Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thái Hải - CON DỐC CỔNG TRƯỜNG (KỲ VII)

26 Tháng Mười Hai 20148:08 SA(Xem: 15935)
Nguyễn Thái Hải - CON DỐC CỔNG TRƯỜNG (KỲ VII)
1609717_318568511646445_337833020663465982_n
(Nguồn: Tủ sách Tuổi Hoa - 1975)

KỲ VII


Chương 4
Chị giúp việc nhà thầy Bằng đứng tần ngần trước cổng. Tiếng xe cộ, tiếng còi, tiếng máy cưa phía quốc lộ vang vang vào tận khu xóm. Em buông bút, chạy vội ra. Chị giúp việc lộ hẳn vẻ mừng rỡ :
- May quá, có cô ở nhà.
- Chuyện gì đó chị ?
- Thầy đau nặng lắm, sợ không qua khỏi. Thầy có nhờ tôi trao cho cô thơ này và bảo tôi đợi cô trả lời ngay.
Em hồi hộp mở lá thư không dán ra. Thầy Bằng viết vỏn vẹn mấy chữ : “Thầy cần gặp con gấp, chuyện hệ trọng”. Em nói với chị giúp việc :
- Chị đợi tôi chút xíu, tôi vào xin phép rồi đi ngay.
Má không khó khăn lắm khi em xin đến nhà thầy Bằng. Em bước nhanh vì nôn nóng muốn biết chuyện gì mà thầy Bằng nói là hệ trọng. Bệnh tình của thầy nguy ngập, thầy muốn nhắn nhủ gì đó thì phải. Chiếc xe lam chạy có lẽ nhanh mà em vẫn cảm thấy chậm. Cửa mở, chị giúp việc chỉ đẩy mạnh. Một mình em vào phòng thầy Bằng. Thật bất ngờ, có mặt anh nơi đó.
- Tao mới về tới tức thì.
Giọng thầy yếu ớt :
- Con đến đúng lúc lắm, Trân ạ.
Em hồi hộp hỏi :
- Thưa thầy, thầy nhắn con có chuyện hệ trọng.
Anh nói :
- Thầy cũng nhắn với con như thế. Em con đã đến, xin thầy cho chúng con cùng biết.
Thầy Bằng chống tay gượng ngồi dậy, lấy trong bóp ra một tấm hình mà nhìn phía sau, con biết là đã cũ. Thầy nói :
- Trân. Con hãy gọi thầy là bác. Bác ba của con.
- Thưa thầy, con không hiểu.
- Gia đình có ba anh em, người anh cả đã hy sinh trong một trận đánh, người thứ nhì là… bác, người con gái út là… má con. Má của Trân…
Mắt em nhoà lệ khi thầy Bằng đưa ra tấm hình một người thiếu phụ có lẽ chụp hồi trên hai mươi. Người thầy già bấy lâu vẫn hằng lưu tâm đến em, kể bằng một giọng chậm rãi :
- Má con gặp ba con khi bác còn dạy ở Bình Dương. Sinh con ra thì câu chuyện gặp trở ngại. Má con phải ẵm con về Bình Dương cầu cứu bác. Bác khuyên nên tìm cách dàn xếp cho êm thắm thì hơn. Ít lâu sau, má con trở lại có một mình, cho bác biết rằng con đã được ba con nhận nuôi. Bác muốn làm lớn chuyện, nhưng dằn được, đành nín thinh. Má con buôn bán tảo tần, sống đùm bọc với bác. Bác đổi về Biên Hoà dạy, má con không dám đi theo, nhất quyết ở lại Bình Dương. Cách đây năm năm, má con mắc cơn bạo bệnh qua đời…
Anh An ơi ! Má em. Người mẹ ruột mà em hằng mong gặp mặt bấy lâu nay đã chết, đã xa em vĩnh viễn. Người bác ruột, ông thầy già, đến giờ phút nguy ngập của cuộc đời mới thố lộ đầu đuôi câu chuyện, mới dám nhận cháu. Thương cho bác ba của con. Tội cho má con và buồn biết mấy cho con. Má ơi ! Dòng lệ này, con khóc má bỏ đi hay khóc mừng biết được tung tích má, biết được hình dáng má ?
- Chắc bác không qua khỏi cơn bệnh. Bác đã viết giấy trao lại tất cả những gì bác có cho cháu. Gia tộc ta không còn ai, ngoại trừ cháu là người thân duy nhất của bác. Cháu hãy chít cho bác một vành khăn tang để bác được vui…
Anh em mình đã ngồi với thầy Bằng ngày trước, bác ruột em hiện tại, đến nửa đêm hôm đó thì bác em ra đi. Anh ơi ! Có phải đời em là bất hạnh triền miên ? Có phải những niềm vui chỉ lan nhẹ vào đời em rồi vội vã nhường chỗ cho những biến cố đau buồn. Dành cho bác ba của con một vành khăn tang. Bác ba yêu của con bất hạnh, xin bác ba phù hộ cho con, xin bác ba cho con can đảm để sống, để phấn đấu.

