàng rớt trên đùi tôi, gẫy vụn, nhưng mùi thuốc thơm dễ chịu.


Sắp vào thành phố. Xe bắt đầu xuống đám khách con buôn. Hàng bỏ xuống lề cỏ. Chỗ ngồi dễ thở. Xe chạy nhẹ.


Đêm ở nghĩa địa. Tôi ngồi với người thanh niên tên Long, con trai bà Sáu Mượn trong một ngôi nhà mồ. Ngôi nhà, không đúng. Nó giống như một cái miếu thờ.

Xung quanh là tường gạch cỏ hoang mọc tràn lối đi. Bên trong, ngay giữa nhà là một cái mồ xây cao đến ngực và phẳng như mặt bàn, tráng xi măng láng. Một cái hốc đứng để bài vị và những cọng nhang cắm trên một bình bằng sành đựng cát. Từ cái ô của những viên gạch lỗ tôi nhìn ra con đường mòn hẹp đi ngoằn ngoèo xuống những lùm cây đã lẫn vào bóng đêm.


Gió biển lạnh thổi vào cùng với hơi lạnh của nhà mồ làm tôi rùng mình. Long cởi chiếc áo choàng nhà binh cũ quàng lên vai tôi:


“Lạnh hả?” Long nói thầm vào tai tôi. “Tôi không biết chị Quỳnh đi theo đám nào. Hôm qua có một chuyến đi trót lọt. Chuyến này do một người quen của má tôi tổ chức. Khách được ém ở nhiều chỗ trong thành phố, buổi chiều họ đi chơi bằng xe lam ba bánh, do người của tổ chức làm tài xế, chừng tối xuống thì tập trung hết ở đây. Bãi đáp là bên kia đường. Mình cứ chờ đây. Anh đừng nói gì. Chừng nào có chị Quỳnh và cháu, anh cho tôi biết, tôi liệu. May ra...”, ngừng một phút, Long tiếp, “nếu chị và cháu chưa đi.”


Long là con út bà Sáu Mượn. Trước Bảy Lăm anh là lính địa phương quân. Lính trơn nên chỉ học tập có ba ngày. Người anh rể của Long là trung tá, sau ba mươi
Tháng Tư bị bắt đi học tập cải tạo tận ngoài Bắc. Người vợ ở nhà chạy xuôi chạy ngược lo cho chồng ra, gặp cửa nào cũng gõ, gặp người có họ hàng xa nào tập kết về cũng lạy lục năn nỉ xin được cấp tờ giấy gia đình có liên hệ với cách mạng để chồng được sớm trả tự do. Nhưng tiền của thì cứ mất dần mà những khuôn mặt cán bộ họ hàng thì cứ tiếp tục cười vui một cách nhăn nhở, không hiệu quả. Đồ đạc, của cải cho thì cứ nhận, nhưng chẳng những không giúp được gì mà còn nói: “Để anh ấy học tập tốt rồi ra. Cách mạng lúc nào cũng khoan hồng với những người biết ăn năn hối cải.” Và cứ thế mà chị ngày càng xác xơ từ sợi tóc đến đầu ngón chân. Sau cùng thuê được một chỗ bán bánh xèo ngoài chợ. Long thì làm rẫy, mỗi tuần chỉ về nhà một lần. Làm rẫy gì, ở đâu, sao mỗi tuần về nhà một lần, có lẽ anh rành về việc đưa người vượt biên. Còn bà Sáu Mượn? Khi gặp bà tôi mới thấy trí tưởng tượng của tôi trật chìa đến là chừng nào. Bà gầy nhom, người nhỏ thó, lớn tuổi mà tóc còn đen huyền. Tôi nhìn thấy bà ăn mía mà phát sợ. Bà tước mía bằng răng, và nhai mía như một thiếu nữ mới lớn. Ngôi nhà bà nằm sát bờ sông trang trí đâu thua gì một ngôi biệt thự ở Saigon. Sau Bảy lăm, một ngôi nhà kiểu này còn tồn tại thật là một điều khó tưởng tượng. Bà Sáu Mượn nghe tôi nói đến ông bà Ngô là vui ngay. Tối hôm tôi đến, Long về nhà. Bà cho tôi biết Long sẽ giúp tôi tìm Quỳnh.


“Cậu đừng lo, ở đây có mấy người tổ chức vượt biên tôi biết hết. Trước sau gì cũng có tin mà!”


Gầy ốm như bà Sáu Mượn, nhưng cao như một cây tre miễu, Long có khuôn mặt lúc nào cũng như một người đang cười. Trước khi đến chỗ trú này, Long kéo tôi ra quán cà phê. Chúng tôi nhâm nhi chờ một người bạn của Long. Gần một tiếng đồng hồ sau, ông ta đến. Không uống cà phê, ông ta kéo chúng tôi đi ngay. Ba người trên một chiếc xe Honda, chúng tôi đi một quãng khá xa. Đường vắng, hai bên không nhà cửa, gió biển thổi lạnh thốc. Tôi ngồi giữa, Long ngồi sau ôm choàng cả tôi lẫn người lái. Bỏ chúng tôi ở đầu con dốc tẻ vào con đường mòn của nghĩa địa, người bạn của Long quay về thành phố. Suốt dọc đường ông ta không nói một tiếng nào.


