Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nghiêm Thái Bình - CÁI CÂY MÍT

30 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 52363)
Nghiêm Thái Bình - CÁI CÂY MÍT

CÁI CÂY MÍT.


mit_thai-large

 

 Khi tôi trở thành cháu rể, bà ngoại của vợ tôi đã xấp xỉ thất tuần. Dáng người bà mảnh khảnh, nhưng rất dẻo dai. Bà luôn động tay động chân suốt ngày, thích lê đôi guốc mộc rảo loanh quanh trong mảnh vườn rộng khoảng hai sào, loáng thoáng vài loại cây ăn trái do chính tay bà trồng, bà loay hoay cố tìm những công việc nhè nhẹ vừa sức, rồi tẩn mẩn, tỉ mỉ như là thú tiêu khiển tuổi già. Vườn nhiều nhất là chuối, có lẽ chủ yếu chắn gió là chính, hoa lợi tính sau. Vì khu đất tọa lạc tách biệt trên một gò cao, như một ốc đảo, xa xa mới có xóm nhà độ mươi căn, ba mặt giáp ruộng lúa, chỉ phía trước dính liền với quốc lộ, bên kia đường cũng là ruộng, cho nên gió thổi lồng lộng tứ bề.

 Thỉnh thoảng vợ chồng tôi về quê dăm ba bữa, tôi thường theo cậu em vợ ra vườn chơi với bà, lúc thì phụ chặt những tàu lá chuối khô đem về để dành chụm lửa, khi thì đứng đỡ thay bà những buồng cau do cậu em vợ đang từ từ thả dây xuống, rồi thì dọn cây ngã, chất đống những cành củi khô vương vãi, cột thành từng bó đem vào chái bếp. Cậu Út mới tám tuổi mà giỏi lắm, chỉ cần cái nài bện vòng tròn bằng những sống tàu lá chuối khô tròng vào hai cổ chân, thoắt một cái là cậu ta đã trèo lên đến ngọn cau, chuối chỉ cần nhìn thân mới nhú, cậu đã biết loại chuối gì! Nghe kể cậu Út mới lẫm chẫm biết đi đã không còn thấy mặt cha, sau 75, ba vợ tôi cũng được nhắn nhủ chuẩn bị mùng mền, quần áo, lương thực dùng trong 15 ngày, nhưng rồi ông ra đi mãi mãi chẳng bao giờ trở lại, thân xác đã bón cây bón cỏ ở vùng núi rừng phía Bắc. Bà ngoại thương cậu Út lắm, thỉnh thoảng tôi vẫn thấy bà vuốt vuốt những chiếc lá li ti vương trên tóc cậu, đôi mắt bà hoe đỏ, đượm buồn. Tôi đoán trong lòng bà đang dâng trào tình thương, tội nghiệp cho đứa cháu sớm mồ côi cha. Bà vừa làm vừa hay kể cho tôi nghe những chuyện ngày xửa ngày xưa, kể từ lúc bà theo chồng sống trên mảnh đất này. Bà kể rất mạch lạc và gãy gọn, bà nói về giai đoạn chiến tranh xảy ra như cơm bữa ngay trên đoạn quốc lộ cách nhà non cây số, súng bắn, mìn nổ, bom bay, đạn lạc, chuyện mấy năm bà phải ly hương, nhớ vườn nhớ cây, nhớ cả tiếng gà liu chiu dành ăn mỗi sáng. Rồi chuyện gia đình vợ, như rắn mất đầu, mấy năm vừa hồi hương, bị dè bĩu, đố kỵ, hắt hủi, mưu sinh cực kỳ vất vả. Tôi vẫn từng trực tiếp chứng kiến những tang thương, những mất mát, ly tan của cuộc chiến vừa qua, nhưng khi nghe bà kể lại vẫn thấy lòng mình ngậm ngùi nao nao một nỗi buồn khó tả. Bà chỉ tay phía cây mít gần ao rau muống sau nhà, cây mít độc nhất trong vườn. Bà nói cây mít đó không có ai trồng cả, ngày làm tang lễ cho ông ngoại xong, bà mới thấy cây mít này mọc lên. Bà lấy đó là cái mốc đánh dấu thời gian ông ngoại mất với niềm tin mãnh liệt là ông để lại kỷ niệm cho con cháu trước khi về thế giới bên kia. Sợ gà bươi, bà rào chắn cẩn thận, từ đó sáng dậy là bà ra cây mít thắp nhang, lâm râm cầu nguyện ông phù hộ an bình cho con cháu. Bà nói như có điều linh thiêng, cây mít lớn nhanh và sai trái vô cùng. Vợ tôi nói bà góa chồng lúc ngoài bốn mươi, ước chừng cây mít cũng đã hơn hai chuc năm. Bà kể có lần cậu Út còn bé, lần mò ra vườn một mình bị ngã xuống ao, khi bà phát hiện, chỉ thấy hai tay cậu Út giơ cao nhấp nhô dưới nước, bà quýnh quáng chỉ biết buột miệng gọi "ông ơi! ông ơi!", thời may! cậu ta bám được cành cây mít bị gió lốc hồi tối thổi gãy sà xuống mặt ao, bà càng tin rằng có bàn tay ông ngoại cứu cháu. Những năm tránh loạn lạc về phố, vườn tược gửi lại họ hàng, không thể trực tiếp thắp nhang dưới gốc mít mỗi ngày bà thấp thỏm không yên, như thể có lỗi với ông ngoại vậy đó.

