Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXVI)

26 Tháng Mười Một 20141:22 CH(Xem: 24030)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXVI)
BUI VA RAC-nxh-2-large
Kỳ XXVI

Hình như có lần một đồng nghiệp cũ nói với tôi như vậy.

“Nè, có phải ông tên là Thăng không?” Người tù ngồi bên thúc cùi chỏ vào hông tôi làm tôi giật mình.


“Phải! Sao?” Tôi nhìn ông ta.

“Công an gọi ông kìa!” Ông ta hướng mắt về phía Nhị Hà.

Tôi thấy cô không ngồi chỗ cũ nữa. Cô đang đi về phía tôi, trên tay vẫn còn cầm tờ giấy và cây bút. Nhị Hà đi chậm rãi. Mái tóc cô uốn quăn, chải khéo, khiến khuôn mặt cô có vẻ trẻ hơn hồi năm Bảy Lăm. Tuy nhiên, bộ quần áo công an màu vàng làm cho Nhị Hà có cái dáng vẻ của một người bộ đội khi mới vào Sài Gòn hơn là của một cô gái đã ở thành phố hơn năm năm.

“Có phải là thầy không? Thầy Thăng?” Nhị Hà hỏi vừa khi đứng sát cạnh tôi.

Tôi nhìn thẳng vào mắt Nhị Hà. Tôi nói:

“Phải. Tôi là Trần Lâm Thăng.”

“Thầy không nhận ra em sao?” Nhị Hà hỏi rất nhỏ. “Thầy theo em. Em muốn nói chuyện với thầy.” Cô quay lưng, đi thẳng đến một bàn trống ở góc nhà.

Tôi đứng dậy bước theo. Tôi không nghĩ là có điều gì tốt cho tôi, nhưng tôi cũng không nghĩ là tôi đang gặp điều gì xấu.

“Đây là tờ giấy để thầy khai. Thầy cứ điền vào chỗ trống trả lời các câu hỏi. Chỗ nào không rõ xin thầy cứ hỏi em.” Nhị Hà nói giọng nhỏ nhẹ.

Tôi cúi xuống tờ giấy, bản khai của người tù, tôi đọc lướt qua. Quá nhiều mục. Tôi bắt đầu điền vào những chỗ trống. Ngắn và gọn. Tôi không hỏi Nhị Hà. Tôi cứ thế mà ghi. Tôi chờ xem. Ở mục học lực, tôi ghi là biết đọc biết viết. Ở chỗ liên hệ với gia đình cách mạng, tôi ghi không. Ở chỗ lý do bị bắt, tôi viết tình nghi vượt biên. Tôi trả tờ giấy lại cho Nhị Hà sau khi ký. Tôi ký bằng một chữ ký khác với chữ ký tôi vẫn dùng. Nhị Hà cầm lên đọc bằng mắt. Có một đôi chỗ cô dừng lại, hơi nhíu mày. Nhìn mắt cô, tôi đoán ra được, cô đang ngừng lại ở đâu. Biết đọc biết viết, chắc cô không muốn như vậy. Nghề nghiệp: lái xe ủi đất đào giếng ở công trường An Biên. Đây chỗ này cũng làm cho Nhị Hà dừng hơi lâu.

Khi đặt tờ giấy xuống mặt bàn, Nhị Hà hỏi:

“Sao thầy không khai là có liên hệ với đồng chí Mười Tân?”