Phần Thứ Tư

Vượng của Trân
 
Chương 1

Trân có quyền gọi Vượng là của Trân chứ ? Anh ! Căn nhà trên đường Trịnh Hoài Đức và gần một trăm ngàn sau khi đã lo ma chay cho người bác, sau cùng, là vốn liếng của Trân. Nhờ sự tranh đấu của anh An, Trân được ba má cho ra ở nhà bác với hai đứa em. Rồi một tháng sau, thêm hai đứa nữa. Dù vẫn còn thuộc quyền ba má, nhưng trên một khía cạnh nào đó, xem như Trân đã được tự do. Trân quyết định bỏ học sau khi hỏi ý kiến của nhiều người. Với số vốn trong tay, Trân thuê đóng một ít bàn ghế học sinh. Trân muốn tiếp nối cái nghiệp dạy học của bác. Trân muốn làm một cô giáo, để tự lập, để giúp đỡ gia đình, nhất là lấy cho được tình thương của má anh An, người không sinh nhưng có công dưỡng dục, theo lời trăn trối của bác Trân.
Thầy Hiệu trưởng thương, xin cho cái giấy phép dễ dàng. Người chủ tiệm mộc là ba của một người bạn cùng lớp thông cảm, lấy giá rẻ. Anh của một người bạn khác vẽ dùm tấm bảng “Lớp mẫu giáo Huyền Trân” chỉ lấy tiền khung, thiếc. Lối xóm giúp đỡ, giới thiệu được gần ba mươi học trò. Trân khởi nghiệp từ đó.
Nhưng Vượng của Trân. Anh đã đến với Trân vào một buổi tối thật bất ngờ. Anh xuất hiện như một lạ lùng khôn tả. Mấy đứa em Trân kêu rối lên : “Anh Vượng tới, anh Vượng tới”. Con Hồng đòi quà, thằng Chí bá cổ. Anh ngồi trên bàn của học trò Trân, những cái bàn chỉ vừa cao bằng cái ghế bình thường, đen đủi, gầy nhưng ánh mắt cương nghị. Trân rót nước mời và hỏi :
- Anh ở trại tạm cư mới về ?
Anh gật đầu. Uống một ngụm nước rồi mới đáp :
- Chúng tôi đã dời đoàn công tác về An Lợi. Cô nhi viện Long Thành cũ.
- Vậy mà Trân không nghe anh An nói gì cả.
- An chưa biết chuyện này. Sáng nay, nó còn trở lại Bình Dương. Không gặp ai, hỏi thăm, tất nó hiểu.
- Anh ghé lại Biên Hoà chắc có việc ?
- Tôi về bỏ giặt mấy bộ quần áo. Cũng vì nghe tin Trân đã bỏ học. Hơn tháng nay rồi, An không cho tôi biết gì về Trân cả, sau đám tang thầy Bằng.
- Phải, Trân đã nghỉ học và hiện đang là cô giáo. Anh mừng cho Trân chứ ?
Anh đã ngửa mặt lên, lắc đầu. Khá lâu, anh mới nói :
- Tôi không muốn Trân bỏ học chút nào.
- Tại sao ?
- Không hiểu tại sao nữa !
Trân nói nhỏ : “Anh đâu có quyền muốn hay không muốn”. Anh gật đầu :
- Xin lỗi Trân, đáng lẽ tôi phải nói là tôi mong rằng Trân không bỏ học…
- Nhiều khi, miếng ăn quan trọng hơn sự học, anh ạ.
- Miếng ăn của Trân chưa cần.
- Nhưng Trân muốn giúp đỡ gia đình và có chút tự do. Tự do quan trọng hơn miếng ăn…
- Còn gì nữa không ? Tôi nghĩ có một thứ quan trọng hơn mọi thứ…
- Anh cho Trân biết.
Anh bỗng cười :
- Chúng ta đang tranh luận chăng ?
- Nếu anh muốn nghĩ là thế.
- Tôi muốn Trân xác định rõ. Vì tôi chỉ trả lời câu hỏi vừa rồi nếu đây là một cuộc tranh luận, tôi ở một tư thế ngang hàng Trân.
- Vâng, thì chúng ta đang tranh luận.
- Quan trọng hơn tất cả là tình yêu.
Anh Vượng ! Đó có phải là một lời tỏ tình chính thức ? Đẹp mà che giấu được ngại ngùng.
- Trân thấy anh hơi chủ quan. Nếu là anh An, quan trọng hơn tất cả sẽ là lý tưởng.
- Lý tưởng không tình cảm là một thứ lý tưởng chết. Trân nghĩ rằng An không nghĩ đến tình yêu bao giờ sao ? Tôi không tin như thế.
- Chúng ta đang tranh luận hay đang bàn về cá nhân anh An ?
- Xin lỗi Trân. Tôi muốn nói rằng đời sống tình cảm rất quan trọng. Nó ảnh hưởng tất cả, từ sự tự do, lý tưởng đến miếng ăn thường nhật… Nó có thể thay đổi thật nhiều việc…
- Thí dụ ?
- Thí dụ… vì yêu, người ta có thể thay đổi theo người yêu.
Trân đã cười, nửa đùa nửa thực với anh :
- Giả sử anh là người yêu của Trân, Anh bắt Trân phải thay đổi hiện tại thế nào ?
- Không thay đổi mà là cố gắng thêm. Tự học để dự kỳ thi tú tài cuối năm. Tôi nghĩ, điều đó không khó lắm.
Nói xong, anh vội cải chính ngay :
- Tôi vừa nói với tư cách một người bạn. Xin Trân hiểu…
Anh từ An Lợi về Biên Hoà, tới căn nhà bé nhỏ của Trân trên con đường Trịnh Hoài Đức chỉ để nói với Trân chừng đó. Ít ỏi quá. Nhưng đầy đủ quá. Xưa nay, người ta có nhiều cách tỏ tình. Có người nói thẳng. Có người mượn những dòng chữ. Có người gởi tặng người mình thầm yêu tấm gương với hàng chữ “chân dung của người tôi yêu”. Trân thương sự tỏ tình uy quyền của anh, như nhớ mãi những gì mình đã nói với nhau – trong tư thế hai người bạn tranh luận – hôm ấy. Tiễn anh ra về, Trân hứa : “Trân sẽ làm theo ý mong của anh”. Anh nhìn Trân trìu mến, thật lâu, trong bóng đêm.
Tình yêu chúng mình từ đó. Vượng ơi. Anh An là an ủi đời Trân nhưng anh còn là an ủi lớn lao hơn. Chúng mình mới chỉ nói với nhau trong phạm vi tình bạn, nhưng cùng ngầm hiểu là tình yêu. Hãy tiếp tục như thế Vượng nhé. Hãy tiếp tục với nhau, và nuôi tình yêu ngày một lớn.