 Bà ngoại vợ tôi mất đi lúc đứa cháu cố đầu của bà là con gái tôi được ba tuổi, một cái dằm cây văng vào làm mắt bà bị nhiễm trùng, đề kháng tuổi già không chống chọi được, sức khỏe bà yếu dần. Biết mình không qua khỏi, nghe đồn khu mồ mả ông ngoại vợ tôi phải giải tỏa, bà trăn trối mẹ vợ tôi đưa bà về dưới quê ngoại của bà, tuốt miệt mấp mé cửa biển. Bà dặn cả nhà, có thăm bà chỉ việc ra gốc mít thắp nhang, bà sẽ cùng ông ngoại về với con cháu. Lúc bà mất, cậu Út ôm bà khóc như mưa, nghe cậu nhắn nhủ: "bà ngoại, ông ngoại, ba con ơi! nhớ về thăm cây mít nha!" cả nhà không ai cầm được nước mắt. 

 Rồi những năm kế tiếp, cứ đến mùa Vu Lan, chúng tôi cùng hẹn nhau môt ngày thuận tiện nào đó trong tháng 7 âm lịch, cả nhà tôi cũng kéo cả về quê. Hôm đó, mẹ vợ tôi chuẩn bị trước một mâm cơm chay cúng ở gốc mít, chúng tôi thắp nhang rồi quây quần ăn uống dưới những tàn cây, lần nào cũng vậy ai cũng thi nhau nhắc kỷ niệm bà ngoại, mẹ vợ tôi kể sơ sơ chuyện ông ngoại vì chỉ có mình bà biết mặt, có điều không nói ra tôi cũng hiểu, gia đình vợ cũng thương nhớ lắm mà không ai muốn nhắc đến ba vợ tôi. Ông chết trong cô đơn, hờn tủi, không mồ mả, không hương khói, lạnh lẽo quá, nhắc lại chỉ thêm đau lòng.

 Mẹ vợ tôi sau đó được đi định cư tại Mỹ theo diện chồng chết trong trại tù cải tạo, những người con còn độc thân được hội đủ tiêu chuẩn đi theo. Vườn tược nhà cửa dưới quê giao lại cho vợ chồng tôi trông coi. Cậu Út trở về VN lần đầu vào ngay mùa Vu Lan. Gia đình tôi đã có thêm rể và cháu ngoại đi cùng cậu Út về thăm mảnh vườn năm xưa, khu vườn này vợ tôi đang cho thuê một phần đất. Cây cối chặt bớt đi nhiều để người ta mở quán nước, riêng cây mít vẫn được vợ tôi dặn dò người thuê đất giữ gìn chăm sóc cẩn thận, nó sừng sững chỗ cũ, một nhánh to bên trái có dấu hiệu khô cằn. Vợ tôi đã sắp sẵn mâm cơm chay bày ra cúng như mọi năm. Cậu Út đứng thắp nhang khấn vái, xa xa tôi thấp thoáng thấy dáng cậu uy nghi đỉnh đạc như hình ba vợ tôi trong bộ đồ đại lễ mà mẹ vợ tôi còn lưu giữ. Chúng tôi lại ngồi dưới bóng mát cây mít dùng bữa chay với tổ tiên, tàn cây mít nay tỏa lớn ôm trùm lấy chúng tôi. Không như lúc mẹ và mấy dì em vợ còn ở đây, lần này vợ tôi nói chuyện với cậu Út rất nhiều về ông ba vợ. Cậu Út muốn tìm hiểu thêm thông tin, để sắp xếp lần sau về đi tìm hài cốt ba mình. Tôi thấy mắt vợ tôi và cậu Út đỏ hoe, tôi quay đi chỗ khác, đứa cháu ngoại tôi vẫn hồn nhiên tung tăng chạy nhảy bên bố mẹ. Gương mặt trẻ thơ sáng rực dưới bóng râm của cây mít. Tôi rùng mình chợt nghĩ, mình còn may mắn và diễm phúc. Ngoài kia nắng lên gần đến đỉnh đầu. Vợ tôi í ới gọi con, gọi cháu lên xe ra về, cậu Út đi giật lùi vẫy vẫy tay chào cây mít. Mắt cậu vẫn liên tục chớp chớp, vợ tôi lại gần đưa chiếc khăn tay cho cậu Út. Tôi lại quay mặt đi chỗ khác một lần nữa.

 Mùa Vu Lan 2013

Nghiêm Thái Bình

 

 

 

21 Tháng Mười 2023(Xem: 2956)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3033)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 2795)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3019)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3275)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3196)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2972)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3037)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2967)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3217)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3313)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3630)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
28 Tháng Tám 2023(Xem: 3513)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
26 Tháng Tám 2023(Xem: 3246)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
22 Tháng Tám 2023(Xem: 3114)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
17 Tháng Tám 2023(Xem: 3069)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
12 Tháng Tám 2023(Xem: 3136)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3870)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3304)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3550)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.