Câu hỏi của Nhị Hà làm tôi giật mình. Tôi không nghĩ là cô sẽ hỏi tôi câu đó. Mười Tân? Tôi đã gặp ông ta ít nhất là một lần khi ông đến thăm Quỳnh, ngay sau ngày Sài Gòn vừa mất. Nhưng tôi có nhiều dịp nghe nói về ông ta. Những buổi nói chuyện của ông ở Thành Đoàn lôi cuốn một số đông người nghe, những người trẻ tin tưởng vào lý thuyết của chế độ mới, những người trí thức khuynh tả, những người hôm qua bị đè nén áp bức, những người lo sợ chế độ mới sẽ làm mình mất đi những gì mà mình đã tạo ở chế độ cũ. Các bạn tôi, ngồi ở quán cà phê, vẫn thường nhắc đến ông Mười Tân, lúc đầu với một thái độ nể sợ, về sau với một thái độ lo lắng. Kết buộc, lên án, đanh thép... gần như là toàn bộ luận điệu trong những bài nói của Mười Tân. Người ta nói Mười Tân của miền Nam cũng giống như Tố Hữu của miền Bắc.

Trong thơ văn của hai ông này có chứa đựng những độc tố. Người ta luôn nhắc tới một bài nói chuyện của ông Mười Tân hơn một tháng sau khi Sài Gòn bị mất. Đó là một bài nói lên án văn nghệ Sài Gòn trước Bảy Lăm, nền văn nghệ mà đồng loạt cả Hà Nội lẫn trong “bưng” ra gán cho cái tên là phản động và đồi trụy. Văn chương chống cộng thì gọi là phản động và văn chương viết về tình yêu thì bị gọi là đồi trụy. Cách nào thì cách, không có một chỗ đứng nào cho nền văn nghệ này. Dữ dằn, quá khích, cố chấp, thiên kiến... Mười Tân như một ông thần hung bạo chỉ hạ búa chứ không cầm bông hoa. Có lần Mười Tân nói với Quỳnh rằng thằng chồng mày cũng là một chướng ngại vật của cách mạng, nói với nó cứ im đi thì sống còn ngo ngoe là không tồn tại đâu. Đừng nói chi xa, tên nào vượt biên thì vài tháng về, còn nó cứ cầm chắc bốn chục năm cho phải lẽ.

Cách nói của Mười Tân cho người nghe hiểu rằng tất cả cái gì thuộc chế độ cũ đều xấu xa và đáng phải bị tiêu diệt, đặc biệt là nền văn học nghệ thuật miền Nam. Mười Tân là người ưa dùng thứ ngôn ngữ thậm xưng và cường điệu trong khi nói nhằm khích động người nghe theo cách mà ông ta muốn.

Tôi còn nhớ tháng trước tình cờ gặp nhạc sĩ Nguyễn Giang ở một quán cà phê vỉa hè nhà bà Luật Sư Đại, Giang vô tình nhắc đến tên Mười Tân khi anh hỏi tôi có bao giờ nghe những ca khúc mới của anh không.


Giang nói mặc dù âm nhạc của anh luôn luôn được quần chúng ưa thích, nhưng Mười Tân đã có lúc cho người gọi anh đến và nói rằng âm nhạc của anh chẳng qua là thứ “nhân đạo chủ nghĩa.” Đó là một loại hình văn học “kết án chiến tranh mà không cần phân biệt loại chiến tranh nào, kết án bạo lực mà không cần hiểu xuất xứ, tính chất mục đích của mỗi thứ bạo lực.”

“Âm nhạc của anh,” Mười Tân nói: “có chứa đựng những lời than thở phản chiến nhưng nó cũng làm đảo lộn mọi thứ, nó lẫn lộn trắng đen, trung và nịnh, yêu nước và cướp nước. Coi chừng âm nhạc của anh cũng là một hình thức tiếp tay với bọn phản loạn.” Nguyễn Giang rùng mình khi nhắc lại chuyện trên. Lúc đó tôi nhìn thấy hai bàn tay Giang run giật lên như người mắc kinh phong. “Ông ta làm cho mình có cảm tưởng chỗ nào cũng tội lỗi, cái gì cũng tội ác. Cõi tạm. Mình phải xem đời sống này chỉ là cõi tạm, trăm năm chẳng qua cũng chỉ là kẻ ở trọ của ngàn năm thôi.”