Trong bóng tối, con đường mòn lờ mờ bị khuất vào các lùm cây nhỏ. Long như một người từng sống ở đây lâu năm. “Coi chừng cái hố này! Bụi gai nghe, quẹo trái theo tôi... Nè, thấy mấy cái đốm sáng kia không? Mả mới chôn hồi chiều đó. Đám ma giả! Tối nay có chuyến!...”


Long gần như kéo tôi đi. Chính trong cái ngôi nhà mồ này, chúng tôi chờ đám người vượt biên đến.


“Nếu không có Quỳnh và đứa bé thì sao? Nếu Quỳnh đã đi rồi, tôi sẽ phải làm sao đây?”


“Anh đừng lo. Tại anh gấp quá, chớ để mai tôi chạy hỏi mấy nơi là biết chắc chị và cháu đã đi hay còn ở đâu?”


“Nếu chút nữa có vợ con tôi đi, anh Long có bảo đảm cho tôi đi cùng chuyến được không?”


“Anh yên tâm, dì Ngô là bạn thân của má tôi, hai ba chỗ thì không được, chớ một mình anh, tôi bảo đảm.”


(Còn tiếp)

15 Tháng Hai 2013(Xem: 81770)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
14 Tháng Hai 2013(Xem: 87534)
Nhạc: Đào Lê Văn - Ca sĩ: Tâm Thư - Văn Dương thực hiện Youtube
08 Tháng Hai 2013(Xem: 92605)
Mời thưởng thức hai bức tranh Mùa Xuân của Hạnh Phạm
07 Tháng Hai 2013(Xem: 76549)
Tôi biết nói gì đây để cảm ơn H cho thiên đường hạnh phúc bất chợt và tràn đầy này. Tôi mong rằng nó sẽ bền vững mãi cho đến suốt cuộc đời.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 103614)
Một năm nữa sắp qua, thêm một mùa Xuân tha hương. Lại thêm một tuổi…“Xuân bất tái lai”–
04 Tháng Hai 2013(Xem: 92592)
Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Tâm Thư - Thực hiện youtube: Bảo Phạm
01 Tháng Hai 2013(Xem: 78116)
Nhà tôi lúc đó ở gần chợ, nên tôi nhớ như in, tôi ngửi rất rõ mùi Tết vào những ngày cuối năm.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 138827)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 153514)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 96164)
Xin gửi mấy chậu thủy tiên của mùa xuân Quý Tỵ. Mời đại gia đình NQ cùng đón nàng tiên áo trắng. Thân chúc tất cả một mùa xuân vui tươi, đầm ấm, và đoàn tụ.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 91040)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Cao Ngọc Dung – Ca sĩ Quốc An
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 65266)
Nỗi nhớ lại càng thêm da diết trong những buổi chiều cuối năm như thế này! Tôi nhớ đến se sắt đến ngỡ ngàng, khi chợt nhận ra rằng, nỗi nhớ của người xa quê nó đằm sâu dai dẳng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 77964)
Ông ngã người xuống giường, nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường . Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 95425)
Hôm nay, cùng nhau đón mùa Xuân thứ 38 trong không khí lành lạnh của mùa Đông xứ người. Nhớ về kỷ niệm đẹp của những ngày xuân khi xưa mà tiếc nuối.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 91142)
Lần đầu tiên e-mail gửi tôi, anh Thanh Huyền thú nhận: “Anh có thói quen xấu là hay khóc!...” Xấu hay tốt gì, tùy quan niệm sống của từng người.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 87991)
Với tư cách ngừơi cha Tôi xin cám ơn tất cả những người đến dự hai ngày tang lễ Christine và luôn cả mọi thăm hỏi chia buồn qua internet của nhiều người khác.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 102771)
Thôi, em đi, bình yên về bên kia cõi phúc. Hình ảnh hiền hòa dễ thương với nụ cười phúc hậu sống mãi trong lòng của những người thân trong gia đình.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 74503)
Đâu đó trong những góc phố, trong những con đường này, linh hồn của Biên Hòa không hề thay đổi, vì tấm lòng của những ...
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 83408)
Còn có một tuần nữa là Tết mình rồi đó. Ở bên đó hẳn là nhộn nhịp, rộn ràng có không khí Tết hơn bên em nhiều. Nhưng cũng dễ thôi, chỉ cần mở mấy bản nhạc Xuân
13 Tháng Giêng 2013(Xem: 82375)
cái đẹp của chị ở đây không chỉ là nhan sắc, nhưng còn là những lời răn dạy ngọt ngào với khuôn mặt phúc hậu trước đám trẻ thơ