Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phạm Anh Quân - NGÀY XƯA HOÀNG THỊ

17 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 65228)
Phạm Anh Quân - NGÀY XƯA HOÀNG THỊ

NGÀY XƯA HOÀNG THỊ...

toi_ve-content

  Xin được mượn tựa đề một bài thơ của tác giả Phạm Thiên Thư (nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc bài thơ này) làm tựa đề cho bài viết dưới đây của tôi.

 Lúc ở tuổi con trai mới lớn thích liếc nhìn con gái,tôi rất thích nghe bài hát Ngày Xưa Hoàng Thị (NXHT)…, nghe hoài không chán, càng nghe càng thấy thấm... và thầm mơ mộng rồi mình sẽ có một cuộc tình đẹp như thế! Nhiều ca sĩ đã hát bài hát này, không biết ai là người đầu tiên nhưng theo tôi ca sĩ Thái Thanh là người hát NXHT tuyệt vời nhất..!

 Chỉ là kỷ niệm riêng tư cá nhân thôi, tôi chưa hề tâm sự với ai hết vì ngại nói ra sẽ bị nhận xét là lãng mạn vớ vẩn vào thời điểm đó (1973-74). Nay thời gian qua gần 40 năm rồi... khi kể ra cho mọi người biết chắc không ai phê phán khắt khe như ngày xưa lúc tôi ở độ tuổi 14-15.

 Người xưa nói: “nữ thập tam, nam thập lục” là đến tuổi dậy thì, biết chăm chút bản thân nhiều hơn, biết liếc nhìn bạn khác phái, mong muốn kết bạn khác phái... So sánh với tuổi học sinh thì con gái tuổi 13 là nữ sinh lớp 7, lớp 8. Con trai tuổi 16 là nam sinh lớp 9, lớp 10.

 Tôi có cảm nhận riêng thế này: con trai lúc trẻ tuổi ưa thích con gái lớn tuổi hơn mình, lớn hơn một chút thôi (hai,ba tuổi). Khi đến tuổi về chiều thì ngược lại, đàn ông lại ưa thích phụ nữ trẻ tuổi hơn mình,càng trẻ càng tốt!

 Tôi đi học từ lớp 1 đến lớp 9 toàn là học lớp nam sinh, học buổi của nam sinh học, thật ra lúc học lớp 5 trong lớp có 10 nữ sinh nhưng ở độ tuổi 10-11 chưa phải là tuổi dậy thì nên không chú ý gì đến chuyện bạn trai, bạn gái.

 Năm học 1970-71, tôi vào học lớp 6/8 Pháp văn trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, lớp toàn nam sinh nên học buổi nam sinh (3 chiều 3 sáng: thứ 2,3,4 học buổi chiều,thứ 5,6,7 học buổi sáng. Buổi học nữ sinh thì ngược lại 2,3,4 học sáng, 5,6,7 học chiều).

 Tuy phân biệt buổi học như thế nhưng buổi học nữ sinh toàn mầu trắng (áo dài trắng) vẫn có rải rác mầu xanh (đồng phục quần tây xanh nam sinh) và ngược lại buổi học nam sinh toàn mầu xanh vẫn có một số tà áo dài trắng phất phơ theo gió làm xốn xang lòng người mơ mộng!

 Sự xen kẽ thiểu số như trên là do phải chọn ban A, B theo học từ lớp10 trở lên (không có lớp ban C vì ít học sinh không đủ mở một lớp C). Cũng có lớp 6 mới vào trường, nam nữ học chung nhưng độ tuổi 11-12 chưa dậy thì nên chưa mơ mộng gì đâu!

 Hình như có quy định là lớp nam nữ học chung nếu nam sinh nhiều hơn thì xếp vào buổi học nam sinh, nữ sinh nhiều hơn thì lớp học buổi nữ sinh vì vậy mới có sự xen kẽ như nói ở trên.

 Phải nhìn nhận buổi học nữ sinh là buổi học đẹp nhất, thơ mộng nhất của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa trước 1975, nhất là hai niên khóa 1973-74 và 1974-75. Vào giờ ra chơi và lúc tan trường về, sân trường, cổng trường, đường phố... tràn ngập tà áo dài trắng. (Theo một bài viết của thầy Bảo đăng trên Đặc san Ngô Quyền hải ngoại, lúc thầy Bảo còn làm Hiệu Trưởng tổng số học sinh của trường là trên dưới 5000 học sinh).

 Bài hát NXHT lấy bối cảnh: một nữ sinh trung học tan trường về... dáng đi dịu dàng... bờ vai nhỏ nhắn... ôm nghiêng tập vở... tóc dài tà áo vờn bay, một chàng trai lẽo đẽo theo sau (đúng là cây si rụt rè !)...

 Theo tôi, nhân vật nữ nói trên phải là nữ sinh lớp 11 hoặc 12 không thể là lớp 10 được vì nữ sinh lớp 10 chưa có được nét đẹp người lớn như lớp 11,12 (tuy chỉ cách nhau 1, 2 tuổi).