(còn tiếp)

08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159109)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 130418)
Những khu vườn đẹp nhất thế giới rải rác khắp nơi, lộng lẫy và xanh tươi, vượt ngoài sức tưởng tượng của con người.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 130338)
Hân hạnh giới thiệu đến quý vị và các bạn chương trình Nhạc chủ đề TIẾNG THU của Ngô Càn Chiếu
01 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 110695)
Sau gần ba tháng chuẩn bị, cuối cùng nhóm cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa chúng tôi đã có một món quà dễ thương tặng thầy cô giáo cũ của mình: Một đêm hội ngộ Thầy trò ngập tràn niềm vui và hạnh phúc, sau khoảng thời gian xa cách gần năm mươi năm.
27 Tháng Mười Một 2012(Xem: 143409)
... Thời gian 42 năm sau tôi mới gặp lại thầy hiệu trưởng của ngôi trường trung học mà 7 năm tôi đã gắn bó.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152549)
Tôi lần lượt đọc lại từng lá thư theo thứ tự thời gian Đông đã gửi dù đã đọc đi đọc lại nhiều lần và lại đắm chìm trong những suy nghĩ miên man
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 126574)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 151581)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 132615)
Thuở nhỏ, tôi được gia đình ưu tiên cho làm ''sư cọ" vào những tháng hè. Cậu Mợ tôi lấy lý do cạo sạch tóc để chống ''chí''
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 219070)
“Có lẽ chỉ dân Hướng Đạo như em, mới làm được những việc như thế!...” Đó là “phần thưởng” quí báu nhất tôi trân trọng nhận được từ cô Phạm Kiều Tiên, trong hành trình thăm lại thầy cô giáo xưa ...
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 145640)
Nên hay không nên... Trở về thăm Biên Hòa và đối diện với kỷ niệm, đối diện với tình yêu, tình bạn?
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133070)
Ôi! Những tàng cây Sao đã ôm ấp tuổi thơ của tôi. Những hốc, rễ cây sần sùi như con rắn nằm ngủ của tôi nay đã đâu mất rồi!?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 154287)
Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 123702)
Trời đã về chiều và lòng hắn thì như chưa muốn dừng. Nhiều chuyện hắn muốn kể nữa, về cái tuổi thơ êm đềm của hắn nhưng đầu óc hắn như đã thấm mệt.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 148330)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
30 Tháng Mười 2012(Xem: 185755)
Không thể nào ngờ, sau một thời gian dài đổ bệnh và chìm sâu trong vô thức, Thầy Thân Trọng Hưng bất ngờ hồi phục như thể… có phép nhiệm mầu.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 157644)
Biển vẫn tràn đầy sức sống mãnh liệt và tôi biết sẽ có một ngày, biển sẽ không thể làm nước bắn văng vào mắt khép của tôi nữa.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 159881)
Nhạc: Anh Vũ - Phổ từ bài thơ "Giữ Dùm Em" của Hạnh Phạm - Ca sĩ: Bích Thủy - Thực hiện Youtube: Hạnh Phạm
18 Tháng Mười 2012(Xem: 165774)
Nhạc Mongolia - lời Việt: Lê Tự Minh - Thùy Chi hát
15 Tháng Mười 2012(Xem: 145632)
Mẹ sẽ luôn luôn đứng phía sau con, để những khi chân con trợt ngã, Mẹ sẽ lại nâng con lên cho con tiếp tục bước tới.