Con chim ở đậu cành tre,
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
........
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
........


hoặc

Em đi qua chuyến đò
Thấy con trăng đang nằm ngủ
Con sông là quán trọ
Và vầng trăng tên lãng du.
......

Ừ thì cũng chỉ là trọ thôi. Có lúc Giang thở ra, “Tôi như đứa trẻ tìm nơi nương tựa mà sao vẫn cứ lạc loài.... Đừng tin tôi nhé, vì tiếng cười.” Đó là những lúc tôi thấy khuôn mặt Giang vốn nhỏ và nhô xương, hai con mắt sâu núp dưới đôi kính trắng, tối sầm lại. “Dường như quanh đây có điều gì tuyệt vọng.” Giang nói lửng lơ. Tôi hiểu bạn.

“Thầy Thăng!” Tiếng gọi tên tôi làm tôi giật mình.

“Thầy có sao không?” Nhị Hà hỏi tiếp.

“Không. Không có gì!”

“Em muốn hỏi sao thầy không ghi có liên hệ gia đình với đồng chí Mười Tân?”

Tôi nhìn thẳng vào mặt Nhị Hà. Tôi không trả lời.

“Thầy tốn bao nhiêu vàng trong chuyến vượt biên này?”

“Không tốn một xu.”

“Thầy là người tổ chức hay sao?”

“Không.”

“Thế thì ai là người tổ chức. Thầy ghi vào đây, chỗ này.”

Nhị Hà đặt tờ giấy xuống mặt bàn, để thuận chiều về phía tôi.

“Đó là cách duy nhất để thầy sớm được khoan hồng.”

“Tôi không biết.”

“Tại sao?” Phải có người tổ chức vượt biên thì mới vượt biên được chứ!”

“Tôi không vượt biên. Chuyến đi Rạch Sỏi này là đi công tác đào giếng ở công trường An Biên.” Tôi nhắc lại những lời của ông Công dặn.

Nhị Hà không nói thêm. Cô lật lật mấy tờ giấy, trong đó có cái thẻ công nhân viên của tôi do ông Công cấp.

“Thầy không biết cái ‘Tổ Hợp Kiến Tạo’ của ông Công này là một tổ hợp ma chuyên bán giấy đi đường cho người vượt biên sao?”

“Không.” Tôi vẫn nhìn vào mặt Nhị Hà.

“Tại sao cô không đi chuyến này với thầy?”

“Tôi không đi vượt biên. Nhà tôi vẫn còn buôn bán làm ăn ở Sài Gòn .”

“Nhưng hồ sơ công an xã ghi thầy đi với một nhóm người Hoa, bị bắt vừa lúc xuống ghe mà.”

“Không. Tôi không hề đi với nhóm người Hoa nào. Tôi đi một mình.”

Nhị Hà cầm tờ khai trước mặt tôi:

“Thầy không gặp Kiệt sao?” Giọng cô nhỏ nhẹ, nhưng giống như cái búa đập lên đầu tôi, làm tôi ngã lăn
ra.

Tôi quên khuấy chuyến đi có Kiệt, quên khuấy Kiệt là bạn học của Nhị Hà, dù chỉ là bạn học của một tháng.

“Kiệt đâu rồi?” Cả tuần nay tôi không thấy cậu ấy đâu cả!”

“Kiệt đã được đưa xuống Kinh Làng Thứ Bảy lao động cải tạo trong tuần lễ thầy bị biệt giam.”