 Tôi có nghe một số người nói... tựa đề NXHT... (có 3 chấm), trong nội dung bài thơ (cũng là bài hát) có chữ Ngọ (viết hoa) vậy nhân vật nữ chắc tên là Hoàng Thị Ngọ (HTN).

 Con gái mà mang tên HTN là một cái tên không đẹp, đơn sơ, mộc mạc nhưng qua hình tượng của thơ,văn nàng là một nữ sinh trung học xinh xắn, duyên dáng, dịu dàng...

 (Người con gái có khi có tên đẹp nhưng hình thức lại không đẹp, ngược lại có khi tên đơn sơ thôi nhưng hình thức lại đẹp. Cái tên không nói lên nhan sắc của người con gái. Còn nếu có tên đẹp lại đẹp người, đẹp nết nữa thì nhất trên đời rồi... cây si đi theo và vây quanh chắc đếm không hết..!)

 Tùy theo sự cảm nhận, sự liên tưởng riêng của mỗi người khác nhau mà "nàng" NXHT sẽ khác nhau với những ai yêu thích bài hát này.

 Với ai đã có bạn gái, người yêu rồi khi yêu thích bản tình ca nào thì nhân vật nữ của bài hát chính là người mình đang thương yêu.

 Với ai chưa có ai để nhớ, để thương thì mơ mộng, tự tìm cho mình một hình dáng bất chợt nào đó mà mình thích và xem “nàng” là hình tượng cho nhân vật nữ của bài tình ca mình yêu thích... Khi nhìn thấy “nàng” thì tiềm thức vang vang lên tình khúc mình ưa thích... Khi nghe bài hát thì hình dáng “nàng” tràn ngập trong tâm tư...

 Tôi yêu thích bài hát NXHT... tôi biết tìm "nàng" NXHT của tôi ở đâu đây? Từ khi học lớp 7, đi học về nhà tôi ít khi ra chơi với bạn bè hàng xóm như trước kia nữa, không biết rõ về hàng xóm thì không thể tìm "nàng" trong số bạn gái hàng xóm được rồi!
Vậy thì tìm lúc mình đi học...!

 Lớp 9/8(73-74) tôi học toàn nam sinh, học buổi nam sinh, cũng có đó đây một số tà áo dài trắng là nữ sinh lớp 10 trở lên. Phòng học lớp tôi ở tầng trệt dẫy lầu sau, cửa chính lớp học mở ra ngay bậc thềm lên xuống dẫy lầu ngang (đối diện Thư Viện) mới xây dựng từ NK 69-70.

 Lúc đó nhà trường quy định: đầu giờ học buổi sáng/chiều và khi hết giờ ra chơi học sinh phải xếp hàng ngoài cửa lớp chờ Thầy, Cô đến lớp. Lớp tôi xếp hàng nhanh lắm vì ở dưới trệt và gần với sân cột cờ vài bước chân. Các lớp học trên lầu (lầu sau và lầu ngang, toàn là lớp 11 và 12, tất nhiên có nữ sinh) lần lượt đi vòng qua cửa lớp 9/8 (73-74) để đi tiếp lên lầu.

 Nữ sinh ít khi đi riêng lẻ, thường đi chung một nhóm với nhau. Qua những lần xếp hàng như thế,tôi chú ý quan sát và đã chọn cho riêng mình một "nàng" NXHT, nhìn theo "nàng" lâu hơn chút tôi thấy"nàng" đi về hướng các lớp 11.

 Tôi thích"nàng" nhất trong nhóm nữ sinh hay đi qua cửa lớp tôi học vì hình dáng "nàng" phù hợp với nét miêu tả nhân vật nữ trong bài hát NXHT.

 Thích thì để trong lòng vậy thôi, không cần thiết nói ra cho ai biết, mà nói ra sao được khi tôi là đàn em học dưới "nàng" 2 lớp, kém"nàng" 2 tuổi (hoặc vài tuổi nếu "nàng" đi học trễ tuổi). Theo website Ngô Quyền, tôi học Khóa 15 (1970-77), "nàng" học trên tôi 2 lớp là Khóa 13 (1968-75).

 Từ nk 1973-74 đến nay, gần 40 năm đã trôi qua... đàn em Khóa 15 xin được hỏi "nàng"Khóa 13: Từ khi ra trường "nàng" sinh sống ở đâu ? Làm việc gì? Cuộc đời "nàng" có được như ý mong muốn không? Lên chức bà nội, bà ngoại được bao lâu rồi? (Ngày xưa... một thời… đàn em Khóa 15 này rất thích hình dáng của "nàng" đấy!)

 Xin các anh chị Khóa 13 miễn thứ cho tôi cái tội "phạm thượng" như kể trên của những ngày xưa thân ái... (không bao giờ có lại được nữa)!

27/3/2011

paquan-content

Phạm Anh Quân

(học sinh Ngô Quyền, Khóa 1970-77)

31 Tháng Mười 2014(Xem: 26832)
...nhưng ngày lễ Halloween cũng là một ngày rất đặc biệt của trẻ con. Hãy vui cùng với các cháu và hãy bảo vệ các cháu để tuổi thơ chúng có những kỷ niệm đẹp trong tuổi ấu thơ.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 31512)
Suốt hai năm sống cùng bệnh tật, chị Khánh gần như trốn tránh sự quan tâm thăm hỏi của bạn bè. Cũng có thể do quá đớn đau vì hóa chất, chị Khánh chỉ muốn tự ru mình trong chiếc kén bình yên.
17 Tháng Mười 2014(Xem: 28422)
Chấp nhận và vui với những gì hiện hữu. Yêu thương sẽ làm mầm xanh trổi dậy sức sống mới. Tôi yêu thu và yêu luôn những gì đang có trong tầm tay mình.
10 Tháng Mười 2014(Xem: 27827)
Tại sao mình không tạ ơn đất trời và tận hưởng vẻ đẹp của mùa thu, vì mình đã biết rõ tiếp sau nó sẽ là một mùa âm u ảm đạm lạnh lùng. Hãy sống bằng hơi thở nồng nàn cho cái hiện tại đang có.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 30619)
''Sinh ký tử quy'' là định luật của đất trời. Nơi ''cõi tạm'' Thầy đã sống xứng đáng với vai trò là một Nhà Văn, Nhà Giáo bằng nhân cách và những cống hiến của mình cho văn học Việt Nam thì hôm nay, trên đường đến ''cõi về'' ....
19 Tháng Chín 2014(Xem: 19802)
Viết đến đây, giờ này... giải lụa vàng đã cùng Thầy bên nhau (hôm qua, chiều thứ bảy 13 tháng 9, nghe tin từ chị Hạnh cho biết:Thầy đã ra đi).
19 Tháng Chín 2014(Xem: 22525)
Cầu nguyện ơn trên trong giấc ngủ an lành, dẫn đưa hương linh của Thầy sớm về cõi Phật.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 25562)
Hóa ra, anh và Nguyễn Xuân Hoàng dù rất khác nhau về nhiều điểm nhưng quả đã chung một điều - Cả hai chưa hề nói với nhau về văn chương, chữ nghĩa,
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24314)
Sáng nay một lần nữa tôi lại cảm nghiệm được lẽ vô thường của đời sống khi vào thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, Thầy dạy Triết của các đàn anh đàn chị Ngô Quyền , Thầy dạy văn chương của tôi.
15 Tháng Chín 2014(Xem: 16505)
Tác giả của “Người Đi Trên Mây” và của “Bụi Và Rác” đã trở về với cát bụi trong sự thương yêu, luyến tiếc của các thân nhân, bạn hữu, bạn văn và các cựu học sinh từng một thời ngồi trong lớp học của “thầy Hoàng.”
13 Tháng Chín 2014(Xem: 29809)
Bốn mươi bốn năm đời sống hôn nhân, bao nhiêu lần em nuốt nước mắt vào lòng câm nín. Niềm riêng canh cánh bên lòng em không thể nói với ai.
13 Tháng Chín 2014(Xem: 24340)
Đường đời dù muôn ngàn lối rẽ – từng xô dạt “ ngũ long” trôi tận cuối đất cùng trời – thì vẫn còn có ngày, nhóm “ngũ long” chúng mình cùng lúc tìm về thăm bến sông xưa…
12 Tháng Chín 2014(Xem: 28453)
Không cần xem lịch hoặc đọc báo, cũng không cần bước ra ngoài sân hoặc lên “nét,” tôi vẫn biết mùa thu đang đến qua ánh mắt buồn hiu hắt của vợ.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 37639)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 18279)
Tối hôm qua mưa ào ạt tới hai lần. Một lần vào lúc nửa đêm và một lần vào lúc gần sáng. Mưa bay qua cửa sổ tạt ướt chỗ nằm ta đánh thức cơn mê ngủ quá khứ, khơi dậy những hoài niệm tưởng đã chết.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 16270)
Hai tay đặt lên trên mặt bàn, chị Thúc nhìn chăm vào tờ giấy. Tôi có cảm tưởng như chị không còn nghe thấy gì ngoài những dòng chữ trên tờ giấy đã viết sẵn kia đang ám ảnh đầu óc chị.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 14081)
Hắn bỗng đổi cách ngồi, thả một chân xuống ghế, mặt chồm về phía tôi. Hơi thở hắn nồng nặc mùi thuốc lá nặng.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 21971)
Để trân trọng những kết quả sau cùng hiện tại là một mái ấm gia đình bền vững, viên mãn. Anh chị Phương & Loan đã làm được điều đó để cuộc sống vợ chồng luôn tươi mát và nhiều màu sắc.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 16565)
Nhưng mà tôi vui, vì tôi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn phải đứng trên bục gỗ nói những điều hoàn toàn trái nghịch với những gì tôi đã từng nói trước đây cũng trên cái bục gỗ ấy.