(Còn tiếp)

09 Tháng Ba 2013(Xem: 74295)
Sinh nhật năm nay không như năm ngoái vì bắt đầu từ hôm nay, tôi đã là một người già thật sự ở đất nước này.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 102812)
Nghe con hỏi một lần nữa rằng bố muốn biến đi đâu với máy thời gian, tôi càng trầm tư, không ngờ câu trả lời khó hơn tôi tưởng. Ði đâu bây giờ?
08 Tháng Ba 2013(Xem: 97630)
Thời Thơ Dại cũng đến, qua đi, để lại những kỷ niệm hay dấu khắc khó phai mờ, và nhiều khi nó trở thành những vết sẹo mà thời gian hay thuốc men không thể xóa!
08 Tháng Ba 2013(Xem: 90081)
Bên nầy, bên kia vòng trái đất vẫn nhớ về nhau. Dù thời gian có phôi pha, nhưng kỷ niệm không thể phai nhòa. Hơn ba mươi mái đầu bạc nhắc nhở nhau về kỷ niệm.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 85236)
Mưa Thu tí tách ngoài hiên, trời mùa Thu San Jose vun trọn nỗi nhớ. Mùa Thu nơi đó có em dõi mắt ra ngoài khung cửa sổ trông ngóng tin anh?
02 Tháng Ba 2013(Xem: 102546)
Gặp lại Đức Ông sau chuyến "công tác" nóng bỏng, các thuộc hạ đều vui mừng hớn hở vì biết nơi trái đất này vừa thoát khỏi một tai họa kinh hoàng!!!
02 Tháng Ba 2013(Xem: 86134)
Cám ơn Diệp Hoàng Mai đã làm cầu nối trong gia đình Hướng Đạo. Cám ơn những ngày sinh hoạt Hướng Đạo thật tuyệt vời.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 110405)
Ngày 22 tháng 02 hằng năm, được chọn là ngày “BP’ Day” để kỷ niệm ngày sinh hai vợ chồng cụ Baden Powell. Vào ngày này, các đơn vị Hướng Đạo thường tổ chức lễ tưởng niệm người sáng lập phong trào Hướng Đạo thế giới,
22 Tháng Hai 2013(Xem: 98066)
Những ngày đầu năm Quí Tỵ 2013, tôi cầu mong vòng tay thân ái của những cựu hđs. NQBH sẽ tiếp tục mở rộng, và mãi vững bền theo tinh thần điều luật thứ tư của hướng đạo sinh...
21 Tháng Hai 2013(Xem: 99344)
Lại thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa.
21 Tháng Hai 2013(Xem: 103708)
Cám ơn người bạn già đã cho tôi một cái tên thật nhiều kỷ niệm. Cám ơn cuộc đời đã cho tôi một thời để yêu và để nhớ.
19 Tháng Hai 2013(Xem: 89800)
ĐÀ NẲNG NGÀY VỀ - Nhạc và Lời Võ Đình Tuyết - Ca sĩ Bảo Châu
18 Tháng Hai 2013(Xem: 92424)
Giấc mơ dang dở quặn lòng, bởi tôi cũng không biết giề lục bình biếc xanh quê cũ, vẫn được trôi thênh thang cùng dòng sông quê nhà hay mắc cạn đầm lầy ở một khúc quanh ...
16 Tháng Hai 2013(Xem: 101184)
Tặng các em học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hòa và các chiến hữu ĐĐ 3/463 ĐPQ, tiểu khu Biên Hòa
15 Tháng Hai 2013(Xem: 82604)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
14 Tháng Hai 2013(Xem: 88307)
Nhạc: Đào Lê Văn - Ca sĩ: Tâm Thư - Văn Dương thực hiện Youtube
08 Tháng Hai 2013(Xem: 93267)
Mời thưởng thức hai bức tranh Mùa Xuân của Hạnh Phạm
07 Tháng Hai 2013(Xem: 77187)
Tôi biết nói gì đây để cảm ơn H cho thiên đường hạnh phúc bất chợt và tràn đầy này. Tôi mong rằng nó sẽ bền vững mãi cho đến suốt cuộc đời.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 104214)
Một năm nữa sắp qua, thêm một mùa Xuân tha hương. Lại thêm một tuổi…“Xuân bất tái lai”–
04 Tháng Hai 2013(Xem: 93465)
Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Tâm Thư - Thực hiện youtube: Bảo Phạm